1. Mawsynram, Meghalaya, Ấn Độ
Đây là một trong những vùng đất ngày nào cũng mưa với lượng mưa kỷ lục, lên tới 11.871 mm/năm. Điều này khiến người dân trong vùng có cuộc sống rất khó khăn. Nhiều người vẫn sống trong những mái nhà lợp cỏ nên ngấm nước rất nặng.
2. Cherrapunji, Ấn Độ
Cherrapunji nổi tiếng với những cơn mưa liên tiếp. Ở đây hầu như ngày nào cũng mưa, lượng mưa lên tới 11.777 mm/năm.
3. Tutunendo, Nam Mỹ
Nằm ở Colombia, Tutunendo mỗi năm có 2 mùa mưa, với lượng mưa 11.770 mm/năm. Dân số của vùng này chưa tới 1.000 người, cuộc sống tương đối khó khăn.
4. Sông Cropp, New Zealand
Con sông Cropp là nguồn cơn của hầu hết những trận mưa trong vùng. Do sông nằm gần biển Tasman, được bao quanh bởi những ngọn núi nên lượng mưa ở đây rất lớn, 11.516 mm/năm.
5. San Antonio De Ureca, Equatorial Guinea
Đây được coi là vùng đất ướt át nhất châu Phi, với lượng mưa 10.450 mm/năm. Những cơn mưa rào là hình ảnh thường xuyên ở vùng này tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.
6. Debundscha, châu Phi
Ngôi làng nằm ở phía tây nam Cameroon này là nơi ướt thứ 2 châu Phi, với lượng mưa 10.299 mm/năm. Nguyên nhân là do làng nằm ở ven biển, những ngọn núi xung quanh tạo những đám mây lớn thường xuyên gây mưa.
7. Big Bog, Oceania
Là một vùng đất hẻo lánh ở Hawaii, Big Boss có lượng mưa mỗi năm 10.272 mm. Để đến được đây cần phải bay bằng trực thăng, hoặc cuốc bộ mất 2 ngày. Tuy nhiên, Big Boss lại là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nhờ cảnh đẹp say lòng người.
8. Mt. Waialeale, Oceania
Cũng nằm ở Hawaii, lượng mưa ở đây là 9.763 mm/năm. Do những cơn mưa liên tiếp, đi bộ leo núi ở vùng này vô cùng nguy hiểm, kể cả với những người kinh nghiệm nhất. Nhưng cũng nhờ mưa mà khu vực này có rất nhiều loại thảo mộc quý hiếm.
9. Kukui, Oceania
Lượng mưa ở Kukui được ghi lại ở con số 9.293 mỗi năm. Ở đây có một ngọn núi cao 1.763 m so với mực nước biển với rất nhiều loài cây đẹp. Đây cũng được coi là một trong những phong cảnh tự nhiên đẹp nhất thế giới bởi rất nhiều loài hoa khoe sắc.
10. Núi Nga Mi, Trung Quốc
Lượng mưa trên núi là 8.169 mm/năm. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh thần tiên nên ngọn núi còn có biệt danh "Nga Mi thiên hạ tú". Tại đây có trên 3.000 loài thực vật, 2.300 loài động vật hoang dã, trong đó có 51 loài động vật có vú, 256 loài chim, 34 loài bò sát, 60 loài cá, 33 loài động vật lưỡng cư, 1.000 loài côn trùng.
Nguồn: Zing News
Đăng nhận xét