Một số người chủ động hướng bản thân mình theo những suy nghĩ tích cực bằng việc luôn tạo động lực cho bản thân và duy trì sự tự tin, hứng thú trong công việc cũng như trong cuộc sống. Ngược lại, có một số người có xu hướng tiêu cực thông qua những biểu hiện cảm xúc như thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi, buồn bã,…

Chúng ta cùng khám phá 7 điểm khác nhau giữa 2 tuýp người này nhé!

1. “Thất bại để học hỏi”

Người lạc quan xem thất bại như một cơ hội để học hỏi. Họ hiểu rằng không có sự tiến bộ nào mà không cần phải phấn đấu nỗ lực. Họ chấp nhận những khó khăn bất trắc và bỏ công sức tìm cách khắc phục cho những tính toán sai lầm hay những thất bại đã qua.

20131204-0307-10-dieu-khong-dang-de-ban-quan-tam-01

Người bi quan thì hoàn toàn ngược lại. Họ chỉ thích thuận lợi và suôn sẻ, cho nên họ rất sợ gặp những trở ngại trên đường đời và cố gắng tránh các tai họa. Họ không nhận thức được rằng thất bại là một phần của quá trình học tập và phát triển.

2. “Tôi luôn làm hết sức mình”

Người lạc quan nhận thấy không phải điều gì cũng ở trong tầm kiểm soát, nhưng họ tập trung tận lực để làm tốt một việc bất kể ở hoàn cảnh nào. Đối với họ, hạnh phúc phụ thuộc vào sự lựa chọn của họ, không vượt quá tầm với của bản thân.

unnamed

Còn với người bi quan thì luôn muốn mọi thứ dễ dàng, không để tâm đến khả năng kiểm soát sự việc. Nếu phải làm việc cực khổ, họ cho là đây là điều không đúng và từ đó bỏ cuộc. Chỉ ai đang quan sát họ, họ mới chú ý làm việc tốt hơn.

3. “Tôi cần phải học hỏi nhiều hơn nữa”

Người lạc quan thích nghiên cứu và tìm hiểu, đặc biệt họ thẩm thấu rất nhanh các kiến thức được truyền lại từ những người khác. Vì vậy, họ vận dụng vào công việc một cách có hiệu quả. Ngoài ra, họ còn quan sát và lấy nguồn cảm hứng từ sự thành công của người khác. Họ nhìn vào những người xuất sắc và tự hỏi mình những câu như “Mình có thể học được gì từ họ?”


Người bi quan cảm thấy ghen tỵ và luôn e sợ sự thành công của người khác. Họ cho rằng, khi một người trong nhóm của họ thành công có nghĩa là họ đang thất bại. Một lẽ khác, họ ít chú trọng đến đúng sai. Những gì họ làm đều theo một cái “khuôn” đã đúc sẵn.

4. “Con người có thể thay đổi”

Người lạc quan tin vào năng lực của con người có thể làm thay đổi thực tại. Do đó, họ luôn phấn đấu cá nhân và học hỏi bất cứ điều gì để nâng cao kỹ năng của họ. Chỉ có sự quyết tâm vượt qua chính mình thì mọi việc sẽ thay đổi tốt hơn. (Thay đổi theo hướng tích cực chứ không phải là tranh đấu hơn thua).

Với người bi quan thì trái ngược hẳn lại. Họ ít khi cố gắng phấn đấu cải thiện. Vì sợ đương đầu với mọi thách thức nên người bi quan luôn thấy bản thân mình bất lực trước hoàn cảnh, đơn giản là họ đã “thất bại” ở bản thân và trong cuộc sống.

5. “Tôi trân trọng mọi thứ”

Người lạc quan tôn trọng người khác, thể hiện một thái độ biết ơn nếu được giúp đỡ. Họ không xem thường bất kể thứ gì. Cho dù bị rào cản hay gặp trở ngại, họ cũng đối mặt vượt qua. Nếu phải hạ mình để mọi việc trở nên không quá xấu, họ sẽ làm, nhưng không phải vì lợi ích cá nhân mà vì cả tập thể và mọi người xung quanh.


Người bi quan sống thực tế với những gì mình mong muốn, và thường không dành thời gian để hiểu các khía cạnh tích cực của một tình huống. Thay vì xác định điều họ cần giải quyết, họ tự trách mình, và tranh đấu trong tư tưởng, làm giảm sự tự tin ở chính mình.

6. “Tôi làm việc theo nhóm”

Người lạc quan là thành viên của nhóm nên luôn đóng góp các ý tưởng của mình dù có được chấp thuận hay không. Họ muốn tương tác với mọi người để đạt được kết quả tối ưu nhất.


Người bi quan thường gặp khó khăn về các ý tưởng vì họ cảm thấy rằng ý tưởng nào đưa ra cũng sẽ không thành công. Khi một ý tưởng của một thành viên khác không thành công, họ sẽ nghĩ rằng: “Thấy chưa. Tôi đã nói bạn rồi. Ý tưởng đó không được”.

7. “Tôi cho lời khen: Bạn thật tuyệt!”

Người lạc quan chú ý tới những thành tựu mà người khác làm tốt. Họ quan niệm rằng một lời khen đơn giản có thể củng cố các mối quan hệ cũng như tạo động lực cho người làm tốt hơn nữa. Họ đánh giá cao sức mạnh của lời động viên và khuyến khích đồng đội và cá nhân.


Người bi quan nói “Tại sao tôi phải khen người khác vì những thứ mà họ có nghĩa vụ phải làm chứ?”

Suy nghĩ lạc quan là nhân tố tất yếu hình thành nên phẩm chất của một con người có lối sống tích cực. Đôi khi trong cuộc sống có nhiều điều khiến chúng ta phải lo lắng và bận tâm. Tuy nhiên, sự lạc quan sẽ mang lại cho chúng ta niềm tin và năng lượng cho một cuộc sống hạnh phúc, đồng thời có lợi cho cả tâm lý và sức khỏe của chúng ta.

Theo Đại Kỷ Nguyên
Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.