Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử đồng tiền của Việt Nam cũng dần dần hình thành và phát triển. Từ tờ tiền giấy đầu tiên là đồng Đông Dương được người Pháp phát hành và lưu thông từ năm 1885 đến năm 1954.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự do.
Thời điểm khi ngân hàng Việt Nam chưa thành lập, mỗi tờ tiền đều in chữ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" bằng chữ quốc ngữ và chữ hán, hình Hồ Chủ Tịch cũng được in trên đó, mặt khác in hình Nông - Công - Binh và người ta gọi luôn là giấy bạc Cụ Hồ. Cho tới khi ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành lập vào năm 1951 thì giấy bạc ngân hàng trở nên "quyền lực" hơn.
Giai đoạn 1954 - 1975, đất nước bị phân chia thành hai chế độ khác nhau giữa hai miền nam bắc, mỗi nơi lại có một loại tiền riêng nhưng gọi chung là tiền đồng. Lúc đó đã xuất hiện các tổ chức in tiền giả nên trên mỗi đồng tiền đều được in dòng chữ "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành ra".
Sau khi giải phóng đất nước 30/04/1975, tiền miền Nam mất giá đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi.
Một số hình ảnh được lưu lại về các hình ảnh được sử dụng trên các mệnh giá tiền thời đó.
Và ngày nay sau 2 lần thay đổi từ tiền giấy sang tiền polyme, ở một số mệnh giá vẫn giữ nguyên.
Những địa danh trên các mệnh giá tiền đang được lưu hành và "nguyên mẫu" ít người biết.
Tiêu bản in tiền mệnh giá 2000 đồng Việt Nam được lấy bối cảnh tại nhà máy dệt Nam Định.
Tuy nhiên, hình nhà máy dệt tại Nam Định và 3 nữ công nhân lại khiến người ta tò mò đến vậy bởi cho tới tận bây giờ danh tính của 3 người này vẫn còn là 1 ẩn số.
Năm 1988, khi phát hành tờ tiền 2.000 đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định lấy bối cảnh khu sản xuất cùng 3 nữ công nhân của Nhà máy Sợi Nam Định để in lên mặt sau của tờ tiền. Vậy họ là ai mà được vinh dự xuất hiện trên đồng tiền của quốc gia?
Đăng nhận xét