Nhắn tin là một trong những cách liên lạc phổ biến nhất hiện nay và nó cũng có thể trở thành một trong những cách làm cho người khác ức chế dễ dàng nhất. Tất nhiên bạn sẽ không muốn rước phiền phức vào người vì những tin nhắn tưởng chừng vô hại của mình. Vậy hãy đọc xem bạn có rút ra được điều gì hay ho trong các quy luật bất thành văn khi nhắn tin sau đây không nhé!
1. Không nhận được trả lời trong 1 phút? Chuyện bình thường thôi, cứ bình tĩnh!!!


Đừng cứ nhắn tin hỏi han cho đến khi người kia trả lời lại mới thôi. Có lẽ đằng kia đang bận làm gì đó, hoặc họ cũng không bận rộn nhưng không muốn trả lời/ không biết phải trả lời gì cả. Việc bạn cứ liên tiếp nhắn tin sẽ là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng người kia sẽ chẳng bao giờ trả lời lại cho bạn nữa. Không bao giờ!

2. Hãy luôn trả lời tin nhắn
Đúng vậy, đừng khiến cho đối phương phát điên vì chờ đợi câu trả lời của bạn. Bạn hiểu cái cảm giác đó khó chịu thế nào mà. Hãy luôn trả lời tin nhắn trong khoảng thời gian hợp lý. Trừ phi đối phương nhắn tin quấy nhiễu bạn, tất nhiên không nên trả lời vì sự an toàn của bản thân.

3. Chú ý đến thời gian của bên nhận tin


Chẳng ai muốn bị phá bĩnh nửa đêm vì tiếng báo của tin nhắn cả. Do đó khi nhắn tin, hãy chú ý đến thời gian của người nhận tin. Nếu người kia đang đi làm? Đừng nhắn cả tỉ tin vào máy người ta trong giờ làm việc. Nếu người kia có thói quen ngủ nướng cuối tuần? Bạn đừng nhắn họ vào 7 giờ sáng chủ nhật như vậy chứ! 

4. Đừng gửi đi cả cuốn tiểu thuyết


Chắc điều này ai cũng từng phạm phải nhiều lần nhưng có vẻ cũng có lý. Nếu tin nhắn mà mất nhiều hơn 30 giây để bạn soạn ra, tốt hơn hết bạn nên gọi điện thoại. Đừng làm cho câu chuyện thêm phần khó hiểu với người khác.

5. Tuy nhiên, đừng gọi điện để trả lời tin nhắn nếu không hỏi trước


Đối phương có thể là một người hướng nội. Nếu họ nhắn tin cho bạn, cũng có nghĩa là họ ngại phải nói chuyện trực tiếp. Nó cũng có thể là họ đang bận hoặc không tiện gọi điện… vì thế bạn không nên gọi cho họ. Nếu bạn nghĩ rằng câu chuyện này tốt hơn hết nên nói qua điện thoại, hãy nhắn tin hỏi họ trước.

6. Nhìn chung thì nên tránh kiểu nói chuyện mỉa mai


Trừ khi bạn và người kia rất thân để có thể hiểu được ý của nhau, còn không việc nói mỉa nói móc cần phải nên tránh trong các tin nhắn bởi người nhận chỉ đọc và hiểu trực tiếp từ những gì mình đọc mà không biết được bạn đang sử dụng ngữ điệu như thế nào. Đôi khi lên hoặc xuống giọng một chút thì câu chuyện cũng đã khác ý nghĩa đi rất nhiều rồi. Cho nên bạn có thể một tin nhắn đơn giản có thể gây xích mích hoặc làm tổn thương người khác nếu bạn không để ý.

7. Cẩn thận với chức năng tự sửa lỗi
Hoặc người kia chả hiểu bạn đang nói gì cả!

8. Kiểm tra kỹ thật kỹ bạn đang nhắn tin cho ai


Không chỉ một lần, mà hẳn là rất nhiều lần bạn đã nhắn tin lộn cho người khác trong khi đang nói về ai đó (có khi là đang nói xấu chính đối tượng đó!). Xấu hổ không? Muốn độn thổ không? Cho nên hãy cẩn thận kiểm tra trước khi mình bấm nút gửi nhé!

9. Nếu bạn tới trễ, hãy nhắn tin


Đó chỉ là một phép lịch sự tối thiểu. Sẽ có điểm cộng thêm nếu như bạn nhắn luôn thời gian dự tính sẽ có mặt (và chắc chắn sau đó là phải đúng giờ nha!)

10. Cũng nên trả lời có tâm một chút


Nếu ai đó vi phạm luật số 4, đừng chỉ trả lời gọn lỏn với họ là “ok”, “ờ” hay “uhm”. Trừ khi bạn muốn phá hủy mối quan hệ của mình, hay là khiến người kia phát điên và trút giận vào cái điện thoại đáng thương.

Ngược lại đặt trường hợp là bạn nhắn một cái tin dài tha thướt gửi cho người ta mà chỉ nhận được câu trả lời ngắn tủn như thế. Hãy hiểu là họ không có mấy hứng thú rồi đó ha.

11. Nếu như bạn không bao giờ nói với người ta về vấn đề nào đó trong đời thực, đừng bao giờ nhắn tin!


Điều này có thể áp dụng trong nhiều trường hợp. Ai cũng biết không nên sử dụng tin nhắn để chia tay hoặc để nói những vấn đề nghiêm trọng. Và bạn cũng nên biết rằng mình không nên nhắn những điều quá sâu xa hay riêng tư với một người không thân thiết mấy hay một người mới quen. Thử tưởng tượng cũng thấy hơi kỳ kỳ nếu một người chả thân quen gì nhắn tin kể cho bạn nghe về bi kịch cuộc đời của họ, phải không?

12. Đừng viết tắt quá nhiều và tuyệt đối không nên nhắn kiểu xì tin


Viết tắt và sử dụng kiểu viết xì tin là không thể chấp nhận được. Sao lại có thể thay chữ “a” bằng số 4, vợ chồng thì viết thành “vk ck”, hay không thì lại viết là “hok”… chẳng có một quy luật hợp lý nào ở đây cả. Bạn còn sẽ bị đánh giá rất nhiều qua một mẩu tin nhắn cỏn con đấy. Bên cạnh một vài từ viết tắt có thể chấp nhận được, còn lại tốt nhất bạn nên nhắn nguyên văn nguyên chữ đầy đủ. Và lưu ý chỉ nên viết tắt khi bạn thật sự hiểu nghĩa của từ là gì. Chẳng hạn như đừng nhắn cho ai đó “lol” khi họ đang gặp chuyện muộn phiền vì bạn nghĩ đó là viết tắt của “lots of love – thương nhiều”.

13. Không viết hoa hết cả đoạn


CHẲNG KHÁC GÌ BẠN ĐANG HÉT VÀO MẶT NGƯỜI KHÁC PHẢI KHÔNG?

Nếu bạn đang thực sự giận dữ và muốn la hét thật to, có lẽ nên để cuộc đối thoại này được truyền tải bằng một kiểu khác.

14. Biểu thị đúng cảm xúc khi cười


Dưới đây là vài kiểu căn bản cách cười qua tin nhắn:

Ha: dùng khi bạn phát hiện ra điều gì đó khá vui nhộn và bạn muốn nhấn mạnh điều đó;

Haha: dùng khi bạn cảm thấy chuyện đó không vui mấy, nhưng mà bạn lại không muốn làm người kia cụt hứng;

Hahaha: dùng khi tin nhắn của người kia làm bạn cười;

Hahahahaha: khi bạn thật sự cười lăn ra vì nội dung tin nhắn;

HAHA: một trong những ngoại lệ có thể viết in hoa, khi bạn cảm thấy mắc cười gần chết;

Lol: sử dụng khi bạn muốn nụ cười của mình bí ẩn một chút. Bạn có thật sự cười lớn tiếng (laugh out loud) khi gửi tin nhắn đó đi không? Đó là một điều bí ẩn.

Nói vậy chứ tôi cá là phần lớn bạn chỉ nhắn thế thôi chứ mặt mũi ngoài đời thì vẫn lạnh như tiền!

15. Nhắn tin có dấu


Tiếng Việt mình có thể rất đa nghĩa nếu như bạn bỏ đi các dấu câu. Để tránh mọi sự hiểu lầm không cần thiết, hãy học cách nhắn tin có dấu đầy đủ. Hẳn là đối phương sẽ giật mình nếu như đọc đoạn tin nhắn dễ gây xích mích kiểu như: “Hom nay co ve an com khong con cho?”

16. Đừng cắm mặt vào điện thoại khi đang nói chuyện với người khác


Với một số người, bạn có thể nhắn tin thoải mái khi đang nói chuyện mà không có vấn đề gì. Chẳng hạn như đi với một đám bạn thân, họ cũng sẽ không mấy làm khó chịu với chuyện bạn chăm chú vào điện thoại hơn là câu chuyện của họ. Mà nếu như bắt đầu bực mình, họ cũng sẽ lên tiếng nhắc nhở bạn ngay. Tuy nhiên, với một số người, đặc biệt là những người mới quen và bạn chưa biết rõ về họ, việc nhắn tin trong suốt cuộc nói chuyện sẽ khiến cho đối phương cảm giác thiếu tôn trọng và bất lịch sự lắm đấy.

17. Không uống say và nhắn tin


Điều này có nghĩa là bạn cần giấu cái điện thoại đi đâu đó khi có ý định say xỉn. Bạn sẽ không muốn bị muối mặt vì những tin nhắn ngớ ngẩn làm phiền mọi người, tệ hơn nữa là những tin nhắn gửi đến người yêu cũ đâu nhỉ!?

18. Không nhắn tin đi đang đi bộ
Bạn có thể dẫm phải một đống phân chó hoặc trượt té trước mặt hàng tá người lạ, ai biết được khi không chú ý nhìn đường, bạn sẽ gặp phải trường hợp xui xẻo nào.

19. Trên tất cả mọi thứ, tuyệt đối không nhắn tin khi đang điều khiển phương tiện giao thông!
Đừng vì một phút lơ là của mình mà mang họa vào thân thậm chí liên lụy đến người khác nữa.

Còn luật nào cần áp dụng khi nhắn tin nữa không nhỉ? Bạn hãy thêm vào phía dưới nhé!
Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.