Các nhà khoa học phát hiện lo lắng về vấn đề tài chính đè nặng lên bộ não của những người có thu nhập thấp, làm giảm chỉ số thông minh (IQ) của họ tới 13 điểm.
Do đó, những người có túi tiền eo hẹp nhiều khả năng sẽ ra các quyết định tồi tệ hơn, chẳng hạn như mắc thêm nhiều nợ nần, dẫn đến việc chồng chất gánh nặng tài chính của họ.
Đau đầu vì không giàu.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy, khi những người có thu nhập thấp dỡ bỏ được gánh nặng tài chính, trí thông minh của họ sẽ trở về mức tương tự như những người có thu nhập cao hơn.
Các kết luận trên được rút ra sau khi 2 nhà khoa học là giáo sư tâm lý học Jiaying Zhao đến từ trường đại học British Columbia và chuyên gia kinh tế Kathryn Edin của đại học Harvard.
Cùng với một số đồng nghiệp khác đã tiến hành hàng loạt bài test thử nghiệm đối với người dân tại trung tâm mua sắm Quaker Bridge ở New Hersey (Hoa Kỳ) và những nông dân tại Ấn Độ.
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ngẫu nhiên 400 người và phân họ vào 2 nhóm dựa theo thu nhập: một nhóm thu nhập từ 20 nghìn USD/năm trở xuống và một nhóm thu nhập 70 nghìn USD/năm trở lên. trước khi yêu cầu họ tham gia một cuộc kiểm tra về trí tuệ.
Trước thử nghiệm, một nửa số người tình nguyện ở mỗi nhóm được đề nghị suy nghĩ về việc sẽ trả 1.500 USD sửa chữa cấp thiết chiếc xe hơi của họ như thế nào. Mục tiêu là nhằm hướng những người tình nguyện tập trung vào các lo lắng tiền bạc của chính họ.
Rốt cuộc, những người thuộc nhóm "nghèo" có kết quả trắc nghiệm IQ tồi hơn nhiều nếu họ phải đối mặt với các điều kiện kinh tế khó khăn của mình trước tiên.
Trong khi đó, những người thu nhập khá hơn không bị ảnh hưởng gì. Ngoài ra, sẽ không có khác biệt gì về kết quả trắc nghiệm IQ ở 2 nhóm, nếu những người "nghèo" không bị gợi nhắc về gánh nặng tài chính của họ.
Kết quả trắc nghiệm cho thấy, nhóm "nghèo" có điểm IQ trùng thấp hơn từ 9 đến 14 điểm so với nhóm "giàu".
Khả năng chi tiêu có thể ảnh hướng tới trí tuệ.
Trong thử nghiệm thứ hai, nhóm nghiên cứu đã tới vùng ngoại ô của Ấn Độ, nơi các nông dân trồng mía đường được trả phần lớn thu nhập một lần mỗi năm.
Sau khi tiến hành thử nghiệm với 464 nông dân, họ nhận thấy các nông dân có kết quả kiểm tra IQ trong tháng ngay sau khi được trả công, khi túi tiền rủng rỉnh thì chỉ số IQ của họ cao hơn tới 13 điểm so với tháng ngay trước thời điểm đó, khi khoản tiết kiệm của họ bị teo nhỏ lại.
Với con số 100 triệu người tại Hoa Kỳ đang phải chịu sức ép tài chính, khám phá trên ám chỉ không phải trí tuệ thấp kém dẫn đến việc thu nhập giảm sút, mà chính các lo lắng về tài chính đã làm cho chúng ta kém thông minh hơn.
Chuyên gia kinh tế Sendhil Mullainathan thuộc Đại học Harvard (Mỹ) tuyên bố: "Không thể nói người nghèo kém thông minh hơn những người khác.
Điều mà chúng tôi phát hiện là, một người phải trải nghiệm sự nghèo khó, sẽ hứng chịu sự sút kém về nhận thức so với chính bản thân họ khi không phải đối mặt với sự túng thiếu tiền bạc".
Lo lắng về bất kỳ nguồn lực khan hiếm nào có thể làm cạn kiệt nguồn lực tinh thần quý giá mà nguồn lực đó có thể được dùng cho sức mạnh ý chí.
Nhưng lo lắng về tiền bạc là tồi tệ nhất trong tất cả. Cân nhắc việc bạn sẽ thu xếp các khoản chi tiêu như thế nào chiếm giữ một phần của bộ não dùng để điều khiển sức mạnh ý chí.
Điều đó khiến cho việc lập kế hoạch cho tương lai và đưa ra những quyết định tốt trở nên khó khăn hơn.
Trong cuốn sách của mình mang tên Scarcity: Why Having So Little Means So Much (dịch vui là Giá trị của sự khan hiếm), Sendhil Mullainathan và nhà tâm lý học trường Princeton, Eldar Shafir, còn cho biết thêm không chỉ thiếu thốn về tiền bạc mà thiếu thốn về thời gian cũng làm giảm khả năng trí tuệ của bạn.
Hai nhà khoa học chỉ ra đâu là điểm gì chung giữa một người lao động thông thường có thu nhập ít ỏi với một CEO là triệu phú nhưng với một thời gian biểu họp hành liên miên?
Họ đều đang vật lộn chiến đấu chống lại cơn khan hiếm một yếu tố cơ bản cần cho thành công: Người lao động thông thường không bao giờ có đủ tiền, và các CEO giàu có luôn luôn thiếu thời gian.
Cái giá của sự khan hiếm về tiền bạc và thời gian không hề "rẻ"
Đây là những điều không mới: Lo lắng về tiền bạc và thời gian khi đang túng thiếu hoặc bận rộn chiếm giữ bộ não của chúng ta.
Nó làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta – đặc biệt là tư duy trừu tượng của chúng ta dùng để xử lý vấn đề. Nó cũng làm giảm trung tâm kiểm soát của chúng ta, điều khiển việc lập kế hoạch, những cơn bốc đồng và sức mạnh ý chí.
Nếu những người nghèo mượn tiền để xử lý tình huống khẩn cấp và chịu lãi suất rất cao khiến họ ngày một khốn đốn hơn thì người thiếu thời gian mượn thời gian bằng cách trì hoãn những công việc, họ tự cho chúng là khẩn cấp đối với ngày mai nhưng không phải hôm nay.
Theo GenK
Đăng nhận xét