Bản thân thời đại Tam quốc là có thật, song do nhà Tấn (họ Tư Mã) tồn tại quá ngắn, tư liệu lịch sử còn lại bị thất tung trong loạn lạc. La quán Trung lại viết Tam quốc dưới sức ép của chủ nghĩa quân thần ngu trung, dẫn đến một số lệch lạc.
Những điều khác biệt với lịch sử do La hư cấu lên rất là nhiều, và vì thế nó gây ra những cuộc tranh luận bất phân thắng bại, đại loại như: Quan Vũ khỏe hay yếu, Triệu Vân khôn hay ngốc?
Những điều hư cấu của La Quán Trung trong “tam quốc diễn nghĩa” khác biệt những sự thật lịch sử dưới đây được rút ra trong “Tam quốc chí”, “Hậu hán thư”, “Ngụy thư”…. những sách chính sử được viết ra trước La hàng mấy trăm năm, có giá trị chân thực cần bàn cãi.

    Tào Tháo

Nhung-cai-chet-hop-li-nhat-trong-Tam-Quoc-2Cái công của Tào Tháo không chỉ dừng ở đấy. Binh pháp Tôn Tử xưa nay đã được nhiều nhà chú giải, nhưng bản của Tào Tháo chú được công nhận là đầy đủ và hoàn chỉnh nhất, các bản sau này chủ yếu thêm bớt những cái nhỏ nhặt, phần chính vẫn là lời của Tào Tháo, đến độ người đời sau nhiều lần dẫn lời ông mà không biết. Nếu gọi là binh pháp Tôn-Tào e cũng không quá đáng.
– Thảm sát nhân dân 5 quận Từ Châu rất dã man.
– Thực ra không có bà con gì với anh em Hạ Hầu Đôn, dù họ Tào trước kia cũng từng là họ Hạ Hầu.
– Chưa hề xử chém Tả Từ.
– Có đến 25 con trai, nhưng trong truyện chỉ đề cập đến Ngang, Phi, Thực, Chương, Hùng.
– Biết đêm hôm trận Xích Bích có gió đông nam, biết cả chuyện rất có thể địch dùng hỏa công, nhưng binh sĩ bị bệnh hết nửa nên đành bất lực .
– Tào Tháo không những giỏi dùng người mà còn là 1 nhà chiến lược tài ba, có lẽ ở phương Đông cổ kim không nhiều người được như ông. Một mình Tào Tháo dẹp yên quần hùng bốn phương (Viên, Lã…), đánh dân du mục Khương phương Bắc, tỏa văn minh đến các xứ Cao Ly, Nhật Bản, khiến xã tắc thối nát của nhà Hán thành thái bình, cái công ấy quá lớn.

    Lưu Bị

Luu-bi-dai-anh-hung-voi-hap-luc-kho-cuong-1Là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như hình ảnh nhiều người vẫn nghĩ.
– Kết nghĩa vườn đào là không có thật.
– Quân khởi nghĩa của Lưu dệt chiếu chống khăn vàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ: một đạo dân binh (như dân quân xã ngày nay hơn kém) quanh quẩn ở Trác quận.
– Hán Hiến Đế không hề nhận Lưu Bị là hoàng thúc.
– Không hề dùng mưu của Từ Thứ để chống lại Tào Nhân và Lí Điển bảo vệ Tân Dã. Tất cả đều là mưu của chính Lưu Bị.
– Cũng không hề dùng mưu của Gia Cát Lượng để chống lại Hạ Hầu Đôn ở trận gò Bác Vọng. Tất cả vẫn là mưu của chính Lưu Bị.
– Mi phu nhân (em gái Mi Chúc) không phải là vợ của Lưu Bị.
– Trận Di Lăng quân Thục chỉ có khoảng 8 vạn quân, chứ không phải có đến 70 vạn.
– Ngoài A Đẩu, Lưu Bị còn có đến 3 con trai và vài con gái nữa, tất cả bị Tào Thuần bắt ở trận cầu Trường Bản. Tội này chính là ở Triệu Vân (chỉ vì chạy đi tìm A Đẩu).

    Quan Vũ

Nhung-cai-chet-hop-li-nhat-trong-Tam-Quoc-3Trong 3 người thì Quan Vũ là giỏi nhất, hoặc ít nhất là có uy thế lớn nhất trong các đại tướng nước Thục (chắc kế đến chỉ có Mã Siêu là có cái uy thế này). Trận Phàn Thành mặc dù sử chép là mưa to ngập nước nhưng việc bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức khiến Tào Tháo hoảng sợ và toàn bộ Hoa Nam chấn động là có thật.
– Kết nghĩa vườn đào là không có thật.
– Không giết Hoa Hùng, Văn Sú (thực sự có giết được Nhan Lương).
– Không ra 3 điều kiện cho Tào Tháo khi hàng Tào Tháo.
– Không hề qua ngũ quan trảm lục tướng. 6 tướng này đều không có thật. Tào Tháo vì cảm kích cái nghĩa quên chủ cũ của Vũ nên đồng ý tha ông trở về với Lưu Bị.
– Không hề phục kích và tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung
– Không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh.
– Không hề muốn vào Xuyên đòi đấu với Mã Siêu.
– Trận lụt Phàn Thành khôn phải là mẹo của Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm. Nếu có thiên tai xui xẻo đó chưa biết chừng Cấm, Đức, Nhân, Hoảng đã thịt Vũ chứ chẳng cần quân Ngô.

    Trương Phi

Nhung-cai-chet-hop-li-nhat-trong-Tam-Quoc-7Trương Phi cũng giỏi dùng binh, có sách nói Phi còn giỏi thi họa, trong TQDN cũng mô tả Trương Phi là người trọng danh sĩ, hơn hẳn Quan Vũ.
– Không hề quát trên cầu Trường Bản làm chết Hạ Hầu Kiệt. Hạ Hầu Kiệt là nhân vật có thật.
– Là một viên tướng khoẻ nhưng đa mưu chứ không phải chỉ là loại võ biền. Là người giỏi nhìn người, chính ông cất nhắc Ngụy Diên khi nhận ra tài của Diên.
– Chỉ có nhà Ngụy có Ngũ hổ tướng, chứ nhà Thục không hề có danh vị này.

    Triệu Vân

Ai-la-xa-than-so-1-thoi-tam-quoc-3Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường.
– Thực sự có 1 mình 1 ngựa xông xáo trong trận Tương Dương Trường Bản. Các tướng Vân giết trong trận này đều không có thật (trừ Hạ Hầu Ân và thanh gươm Vân cướp được là có thật) Và cũng chính vì lo cứu A Đẩu mà 3 con trai và các con gái của Lưu Bị bị Tào Thuần bắt.
– Chuyện Vân chết vì cái kim của vợ là do kịch dân gian đồn đại, không có thật.
– Truyện Vân một mình đẩy lui quân Tào không có thật.
– Truyện Vân giết 5 tướng trong lần chinh phạt Trung nguyên lần 1 không có thật, nhưng bị Hạ Hầu Mậu vây là có thật.
– Các con cháu của Vũ, Vân như Quan Hưng, Triệu Thống, Triệu Quảng đều tham gia cửu phạt Trung Nguyên với Khương tuy không giữ các vai trò quan trọng.
– Triệu Vân là tướng uy dũng và cũng có trí tuệ, tuy nhiên không được cầm đại quân bao giờ, thường chỉ làm tiên phong.

    Mã Siêu

Ma.Chao.full.1417496Mã Siêu không hề đánh tay đôi với Trương Phi ở cửa Hà Manh, cũng như hề giúp Trương Lỗ chống Lưu Bị. Mã Siêu và Mã Đại chủ động theo Lưu Bị, làm rõ lí do vì sao Bàng Đức không theo cùng, có lẽ vì anh ruột Đức làm quan ở đó và Đức không muốn gặp anh mình nên cáo ốm.
– Không tham gia trận đánh Lý Thôi của Mã Đằng. Không giết Vương Phương, bắt Lý Mông.
– Mã Đằng bị Tào Tháo bắt chứ chưa giết, dùng làm cớ buộc Tây Lương quy hàng. Nhưng Mã Siêu không hàng mà khởi binh, do đó Đằng bị Tháo giết.
– Không hề đánh tay đôi với Vu Cấm, Tào Hồng, Trương Cáp, Lí Thông. Quân Tây Lương thật ra cũng không quá gây kinh hoàng cho quân Tào đến nỗi Tào Tháo phải cởi áo cắt râu.
– Hứa Chử không hề cởi trần đánh tay đôi với Mã Siêu.
– Viên tướng mạnh nhất trong quân Tây Lương thật ra là Bàng Đức, không phải Mã Siêu. Trong trận Đồng Quan, tiên phong Tây Lương luôn là Bàng Đức.
– Mã Siêu không cắt tay trái Hàn Toại
– Dương Phụ ca ngợi Mã Siêu mạnh như Anh Bố,chứ không phải như Lã Bố, và Tào Tháo không hề ca ngợi Mã Siêu.
– Trận Lịch Thành Mã Siêu không hề đấu tay đôi với Dương Phụ.
– Mã Siêu không hề giữ ải bảo vệ mé Tây của Thục đề phòng quân Khương. Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục

    Gia Cát Lượng

Gia-cat-luong-va-tu-ma-y-2Toàn bộ đoạn Tam Phân Sách mà Gia Cát Lượng trình bày với Lưu Bị ở lều cỏ đều là sự thật lịch sử được La Quán Trung “cóp” từ sử sách đem qua nên tạm thời có thể cho là thật. Trước Gia Cát thì có Cam Ninh, Lỗ Túc cũng đề cập đến việc chia 3, nhưng mà chỉ có Gia Cát là cụ thể nhất và thực hiện được sách lược của mình nên ghi công cho ông cũng không sai.
– Lưu Thiện không hề gọi Gia Cát Lượng trở về lần nào trong suốt 6 lần ra Kì Sơn. Đó là do Lượng tự về.
– Lưu Bị thực sự có phó thác con côi cho Gia Cát Lượng, nhưng là bí mật, chứ tuyên bố công khai như trong truyện. Và Bị không hề nói “Tài của thừa tướng … làm chủ Thành Đô đi”
– Rất nhiều chi tiết về Gia Cát Lượng trong truyện không hề đề cập trong chính sử.

    Bàng Thống

Nhung-muu-si-bac-nhat-tam-quoc-12Không chỉ tướng mạo xấu xí mà nói đúng hơn “không có tướng mạo của người tài”. Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo là những người biết xem tướng đều nhận ra tài của Thống. Xem ra khoa tướng số của Trung Hoa chính xác 99% nhưng gặp Thống thì trật.
– Không hề khuyên Lưu Bị giết Lưu Chương, cũng như hạ lệnh cho Ngụy Diên múa kiếm đâm Chương
– Không chết vì bị Trương Nhiệm phục kích, trên lưng ngựa Đích Lư mà chết vì bị trúng tên lạc trong khi đang chỉ huy quân Kinh Châu công phá Lạc Thành.
– Bàng Thống có thực tài. Trong TQDN có đoạn “Gia Cát Lượng thiệt chiến quần nho” ở Giang Đông, nhưng thật ra, chính Bàng Thống mới là người “thiệt chiến quần nho” khi ông sang Giang Đông.
– Trong chiến dịch đánh Tây Xuyên, Lưu Bị và Bàng Thống đã hạ Lạc Thành, bắt Trương Nhiệm chứ cần đến Gia Cát (mặc dù Bàng Thống trúng tên chết).

    Lã Bố

10-manh-tuong-gioi-nhat-tam-quoc-2Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố.
– Không phải là con nuôi của Đinh Nguyên. Là tướng của Đinh Nguyên, nhưng giết Nguyên để nhận vàng bạc của Đổng Trác.
– Chuyện “Tam anh chiến Lã Bố” không có thật.
– Giết Đổng Trác chỉ vì một con hầu gái chứ phải vì một mĩ nhân “nghiêng nước khuynh thành” gì cho cam.
Theo Thế Giới Game
Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.