Bạn có biết, việc nặn mụn ở khu vực "tam giác chết" trên gương mặt có thể khiến ta gặp Tử thần bất kỳ lúc nào?
Mấy ngày vừa qua, nhiều người truyền tai nhau về thông tin một nam thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội chết vì nặn mụn. Mặc dù Infonet đưa tin, PGS Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường – Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định bệnh viện không tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nào bị tử vong sau khi nặn mụn những ngày gần đây, nhưng việc nặn mụn sai cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến cơ thể người.
Sự thực này đã được các khoa học gia lý giải rằng, trên gương mặt chúng ta có một vùng vô cùng nhạy cảm được gọi là “tam giác chết”. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa thực hiểu rõ về khu vực này.
Vậy “tam giác chết” là vùng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn câu trả lời.
Khu vực "tam giác chết" là gì?
“Tam giác nguy hiểm” trên gương mặt chúng ta là một thuật ngữ ám chỉ khu vực từ sống mũi xuống hai khóe miệng, tạo thành một hình tam giác. Nói cách khác, “tam giác chết” là khu vực bao gồm cả sống mũi và phần hàm trên.
Đây là khu vực sản sinh ra nhiều dầu nhất trên khuôn mặt và cũng là nơi xuất hiện chủ yếu của mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ… – những vị khách "không mời mà đến" vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, liệu khu vực này có thực sự nguy hiểm đến nỗi có thể gây chết người?
Khu vực "tam giác chết" là gì?
“Tam giác nguy hiểm” trên gương mặt chúng ta là một thuật ngữ ám chỉ khu vực từ sống mũi xuống hai khóe miệng, tạo thành một hình tam giác. Nói cách khác, “tam giác chết” là khu vực bao gồm cả sống mũi và phần hàm trên.
Khu vực "tam giác chết" trên khuôn mặt chúng ta
Đây là khu vực sản sinh ra nhiều dầu nhất trên khuôn mặt và cũng là nơi xuất hiện chủ yếu của mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ… – những vị khách "không mời mà đến" vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, liệu khu vực này có thực sự nguy hiểm đến nỗi có thể gây chết người?
Sự nguy hiểm của "tam giác chết" trên khuôn mặt mỗi người
Theo bác sĩ Martin Spiller thuộc một bệnh viện Y tại Mỹ, nguyên nhân sâu xa của mối nguy hiểm này chính là chứng bệnh “Nghẽn mạch hang xoang” (Cavernous Sinus Thrombosis).
Cụ thể, hang xoang là một khu vực nhỏ bên trong sọ người, là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh liên quan đến cử động và cảm nhận của mắt và miệng. Khu vực này được bao bọc bởi xương thái dương và xương bướm (một loại xương trong hộp sọ).
Hình ảnh mô phỏng vùng hang xoang (cavernous)
Nhưng điều này có liên quan gì đến khu vực “tam giác” trên gương mặt chúng ta? Câu trả lời đó là khu vực này có chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ. Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van. Do đó, nếu vô tình để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh và hậu quả cực kỳ khôn lường.
... và hậu quả của việc viêm nhiễm vùng "tam giác chết"
Việc nhiễm trùng tại khu vực này có thể tạo thành một khối máu độc bên trong các mạch máu dẫn đến hang xoang. Khối máu này sẽ chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện là đau đầu nhẹ, sau đó dần trở nên đau buốt. Mắt bệnh nhân có thể bị lác, hoặc thậm chí nhãn cầu có thể bị sưng, lồi ra khỏi hốc mắt.
Bí kíp để phòng tránh viêm nhiễm khu vực “tử thần”
Một trong những thói quen khiến chúng ta dễ đối diện với nguy cơ viêm nhiễm “tam giác chết” - đó là nặn mụn.
Khi các nốt mụn bị nhiễm trùng, vi khuẩn theo đó tiến thẳng vào máu, đi lên não và gây ra một số hiện tượng nguy hiểm như viêm màng não hoặc nghẽn hang xoang như trên.
Bên cạnh đó, một số thói quen như ngoáy mũi hoặc nhổ lông mũi cũng có thể khiến vùng tam giác bị tổn thương. Lông mũi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, do đó việc nhổ một sợi lông có thể khiến bạn phải đánh cược với mạng sống của mình.
Do đó, theo các chuyên gia da liễu, cách tốt nhất bạn có thể làm đó là giữ gìn vệ sinh khu vực này thật sạch sẽ. Đối với mụn, bạn hãy để cho mụn chín, nhân trồi lên rồi sau đó rửa tay thật sạch rồi mới nặn mụn. Cần chú ý đặc biệt vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ nặn, hay vùng mặt khi nặn để tránh gây nhiễm trùng.
Nhổ lông mũi cũng rất nguy hiểm
Với những trường hợp mụn sưng tấy, bạn nên đến cơ sở y tế để xử lý. Còn đối với lông mũi, hãy sử dụng kéo cắt thay vì nhổ lông để rồi phải hối hận.
Theo Trí Thức Trẻ
Đăng nhận xét