Cùng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn không tiếp tục “làm bạn” với loại thực phẩm này.
Ngày nay, việc ăn mỡ đang nằm trong danh sách một trong những việc mà con người “tẩy chay” nhất. Bởi bên cạnh nỗi sợ sở hữu chiếc eo thùng phuy, việc ăn mỡ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cho con người.
Thế nhưng việc nói “không” hoàn toàn với loại thực phẩm này liệu có thực sự tốt cho sức khỏe? Và đây sẽ là nguy cơ bạn phải đối mặt khi loại bỏ "mỡ" trong thực phẩm hàng ngày.
1. "Mắt mờ chân chậm"
Bạn nghĩ mỡ chỉ là những "anh bạn khó ưa" nơi vùng bụng? Nhưng không, mỡ còn có mối liên quan mật thiết đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Thế nhưng việc nói “không” hoàn toàn với loại thực phẩm này liệu có thực sự tốt cho sức khỏe? Và đây sẽ là nguy cơ bạn phải đối mặt khi loại bỏ "mỡ" trong thực phẩm hàng ngày.
1. "Mắt mờ chân chậm"
Nếu không nhận đủ vitamin A, bạn sẽ đối mặt với hiện tượng khô mắt, giảm thị lực hay mắc chứng quáng gà. Nguy hiểm hơn, chứng bệnh thoái hóa giác mạc, thậm chí mù lòa sẽ đe dọa đến cơ thể bạn.
2. Xương trở nên "còi cọc"
Việc không ăn mỡ cũng khiến bạn giảm khả năng hấp thụ vitamin D, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như còi xương, mềm xương hay giảm khoáng hóa xương, khiến xương bị tổn hại nghiêm trọng.
3. Rối loạn sinh lý
3. Rối loạn sinh lý
Khả năng hấp thụ vitamin E cũng theo đó giảm đi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ bắp, khiến cơ thể gặp nhiều rối loạn.
Trong đó, phụ nữ ăn quá ít mỡ sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất estrogen gâyảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt và làm suy yếu nghiêm trọng sức khỏe của xương.
4. Nhồi máu cơ tim
5. Suy nhược cơ thể
Trong mỡ chứa axit béo thiết yếu, đóng vai trò giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và duy trì sự ổn định. Những axit này cơ thể không thể tự tổng hợp và sản xuất mà được bổ sung thông qua các chế độ ăn uống.
Bổ sung lượng mỡ như thế nào để đảm bảo sức khỏe tốt mà vẫn đủ tự tin mỗi khi bước lên bàn cân?
Để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày học tập và làm việc hiệu quả, cơ thể con người cần ít nhất 2.000 calo mỗi ngày, trong đó lượng calo cung cấp từ mỡ và chất béo nên chỉ chiếm khoảng 20 đến 35%.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, trung bình mỗi 1gr chất béo cung cấp 9 calo, vì vậy để có đủ 2.000 calo cho cơ thể cần ăn ít nhất 44 - 78gr mỡ.
Đặc biệt bạn nên hạn chế những loại mỡ có chất béo bão hòa trong thịt, pho mát, bơ và những loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa (transfat) như bơ thực vật và đồ chiên, nướng.
Những loại chất béo này không đem lại lợi ích gì cho cơ thể mà chỉ khiến chúng ta lão hóa nhanh và dễ mắc các chứng bệnh tim.
Theo Trí Thức Trẻ
Đăng nhận xét