Những lỗi chính tả vớ vẩn không đáng có đã phá hủy những gì bạn đầu tư cho bài viết, thậm chí chúng còn khiến người đọc có cái nhìn không hài lòng về bạn.


Hãy tưởng tượng bạn vừa mới hoàn thành một bài viết rất hay, chính bản thân bạn đã đầu từ rất nhiều cho nó, và thậm chí bạn còn đọc lại một lần nữa để tìm các lỗi chính tả để chắc chắn rằng không còn lỗi nào trong văn bản của mình nữa.
Thế nhưng, khi người khác đọc qua bài viết này thì điều đầu tiên họ nhận thấy không phải là những câu chữ đầy nhiệt huyết của bạn mà lại lạ những lỗi chính tả cơ bản. Tại sao vậy?
Bạn đã đọc lại rất cẩn thận mà? Nếu đã từng có thắc mắc và gặp phải tình huống trên, các nhà khoa học đã có câu trả lời cho bạn.
Lỗi chính tả như thế này thật lộ liễu và hài hước.
Lỗi chính tả như thế này thật lộ liễu và hài hước.
Những lỗi chính tả vớ vẩn không đáng có đã phá hủy những gì bạn đầu tư cho bài viết, thậm chí chúng còn khiến người đọc có cái nhìn không hài lòng về bạn.
Đây là một điểu cực kỳ hiển nhiên khi ai đó viết một văn bản, họ luôn muốn toàn bộ từ nội dung đến hình thức đều được thể hiện hoàn hảo nhất và không hề muốn có sự xuất hiện của các lỗi, đặc biệt là lỗi chính tả.
Một điểm đáng chú ý khác là những lỗi chính tả hay gặp lại xuất phát từ những từ mà bạn biết rõ về nó nhưng lại không thể nào phát hiện ra trong lúc viết.
Tại sao chúng ta không thể phát hiện lỗi của chính mình?
Tiến sỹ tâm lý học Tom Stafford của đại học Sheffield đã thực hiện một công trình nghiên cứu về lỗi chính tả và ông cho biết: "
Nguyên nhân của việc người viết bỏ qua hay bỏ quên lỗi chính tả không phải bởi vì họ ngớ ngẩn hoặc thiếu thận trọng, mà nguyên nhân là những gì mà họ thực hiện là rất thông minh.
Khi bạn viết, bạn đang cố gắng truyền đạt ý nghĩa của vấn đề. Đây là một hành vi cao cấp của con người."
Tiến sỹ Tom Stafford, người đưa ra ý tưởng về việc sai chính tả khi soạn thảo văn bản.
Tiến sỹ Tom Stafford, người đưa ra ý tưởng về việc sai chính tả khi soạn thảo văn bản.
Ông cũng giải thích thêm đối với tất cả các nhiệm vụ cao cấp, não bộ của con người sẽ tổng quát hóa nó theo hướng đơn giản hơn với các bộ phận cấu thành (như biến các chữ cái thành từ, gộp nhiều từ thành câu)
Để tập trung cho các nhiệm vụ khác phức tạp hơn (như cách kết hợp câu từ nhằm thể hiện những ý tưởng phức tạp). Ngoài ra, Tom Stafford cũng nhấn mạnh:
"Về cơ bản, con người không thể nắm bắt hết tất cả từng chi tiết một, chúng ta không phải là máy tính hoặc các cơ sở dữ liệu khổng lồ.
Thay vào đó, chúng ta tiếp nhận thông tin bằng cảm giác rồi kết hợp nó với những gì chúng ta mong muốn và trích xuất ý nghĩa của chúng, giống như một quá trình tổng hợp thông tin diễn ra trong não bộ".
Thêm vào đó, các chuyên gia nghiên cứu về chữ viết và tâm lý tại đại học Cambrigde cho biết khi chúng ta đọc một văn bản của người khác, bộ não sẽ tập trung sử dụng cơ chế tổng hợp thông tin để giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa nhanh hơn
Thêm vào đó sự tập trung này cũng hỗ trợ người đọc có đủ khả năng để phát hiện lỗi chính tả trong văn bản đó.
Tuy nhiên, khi chúng ta đọc nội dung của chính mình thì do bản thân đã thừa biết ý nghĩa mà văn bản muốn truyền đạt nên nên bộ não sẽ tỏ ra "lười biếng" hơn, từ đó dẫn đến trường hợp xao nhãng những tiểu tiết khác.
Những tiểu tiết nhỏ như bị đảo các ký tự trong một từ như từ "cha" lại viết là "cah" là một trong những lỗi điển hình khi soạn thảo văn bản.
Đâu là lý do cho sự khác biệt của việc đọc văn của mình và văn của người khác?
Tiến sỹ Staffford cho biết quá trình xử lý thông tin khi đọc văn bản của con người thường được biết đến với cái tên là tổng quát hóa, một tiêu chuẩn của tất cả các chức năng cao cấp do não đảm nhận.
Điều này tương tự như cách mà não bộ ghi nhớ lại những con đường bạn hay đi lại từ đó lập ra một bản đồ khu vực bên trong trí nhớ của mình. Chính dạng tổng hợp thông tin này đã giúp giảm tải cho bộ não của bạn để tập trung xử lý những thứ khác.
Bộ não lười biếng là nguyên nhân khiến chúng ta mắc lỗi chính tả.
Bộ não "lười biếng" là nguyên nhân khiến chúng ta mắc lỗi chính tả.
Tuy nhiên, đôi khi cơ chế này cũng có thể chống lại bạn. Điển hình như việc bạn định gọi cho bạn bè để nói về vấn đề nào đó nhưng khi người kia nhấc máy bạn lại quên mất mình định nói gì vào lúc đó
Vì bạn tưởng mình đã nhớ hết những gì cần nói nên quên đi những chi tiết nhỏ như chào hỏi và khi người nghe nói "alo" hay một câu chào tương tự thì vô tình đã khiến bộ não của bạn chuyển hướng từ việc nhớ tới câu chuyện cần nói sang việc lựa chọn một câu chào đáp lại.
Tương tự như vậy, khi bạn đọc lại đoạn văn bản của chính mình, bộ não đã biết được đích đến cần thiết và có xu hướng vô thức bỏ qua những chi tiết nhỏ dọc quá trình.
Điều này cũng giải thích được tại sao những người đọc lại có nhiều khả năng phát hiện ra lỗi chính tả trong nội dung mà bạn viết.
Ngay cả khi bạn đang sử dụng những từ ngữ và khái niệm hết sức quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng bộ não của họ vẫn còn mới mẻ trên "cuộc hành trình" tìm kiếm kiến thức ẩn chứa đằng sau những câu chữ vô hồn của bạn.
Do đó, người đọc sẽ tự nhiên chú ý nhiều hơn đến các chi tiết trong quá trình đọc và não họ vẫn chưa dự đoán được điểm đến cuối cùng cho tới khi họ đọc hoàn tất nội dung.
Mặc dù bản thân bộ não có một cơ chế phòng vệ chống lại việc gõ sai chính tả nhưng không phải lúc nào nó cũng hiệu quả.
Thật vậy, Microsoft từng công bố một kết quả khảo sát của họ cho biết phím backspace chính là phím đứng thứ 3 trong số những phím được dùng nhiều nhất trên bàn phím.
Trên thực tế, những người đánh máy chuyên nghiệp với khả năng gõ không cần nhìn xuống bàn phím, đã thừa nhận họ biết rằng đã xảy ra sai sót ngay cả khi nội dung chưa hiện lên màn hình.
Lý giải cho trường hợp này, các nhà nghiên cứu cho rằng não bộ đã được sử dụng để chuyển suy nghĩ thành các ký tự và nó sẽ cảnh báo người gõ phím nếu họ mắc phải các sai lầm dù là nhỏ nhất như gõ sai phím hoặc đảo lộn vị trí các ký tự.
Luôn kiểm tra lỗi chính tả khi viết bài.
Luôn kiểm tra lỗi chính tả khi viết bài.
Năm 2014, tiến sĩ Stafford cùng các đồng nghiệp đã thực hiện các thử nghiệm, theo dõi các nội dung bài viết trên màn hình máy tính lẫn thao tác gõ bàn phím của những người chuyên đánh máy nhằm xác định tỷ lệ sai sót.
Kết quả cho thấy, tốc độ gõ phím của những chuyên gia đánh máy trên sẽ bị giảm ngay trước khoảng khắc họ viết sai chính tả.
Các chuyên gia đã nhận định những người gõ phím thường xuyên đã dần hình thành nên một bản đồ di chuyển của bàn tay trên bàn phím bên trong tiềm thức của họ.
Khi họ gõ, não bộ của họ sẽ liên tục chuẩn bị cho các thao tác tiếp theo một cách hoàn toàn bản năng.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Stafford cho biết thêm: "Luôn có một độ trễ giữa tín hiệu yêu cầu gõ phím phát ra từ não và thao tác gõ phím thực tế bằng tay.
Trong khoảng khắc đó, não của bạn có thời gian để phân tích tín hiệu truyền từ ngón tay bằng cách giả định ra cảm giác của việc gõ phím chính xác.
Khi cảm nhận có sai sót phát sinh, não sẽ gửi một tín hiệu đến các ngón tay khiến nó chậm lại để cho nó có thời gian điều chỉnh."
Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể khắc phục tình trạng này?
Tất cả những chuyên gia soạn văn bản bằng bàn phím đều biết rằng việc gõ phím xảy ra quá nhanh để có thể khắc phục sai lầm.
Tuy nhiên, tiến sĩ Stafford cho biết rằng điều này phát xuất từ cùng một cơ chế thần kinh nhằm đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước khi giúp tổ tiên của loài người thực hiện các điều chỉnh nhỏ để tăng độ chính xác khi phóng ra các mũi lao đá trong lúc săn thú.
Mặc dù vậy, dạng phản hồi mang tính bản năng nói trên không tồn tại trong quá trình chỉnh sửa nội dung bài viết mà chỉ xảy ra trong lúc đang soạn thảo nó.
Do đó, tiến sĩ Stafford đề nghị rằng nếu bạn muốn dễ dàng phát hiện ra các lỗi chính tả của chính mình thì hãy cố đánh lừa não bạn rằng văn bản đó là hoàn toàn xa lạ đối với bạn.
Một số mẹo có thể áp dụng như đổi màu phông nền hoặc hiệu quả hơn là in nó ra và đọc để kiểm tra hoặc làm bất cứ điều gì để văn bản đó trở nên "mới" hơn đối với não.
Theo GenK
Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.