Những người hay ngồi bắt chéo chân có thể bớt... "lo ngay ngáy" về tác hại của tư thế này.
Rất nhiều người có thói quen ngồi bắt chéo chân. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng, tư thế ngồi này không hề tốt cho cơ thể của bạn. Vậy thực hư chuyện này là thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời.
Từ những "tin đồn" về ngồi vắt chân gây hại đến thế nào...
Không phải chỉ là những lời truyền tai nhau mà đã từng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của việc ngồi bắt chéo chân.
Đầu tiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng khi ngồi bắt chéo chân, bạn đã vô tình dồn áp lực lên dây thần kinh mác chung (peroneal nerve) phía dưới đầu gối. Nếu duy trì tư thế này lâu, lượng máu bị tích tụ tại đây có thể gây nên hiện tượng "foot drop" - mất khả năng nhấc mũi chân hay ngón chân - và gây tê cứng cổ chân tạm thời.
Một số nghiên cứu khác chỉ ra, ngồi bắt chéo chân có ảnh hưởng đến huyết áp. Cụ thể vào năm 2010, có tới 7 nghiên cứu cho rằng khi ngồi bắt chéo chân, chỉ số đo huyết áp của bạn sẽ cao hơn bình thường.
Kết quả cho thấy tư thế ngồi bắt chéo chân làm dài nhóm cơ hình quả lê chạy dọc phía sau khớp hông tới 11% so với khi chúng ta ngồi không bắt chéo chân, và 21% so với khi duỗi thẳng chân.
Từ những "tin đồn" về ngồi vắt chân gây hại đến thế nào...
Không phải chỉ là những lời truyền tai nhau mà đã từng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của việc ngồi bắt chéo chân.
Đầu tiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng khi ngồi bắt chéo chân, bạn đã vô tình dồn áp lực lên dây thần kinh mác chung (peroneal nerve) phía dưới đầu gối. Nếu duy trì tư thế này lâu, lượng máu bị tích tụ tại đây có thể gây nên hiện tượng "foot drop" - mất khả năng nhấc mũi chân hay ngón chân - và gây tê cứng cổ chân tạm thời.
Ngồi bắt chéo chân có thể gây tê dây thần kinh mác chung?
Một số nghiên cứu khác chỉ ra, ngồi bắt chéo chân có ảnh hưởng đến huyết áp. Cụ thể vào năm 2010, có tới 7 nghiên cứu cho rằng khi ngồi bắt chéo chân, chỉ số đo huyết áp của bạn sẽ cao hơn bình thường.
Và nếu cứ duy trì thói quen này thì chả bao lâu sau bạn sẽ mắc bệnh cao huyết áp do áp suất đưa máu đi qua mạch máu trong cơ thể.
Huyết áp cao sẽ làm tim hoạt động nhiều hơn, có thể khiến tim kiệt sức, làm tăng nguy cơ bị trụy tim và thậm chí là tử vong.
Không chỉ vậy, nhiều người cho rằng ngồi bắt chéo chân còn có thể làm chúng ta mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân (varicose vein) - thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim từ phần chi dưới.
Huyết áp cao sẽ làm tim hoạt động nhiều hơn, có thể khiến tim kiệt sức, làm tăng nguy cơ bị trụy tim và thậm chí là tử vong.
Minh họa người bị giãn tĩnh mạch chân
Không chỉ vậy, nhiều người cho rằng ngồi bắt chéo chân còn có thể làm chúng ta mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân (varicose vein) - thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim từ phần chi dưới.
Hiện tượng này sẽ gây nên một số biến chứng như nhức mỏi, phù chân, tê chân, hoặc thậm chí gây nhiều bệnh ngoài da như chàm, loét chân... rất kinh khủng.
Và sự thật là...
Sự thực là thói quen ngồi vắt chân không hề kinh khủng như chúng ta vẫn nhầm tưởng.
Đề cập đến hiện tượng "tê chân" - một nhóm các bác sĩ ở Hàn Quốc đã theo dõi các bệnh nhân xem tư thế ngồi bắt chân của họ có ảnh hưởng hay không.
Và sự thật là...
Sự thực là thói quen ngồi vắt chân không hề kinh khủng như chúng ta vẫn nhầm tưởng.
Đề cập đến hiện tượng "tê chân" - một nhóm các bác sĩ ở Hàn Quốc đã theo dõi các bệnh nhân xem tư thế ngồi bắt chân của họ có ảnh hưởng hay không.
Và kết quả cho thấy 2 việc này... không liên quan gì đến nhau, mà hậu quả đến từ thói quen ngồi khoanh chân trên sàn nhà. Sở dĩ tư thế ngồi bắt chân "bị đổ oan" là vì chúng ta thường có xu hướng đổi tư thế ngồi khi không thoải mái, và tư thế được lựa chọn nhiều nhất là ngồi bắt chéo chân.
Vậy còn chuyện tăng huyết áp thì sao? Những nghiên cứu kể trên thực chất đều là nghiên cứu nhỏ và họ chỉ tiến hành đo huyết áp một lần duy nhất.
Đây mới chính là nguyên nhân khiến các bạn bị tê chân
Vậy còn chuyện tăng huyết áp thì sao? Những nghiên cứu kể trên thực chất đều là nghiên cứu nhỏ và họ chỉ tiến hành đo huyết áp một lần duy nhất.
Trong một nghiên cứu lớn hơn tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kì), các nhà nghiên cứu tại Istabul đã tiến hành một loạt các thí nghiệm khi con người ngồi ở 2 tư thế khác nhau: ngồi không bắt chéo chân và bắt chéo chân.
Kết quả là huyết áp thực sự cao hơn khi ngồi bắt chéo chân, nhưng chỉ sau 3 phút khi không ngồi bắt chéo chân nữa thì huyết áp của họ lại quay trở về mức cũ.
Để lý giải tại sao huyết áp lại tăng tạm thời, các nhà nghiên cứu tại Nijmegen (Hà Lan) tiến hành hàng loạt các phép đo vật lý dựa vào cơ chế máu đi khắp cơ thể và truyền ngược trở về tim. Họ phát hiện ra rằng, lực cản trong các mạch máu không tăng lên, nhịp tim hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên lượng máu đẩy ngược lên tim lại tăng lên, dẫn đến chỉ số huyết áp tăng, trong khi thứ gây hại cho chúng ta là huyết áp khi máu được đẩy đi nhờ tim.
Vì vậy việc ngồi bắt chéo chân chỉ tạm thời làm tăng huyết áp chứ chưa có bằng chứng nào cho thấy việc này sẽ gây ra những tác hại lâu dài. Tuy vậy những bệnh nhân cao huyết áp được khuyến cáo không nên ngồi bắt chéo chân quá lâu vì có khả năng cao xảy ra hiện tượng tụ máu và gây ra những cục máu đông.
Và cuối cùng là chứng suy giãn tĩnh mạch? Các nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy rằng nguyên nhân chính của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch là do gene di truyền, chứ không phụ thuộc vào tư thế của chúng ta.
Tuy nhiên, việc ngồi bắt chéo chân vẫn có tác hại nhất định lên cấu trúc xương của cơ thể.Nguyên do là vì khi ngồi tư thế này, chúng ta có xu hướng ngả người về phía trước và khum vai lại, làm lệch đi cấu trúc xương vốn có.
Ngồi bắt chéo chân có khiến huyết áp tăng, nhưng không gây tác hại về lâu dài
Để lý giải tại sao huyết áp lại tăng tạm thời, các nhà nghiên cứu tại Nijmegen (Hà Lan) tiến hành hàng loạt các phép đo vật lý dựa vào cơ chế máu đi khắp cơ thể và truyền ngược trở về tim. Họ phát hiện ra rằng, lực cản trong các mạch máu không tăng lên, nhịp tim hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên lượng máu đẩy ngược lên tim lại tăng lên, dẫn đến chỉ số huyết áp tăng, trong khi thứ gây hại cho chúng ta là huyết áp khi máu được đẩy đi nhờ tim.
Vì vậy việc ngồi bắt chéo chân chỉ tạm thời làm tăng huyết áp chứ chưa có bằng chứng nào cho thấy việc này sẽ gây ra những tác hại lâu dài. Tuy vậy những bệnh nhân cao huyết áp được khuyến cáo không nên ngồi bắt chéo chân quá lâu vì có khả năng cao xảy ra hiện tượng tụ máu và gây ra những cục máu đông.
Ngồi bắt chéo chân có thể gây tổn hại cho cấu trúc xương của chúng ta
Tuy nhiên, việc ngồi bắt chéo chân vẫn có tác hại nhất định lên cấu trúc xương của cơ thể.Nguyên do là vì khi ngồi tư thế này, chúng ta có xu hướng ngả người về phía trước và khum vai lại, làm lệch đi cấu trúc xương vốn có.
Nhưng theo các bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể tự khắc phục vấn đề này bằng cách để ý ngồi thẳng lưng và giữ vai ngay ngắn.
... đến những lợi ích bất ngờ không ai ngờ tới
Rõ ràng, ngồi bắt chéo chân hoàn toàn không có hại. Và thật ngạc nhiên, một nghiên cứu của trường ĐH Y Rotterdam (Hà Lan) đã tìm ra một số lợi ích từ tư thế ngồi này.
Cụ thể, họ tiến hành thí nghiệm với một nhóm người trẻ tuổi, yêu cầu họ ngồi với các tư thế duỗi thẳng chân, bắt chéo chân qua đầu gối và bắt chéo chân qua mắt cá chân.
... đến những lợi ích bất ngờ không ai ngờ tới
Rõ ràng, ngồi bắt chéo chân hoàn toàn không có hại. Và thật ngạc nhiên, một nghiên cứu của trường ĐH Y Rotterdam (Hà Lan) đã tìm ra một số lợi ích từ tư thế ngồi này.
Cụ thể, họ tiến hành thí nghiệm với một nhóm người trẻ tuổi, yêu cầu họ ngồi với các tư thế duỗi thẳng chân, bắt chéo chân qua đầu gối và bắt chéo chân qua mắt cá chân.
Sau đó họ mô phỏng lại chính xác cấu trúc xương chậu ở cả ba tư thế và tìm hiểu sự hoạt động các cơ bắp khi chúng ta ngồi bắt chéo chân.
Kết quả cho thấy tư thế ngồi bắt chéo chân làm dài nhóm cơ hình quả lê chạy dọc phía sau khớp hông tới 11% so với khi chúng ta ngồi không bắt chéo chân, và 21% so với khi duỗi thẳng chân.
Cơ hình lê có vai trò rất quan trọng trong vận động phần dưới của cơ thể bởi nó giúp cố định khớp háng, nâng và xoay đùi ra ngoài. Điều này cho phép chúng ta bước đi, nâng trọng lượng cơ thể từ chân này sang chân khác và duy trì sự cân bằng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng tư thế ngồi bắt chéo chân giúp làm tăng sự ổn định của các khớp xương chậu.
Chính vì thế, nếu bạn có thói quen ngồi bắt chéo chân thì... cứ việc thỏa mãn sở thích của mình, miễn sao không ngồi quá lâu để ảnh hưởng đến khung xương là được.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng tư thế ngồi bắt chéo chân giúp làm tăng sự ổn định của các khớp xương chậu.
Ngồi theo kiểu "tốn diện tích" như thế này thì thật chẳng dễ thương chút nào...
Chính vì thế, nếu bạn có thói quen ngồi bắt chéo chân thì... cứ việc thỏa mãn sở thích của mình, miễn sao không ngồi quá lâu để ảnh hưởng đến khung xương là được.
Theo Trí Thức Trẻ
Đăng nhận xét