Với bộ giáp nặng nề bọc kín thân, kỵ binh Cataphract được ví như những “cỗ xe tăng” thời cổ đại, mạnh mẽ không gì cản nổi và là nỗi ác mộng của 10.000 người La Mã sống sót sau thảm kịch tại Carrhae.

Cataphract (còn gọi là thiết kỵ) là tên gọi của đội kỵ binh hặng nặng của phương Đông, trang bị bởi một bộ áo giáp dạng lưới hoặc dạng vảy cá che kín toàn thân và chiến mã.
Cataphract thường được các bộ lạc du mục và các triều đại phía đông Iran, các vương quốc ở Trung Cận Đông thời cổ đại sử dụng. Dần dần, những người Hy Lạp và La Mã cũng học tập và tạo nên các đội Cataphract của mình.
Về sau, Capatphract lan đến các quốc gia Đông Âu và Nga. Cụ thể, một số quốc gia, dân tộc có các đội quân Cataphract "nổi tiếng" là:
"Đế chế Ba Tư Achaemenid, đế chế Ba Tư Parthia, vương quốc Pergamum, vương quốc Armenia cổ đại, người Sarmatian ở Iran, đế chế Seleucid, đế chế Ba Tư Sassanid, đế chế La Mã và đế chế Byzantine".
Kỵ binh Cataphract - Những “cỗ xe tăng” thời cổ đại
Trong ngôn ngữ cổ đại, từ “Cataphract” được người La Mã và Hy Lạp sử dụng để mô tả những kỵ binh siêu nặng trên chiến trường.

Kỵ binh Cataphract được ví như những “cỗ xe tăng” thời cổ đại. Hình minh họa
Kỵ binh Cataphract được ví như những “cỗ xe tăng” thời cổ đại. Hình minh họa
Thông thường, kỵ binh được chia làm 2 loại: kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ. "Nặng" và "nhẹ" là khái niệm dùng để chỉ lượng trang bị mà một kỵ binh mang theo, đó có thể là áo giáp, vũ khí, mũ mão, áo choàng sắt cho ngựa.
Nhưng với riêng các Cataphract, lượng trang bị mà họ mang nhiều hơn quá mức so với một kỵ binh nặng thông thường. Vì thế, người ta gọi Cataphract là lớp kỵ binh siêu nặng.
Nếu như các kỵ binh Hetairoi (kỵ binh dưới thời Alexander Đại đế) thường được trang bị áo giáp ngực thì Cataphract lại vận giáp kín người bao gồm: mặt nạ, bọc tay, bọc chân và toàn bộ những phần cơ thể còn lại.
Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo và các Cataphract cũng vậy. Sự nặng nề của bộ giáp khiến cho việc xoay trở vô cùng khó khăn.
Do vậy, kỵ binh Cataphract chậm chạp hơn nhiều lần so với các kỵ binh khác. Nhất là vào thời cổ đại, khi bàn đạp trên ngựa chưa được phát minh, việc điều khiển được những chú ngựa Nisean siêu khỏe càng trở nên khó khăn hơn.
Chưa kể có vậy, ngay cả những chú ngựa cũng được bọc trong những bộ giáp dày và nặng nề.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Các học giả cổ sau này đều viết về Cataphract như thể đó là một tuyệt tác của thế giới cổ đại. Sallust (86 - 34TCN) nói:
“Bộ mặt của kỵ binh Cataphract chính là sắt” trong khi Ammianus Marcellinus (mất năm 350) lại cho rằng:"Những vòng tròn thép bọc vòng quanh cơ thể sẽ hoàn toàn che kín dù là bó cơ nhỏ nhất của chiến binh”.
Hoàng đế La Mã Aurelian khi lần đầu nhìn thấy các kỵ binh của Đế chế Palmyrene trong trận Emesa năm 270 đã phải thốt lên: “Họ quá tự tin vào những bộ giáp nhưng quả thực chúng thật sự chắc chắn và an toàn”.
Nhiều tài liệu cho biết, dưới những lớp giáp sắt, các kỵ binh còn mặc thêm giáp làm bằng da thú hoặc hợp kim đồng.
Kỵ binh Cataphract - Nỗi khiếp sợ của người La Mã
Được trang bị tới "tận chân răng" như vậy nhưng trong thời kỳ đầu, những ghi chép về Cataphract cho thấy họ toàn… thua chứ ít khi nào thắng.
Bởi một lẽ chưa một danh tướng nào biết sử dụng Cataphract cho đến tận trận Carrhae giữa Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia.
Phải đến năm 53 TCN, người ta mới biết đến sức mạnh khủng khiếp của các Cataphract. Khoảng 1.000 Cataphract và 9.000 xạ kỵ của Đế chế Parthia dưới sự chỉ huy thiên tài của Surena đã đánh tan 40.000 quân La Mã của Marcus Linus Crassus (một trong tam hùng La Mã thời đó, bên cạnh Pompey Magnus và Gaius Julius Caesar) mà chỉ thiệt hại có vỏn vẹn hơn… 100 người.
Người La Mã không coi kỵ binh Macedonia – truyền nhân của Alexander Đại đế ra gì, nhưng họ lại luôn e dè sức mạnh của các Cataphract. Vào thế kỷ II, người La Mã đưa Cataphract vào trong quân đội như một phần không thể thiếu.
Đế chế Byzantine (Đông La Mã) xây dựng lực lượng Cataphract mang tên Athanatoi lên tới 10.000 người vào những năm thịnh vượng.
Cataphract trên chiến trường vẫn luôn giữ được oai phong cùng sự mạnh mẽ và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền quân sự của tất cả các nước thời Trung cổ.
Kỵ binh Cataphract trong phim ảnh và game
Trong series game Rome: Total War, Cataphract là đơn vị kỵ binh là mạnh nhất game. Ở bản gốc, Cataphract được đào tạo bởi phe Parthia, phe Armenia. Phe Pontus cũng có một đơn vị gần giống là Capcadocian Cavalry.

Kỵ binh Cataphract trong series game Rome: Total War
Kỵ binh Cataphract trong series game Rome: Total War
Ở bản mở rộng Barbarian Invansion, đế quốc Sassanid sở hữu các đơn vị Clibanarius và Cataphractius mạnh nhất, tiếp đó là đế quốc Đông La Mã. Cataphract được đánh giá là có sức tấn công yếu nhưng phòng thủ cực mạnh và có chỉ số "đột kích" (charging) rất cao.
Trong series Medieval: Total War, Byzantine, Nga và các quốc gia Hồi Giáo có thể đào tạo được các đội Catapharct hoặc các đơn vị kỵ binh có trang bị và chiến thuật gần giống.
Trong phim Truyền thuyết Jumong, đội kỵ binh áo giáp của nhà Hán cũng có những trang bị như Cataphract. Trong phim Hải thần thì cũng có xuất hiện những bức vẽ của các kỵ binh dạng Cataphract.
Theo Ngay Nay
Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.