Tất cả những bình chọn kiểu Top 10 trong loạt bài chuyên đề “kỹ thuật quân sự thời đại vũ khí lạnh” dựa trên bình chọn của một số website lớn về quân sự trên thế giới như Military.com, Military.discovery.com, Guardian.co.uk, Defence.pk …
Xem Phần 1
6. Khinh kỵ binh Balan: Đôi cánh của chiến trường
Nếu được xếp loại cho đội quân nào ăn mặc hợp thời trang và hoành tráng nhất trong lịch sử trung cổ thì chắc chắn top 1 sẽ lọt vào tay những Winged Hussar của Balan.
Tiền thân xuất phát từ một nhóm lính đánh thuê mộ đạo của người Serbia vào khoảng năm 1500 và dần dần phát triển thành một đạo quân chính quy hùng mạnh.
Khắp dải mặt trận miền Đông Châu Âu trong suốt 100 năm (1570 -1580) họ bất bại trước mọi đối thủ kể cả quân Ottoman, Cossacks (kỵ binh cô dắc) hay người Nga (Tatar).
Đôi cánh trên lưng họ là một cảnh tượng kinh hoàng trên mọi chiến trường, với ngọn thương cực dài và trường kiếm nhọn, họ là những gì tinh túy nhất của những kỵ binh Châu Âu thời bấy giờ.
Sử dụng những ngọn thương dài thuần thục cộng với chiến thuật càn quét mạnh mẽ như những cơn lốc, đơn giản nhưng gần như không có nhược điểm.
Người Ottoman từng nghĩ ra phương pháp khắc chế khinh kỵ Balan bằng cách sử dụng Pikeman với giáo dài có móc để móc vào chân ngựa (đây cũng là cách chống lại kỵ binh hiệu quả được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới) nhưng vô dụng bởi khả năng bố trí thế trận và khả năng cưỡi ngựa thành thục của những Winged Hussar.
Chiến công vĩ đại nhất của khinh kỵ Balan là trận đánh thành Vienna năm 1683.
Tháng 9 năm 1683 quân Ottoman đem tới 150000 quân do Hoàng đế Mehmed IV chỉ huy và thêm 12000 quân do tể tướng Ottoman Kara Mustafa Pasha dẫn đầu tiến đánh và bao vây thành Vienna.
Sau đó chính giáo hoàng Innocent XI đã gửi quân đội Balan đến giải vây thành Vienna với khoảng 30000 quân.
Trong trận đánh, đích thân vua Balan Jan Sobieski chỉ huy 3000 kỵ binh Winged Hussars phá vỡ hàng ngũ quân Ottoman, đánh thẳng vào doanh trại người Thổ kết hợp với quân đội thủ thành Viên xông ra trợ chiến.
Sau hơn 3 tiếng đội quân của người Thiên chúa giáo hoàn toàn thắng trận và giải vây được thành Vienna.
Càn quét theo đội hình như một cơn lốc
Hình ảnh những khinh kỵ binh Winged Hussar được dùng trong những đồng tiền của Balan trong suốt một thời gian dài.
Kiếm nhọn để đâm vào kẽ những chiếc áo giáp
7. Kỵ binh Cataphract
Catapharact được xem như là một phong cách ảnh hưởng nhiều nhất đến những kỵ binh - chiến binh ở khắp nơi trên thế giới.
Rất nhiều nơi đã học theo phong cách này từ người Hy Lạp, Parthia, Iran, Roman hay thậm chí là cả những Knight của Châu Âu.
Cũng trong thời điểm này, khái niệm về những kỵ binh siêu nặng ra đời, gọi là siêu nặng nhưng gánh nặng từ những chiếc Plate Armor được thay thế bằng Chainmail Armor (giáp xích) nhẹ nhàng và linh hoạt hơn nhiều.
Đâm vào đâu cũng khó mà chết được
Đây có thể xem là thời kì hoàng kim của kỵ binh khi những gì ưu tú nhất được tập trung trên người họ kể cả con ngựa mà họ cưỡi. Tất cả được bảo vệ kĩ càng từ đầu tới chân bởi giáp kim loại.
8. Kỵ binh Cossack
Đây là những kỵ binh rất nổi tiếng thế giới và được xem như là những kỵ binh tốt nhất của mọi thời đại.
Họ là bậc thầy của đánh trận, từ những trận chạm trán đối mặt, càn quét, đánh phá (raiding), trinh sát (reconssaince), quấy rối, hit and run và cuối cùng là chiến thuật bỏ chạy. Mỗi người lính đều có những kỹ năng quân sự và tính độc lập rất cao.
Tuy nhiên do có số lượng khá khiêm tốn cộng với việc họ chỉ là một cộng đồng các dân tộc rải rác trên các thảo nguyên phía nam của Đông Âu và phần Châu Á của nước Nga nên họ chủ yếu chiến đấu cho người Nga chứ không phải dân tộc mình.
Bản thân họ cũng không được đoàn kết.
Trong suốt thế kỉ 18 và 19 họ chiến đấu thường trực trong đội quân của Nga Hoàng. Đến khi cuộc nội chiến Nga diên ra ( 1917 ), họ chiến đấu cho cả 2 phía và nhiều lúc tự đánh lẫn nhau.
Trang bị của 1 người lính Cossack cận đại
Từ Cô Dắc trong tiếng Thổ là Qazaq ( tiếng Anh là Cossack ) có nghĩa là Kẻ mạo hiểm hay Người tự do.
Bản thân người Cô dắc là một dân tộc hào hùng và khá bạo lực, nhiều ý kiến cho rằng người Cô Dắc hoang dã nhưng thực chất họ cũng rất hào hoa và nghệ sĩ.
Khả năng cưỡi ngựa siêu việt của dân Cô dắc
9. Những thiết kị binh của Napoleon
Những đạo thiết kỵ của hoàng đế Napoleon là biểu tượng của sự đông đảo, mạnh mẽ, kỉ luật và trên hết là minh chứng hùng hồn cho câu nói “ mạnh vì gạo bạo vì tiền “.
Với khả năng tổ chức quân đội tài tình ( và cả sự giàu có ) của Naopleon I, quân đội và cả kỵ binh của Pháp trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết sau cả thiên niên kỉ yếu đuối thậm chí là mờ nhạt.
Ông cũng nêu rõ tầm quan trọng của kỵ binh trong học thuyết quân sự của mình và được nhiều đối thủ học tập.
Bộ binh của Hoàng đế Napoleon không hề yếu nhưng kỵ binh lại được trang bị và tuyển chọn tốt hơn nhiều. Nói chung những gì tốt đẹp nhất đều được Napoleon trang bị cho đội quân ưu tú của mình.
Tất nhiên Napoleon đã chứng minh học thuyết quân sự của mình là đúng khi bất bại trên mọi chiến trường, tham vọng của ông còn lớn hơn cả của Ceasar và Alexander đại đế. Ông chỉ thất bại 1 lần duy nhất nhưng 1 lần đó cũng đủ kết thúc tất cả …
Giàu và mạnh chính là yếu tố làm nên những chiến thắng của Napoleon
10. Kỵ binh Mông Cổ
Xếp thứ 10 không có nghĩa là kỵ binh Mông Cổ yếu hơn những đạo quân phía trên. Họ chính là những kỵ binh khát máu, đông đảo và thành công nhất trong mọi thời đại.
Những cuộc chiến đối với họ đồng nghĩa với sự tàn sát và phá hủy. Từ những bộ tộc nhỏ bé hẻo lánh đến kinh ngạc, họ đã phát triển thành một đế chế có đất rộng nhất trong lịch sử loài người.
Bản thân những kỵ binh Mông Cổ không mạnh bằng những Knight của châu Âu, không tài giỏi bằng những kỵ binh Macedonia hay đế chế Ottoman nhưng khi lực lượng kỵ binh Mông Cổ cùng nhau tác chiến, họ là mạnh nhất.
Họ giống những con sói hoang trên chiến trường, sinh ra trên lưng ngựa và sinh ra là để giết chóc, tàn phá.
Các hiệp sĩ khắp một dải châu Âu, những kỵ binh Muslim của các vương quốc hồi giáo, chiến binh Slavic của Nga , binh lính đông đảo của Trung Quốc … Không nơi nào chống đỡ được vó ngựa của dân Mông Cổ.
Mạnh yếu là ở số lượng
Theo Soha
Đăng nhận xét