Sự ra đời của tổ chức khủng bố đầu tiên trên thế giới
Mục tiêu hoạt động của Zealots kết hợp giữa vấn đề chính trị và tôn giáo. Tổ chức này vừa muốn “giành lại độc lập đất nước từ Rome”, đồng thời cố gắng áp đặt lên xã hội tôn giáo nghiêm ngặt do chính họ tạo ra.
Đó là vì cách hoạt động của tổ chức này. Zealots khởi nguồn bằng những tuyên bố đậm chất nhân văn nhưng lại tiến hành tranh vũ trang dưới dạng du kích, bao gồm cả việc chiến đấu trong các đô thị, khiến người dân vô tội vạ lây rất nhiều chỉ để đạt được các mục tiêu về chính trị và tôn giáo.
Tuy nhiên, mục tiêu của Zealots không chỉ nhắm vào những nhà cầm quyền mà còn vào người dân Do Thái ủng hộ chính phủ. Tổ chức này xem đó là những kẻ phản bội Tổ quốc, những kẻ không đủ nhận thức về đạo đức và kết cục thường là... cắt cổ.
Cụ thể, Zealots thường trừng phạt người dân bằng cách sử dụng dao găm để cắt cổ họng các tội nhân của họ tại nơi công cộng, từ đó lan truyền nỗi sợ hãi trong hàng ngũ của địch. Đó là những hành vi của một tổ chức khủng bố.
Chiến lược khủng bố giết người tại nơi công cộng không chỉ đạt hiệu quả mong muốn trong việc đe dọa kẻ thù, mà còn gây tác động tâm lý sâu sắc bằng cách tạo ra một cảm giác dễ bị tổn thương trong dân chúng.
Bên cạnh đó, Zealots mở rộng tầm hoạt động thông qua tuyên truyền. Để thực hiện chiến lược cuối cùng này, tổ chức thường tiến hành các cuộc tấn công chống lại người La Mã với số lượng lớn hơn họ nhiều lần, thể hiện một sự sẵn sàng đối mặt với kẻ thù dù nguy cơ bị tiêu diệt là rất lớn.
Thái độ sẵn sàng liều mạng chống lại chính quyền La Mã khiến Zealots thu hút rất nhiều người xin gia nhập - giống như các tổ chức khủng bố ngày nay. Những kẻ ủng hộ Zealots cho rằng, đây là một một tổ chức anh dũng đấu tranh chống đế quốc, đặc biệt là trong tầng lớp thấp và trẻ tuổi.
Sự kết thúc của Zealots
Những cuộc nổi loạn của Zealots sau đó cũng không còn là đánh du kích mà trở nên công khai hơn. Thậm chí có thời điểm, giáo phái này đã chiếm được Jerusalem - nơi được xem là thánh địa của người Do Thái.
Nhưng khi đã bước ra ngoài ánh sáng thì Zealots không còn là đối thủ của quân đội La Mã - đội quân mạnh nhất thời bấy giờ. Đến năm 70, khi bị bao vây tại pháo đài Masada, toàn bộ những người đứng đầu Zealots đã tự sát - đánh dấu chấm hết cho tổ chức khủng bố đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, Zealots đã tạo ảnh hưởng đến rất nhiều các tổ chức khủng bố khác sau này. Chúng cũng sử dụng chiến lực truyền cảm giác bị sỉ nhục đến với quần chúng, khiến họ căm phẫn tham gia, để rồi nhận ra những mặt tối của tổ chức nhưng không còn đường lui nữa.
Nguồn: Trí Thức Trẻ
Đăng nhận xét