Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có lúc chúng ta vướng phải chuyện bực mình. Nếu không biết kiềm chế, dễ gây tổn hại tới bản thân.

Dưới đây là những cách đơn giản giữ bình tĩnh lúc nóng giận
Ngừng lại và hít một hơi thở sâu
Việc đầu tiên bạn nên làm là ngừng hết mọi suy nghĩ và hít một hơi thở sâu. Đừng làm bất kỳ điều gì một cách vội vã, bởi vì bạn có thể sẽ phải hối hận sau đó. Hãy nhắm mắt lại, đếm từ 1 đến 10 rồi sau đó hít một hơi thở sâu.
Hãy đốt cháy cơn giận trong việc tập thể dục
Mặc dù chúng ta cố gắng không để cơn giận dữ thoát ra, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng tràn ra bề mặt được. Khi đó thì cách tốt nhất là hãy chuyển năng lượng giận dữ sang các bài tập thể dục. Hãy đứng lên, ngồi xuống, chạy bộ, tập gym để đốt cháy dòng năng lượng. Tập thể dục giúp tiêu hao cơn bực tức, làm cho tinh thần phấn khởi lên, giúp bạn cảm thấy khỏe hơn và vui vẻ hơn. Bạn cũng có thể đi ngủ một chút nếu bạn cảm thấy quá thất vọng. Ngủ cũng có thể làm cho bạn bình tĩnh hơn, làm nguôi ngoai cơ thể và tâm trí.
Gạt bỏ hết những suy nghĩ vô ích trong đầu bạn
Điều này bao gồm những tư tưởng oán thù và những suy nghĩ như “thật không công bằng”… Những suy nghĩ này không giúp được gì cả. Chúng chỉ làm cho sự tức giận của bạn tồi tệ hơn. Hãy gạt bỏ chúng và bạn sẽ thấy mình dễ dàng bình tĩnh hơn. Ngoài ra, hãy tránh sử dụng những câu như “Anh luôn làm như vậy” hay “Anh không bao giờ biết lắng nghe người khác”, “Tốt hơn là anh nên…”, v.v… Những cách nói này sẽ khiến tình hình trầm trọng thêm. Thay vào đó, hãy tập trung suy nghĩ vào những điều tích cực, bạn sẽ thấy chúng hiệu quả hơn và xua tan cơn bực bội.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Quay lại tự hỏi mình một số câu hỏi
Đừng bao giờ phản ứng lại khi bạn đang thực sự bị kích động vì bấy giờ bạn giống như là một nồi nước sôi vậy. Hãy nhìn vào trong tâm mình và tự hỏi một số câu để đánh giá tình hình như: Mình có thể chịu được tình huống khó chịu này không? Mình có hiểu lầm gì không? Sự việc này có đáng không? Lúc giận dữ trông mình như thế nào nhỉ? Mặt mình có đỏ lên không? Mình có vung tay vung chân không? Liệu mình có muốn làm việc với ai giống như mình bây giờ không? Dĩ nhiên là không. Việc bận rộn với những câu hỏi trên sẽ khiến não bộ của bạn được bảo vệ tránh phản ứng thái quá. Chúng rất hữu ích cho những người đang tức giận.
Hãy viết chúng ra
Nếu bạn vẫn cảm thấy không vui sau khi đã cố gắng loại bỏ cảm xúc tiêu cực, vậy hãy viết nó ra. Viết ra cảm xúc của bản thân là cách để giữ bình tĩnh rất tốt bởi vì nó cho phép bạn có thể phân tích và làm sáng tỏ sự phức tạp của vấn đề, từ đó đi đến một giải pháp. Nó cũng khiến cho não của bạn đào thải sự việc đó ra vì nó đã được lưu lại cố định ở một chỗ khác rồi.
Đặt mình vào vị trí đối phương
Bạn đã bao giờ nghĩ về việc đặt mình vào vị trí của người phải đón nhận cơn giận dữ của bạn chưa? Bạn đã bao giờ nghĩ xem họ cảm thấy thế nào khi bạn la hét? Hãy thử làm những việc đó để học cách giữ bình tĩnh.
Đừng đòi hỏi bản thân phải hoàn hảo. Chẳng hề gì nếu bạn không phải là một người hoàn hảo. Tất cả những người ra vẻ hoàn hảo đều là người giả dối. Khi bạn đòi hỏi bản thân và người khác phải hoàn hảo, bạn chỉ làm khổ mình thôi.
Theo Khỏe và Đẹp
Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.