Ông Địa và Thần Tài là hai vị thần được người dân thờ cúng chung trong một tủ thờ được đặt dưới nền nhà. Tủ thường được làm bằng gỗ, hướng thẳng ra cửa, đặt ở nơi có vách dựa vào để tạo sự vững chắc cho tủ thờ. Đồng thời cũng hàm ý rằng việc kinh doanh sẽ bền vững và phát đạt.
Ảnh minh họa.
Không để đèn thờ tắt
Ngọn đèn thờ trên bàn thờ được ví xem như một ngọn hải đăng dẫn lối các vị thần giáng trần. Vì vậy, trong quá trình thắp nhang không được để bàn thờ bóng đèn thờ bị tắt hay quên bật đèn thờ. Với nhiều nhà kinh doanh buôn bán thì việc để đèn thờ suốt ngày là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, để bàn thờ tụ khí với ý nghĩa thần tài ghé thăm nhiều nhà kinh doanh buôn bán hay những nhà mới lập nên thắp hường (nhang) thường xuyên vào mỗi sáng sớm.
Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn.
Hướng đặt ông thần tài
- Hướng đặt Thần tài, bàn thờ tốt nhất nên quay về hướng tốt so với tuổi của chủ nhà và cần quan tâm thêm đến trạch khí của ngôi nhà cũng như bố cục của phòng ốc để có lựa chọn tối phù hợp nhất.
- Nhiều trường hợp, bàn thờ thần tài vẫn có thể xoay chéo 45 độ so với tường. Khi đó, phía sau lưng cần có bức vách che góc nhọn của tường hoặc những đồ trang trí như lọ lộc bình... để làm vững lưng ban thờ.
- Sau khi xác định được rõ ràng tọa hướng, dùng la bàn xác định xem nhà ở thuộc trạch nào, rồi đặt ban thờ ở phương vị xấu, hướng nào phương vị tốt nhất. Theo đó mới là cách đặt ban thờ chính xác nhất.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc).
Đăng nhận xét