VR được hiểu là thực tế ảo hay thực tại ảo là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập bởi con người. Các môi trường giả lập này là hình ảnh do con người chủ động thiết kế qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như họ đang ở trong chính không gian đó.
Bên cạnh việc tạo ra cho người dùng các trải nghiệm về hình ảnh ảo, công nghệ VR còn tương tác với người qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.
Trong khi đó, thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR) là những hình ảnh thực tế trước mắt bạn được “tương tác” hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo. Nó giúp cho những hình ảnh thực tế trước mắt bạn trở nên phong phú hơn với các hình ảnh ảo. Như vậy nếu như VR là một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra thì AR lại là thế giới thực ở trước mắt được tăng cường thêm các hình ảnh hoặc thông tin ảo. Game Pokemon Go là một ví dụ của công nghệ AR.
Một thiết bị AR khá nổi trong thời gian qua chính là Microsoft HoloLens. Chiếc kính này có một lớp kính để bạn vẫn thấy được những gì đang diễn ra bên ngoài chứ không bịt kín hết như Oculus Rift, HTC Vive VR hoặc Google Cardboard. HoloLens cũng sẽ dựng các ảnh ảo 3D rồi phủ lên những vật thể ngoài đời thực để bạn có thể tương tác với chúng.
Kính Microsoft HoloLens
Cả VR và AR đều tạo ra một cái nhìn khác biệt về thế giới cho người dùng, tuy nhiên những công nghệ này vẫn tồn tại nhược điểm cần phải khắc phục.
Đối với VR, vì bản chất của VR là đưa người dùng đến một thế giới mô phỏng, nên nếu người dùng tiếp xúc nhiều với VR họ sẽ mắc hội chứng mô phỏng. Ngoài ra, để sử dụng được VR, người dùng cần đeo nó trong môi trường có kiểm soát, giám sát. Kính VR hiện tại chưa được thu gọn ở một kích thước đủ nhỏ để bạn có thể đặt trong ví và mang đi khắp nơi.
Đối với AR, những hình ảnh ảo do nó tạo ra nhỏ hơn nhiều so với VR. Và cũng giống như VR, nó cũng có nhược điểm riêng. Do là một thiết bị công nghệ đeo đầu, nó cần phải có kiểu dáng thời trang hơn để được xã hội chấp nhận. Trên thực tế, lý do chính khiến cho người dùng thờ ơ với Google Glass là do nó thiếu tính thẩm mỹ.
Hiện tại, công nghệ AR đang phổ biến hơn so với VR, nhất là sau đợt Pokemon Go. Với AR bạn có thể xài ngay chiếc điện thoại của mình để chạy, vì hiện tại hầu hết điện thoại đều đã có camera cũng như các cảm biến đủ mạnh để nhận biết về thế giới bên ngoài của bạn.
Trong khi đó, VR do đòi hỏi phải có phần cứng chuyên dụng nên chưa thể phát triển mạnh như AR. Ít nhất bạn sẽ cần có một chiếc kính thực tế ảo, dù giá rẻ hay mắc thì vẫn phải đi mua. Để trải nghiệm tốt hơn, bạn sẽ cần thêm một dạng tay cầm nào đó, có thể là tay cầm chơi game hay những thiết bị được phát triển riêng.
AR và VR thực chất không phải đối thủ của nhau. Mỗi cái có những ứng dụng rất riêng mà cái còn lại không thể làm được, vậy nên chúng vẫn sẽ tồn tại song song nhau.
Công nghệ thực tế ảo là gì
Công nghệ thực tế ảo và xu hướng phát triển tại Việt Nam
Lợi ích từ công nghệ thực tế ảo với ngành bất động sản
6 ứng dụng thực tế ảo AR "vui vẻ" trên Android
5 ngành được lợi nhiều nhất từ công nghệ thực tế ảo
10 ứng dụng thực tế ảo tuyệt vời cho trẻ nhỏ
Theo Trải nghiệm số
Đọc thêm:
Công nghệ thực tế ảo là gì
Công nghệ thực tế ảo và xu hướng phát triển tại Việt Nam
Lợi ích từ công nghệ thực tế ảo với ngành bất động sản
6 ứng dụng thực tế ảo AR "vui vẻ" trên Android
5 ngành được lợi nhiều nhất từ công nghệ thực tế ảo
10 ứng dụng thực tế ảo tuyệt vời cho trẻ nhỏ
Đăng nhận xét