Latest Post

Chia sẻ những thủ thuật Facebook hay và vô cùng thú vị mà có thể bạn chưa biết đâu. Đây là một mẹo cực hữu ích đối với những người thích dùng Facebook

Bỏ chức năng "Seen/Đã thấy" của Facebook

Đây là tính năng được cho là khá nhiều chuyện của Facebook. Đôi khi bạn đang chat và gặp phải câu hỏi khó trả lời của đối phương, hoặc đơn giản là không muốn trả lời nên muốn lơ đi. Nhưng Facebook lại mách lẻo là bạn đã đọc được những gì người kia gửi đi.


Để bỏ đi chức năng này, bạn chỉ cần tải Facebook Unseen nếu đang xài Chrome hoặc Chat Undetected nếu xài Firefox hay Internet Explorer là đã có thể giải quyết được tất cả.

Nhập sinh nhật của tất cả bạn bè vào Google Calendar, iCal hoặc Outlook



Để không bỏ lỡ sinh nhật của bất kỳ người bạn nào. Hãy vào phần Events (Sự kiện) ở góc trái trang chủ. Nhìn ở góc dưới cùng bên phải bạn sẽ thấy Upcoming Events và Birthdays. Copy 1 trong 2 link đó.



Mở Google Calendar của bạn lên và chọn hàng kế Other Calendars > Chọn Add by URL, paste link đã copy. Hoàn thành thao tác lưu trữ và nhắc nhở cho mình.

Đối với iCal: chọn Calendar > Subscribe và dán link đã chọn.

Đối với Outlook: chọn Tools > Account Settings > Internet Calendarsvà thực hiện thao tác tương tự.



Để không bỏ sót bất kỳ tin nhắn nào

Bạn có biết Facebook có đến 2 hộp tin nhắn.



Những tin nhắn của những người không có trong danh sách bạn bè của bạn thường sẽ được đưa vào hộp thư Other và Facebook sẽ không hiện tin báo cho hộp thư này. Nếu bạn không muốn bỏ sót bất kỳ tin nhắn nào thì hãy click vào biểu tượng Messages và chọn Other.

Hoặc nếu ngược lại, bạn không thích nhận những tin từ người lạ vì cảm thấy phiền thì có thể chọn giới đối tượng gửi được tin nhắn vào hộp thư chính. Chọn Setting -> Privacy -> Who can contact me? -> Whose messages do I want filtered into my Inbox? -? Strict Filtering





Tìm kiếm bài post của người khác



Công cụ tìm kiếm của Facebook hiện đã cải tiến hơn rất nhiều so với trước đây, nên bạn có thể dễ dàng tìm được những post đã từng chia sẻ với mình.
Nếu bạn muốn tìm những post của bạn bè mình thì hãy gõ tên của họ vào thanh tìm kiếm, kèm theo những từ khóa và đợi kết quả tìm kiếm.



Nếu bạn muốn đi du lịch và muốn tìm kiếm ý tưởng mới cho chuyến đi của mình, thì hãy tìm kiếm địa điểm và tham khảo từ các post hay hình ảnh từ bạn bè.



Đăng file GIF lên Facebook

Đầu tiên hãy copy và dán link hình ảnh dạng GIF vào thanh status của mình. Sau khi phần preview của link này xuất hiện thì hãy xóa link đi. Và post như những status bình thường khác.




Giấu danh sách bạn bè của mình đi

Nếu bạn không thích cho người khác biết bạn bè của mình còn có những ai. Thì hãy chọn vào thanh Friends (bên góc phải màn hình) -> chọn Edit Privacy -> Only me. Và từ đó về sau, chỉ có bạn mới có thể nhìn thấy trong danh sách bạn bè của mình gồm có những ai, những người khác sẽ hoàn toàn không biết được.


Giới hạn đối tượng có thể đọc được status của bạn




Khi bạn muốn "nói xấu" ai đó, hoặc không thích một người nào đó trong danh sác bạn bè đọc được những status của mình thì hãy sử dụng cách này.

Vào Who should see this? ở góc phải bên dưới thanh Post, chọn Customvà thêm tên những người bạn không thích vào Don't share this with.


Kích thước chuẩn của Cover photo cho Facebook


Nếu bạn sử dụng máy tính bàn thì kích thước chuẩn cho một tấm ảnh cover là 851 x 315 pixels. Còn nếu bạn xem Facebook trên điện thoại thì kích thước sẽ là 399 x 150 pixels.


Chặn các lời mời chơi game phiền phức

Nếu bạn sử dụng ứng Facebook dành cho điện thoại, chọn More > Settings > Notifications > Mobile Push và bỏ chọn Application Requests.

Tính năng lưu lại những tin tức thú vị để đọc sau

Trong ngày, có rất nhiều bài viết hoặc tin tức hay được đưa lên Facebook, nhưng bạn không thể đọc hết cùng một lúc. Hãy sử dụng tính năng này để lưu lại những thứ bạn thích và đọc sau.




Chọn nú Share và sau đó là Save Link. Tất cả những gì bạn đánh giấu sẽ hiện trong Saved. Khi về nhà, bạn chỉ cần chọn thanh Saved (ở góc trái màn hình, nếu bạn sử dụng mất tính bàn) hoặc thanh More -> Saved (nếu bạn sử dụng ứng dụng trên điện thoại).


Theo BuzzFeeds

Hãy cùng xem ngón tay út của bạn (nam bên trái nữ bên phải, lòng bàn tay hướng về mình), trong ba đốt của ngón út, phần dài nhất của những đốt này, chính là lợi thế của bạn

Đốt dài nhất trong ngón tay út
Đốt dài nhất trong ngón tay út


Nếu đốt trên cùng của ngón út dài nhất, đây là tuýp người đầy sức hấp dẫn đồng thời sở hữu một kỹ năng ngôn ngữ tuyệt vời với khả năng quan sát mạnh mẽ, không dễ bị lừa.

Đốt giữa ngón tay út dài nhất, đại biểu cho những người có thiên bẩm chăm sóc mọi người rất tốt.
Đốt giữa ngón tay út dài nhất


Đốt giữa của ngón út dài nhất, đại diện cho những người vốn có kĩ năng thiên bẩm trong việc chăm sóc mọi người, hơn nữa có sức nhẫn nại lớn, rất nhiều nhân viên y tế có ngón tay út như vậy.

Đốt dưới cùng của ngón út dài nhất
Đốt dưới cùng của ngón út dài nhất


Đốt dưới cùng của ngón út dài nhất, những người loại này thường thích tự do tự tại, khao khát cuộc sống riêng tư không bị trói buộc, đốt ngón tay như vậy cũng biểu trưng cho những người có khả năng ăn nói lưu loát, kỹ năng thuyết giảng đạo lý tốt, tranh luận giỏi.

Đốt trên cùng của ngón út ngắn nhất
Đốt trên cùng của ngón út ngắn nhất


Đốt trên cùng của ngón út ngắn nhất, người này thường có kỹ năng biểu đạt kém, cùng với bản tính nhút nhát thiên sinh, không tự tin lắm vì vậy rất khó để khiến cho người khác hiểu được bản thân, nhân duyên cũng khá kém.

Đốt giữa của ngón út ngắn nhất

Đốt giữa của ngón út ngắn nhất

Đốt giữa của ngón út ngắn nhất, đại diện cho những người trung thành, có thái độ làm việc thường xuyên duy trì một cách nhất quán, có lập trường vững vàng không dễ cải biến, nhìn thì có vẻ là ưu điểm nhưng thật ra lại không phải vậy, nó không tốt ở chỗ họ quá cứng nhắc không biết tùy sự mà hành, kém linh hoạt.

Đốt cuối cùng của ngón út ngắn nhất
Đốt cuối cùng của ngón út ngắn nhất

Đốt cuối cùng của ngón út ngắn nhất thường chỉ những người có tính cách ngây thơ, thiện chân, dễ dàng tin tưởng người khác.

Sưu Tầm

Khi ăn vào những thực phẩm không lành mạnh, có thể làm cho bạn cảm thấy không đạt được “phong độ” tốt nhất. Những thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây ra mụn trứng cá, mệt mỏi, tâm trạng thất thường, và còn dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng khác.

Nếu bạn đang tìm một sự khởi đầu lại mới cho sức khỏe thì hãy loại bỏ tất cả các đồ ăn thức uống không tốt đang dự trữ trong tủ chứa đồ ăn của mình và theo một chế độ ăn uống sạch. 7 điều dưới đây sẽ giúp bạn khởi động các thói quen mới có lợi cho sức khỏe.

1. Chọn gian hàng với các sản phẩm lành mạnh

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mặt hàng đa dạng cho người tiêu dùng chọn lựa. Tại các trung tâm thương mại có những gian hàng chuyên đồ tươi sống hoặc thức ăn bổ ích cho sức khỏe chẳng hạn như trái cây và rau quả nhưng cũng có những khu bày các đồ ăn thức uống đóng hộp chứa đầy các chất bảo quản và phụ gia như là snack, bánh kẹo đóng gói, v.v… Bạn nên tránh các mặt hàng đóng gói này và chỉ chọn mua những đồ ăn lành mạnh vì chúng cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sử dụng chiến thuật này sẽ là một khởi đầu tuyệt vời cho bạn theo một lối sống lành mạnh.

(Ảnh: shubadak.com)

2. Học cách chọn nguyên liệu và cách chế biến

Nếu bạn đang cố gắng ăn sạch, tốt nhất bạn nên chọn các loại thịt nạc như thịt gà và cá. Những loại thực phẩm protein này thường tốt hơn là thịt đỏ. Ngoài ra, hãy tìm hiểu rõ việc chế biến thức ăn như thế nào là lành mạnh. Hãy nói “không” với tẩm bột chiên mà thay vào đó là đồ nướng hoặc hấp.
Một mẹo khác để ăn sạch chính là lựa chọn ngũ cốc như gạo nâu và bánh mì vì những loại thực phẩm này không những giàu dinh dưỡng hơn mà chứa nhiều hương vị thiên nhiên.

3. Đọc thành phần trên các đồ hộp, đóng gói

Trong khi bạn đã chọn các loại thực phẩm tươi sống, tuy vậy có những lúc bạn cần các mặt hàng đóng gói thì hãy đừng quên đọc nhãn ghi thành phần trên các đồ hộp hoặc gói để biết được những gì có trong món đồ đó. Theo một quy tắc chung, nếu bạn không thể phát âm tên của một thành phần nào đó thì bạn không nên chọn và ăn nó. Hãy chọn thực phẩm hữu cơ, như vậy sẽ ít các thành phần không tốt cho cơ thể.

(Ảnh: Getty image)

4. Uống nhiều nước

Đối với một chế độ ăn uống sạch thì nước lọc vẫn là tốt nhất, tránh đồ uống lon hoặc đóng hộp. Những đồ uống này tạo cho bạn cảm giác ngon miệng nhưng nó lại là thứ chứa nhiều chất bảo quản. Bạn hãy thử nhâm nhi nước lọc suốt cả ngày và phấn đấu tiêu thụ khoảng tám ly mỗi ngày (1 – 2 lít nước). Uống nước sẽ giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể và thậm chí có thể hỗ trợ tiêu hóa.

(Ảnh: Getty image)

5. Luyện tập ăn theo cảm nhận

Đây là một phương pháp hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn uống sạch. Bạn nên luôn luôn lắng nghe cơ thể mỗi khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Một khi bạn cảm thấy no thì không cần phải tiếp tục ăn. Bằng cách chú ý tới các tín hiệu của dạ dày và đưa đến bộ não, bạn sẽ ngăn lại việc ăn quá trớn trong các bữa ăn và giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động khỏe mạnh.

6. Loại bỏ muối và đường

Ngoại trừ tránh các loại thực phẩm đóng gói, bạn cũng cần cố gắng giảm thiểu lượng muối và lượng đường mỗi ngày. Bạn càng ít dùng muối và đường thì bạn sẽ càng giảm sự thèm muốn ăn chúng. Đây là một trong những cách giúp bạn ăn sạch.

7. Kiểm soát khẩu phần và ăn nhiều bữa

Để điều tiết cơ thể của bạn theo chế độ ăn uống sạch này, bạn nên ăn khẩu phần nhỏ hơn mọi ngày, chắc chắn bạn sẽ không bị đói. Cơ thể của bạn hoạt động tốt nhất khi được nạp năng lượng mỗi 4 đến 6 giờ đồng hồ. Miễn là bạn theo đúng các quy luật khẩu phần, bạn có thể ăn nhiều bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh trong suốt cả ngày.

Hầu hết chúng ta đều quen với khẩu phần lớn phục vụ tại các nhà hàng. Ăn sạch có nghĩa là bạn phải suy nghĩ về khẩu phần ăn mà bạn muốn nhà hàng chuẩn bị. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để điều chỉnh lại các khẩu phần thích hợp cho cơ thể của bạn cho việc ăn uống sạch.

Nếu bạn cảm thấy uể oải và mệt mỏi, đây là lúc để làm sạch chế độ ăn uống của bạn. Những lời khuyên cho việc ăn uống sạch ở trên sẽ giúp bạn có một cơ thể đầy sức sống và hướng tới một chế độ lành mạnh. Bạn đã sẵn sàng để thay đổi những thói quen không lành mạnh của mình chưa?

Theo Đại Kỷ Nguyên

Trong một mối quan hệ lãng mạn, có rất nhiều điều nhỏ nhặt tưởng như không là gì cả, nhưng lại vô cùng đáng giá. Chỉ một món quà nhỏ, một lời khen, hay một cái nắm tay thật chặt cũng có thể làm mối quan hệ của bạn trở nên bền vững và lãng mạn hơn.

Hai nhà tâm lý học Nathaniel Branden và Robert Sternberg đã nghiên cứu và viết về những thử thách của các mối quan hệ lãng mạn. Họ đã đưa ra 10 bí quyết để giúp các cặp đôi hạnh phúc với nhau.

1. Nói với “người ấy” rằng bạn yêu họ

Mặc dù hành động có giá trị hơn lời nói, nhưng lời nói thường “rõ ràng” hơn hành động. Bạn nên dành chút thời gian để biểu đạt tình cảm của mình bằng lời với “nửa kia” của bạn.

2. Thể hiện tình cảm

Một số hành vi thân mật nhỏ (như nắm tay, một cái ôm xoa dịu hay một nụ hôn nhẹ lên trán) sẽ khiến “người ấy” cảm thấy ấm áp và được quan tâm, giúp bạn truyền tải được tình yêu của mình dành cho họ.


3. Thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với người ấy

Hãy thường xuyên nói cho họ biết bạn ngưỡng mộ họ những gì, điều khiến bạn tự hào về họ hay điểm mạnh của họ trong mắt bạn.

4. Chia sẻ về bản thân

Đừng giữ sở thích, ước mơ, nỗi sợ hãi, thành tựu, lỗi lầm hay bất cứ điều gì đó cho riêng mình. Nếu nó quan trọng với bạn, hãy chia sẻ cho “người ấy” cùng biết.

5. Ở bên cạnh người ấy

Hãy ở bên cạnh “người ấy” khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống như bị mất việc hay mất người thân; cũng như cảm thông, giúp đỡ khi họ có xung đột trong công việc, làm việc vất vả hoặc bị mất tiền….

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

6. Tặng quà

Đừng bỏ lỡ cơ hội “thêm gia vị” cho tình yêu của bạn. Hãy tặng họ một cuốn sách, một món đồ trang sức, bộ quần áo nào đó mà bạn nhìn thấy trong cửa hàng, và nói với họ rằng bạn đang nhớ tới họ.

(Ảnh: internet)

(Ảnh: internet)



7. Đối xử nhẹ nhàng với những đòi hỏi hay khuyết điểm của người ấy

Điều lớn nhất có thể giết chết một mối quan hệ đó là sự kỳ vọng quá cao. Trừ khi bạn cưới một con robot thì nó mới không có những điểm yếu của con người. Hãy học cách chấp nhận và đánh giá cao những thiếu sót của họ – đây là một phần tất yếu của con người.

8. Cố gắng tạo ra “khoảnh khắc riêng tư” cho cả hai

Dù cả hai có bận đến đâu thì bạn cũng nên dành ra ít nhất một buổi tối mỗi tuần để tạo cho mình những khoảng thời gian riêng tư bên nhau.

9. Tỏ lòng biết ơn

Luôn cám ơn họ vì hàng ngàn những điều tốt đẹp họ mang đến cho bạn trong cuộc sống.


10. Bình đẳng

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn thực hiện theo các “Nguyên tắc Vàng” trong mối quan hệ mình: Chăm sóc họ như bạn chăm sóc chính bản thân mình. Bình đẳng trong công việc nhà và những nhiệm vụ khác, đừng quá kỳ vọng hoặc yêu cầu họ những điều mà bạn chưa sẵn lòng đáp trở lại.


1
“Hãy luôn nhớ rằng tình yêu vĩ đại và thành tựu to lớn đều tiềm ẩn cả những nguy cơ lớn”
2
“Khi chịu tổn thất, đừng để mất bài học”
3T
“Hãy làm theo 3 chữ “T” này: Tôn trọng bản thân – Tôn trọng những người khác – Trách nhiệm với tất cả mọi hành động của mình”
4
“Hãy nhớ rằng: Không đạt được điều bạn mong muốn đôi khi lại là một may mắn tuyệt vời”
5
“Hãy học các nguyên tắc để biết phá vỡ nguyên tắc đúng cách”
6
“Đừng để bất hòa nhỏ làm tổn thương mối quan hệ lớn”
7
“Khi nhận ra bạn vừa mắc lỗi, hãy ngay lập tức sửa chữa sai lầm”
8
“Dành chút thời gian ở một mình mỗi ngày”
9
“Mở rộng vòng tay để thay đổi, nhưng đừng để tuột mất các giá trị của bạn”
10
“Hãy nhớ rằng im lặng đôi khi lại là câu trả lời tốt nhất”
Dalai lama's second day with IM. Stockholm, Sweden, 15 April 201
“Hãy sống một cuộc sống cao quý. Khi già đi và nghĩ lại, bạn sẽ được tận hưởng nó lần thứ hai”
12
“Bầu không khí yêu thương trong gia đình chính là nền tảng cho cuộc sống của bạn”
14
“Chia sẻ kiến thức. Đó là cách để bạn luôn sống mãi”
15
“Hãy dịu dàng với trái đất”
"Khi bất đồng với những người thân yêu, hãy chỉ đối mặt với tình huống hiện tại. Đừng khơi gợi lại quá khứ"
“Khi bất đồng với những người thân yêu, hãy chỉ đối mặt với tình huống hiện tại. Đừng khơi gợi lại quá khứ”
16
“Một lần mỗi năm, hãy đến một nơi nào đó mà bạn chưa từng đặt chân đến”
17
“Hãy nhớ rằng mối quan hệ đẹp nhất là khi tình yêu thương bạn dành cho nhau vượt trên những nhu cầu đòi hỏi từ nhau”
18
“Hãy đánh giá thành công của bạn bằng những gì bạn đã từ bỏ để đạt được thành công ấy”

Theo Đại Kỷ Nguyên

Bạn luôn cảm thấy khó có thể hòa đồng cùng người khác, và dường như mọi người đang dần lánh xa mình. “Khó ưa” trong mắt người khác không phải là cảm giác dễ chịu gì phải không nào? Có lẽ đã đến lúc bạn tự hỏi chính mình xem nguyên nhân là ở đâu và hy vọng rằng, 9 thói quen không tốt dưới đây có thể giúp bạn nhận ra vấn đề của mình.

1. Thích kiểm soát người khác

Bạn thích mọi thứ trong cuộc sống đều phải có kế hoạch, theo quy củ. Điều đó không có gì để phàn nàn. Tuy nhiên, nếu bạn luôn muốn người khác phải làm theo ý bạn, mà không được tự quyền quyết định hoặc bày tỏ bất cứ ý kiến, cảm xúc nào. Như thế, bạn đang làm người khác cảm thấy “nghẹt thở” và vì vậy … không ai muốn ở gần bạn.


2. Hay ghen tỵ

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

Khi bạn bè hoặc người thân chia sẻ niềm vui, hoặc thành công trong công việc cùng bạn, bạn có thật lòng chúc mừng họ và cảm thấy vui cùng họ? Nếu người bạn của bạn học giỏi hơn bạn hoặc thành công hơn bạn, liệu bạn có cảm thấy ghen tức với họ?

Nếu bạn cảm thấy trong lòng dâng lên cảm giác kém vui, căm ghét, bực bội, hay so sánh với người khác, có thể bạn sẽ tỏ thái độ tiêu cực hoặc có những lời nói khiến họ bị tổn thương. Chỉ vài lần như thế, mọi người sẽ nhận ra bạn có tính hay ghen tỵ và họ chẳng còn muốn chia sẻ bất cứ điều gì với bạn.

3. Hay nói dối

Nếu người khác biết rằng bạn thường hay nói dối, họ sẽ chẳng thể đặt niềm tin nơi bạn. Tin tưởng lẫn nhau là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Do đó, khi không có niềm tin và sự chân thành, ai sẽ muốn ở gần bạn?

4. Hay “đóng vai” nạn nhân
(Ảnh: Getty image)
(Ảnh: Getty image)
Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Đôi khi những khó khăn đến với bạn là để giúp bạn trưởng thành hơn, trải nghiệm và tích lũy những kinh nghiệm phong phú trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bạn không suy nghĩ tích cực và lạc quan, mà hay tỏ ra là người rất đáng thương, hoặc “đóng vai người bị hại”. Bạn sẽ làm người khác thấy mệt mỏi khi ở cạnh mình.

Nếu bạn luôn than vãn về những khó khăn hoặc bất công mà bạn đang phải “chịu đựng”, mà không có những giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề. Thậm chí, bạn còn đòi hỏi người khác phải giải quyết dùm bạn, hoặc “lợi dụng cơ hội” để xin, nhờ người khác phải hỗ trợ, giúp đỡ bạn. Như vậy là bạn đang lạm dụng lòng tốt của người khác.

5. Tính nhiều chuyện
(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)
Bạn hay “thêm mắm, dặm muối” vào các câu chuyện phiếm với bạn bè, đồng nghiệp, và bạn cho rằng nó vô hại. Hãy cẩn thận! Thói quen này sẽ đưa bạn đi quá xa khỏi mức mà bạn có thể kiểm soát và khiến bạn bị cô lập. Vì sao ư? Ai có thể chấp nhận trở thành “nhân vật chính” trong những câu chuyện mua vui của bạn? Điều đó thể hiện rằng bạn không tôn trọng họ, và khi không cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ cách ly bạn ra khỏi các cuộc trò chuyện.

6. Tham lam và ích kỷ

Trong các mối quan hệ, bạn luôn đặt nặng quyền lợi của bản thân lên hàng đầu. Bạn luôn muốn được lợi cho mình, mà không hề quan tâm đến lợi ích và cảm thụ của người khác. Bạn cũng luôn cho rằng bạn là quan trọng nhất, ai cũng có nhiệm vụ phải đáp ứng mọi yêu cầu của bạn. Như thế có công bằng không? Người khác sẽ nhận ra ngay rằng bạn đang lợi dụng họ. Khi bạn cho đi nghĩa là bạn đang nhận lại nhiều hơn thế, bao giờ bạn mới thấu hiểu được ý nghĩa này?

7. Luôn tiêu cực

con-191113-81476

Bạn luôn nghĩ về mọi việc theo chiều hướng xấu và bi quan. Bạn có xu hướng hay chỉ trích và phàn nàn bất cứ khi nào gặp chuyện không vừa ý. Thậm chí, bạn còn hay đổ lỗi cho người khác và cằn nhằn mãi không thôi chỉ vì một chuyện bé tí. Người nào sẽ có đủ kiên nhẫn để chịu đựng bạn trong một thời gian dài nếu bạn không nhận ra và thay đổi tính xấu này?

8. Kiêu ngạo

Bạn cho rằng mình thông minh nhất, có năng lực nhất và luôn nổi bật nhất. Bạn tự tin rằng mình biết hết mọi thứ trên đời, và xem thường những người xung quanh bạn. Không có bạn thì chẳng ai có thể làm việc tốt chăng?… Bạn đã quá chủ quan rồi đấy! Khi bạn quá kiêu ngạo, bạn sẽ tự đánh mất đi sự phối hợp của tập thể. Đây là một mất mát lớn mà khi bạn kịp nhận ra thì e là đã quá muộn.

9. Luôn cho là mình đúng

Bạn luôn khư khư cho mình là đúng trong mọi trường hợp và phớt lờ tất cả ý kiến của những người khác. Trong bất cứ cuộc trò chuyện hoặc tranh luận nào, bạn cũng muốn giành phần thắng về mình. Mọi thứ sẽ kết thúc chẳng đâu vào đâu. Mọi người sẽ nhường cho bạn tự độc thoại và rút lui. Bạn sẽ cô độc một mình trong thế giới do chính mình tạo nên.

Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong công việc và cuộc sống của mỗi người. Giao tiếp tốt giúp bạn gắn kết với mọi người. Ngược lại, giao tiếp kém sẽ khiến bạn không thể hòa đồng trong xã hội. Đôi khi, nguyên nhân không phải do chính ai khác mà do chính bản thân mình.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.