Latest Post

Khổng Tử là ai?
Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu) là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã cho thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới.
Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín".
Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius". Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.
Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn", được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời do các học trò của ông ghi chép lại. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh).
Tiểu sử Đức tánh của Đức Khổng Tử Thời kỳ tham chánh và dạy học Thời kỳ chu du các nước chư Hầu Đức Khổng Tử gặp Thần đồng Hạng Thác Thời kỳ soạn sách và dạy học trò Đức Khổng Tử tạ thế Các triều đại phong tặng Đức Khổng Tử Văn miếu Đức Khổng Tử trong Đạo Cao Đài.

Tiểu sử của Đức Khổng Tử

Đức Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sanh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất (551 trước Tây lịch), đời vua Châu Linh Vương năm thứ 21 nhà Châu, tương ứng với đời vua Lỗ Tương Công năm thứ 22, tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, bây giờ là Tỉnh Sơn Đông nước Trung Hoa.
Đức Khổng Tử là dòng dõi của Vi Tử Khải và Vi Tử Diễn, hai người nầy là anh ruột của vua Trụ, con của vua Đế Ất nhà Thương (cũng còn gọi là nhà Ân).
Sau khi Châu Võ Vương diệt vua Trụ, mở ra nhà Châu, Ông Châu Công Đán cho Vi Tử Khải làm vua nước Tống, gọi là Tống Công, để trông nom việc tế tự các vua nhà Thương. Vi Tử Khải mất, em là Vi Tử Diễn lên thay.
Cháu 13 đời của Vi Tử Diễn là Thúc Lương Ngột, làm quan Đại phu nước Lỗ, là thân phụ của Đức Khổng Tử.
Ngài lấy họ Khổng, bởi vì Thúc Lương Ngột là dòng dõi của Khổng Phùng Thúc, biệt lập ra họ Khổng kể từ Khổng Phụ Gia, sau 5 đời Công Khanh thế tập ở nước Tống.
Thúc Lương Ngột có người vợ cả họ Thi, sanh được 9 người con gái, một người vợ lẽ sanh được một con trai nhưng bị què một chân, tên là Mạnh Bì, tự là Bá Ni.
Năm Thúc Lương Ngột 70 tuổi, sợ không có người kế tự, mới sai người đến nhà họ Nhan để cầu hôn. Họ Nhan có năm người con gái đều chưa gả chồng, có ý chê Thúc Lương Ngột quá già, mới bảo với các con gái rằng:
- Các con có đứa nào thuận kết duyên với quan Đại phu ở Châu Ấp đó không?
Bốn người con gái lớn đều làm thinh, người con gái út là Trưng Tại đứng dậy thưa rằng:
- Phép làm con gái, khi còn ở nhà thì theo lời cha, cha đặt đâu con xin ngồi đó.
Họ Nhan nghe con gái út nói thế thì lấy làm lạ, liền gả Trưng Tại cho Thúc Lương Ngột.
Trưng Tại đã kết duyên với Thúc Lương Ngột rồi, vợ chồng lo về sự hiếm hoi không có con trai nối dõi, nên cùng nhau vào núi Ni Sơn cầu tự. Khi Trưng Tại trèo lên núi Ni sơn, bao nhiêu lá cây đều rung động lên cả. Khi làm lễ cầu tự xong, đi trở xuống thì lá cây lại rủ xuống như cũ.
Đêm hôm ấy, Trưng Tại nằm mộng thấy Thần Hắc Đế triệu đến mà bảo rằng:
- Sau nầy, nàng sẽ sanh con Thánh, nhưng khi nào lâm sản thì nên vào ở trong hang núi Không Tang.
Đến khi nàng thức giấc tỉnh dậy thì biết mình có thai.
Một hôm khác, Trưng Tại mơ mơ màng màng như người chiêm bao, chợt thấy một Ông già đến đứng ở sân, tự xưng là Ngũ Tinh, dắt theo một con thú giống như con trâu con mà lại có một sừng, mình có vằn. Con thú ấy trông thấy Trưng Tại thì nằm phục xuống và nhả ra một cái ngọc xích, trên đó có đề chữ "Con nhà Thủy Tinh, nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi."
Trưng Tại biết là điềm lạ, liền lấy dải lụa buộc vào sừng con thú ấy. Khi tỉnh dậy, Trưng Tại thuật điềm chiêm bao ấy cho chồng nghe. Thúc Lương Ngột nói:
- Con thú ấy là con kỳ lân.
Gần đến sản kỳ, Trưng Tại hỏi hang núi Không Tang ở đâu? Thúc Lương Ngột nói:
- Núi Nam sơn có một cái hang đá, tục gọi là hang Không Tang.
Trưng Tại liền sửa soạn đến đó ở và sanh đẻ trong hang Không Tang đúng theo lời Thần nhân mách bảo. Đêm hôm sanh ra Khổng Tử, có hai con rồng xanh từ trên Trời bay xuống nằm phục ở hai bên sườn núi và có hai vị Thần Nữ đem nước hương lộ đến gội đầu cho Trưng Tại. Gội xong thì biến đi. Khi Trưng Tại lâm sản, bỗng thấy trong hang đá có một suối nước nóng chảy ra để Trưng Tại tắm. Tắm xong thì suối cạn ngay.
Thúc Lương Ngột nói:
- Vì ta cầu tự nơi núi Ni Sơn mà được đứa bé nầy, nên ta đặt tên cho nó là Khâu, tự là Trọng Ni.
Trưng Tại biết đứa con nầy sẽ làm nên việc lớn, nên hết sức nuôi nấng và chăm sóc con.
Ông Khổng Tử có tướng lạ lắm: Môi như môi trâu, tay như tay hổ, vai như vai chim uyên, lưng rùa, miệng rộng, hầu lộ, trán phẳng và cao, khi lớn, mình cao 9 thước 6 tấc (thước Tàu), có tánh ham học.
Năm Khổng Tử lên 3 tuổi thì cha mất. Ngài sống với mẹ trong cảnh nhà nghèo. Khi lớn lên, mẹ cho đi học, Ngài chơi với trẻ hàng xóm, thích bày trò cúng tế.
Năm 15 tuổi, lập chí học tập.
Năm 19 tuổi, Ngài cưới vợ, vợ của Ngài là con của họ Thượng Quan nước Tống.
Năm 20 tuổi, vợ Ngài sanh đặng một con trai. Hôm đó, Lỗ Chiêu Công sai đem đến ban cho Ngài một con cá chép (Lý ngư), nên nhân đó, Ngài đặt tên con là Lý tự là Bá Ngư, để tỏ lòng tôn trọng vật của vua ban tặng. Về sau, Bá Ngư chết lúc 50 tuổi, chết trước Đức Khổng Tử. Con của Bá Ngư tên là Khổng Cấp, tự là Tử Tư, sau theo học với Tăng Sâm, rồi làm ra sách Trung Dung.
1. Đức tánh của Đức Khổng Tử:
Đức Khổng Tử là người rất thông minh, luôn luôn ham học. Bất cứ việc gì, Ngài cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận mới thôi. Tánh Ngài ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào Thiên mệnh.
2. Thời kỳ tham chánh và dạy học:
Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gạt lúa. Sau đó, qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự.
Năm Ngài 25 tuổi thì chịu tang mẹ.
Năm 29 tuổi, Ngài học đàn với Sư Tương, ở nước Lỗ.
Tuy làm chức quan nhỏ, nhưng Đức Khổng Tử đã nổi tiếng là người học rộng, biết nhiều, nên quan Đại phu nước Lỗ là Trọng Tôn Cồ, cho hai người con trai là Hà Kỵ và Nam Cung Quát theo Ngài học Lễ.
Đức Khổng Tử muốn đến Lạc Dương, kinh đô nhà Châu, để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng vì nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí, đành than thở mà thôi. Học trò Ngài là Nam Cung Quát nghe vây, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công. Vua liền ban cho Ngài một cổ xe song mã và vài tên quân hầu cận để đưa Ngài và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, Đức Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa và Tinh tú, rồi đến Xã đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ.
Nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì Ngài đến quan sát và hỏi han cho tường tận.
Ngài đến gặp Trành Hoành để hỏi về Nhạc.
Khi ở Lạc Dương, Đức Khổng Tử còn tìm đến gặp Đức Lão Tử để hỏi về Lễ. (Xem Tiểu sử của Đức Lão Tử để biết việc đối đáp của 2 vị Thánh nhân, nơi chữ Lão Tử, vần L) .
Đức Khổng Tử ở Lạc Dương khảo sát các việc xong thì trở về nước Lỗ.
Từ đó, sự học của Ngài càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng Ngài vào việc nước.
Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ngài theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Ở đây Ngài học được Nhạc thiều. Tề Cảnh Công mời Ngài tới để hỏi việc Chánh trị. Vua Tề rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho Ngài, nhưng quan Tướng Quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho.
Năm sau, Ngài trở về nước Lỗ, thấy họ Quý dùng Dương Hổ để chuyên quyền, ý muốn tiếm đoạt. Ngài quay về quê lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó Ngài được 36 tuổi.
Đến năm thứ 9 đời vua Lỗ Định Công, Ngài được 51 tuổi, được vua Lỗ mời ra làm quan, phong cho chức Trung Đô Tể lo việc cai trị ở Ấp Trung Đô, tức là đất Kinh thành. Một năm sau, bốn phương lấy chính sự của Ngài làm khuôn mẫu.
Năm Lỗ Định Công thứ 10 (500 năm trước Tây lịch), Ngài phò vua Lỗ đi phó hội với Tề Cảnh Công ở Giáp Cốc. Nhờ tài ngôn luận và ứng đáp kịp thời, vua Tề rất khâm phục và trả lại cho nước Lỗ ba khoảnh đất ở Quy Âm mà Tề đã chiếm của Lỗ từ mấy năm trước.
Qua năm sau, Đức Khổng Tử giữ chức Tư Không, rồi thăng lên Đại Tư Khấu (Hình Bộ Thượng Thơ) coi việc hình án. Ngài đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp không còn nữa, xã hội được an bình thạnh trị.
Sau 4 năm, Lỗ Định Công phong Ngài lên làm Nhiếp Tướng Sự (Tướng Quốc), coi việc Chánh trị trong nước.
Ngài cầm quyền được 7 ngày thì tâu với vua Lỗ xin giết gian thần Thiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc chính.
Đức Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão:
Thiếu Chính Mão là một nịnh thần rất nguy hiểm dưới trào Lỗ Định Công. Bấy giờ, Đức Khổng Tử đang làm quan Tướng Quốc nước Lỗ. Quý Tôn Tư, một vị Đại Thần quyền thế trong triều, nhưng luôn luôn hỏi ý kiến của Đức Khổng Tử mỗi khi có một quyết định trong công việc trị nước. Nhưng phần Thiếu Chính Mão, khi Đức Khổng Tử nói ra câu gì thì liền gièm pha khiến người nghe phân vân và đôi khi bị mê hoặc.
Đức Khổng Tử mật tâu với Lỗ Định Công:
- Nước Lỗ không cường thịnh lên được là vì trung nịnh không phân biệt, thưởng phạt không nghiêm minh. Thí dụ như muốn trồng lúa tốt tất phải trừ bỏ cỏ xấu. Xin Chúa công cho đem các đồ phủ việt (dùng vào việc hình) trong nhà Thái miếu bày ra ở dưới Lưỡng quán để dùng vào việc hình.
Lỗ Định Công thuận cho.
Sáng hôm sau, Lỗ Định Công truyền cho các quan triều đình hội nghị để bàn việc phá thành ấp xem lợi hại thế nào. Các quan người nói nên phá, người nói không nên phá.
Thiếu Chính Mão đón ý Đức Khổng Tử, nói rằng:
- Phá thành có 6 điều tiện:
Để tôn trọng quyền vua không ai bằng.
Để tôn trọng cái quyền thế Đô thành.
Để ức quyền tư môn.
Để khiến cho kẻ gia thần lộng quyền không chỗ nương cậy.
Để yên lòng ba nhà: Mạnh, Thúc, Quý.
Để khiến cho các nước nghe việc nước Lỗ ta làm mà phải kính phục.
Đức Khổng Tử tâu với Lỗ Định Công:
- Thành ấp nay đã thế cô còn làm gì được, huống chi Công Liễm Dương vẫn có lòng trung với vua, sao dám bảo là lộng quyền. Thiếu Chính Mão dùng lời nói khéo để làm loạn chánh trị, khiến vua tôi ly gián, cứ theo phép thì nên giết.
Các quan trong triều tâu:
- Thiếu Chính Mão là người danh giá ở nước Lỗ ta, dầu có nói lầm đi nữa cũng chưa đến tội chết.
Đức Khổng Tử lại tâu với Lỗ Định Công:
- Thiếu Chính Mão là người dối trá mà lại biện bác, làm người ta mê hoặc. Nếu không giết đi thì việc chánh trị không thi hành nổi. Xin Chúa Công cho đem phủ việt ra để trị tội.
Đức Khổng Tử truyền cho lực sĩ trói Thiếu Chính Mão đem đến Lưỡng quán mà giết đi.
Các quan trong triều đều sợ hãi, xám xanh cả mặt. Ba nhà: Mạnh, Thúc Quý, trông thấy cũng đều kinh sợ.
Từ khi giết xong Thiếu Chính Mão, Lỗ Định Công và ba nhà Mạnh, Thúc, Quý mới một lòng nghe theo lời của Đức Khổng Tử. Nhờ vậy, Đức Khổng Tử chỉnh đốn kỷ cương trong nước, dạy dân những điều lễ, nghĩa, liêm, sĩ, nên dân không còn nhiễu loạn mà chánh trị mỗi ngày một hay.
Ba tháng sau, phong tục biến cải cả: Các nhà buôn gà và heo không dám nhồi cám để dối người mua, trong khi ra đường, trai gái đi phân biệt nhau, không hỗn loạn, thấy của rơi ngoài đường thì không ai lượm, người nước khác du lịch đến nước Lỗ được tiếp đãi tử tế, không để cho thiếu thốn.
Dân nước Lỗ có làm một bài ca để tán tụng công đức của Khổng Tử. Bài ca ấy được truyền tụng sang nước Tề.
Tề Cảnh Công lo ngại nói rằng:
- Nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu ắt nên nghiệp Bá, tất họa đến nước Tề, ta biết làm thế nào?
Quan Đại Phu Lê Di tâu rằng:
- Chúa Công lo nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu, sao không lập cách ngăn đi.
Tề Cảnh Công nói:
- Nước Lỗ giao quyền chánh trị cho Khổng Khâu, ta dùng cách gì mà ngăn trở được?
Lê Di tâu:
- Tính con người ta, hễ được cường thịnh tất sanh lòng kiêu mạn. Xin Chúa Công lập một Bộ Nữ Nhạc mà đem dâng vua Lỗ. Vua Lỗ mà nhận Bộ Nữ Nhạc tất sanh lười biếng mà chán Khổng Khâu. Bấy giờ tất Khổng Khâu phải bỏ nước Lỗ mà đi, Chúa Công mới có thể ngồi yên được.
Quả vậy, Lỗ Định Công, không nghe lời can gián của Đức Khổng Tử, nhận Bộ Nữ Nhạc thì mê say theo, bỏ bê việc triều chánh, có khi luôn 3 ngày không ra coi triều, mọi việc đều giao cả cho Họ Quí. Đức Khổng Tử can gián vua Lỗ nhiều lần nhưng không được, lại có thể bị hại vì lời gièm siễm của bọn gian thần.
Do đó, trong ngày Lễ Tế Giao, vua Lỗ không nhìn đến, cũng không đem phần thịt tế biếu cho các quan Đại Phu. Đức Khổng Tử nhân việc lỗi nhỏ của vua Lỗ mà xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu.
3. Thời kỳ chu du các nước chư Hầu:
Đức Khổng Tử cùng các học trò đi qua các nước: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở, để mong thuyết phục các vua chư Hầu chịu đem cái Đạo của Ngài ra ứng dụng để đem lại thái bình thạnh trị cho dân chúng. Nhưng cái Đạo của Ngài là Vương Đạo nên đi ngược ý đồ Bá Đạo của các vua chư Hầu và quyền lợi của các quan Đại phu nên các vua chư Hầu đều không dám dùng Ngài.
Rốt cuộc, sau 14 năm đi chu du các nước không thành công, Ngài phải trở về nước Lỗ, có quan Đại Phu Quý Khang Tử sai Công Hoa ra đón Ngài.
Phu nhân của Đức Khổng Tử là bà Thượng Quan đã mất trước đó một năm, nhằm năm Lỗ Ai Công thứ 10.
4. Đức Khổng Tử gặp Thần đồng Hạng Thác
Đức Khổng Tử cùng một số học trò, trên đường qua nước Trần, gặp một đám trẻ nhỏ chơi đùa giữa đường. Ngài ngồi trên xe nhìn đám trẻ, thấy một cậu bé cặm cụi lấy cát đắp một cái thành nhỏ mà không đùa giỡn. Ngài hỏi cậu bé:
- Sao cậu không chơi đùa với mấy đứa trẻ kia?
Cậu bé đáp: - Đùa giỡn thì vô ích, vì có thể bị rách áo quần, nhọc công mẹ vá, lại buồn lòng cha, nên tôi không giỡn.
Nói xong, cậu tiếp tục lo đắp thành. Đức Khổng lại hỏi:
- Cậu không tránh cho xe của tôi đi sao?
Cậu bé thản nhiên đáp: - Từ xưa đến giờ, xe phải tránh thành, chớ có bao giờ thành tránh xe.
Đức Khổng Tử nghe cậu bé trả lời một câu bất ngờ và hay quá, liền xuống xe lại gần cậu hỏi nhiều điều khó khăn, được cậu trả lời thông suốt, sau đó cậu hỏi lại Đức Khổng Tử mấy câu mà Ngài không trả lời được, khiến Ngài rất phục cậu bé, tôn cậu bé làm thầy. Cậu bé ấy là Thần đồng Hạng Thác.
"Lúc Khổng Tử dạy về Nhơn đạo thời chưa thông Thiên đạo, còn dùng tửu nhục. Đến khi ngộ đạo cùng Hạng Thác thì trì trai thủ giới, nên mới có câu: Thiên sanh Khổng Tử chơn kỳ trí, tánh mạng công phu thỉ bất minh, vãng Trần lộ ngộ Hạng Thác vi sư, lão tác đồ ty thiếu vi tôn, cùng câu: Trai minh thạnh phục, yết dục dưỡng tinh.
Sau ngươi Châu Tử chẳng thông thời vụ, học Trung Dung chưa rồi mà luận đến Thiên đạo, lại chê Khổng Tử, Lão Tử rằng luận thuyết hư vô tịch diệt là dị đoan. Có phải ấy là ếch nằm đáy giếng xem trời nhỏ chăng?" (Đại Thừa Chơn Giáo)
Đức Khổng Tử ở Nhơn đạo, nhờ Thần đồng Hạng Thác mà Ngài giác ngộ, tu theo Thiên đạo nên trường trai, tuyệt dục, dưỡng Tinh luyện đạo, đắc phẩm Chí Thánh.
5. Thời kỳ soạn sách và dạy học trò:
Khi trở về nước Lỗ, Đức Khổng Tử đã 68 tuổi. Ngài trở lại quê nhà để mở mang việc dạy học và soạn sách.
Tổng số môn đệ của Đức Khổng Tử có lúc lên tới 3000 người (Tam thiên đồ đệ), trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, nên gọi là Thất thập nhị Hiền.
Đức Khổng Tử san định lại các kinh sách của Thánh Hiền đời trước như: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch.
Ngài ghi chú các lời nói của Thánh Hiền đời trước, xếp đặt lại cho có thứ tự, chú thích những chỗ khó hiểu, nhất là với Kinh Dịch, Ngài chú giải rất kỹ.
Sau đó, Đức Khổng Tử viết ra sách Xuân Thu, chép những việc của nước Lỗ và của nhà Châu (Chu) liên hệ với các nước chư Hầu từ đời Lỗ Ẩn Công nguyên niên (721 trước Tây lịch) đến đời Lỗ Ai Công thứ 14 (481 trước Tây lịch), tổng cộng là 242 năm. (Xem chi tiết nơi phần sau: Khổng Tử tác Xuân Thu)
Đức Khổng Tử là bậc Chí Nhân Chí Thánh, nhưng Ngài vẫn khiêm tốn không dám nhận mình là Thánh nhân.
Đối với các môn đệ, Ngài rất dễ dãi. Hễ ai theo đúng lễ đến xin học thì Ngài không bao giờ từ chối. Ngài thâu nhận học trò, không kể giàu nghèo, con quan hay con dân. Ngài mở ra một nền giáo dục bình dân đại chúng, đào tạo được một lớp người trí thức mới, tài giỏi và có đức hạnh trong giới bình dân.
Sự giáo hóa của Ngài chủ yếu là làm sao cho sáng tỏ cái đức sáng của người, chớ không gom vào trong sự truyền thụ kiến thức. Đây là một phương pháp giáo dục rất hay để khai mở cái Tâm của con người vậy.
6. Đức Khổng Tử tạ thế:
Mùa Xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14 (481 trước Tây lịch), người nước Lỗ đi săn bắt được một con kỳ lân què chân trái phía trước. Đức Khổng Tử đến xem rồi bưng mặt khóc. Khi trở về, Ngài than rằng: Ngô đạo cùng hỹ! (Đạo của ta đến lúc cùng)
Sách Xuân Thu chép đến chuyện nầy thì hết, nên đời sau còn gọi sách Xuân Thu là Lân Kinh.
Năm Nhâm Tuất đời Lỗ Ai Công thứ 17 (479 trước Tây lịch), một hôm Đức Khổng Tử chống gậy đi tản bộ trước nhà, vừa đi vừa hát: Thái sơn kỳ đồi hồ! Lương mộc kỳ hoại hồ! Triết nhân kỳ nuy hồ! (Núi Thái sơn đổ ư! Cây gỗ tốt hư hoại ư! Triết nhân mòn mỏi ư!)
Học trò của Ngài là Tử Cống liền đến hỏi thăm Ngài. Ngài nói: Ta biết mình sắp chết.
Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất, Đức Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Mộ của Ngài ở bên bờ sông Tứ Thủy, phía Bắc thành nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.
Ba ngàn đồ đệ của Ngài đều thương tiếc và than khóc, nguyện để tang Thầy 3 năm. Có hơn 100 môn đệ làm nhà chung quanh phần mộ để lo phụng tự trong 3 năm, riêng Tử Cống ở đó hết 6 năm mới thôi.
Chu vi đất quanh mộ của Đức Khổng Tử rộng chừng 100 mẫu mà không hề có cây gai và cỏ may mọc. Học trò bảo nhau đi tìm các thứ hoa thơm cỏ lạ ở các nơi đem về trồng khắp chung quanh.
7. Các triều đại phong tặng Đức Khổng Tử:
- Năm 739, vua Đường Huyền Tôn phong tặng Đức Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, mặc phẩm phục Hoàng đế, tặng cho các đệ tử các tước: Công, Hầu, Bá.
- Năm 1008, vua Tống Chân Tông phong Ngài là: Đại Thánh Văn Tuyên Vương, phong cho thân phụ Ngài là Lỗ Công, thân mẫu Ngài là Lỗ Phu Nhân, vợ là Bà Thượng Quan Thị làm Vân Phu Nhân, và ra lịnh cho các tỉnh lập miếu thờ Ngài.
- Năm 1306, vua Minh Thế Tông phong tặng Ngài là Chí Thánh Tiên Sư.
- Năm 1645, vua Thanh Thế Tổ phong Ngài là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Thánh Sư Khổng Phu Tử.
8. Văn miếu:
Văn miếu hay Văn Thánh miếu là tòa nhà dựng lên để làm Đền thờ Đức Khổng Tử và các môn đệ của Ngài cùng với các Tiên hiền, Tiên nho qua các thời đại gồm:
a. Tứ Phối: Bốn vị Thánh cùng được phối hưởng cúng tế với Đức Khổng Tử. Tứ Phối gồm:
Phục Thánh Nhan Tử (Nhan Hồi)
Tông Thánh Tăng Tử (Tăng Sâm)
Thuật Thánh Tử Tư (Khổng Cấp)
Á Thánh Mạnh Tử (Mạnh Kha)
b. Thập Triết: Mười vị Hiền triết, học trò tài giỏi nhứt của Đức Khổng Tử. Thập Triết gồm:
Mẫn Tổn (Mẫn Tử Khiên)
Bá Ngưu (Nhiễm Canh)
Trọng Cung (Nhiễm Ung)
Tể Dư (Tử Ngã)
Đoan Mộc Tứ (Tử Cống)
Nhiễm Cầu (Tử Hữu)
Trọng Do (Tử Lộ)
Ngôn Yển (Tử Du)
Bốc Thương (Tử Hạ)
Chuyên Tôn Sư (Tử Trương).
c. Thất thập nhị Hiền: 72 vị học trò giỏi của Đức Khổng Tử, nhưng ở dưới Thập Triết một bực.
Nói là Thất thập nhị Hiền, chớ thật ra chỉ có 62 vị, vì trong Thất thập nhị Hiền có Thập Triết, nên phải trừ ra 10 vị.
d. Tiên Hiền, Tiên Nho: gồm 120 vị, qua các triều đại từ xưa đến nay.
9. Đức Khổng Tử trong Đạo Cao Đài:
Đức Khổng Tử là một Đấng Giáo chủ trong Tam giáo thuộc thời Nhị Kỳ Phổ Độ. Nhờ Đức Khổng Tử mà Nho giáo mới được hưng hạnh, và trở thành một học thuyết triết học nhân sinh có hệ thống chặt chẽ và hoàn hảo, chủ yếu dạy về Nhơn Đạo (Đạo làm Người). Không có một giáo thuyết nào dạy Nhơn Đạo hoàn hảo bằng Nho giáo.
Trong Kinh Cúng Tứ Thời của Đạo Cao Đài có bài Kinh Nho giáo để xưng tụng công đức của Đức Khổng Tử.
Ngày Đại Lễ Vía Đức Khổng Tử được chọn là ngày giáng sanh của Đức Khổng Tử, đó là ngày 27 tháng 8 âm lịch. Hằng năm, khi đến ngày nầy, tại Toà Thánh và các Thánh Thất địa phương đều có thiết lễ Đại Đàn cúng Vía Đức Khổng Tử, có Chức sắc thuyết đạo nhắc lại Tiểu sử của Ngài, và nói về sự ích lợi của Nho giáo đối với sự ổn định trật tự trong gia đình và ngoài xã hội.
Do đó, Đức Chí Tôn mới có chủ trương NHO TÔNG CHUYỂN THẾ, tức là dùng tinh hoa của Giáo lý Nho giáo để dạy dỗ người đời, tái lập trật tự và đạo đức trong xã hội.
Từ mới mở mang Trời Đất đã có Đại Đạo. Tam giáo vốn một nhà, đời sau chia làm ba, chớ kỳ trung một bổn, kẻ thế không thông hiểu nên tranh luận giành điều chơn giả với nhau hoài. Những người xưng mình là Minh Sư, thọ truyền cho đồ đệ, thì mỗi người cũng muốn khoe tài mình mà truyền khẩu với chúng sanh rằng, đạo mình chánh, đạo khác thì tà: Té ra, mình là manh sư gạt chúng.
Nếu Đạo Tiên, Đạo Phật mà không dùng văn chương thì lấy chi mà tả kinh diễn kệ. Còn học Nho mà không học Đạo thì ra người cuồng sĩ kiêu căng.
Vậy khuyên mấy sĩ Ba Đạo cũng đồng tìm kiếm gốc cho minh chơn lý, đặng trước độ mình, sau độ chúng. Vậy mới gọi là Chánh kỷ hóa nhơn.

1. Bạn bè là gì? Chính là bạn để 500K trên bàn cũng không mất, để một túi hạt dưa, lúc quay về chỉ còn lại một đống vỏ.

2. Bạn thân, không cần bạn phải nhắc nhở, không cần cố gắng giữ liên lạc, dù không gặp nhau một thời gian dài, chỉ cần ngồi xuống là có thể cùng ăn với nhau, ngay cả một câu “Chào” cũng không cần, vén tay áo lên vừa ăn vừa nói: “Tao kể cho mày nghe...”. Như thể bao nhiêu năm về trước cũng chẳng qua chỉ là ngày hôm qua mà thôi...

3. Chưa có chú rể đã có đứa đòi làm phù dâu.

4. Nó có người yêu, mình đau khổ như bị thất tình.

5. Khi nó nói đi chơi với mình, bố mẹ nó sẽ không nói gì. Đã vậy thỉnh thoảng nó còn mặt dày lấy cớ ra ngoài với mình, trong khi đi chơi với đứa khác, cuối cùng mình còn phải đóng kịch cho qua cửa để giúp nó. Xong tội vạ gì mình chịu tất huhu

6. “Tao bị ngã xe...”, “Hô hô. Xe có sao không mày? Mặt đường có sao không mày?”
“Tao hết tiền rồi...”, “Thuê bao mày vừa nhắn tin hiện không liên lạc được nhé”
“Tao đói quá...”, “Tao cũng đói! Hô hô”
“Yêu mày nhất. Muahhhhh”, “Buồn nôn! Biến xa tao ra! Mày bớt thần kinh đê!"
"Tao buồn quá". "Đang đâu? Ở yên đấy. Tao qua ngay!"

7. Nói xấu bạn ngay trước mặt bạn, nhưng sau lưng bạn lại luôn nói tốt về bạn.



8. “Tôi thành công, cô ấy không ghen tị, tôi uể oải, cô ấy không coi thường, đời này có được một tri kỷ như vậy là đủ rồi.” (Trích phim Golden Faith)

9. Có người nói, giữa con gái với nhau không có tình bạn thực sự, tôi muốn nói, những người nói lời này chẳng qua họ chưa từng gặp tình bạn thực sự mà thôi. Tôi và bạn tôi học đại học ở nơi nó ở, cùng khoa, không cùng lớp. Sau khi tốt nghiệp, nó thi lên nghiên cứu sinh ở quê tôi. Nó tới nhà tôi ở rồi nói, cảm giác như thể nó về tới nhà mình vậy. Dù gặp chuyện gì, chỉ cần gọi điện một cái là người kia sẽ đến, có chuyện gì thì cả hai đứa cũng cùng ngồi nghĩ cách giải quyết. Tôi và nó là đôi bạn thân cả đời này!

10. Tình bạn của con gái: “Biết điểm yếu của bạn, nhưng không bao giờ động vào vết thương của bạn. Dù cãi nhau, đánh nhau thế nào, hôm sau vẫn ồn ồn ào ào cùng nhau đi mua sắm, cùng thích một người, hoặc cùng ghét một người, bạn bị ốm sẽ vừa chửi bạn vừa đưa thuốc cho bạn.”. Tình bạn của con trai: “Có thể cùng nhau đánh LOL.”

11. Bạn thân ư? Bạn thân là mỗi ngày, nó có thể phũ bạn cả chục lần, nhưng tuyệt đối không cho ai được làm tổn thương bạn, dù chỉ một lần.

12. Không chỉ là lúc ở bên nhau, nói không hết chuyện mà còn là khi cả hai không nói gì vẫn không cảm thấy có gì xấu hổ.

13. Đi với nó, bạn có thể không cần mang giấy tờ, không cần mang tiền, không cần mang túi, thậm chí không cần mang đầu óc.

14. Mình bảo đang ốm. Nó quát: “Uống thuốc ngay. Có chết cũng phải chờ tao về nhé!”

15. Nhớ rõ ước mơ của bạn, dù có khi chính bản thân bạn đã quên mất.

16. Hai đứa như chó với mèo, nhưng lúc nào cũng dính lấy nhau.

17. Mày đi, tao không tiễn. Nhưng mày về, dù gió mưa bão bùng thế nào, tao nhất định sẽ tới đón mày!

18. Post status tâm trạng. Bạn thân là đứa không like, không comment mà sẽ nhắn tin, gọi điện ngay để hỏi: "Có chuyện gì thế mày?"

19. Có thể tới nhà nó bất cứ lúc nào, không cần phải câu nệ, không cần chào hỏi, cứ trực tiếp ngã lên giường nó, nói thỏa thích, thoải mái như thể đang ở nhà mình.

20. Nhờ người khác giúp gì, sẽ cảm thấy mắc nợ người ta, tìm nó thì sẽ không như thế. Người khác nhờ tôi giúp gì, tôi làm không được sẽ cảm thấy rất áp lực, nó nhờ tôi giúp gì, tôi làm không được cũng không có áp lực gì, vì nó biết tôi đã cố gắng hết sức. Muốn đi ăn rồi nói chuyện với nhau liền gọi điện, chẳng cần lý do đặc biệt gì, chỉ là muốn ăn cùng nhau thôi.

21. Bạn có biết cái cảm giác khi chạy bị thương ở chân, bạn thân cõng bạn về, còn bưng nước rửa chân cho bạn là như thế nào không? Bạn có biết cái cảm giác khi bình thường suốt ngày đánh cãi chửi nhau, nhưng mỗi khi gặp nguy hiểm sẽ bắt bạn đứng phía sau là như thế nào không? Bạn có biết cái cảm giác có nửa chai nước, người ta truyền xuống, đến tay bạn vẫn nguyên nửa chai nước là như thế nào không? Bạn đã bao giờ thấy cảnh cứ mỗi lần chia tay, cả đám con trai ngồi ôm nhau khóc rống chưa? Tôi không có bạn ăn bạn chơi, không có người yêu bạn gái, nhưng tôi có đám anh em chiến hữu, lúc nào cũng sẵn sàng ở bên.

22. “Tôi đi học xa, nên ngày nào cô với tôi cũng gọi cho nhau cả chục cuộc, vậy mà vẫn không hết chuyện. Tôi không thích ai, cô chửi người ta còn ghê hơn tôi, tôi buồn, cô mua bia về, mở video call, ngồi uống cùng tôi. Mẹ tôi bệnh, tôi không về được, gọi điện cho cô một cái là cô phi xe qua. Điện thoại tôi hết tiền, cô lập tức bắn cho tôi một ít. Bố mẹ cô lúc nào cũng nhắc đến tôi, cô thì thường xuyên than thở, không biết ai mới là con đẻ nữa. Tương lai còn dài lắm, cảm ơn cô, bạn yêu à!”

Thông tin đầy đủ về Thành Cát Tư Hãn bao gồm năm sinh, năm mất, tóm tắt tiểu sử, sự nghiệp và những nét thăng trầm trong cuộc đời cũng như dấu ấn cá nhân.

Bài viết trong mục Danh nhân thế giới sẽ giải đáp các câu hỏi: Thành Cát Tư Hãn là ai: Tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và dấu ấn cá nhân là người nước nào, tiểu sử ra sao, quá trình hoạt động và những đóng góp, tác động của nhân vật tới đời sống xã hội.

Thành Cát Tư Hãn là ai?

Thành Cát Tư Hãn (tên Mông Cổ: Chinghis Khan; 1162-1227) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông.
Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận.
Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến khi nó bị người Trung Quốc thống trị lại.
Thành Cát Tư Hãn là ai, tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và dấu ấn cá nhân, cuộc đời Thành Cát Tư Hãn, Thành Cát Tư Hãn
Tượng Thành Cát Tư Hãn ở Ulan Bator, thủ đô Mông Cổ. Ảnh: EPA.

Chiến công của Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á - Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc.
Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn năm 1206, chỉ trong vòng 20 năm ở ngôi Đại Hãn, bằng những cuộc chiến tranh “mở cõi” hủy diệt đã dựng nên một đế chế phong kiến Mông Cổ rộng lớn phía Bắc kéo dài đến Bai- Can, phía Nam đến Hoàng Hà, phía đông đến sông Tùng Hoa, Tây đến Lý Hải (biển Casienne), nghĩa là bao gồm phần đất liền mênh mông Nam Sibere, Bắc Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại Cáp-ca-do (Caucase).
Đất nước Mông Cổ nói riêng và châu Á nói chung đã sản sinh ra một trong những danh tướng kiệt xuất nhất lịch sử nhân loại Thành Cát Tư Hãn. Người đã gieo rắc nỗi khiếp sợ trên khắp Châu Âu, khiến cho những kẻ vốn tự coi mình là cái nôi của nền văn minh nhân loại, là "chủng tộc thượng đẳng" có quyền thống trị thế giới bị tổn thương nghiêm trọng. Trong cuộc đời câm quân của mình, Thành Cát Tư Hãn phát động vô số cuộc chinh phạt nhằm vào Đông Á, Trung Đông, Châu Âu.
Trong thời kỳ hoàng kim cùa mình, vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành khắp lục địa Á Âu bao la rộng lớn, giẫm nát không biết bao nhiêu thành quách được coi là "bất khả xâm phạm" của các cường quốc lúc bấy giờ. Vào thời kỳ cực thịnh, diện tích của Đế Chế Mông Cổ đạt tới 33 triệu km vuông. Tức bằng gấp đôi diện tích quốc gia rộng lớn nhất thế giới hiện nay là nước Nga.
Vó ngựa của ông đã giẫm nát thành Roma vĩ đại, thành Kiev phồn thịnh, khiến những sa hoàng nước Nga(vốn tự coi mình là vua của các vị vua) phải khiếp đảm. Lãnh thổ Mông Cổ liên tục được bành trướng mở rộng từ mọi hướng từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc.
nhà cửa đổ nát, nhân dân chết chóc hoặc bị bắt làm nô lệ. Nhận xét về sức mạnh chiến đấu của quân Mông cổ, một nhà sử học thời Tống viết: "Người Thát lớn lên trên lưng ngựa, tự luyện tập chiến đấu từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó chính là cách sống của họ". Một người khác nhận xét thêm: "Về đánh trận họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì tiến quân... trăm quân kỵ quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài đến trăm dặm. Kẻ địch hợp lại thì họ cũng hợp lại, hoặc tản ra, hoặc ẩn hoặc hiện, đến thì như trên trời xuống, đi thì nhanh như chớp giật..... Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh đuổi không kịp...".
Một diễn viên đóng vai Thành Cát Tư Hãn trong phim. Ảnh minh họa.
Một diễn viên đóng vai Thành Cát Tư Hãn trong phim. Ảnh minh họa.
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, vó ngựa Mông Cổ đã tung hoành khắp Âu – Á, gieo rắc nỗi kinh hoàng và thảm họa cho nhiều dân tộc. Nếu như thế giới ngày nay, chúng ta biết Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, là một trong số những nước lớn mạnh, có địa vị trên trường quốc tế. Vậy mà lịch sử đã từng ghi nhận lại rằng: Hồi thế kỷ XIII, nghĩa là cách đây khoảng 8 thế kỷ, cả Nga và Nhật Bản, Trung Quốc đều là thuộc địa chịu khuất phục dưới vó ngựa Mông Cổ.
Bức tượng Thành Cát Tư Hãn "tiêu tốn" 250 tấn thép không gỉ và được đặt trên một bệ cao 10m, bao quanh bởi 36 cột trụ biểu tưởng cho 36 vị vua khác sau đời ông (còn gọi là Hãn) ở Mông Cổ.
Trong thời gian gần đây, Thành Cát Tư Hãn đã trở thành biểu tượng của những cố gắng của người Mông Cổ để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên những đồng tiền Mông Cổ và nhãn mác của các loại rượu mạnh. Trong thế giới phương Tây ông thường được gắn với sự khát máu và man rợ. Các hãn Mông Cổ sau này cổ vũ dân chúng tưởng niệm tới ông như một vị thánh thần tôn giáo trong toàn đế chế. Không có Thành Cát Tư Hãn có lẽ đã không có Mông Cổ.

Cùng ghé thăm một vài nước châu Á để hiểu hơn về sự báo hiếu của họ với cha mẹ, tổ tiên, ông bà...

Ngày 15/7 âm lịch hàng năm, bên cạnh việc sửa soạn mâm cúng chúng sinh ngày Xá tội vong nhân, người dân cả nước lại nô nức lên chùa để dự lễ báo hiếu, hay còn gọi là lễ Vu Lan

Như một lời nhắc nhở, sẻ chia không bao giờ quên công ơn cha mẹ nên người Việt quy ước vào ngày Rằm tháng Bảy, ai còn mẹ thì sẽ cài một bông hồng lên áo, ai đã mất mẹ thì cài hoa hồng trắng. Đây được coi là một trong những nét văn hóa truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Á Đông.

Tuy nhiên bạn có biết rằng, các quốc gia trên thế giới cũng có những ngày lễ báo hiếu của riêng mình. Hãy cùng tìm hiểu xem các quốc gia trên thế giới báo hiếu cha mẹ như thế nào qua bài viết dưới đây.

1. Nhật Bản 

Giống như Việt Nam, người dân Nhật Bản cũng có ngày lễ báo hiếu cho riêng mình vào khoảng tháng 7 dương lịch với tên gọi là lễ Obon. 

150827vulan01-85aaf

Obon mang nghĩa “Ngày của người chết” . Đây là một phong tục truyền thống của Phật tử người Nhật, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. 

Nguồn gốc của ngày lễ cũng giống như Việt Nam chúng ta, liên quan đến tích Mục Kiền Liên cứu mẹ. Qua thời gian, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên để “báo hiếu”.

150827hieu01-46a56
Hình ảnh lễ hội Obon của người Nhật

Khác với Việt Nam, lễ báo hiếu của người Nhật Bản kéo dài 4 ngày, từ 13 đến 16/7 dương lịch. Trong đó, ngày 16 là ngày tiễn đưa linh hồn người thân về trời.  

Sự kiện quan trọng nhất trong ngày này là việc dâng lửa để soi đường cho linh hồn, với 5 đám lửa được sắp xếp theo chữ Hán, đốt trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong một giờ đồng hồ. 

Các đám lửa được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán ở năm ngọn núi, bắt đầu bằng ngọn núi chữ Đại (Daimonji), Diệu (Myo), Pháp (Ho), Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với Chùa Vàng và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii, có nghĩa là Cổng lên trời.
150827vulan02-85aaf
Ngọn lửa hình chữ Đại tại Kyoto

Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa. Đây là cách người Nhật báo hiếu với tổ tiên và cũng là một trong những lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới. 

Không những thế, vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người dân Nhật Bản còn đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, bờ biển như một cách để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ.

2. Hàn Quốc

Với người Hàn Quốc, dịp lễ Vu Lan báo hiếu - diễn ra vào Rằm tháng 7 là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại có thêm phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu thoát.

150827hieu02-0c89d

Tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà người Hàn Quốc có những cách báo hiếu khác nhau, từ việc làm nhỏ như tự tay chuẩn bị những tấm thiệp tình cảm hay tặng món quà đắt tiền... - tất cả đều như một lời cảm ơn chân thành dành cho người nhận.

Tuy nhiên, có một thứ mà người Hàn Quốc không bao giờ quên chuẩn bị trong ngày lễ Vu Lan này - đó là một bông hoặc một lẵng hoa cẩm chướng.
150827vulan04-6716c
Con cái sẽ cài lên ngực mẹ đóa hoa cẩm chướng màu đỏ
Gần giống như ở Việt Nam, trong ngày này, những ai may mắn còn mẹ sẽ cài lên ngực mẹ đóa hoa cẩm chướng màu đỏ, còn những ai thiệt thòi không còn mẹ thì cài lên ngực mình đóa hoa cẩm chướng màu trắng.
3. Trung Quốc

Tại Trung Quốc, mùa Vu Lan diễn ra vào khoảng 15 tháng 7 đến 30 tháng 7 âm lịch. Vào khoảng thời gian này, những người dân Trung Quốc thường đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Không chỉ vậy, họ còn cúng thực phẩm, vàng mã cho người đã khuất.

150827hieu03-00df8

Theo quan niệm của người Trung Quốc, việc đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho người quá cố là cách giúp cho cuộc sống của họ đỡ vất vả hơn, có "của ăn của để" hơn. Từ đó, họ có thể vui vẻ giúp đỡ người sống trong công việc làm ăn hay bảo vệ cuộc sống người nơi trần thế.

Trong ngày lễ Vu Lan, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã quá cố. Những khóa lễ đặc biệt này sẽ được tổ chức ở các chùa để cầu nguyện cho các linh hồn bị đói khát, dày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành.

Nguồn: Time and Date, Tongiaochinhphu, Wikipedia 

Gần đây dạng ma túy tổng hợp mang tên LSD (Lysergic acid diethylamide) có hình nhỏ xíu dạng như chiếc tem nhỏ đã dần xuất hiện trở lại. Vậy loại ma túy bùa lưỡi là gì, nguy hại ra sao?

Nói đến ma túy tổng hợp, hẳn không ít bạn nghĩ ngay đến cocaine, heroin, thuốc lắc... Chúng là những chất gây nghiện nguy hiểm và có thể tàn phá sức khỏe của con người.
Dù ra đời từ lâu nhưng mới đây, dạng ma túy tổng hợp mang tên LSD (Lysergic acid diethylamide) có hình nhỏ xíu dạng như chiếc tem nhỏ đã dần xuất hiện trở lại.
ma tuy bua luoi la gi nguy hai ra sao 1 khoahocthu
Nhà khoa học Albert Hofmann và sản phẩm của mình.
Vậy loại ma túy tổng hợp này như thế nào và chúng có tác hại ra sao? Cùng tìm hiểu sự nguy hiểm của chúng khi xâm nhập vào cơ thể người qua chùm ảnh dưới đây.
LSD (Lysergic Acid Diethylamide) là hoạt chất kích thích thần kinh cực mạnh, được tìm ra bởi nhà khoa học Thụy Sĩ - Albert Hofmann vào năm 1943.
ma tuy bua luoi la gi nguy hai ra sao 2 khoahocthu

Khi phát minh ra hoạt chất này, ông Hofmann hi vọng sẽ đóng góp nhiều cho việc chữa trị các căn bệnh về thần kinh. Tuy nhiên, lợi dụng chất kích thích này, người ta đã sử dụng chúng như một chất kích thích cực mạnh. LSD được mô tả là không màu, không mùi, không vị, tồn tại ở dạng viên nhộng, viên nén và “viên giấy” (giấy được sao tẩm LSD).
ma tuy bua luoi la gi nguy hai ra sao 3 khoahocthu

Mỗi miếng giấy tẩm LSD thông thường có kích thước 1,5cm x 1,5cm. “Viên giấy” được gắn một lớp nilon mỏng có khả năng tan trong nước và chất cồn. Nó có tác dụng trực tiếp đến cơ thể người sử dụng thông qua cơ quan vị giác - lưỡi.
Thời gian để “bùa lưỡi” tan hết trong miệng thường là 3 giờ, ngay từ phút đầu tiên khi ngậm nó, “thuốc” sẽ tác dụng trực tiếp lên não người sử dụng.
Ảnh hưởng LSD là không thể đoán trước được, tùy theo lượng thuốc sử dụng, tâm trạng, tính cách của người sử dụng, và môi trường xung quanh.
ma tuy bua luoi la gi nguy hai ra sao 6 khoahocthu

Thông thường, LSD sẽ bắt đầu có tác dụng sau 90 phút kể từ khi sử dụng. Các triệu chứng đầu tiên là giãn đồng tử, thân nhiệt thất thường, huyết áp và nhịp tim rối loạn. Một số người còn có thể đổ mồ hôi như tắm, hoặc cảm thấy ớn lạnh.
Người sử dụng LSD sẽ cảm thấy mất đi vị giác, mất ngủ, khô miệng, run rẩy, tâm trạng thay đổi thất thường. Thị giác của họ cũng trở nên nhạy cảm hơn đối với một số màu sắc.
Do LSD thuộc nhóm chất gây ảo giác cao, kích thích mạnh tới bộ não nên có thể gây ra bệnh tim mạch, đau cơ không chỉ trong lúc sử dụng “thuốc” mà còn kéo dài sau thời gian sử dụng.
ma tuy bua luoi la gi nguy hai ra sao 5 khoahocthu

Người dùng LSD sẽ nhanh chóng bị kích động mạnh, bị ảo giác những thứ không có thật bắt đầu xuất hiện. Giai đoạn cao trào, người sử dụng cảm tưởng như mình đang ở… thế giới khác.
Nếu sử dụng liều lượng đủ lớn, LSD sẽ gây ảo giác mạnh. Hiện tượng ảo giác, lung linh huyền ảo cũng như rùng rợn theo đó cũng xuất hiện theo, ví dụ như đang đứng trên tầng 5 nhìn xuống tầng 1 chỉ có cảm giác cách 1m chiều cao hay nhìn một chiếc Tivi thành 2-3 chiếc...
ma tuy bua luoi la gi nguy hai ra sao 4 khoahocthu

Không chỉ vậy, kích cỡ, hình dáng của sự vật xung quanh cũng như bị bóp méo. Thậm chí cơ thể còn trở nên nhạy cảm đến mức việc chạm vào tay thông thường cũng trở nên kỳ dị, đôi khi thấy hoảng loạn, sợ hãi.
Khả năng suy xét và nhận biết nguy hiểm cũng theo đó giảm sút. Một người sử dụng LSD có thể tìm cách nhảy ra khỏi cửa sổ để có thể… nhìn mặt đất rõ hơn. Hay có người lại thích đứng giữa ngã tư đông đúc xe cộ để ngắm Mặt trời.
Có thể nói, ảnh hưởng của LSD lên cơ thể không nhiều nhưng ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý con người có thể lên tới hàng tuần, thậm chí cả năm.
Bên cạnh đó, LSD sẽ tích tụ dần trong cơ thể, khiến cơ thể “nhờn” thuốc, đồng nghĩa với việc người dùng càng phải sử dụng nhiều thuốc hơn mới có thể rơi vào trạng thái “phê thuốc”.  Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ gây tổn thương tâm lý, trầm cảm, thậm chí là tâm thần phân liệt suốt đời.
Nguồn: Trí Thức Trẻ

Sợ mèo, học rất giỏi môn toán, luôn mang ảnh vợ bên mình... là những sự thật về vị Hoàng đế vĩ đại Napoleon Bonaparte khiến nhiều người ngạc nhiên.

Nhiều người biết đến Napoleon Bonaparte (1769 – 1821) với tư cách là một nhà quân sự và nhà chính trị kiệt xuất người Pháp nhưng chỉ rất ít người biết được 10 sự thật về con người vĩ đại này. Cụ thể như sau:
1. Giống như mọi người, Napoleon Bonaparte cũng được bố mẹ và những người thân gần gũi gọi bằng tên thân mật. Và biệt danh đó là Nabulio.
2. Khi còn nhỏ, hoàng đế Napoleon rất giỏi môn Toán.
3. Nhà cầm quân lừng danh thế giới Napoleon rất sợ mèo.
4. Là vị vua có chiều cao khiêm tốn, cao 1,68m (bằng mức cao trung bình của người dân cả nam và nữ thời đó).
5. Tại Pháp, nếu người nào lấy tên của hoàng đế Napoleon đặt tên cho con lợn sẽ được coi là hành động bất hợp pháp.
6. Nhà cầm quân Napoleon đã chinh phục được nhiều đất đai nhưng không bao giờ chinh phạt thành công Vương quốc Anh.
7. Hoàng đế Napoleon thỉnh thoảng mặc quần áo của người nghèo và đi bộ khắp đường phố Paris để hỏi mọi người về ông. Với cách này, nhà cầm quân Napoleon có thể đánh giá được mức độ nổi tiếng của mình trong dân chúng.
8. Không thích tên của vợ mình, Marie Josephe Rose Tascher de la Pagerie, hoàng đế Pháp đã đổi tên cho vợ thành Josephine.
9. Mỗi khi đi chinh chiến, Hoàng đế Napoleon thường mang theo bên mình một bức chân dung nhỏ vẽ hình vợ vì ông cho rằng người vợ Josephine luôn mang đến may mắn cho ông.
10. Napoleon thường ăn rất nhanh và dùng bữa trong sự yên lặng, không ai được phép gây tiếng ồn.
Nguồn: Kiến Thức

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.