Latest Post

Đó là những nhân vật vì chữ tình đã chọn cuộc sống bế tắc và kết cục bi thảm.

Lý Mạc Sầu – Thần điêu đại hiệp

Có lẽ Lý Mạc Sầu đã có một cuộc đời an nhiên, không phiền muộn như cái tên của mình nếu nàng không rời bỏ Cổ Mộ đến với Lục Triển Nguyên. Tuy nhiên, đối với con người luôn khao khát tự do như nàng, việc suốt đời sống ở mộ thất là điều không thể.


Mối tình đầu với Lục Triển Nguyên những tưởng là phần thưởng ngọt ngào cho sự dũng cảm của nàng nhưng hóa ra lại là chuyến xe đưa cuộc đời Mạc Sầu sang trang bi kịch. Quá ngây thơ trong tình yêu và chưa nhận thức được thế giới bên ngoài Cổ Mộ, Lý Mạc Sầu đã nhầm tưởng rằng mối tình với họ Lục là mục đích sống duy nhất của cuộc đời mình. Thế nên khi tình yêu tan vỡ, vết thương trong tâm hồn quá lớn đã sinh thành mối hận khó phai. Lý Mạc Sầu trở thành đại ma nữ vô cùng tàn nhẫn và độc ác.

Cuối cùng nhân vật này bỏ mạng tại Tuyệt Tình Cốc, kết thúc cho chuỗi ngày hận thù trở nên ác độc của Lý Mạc Sầu. Lý Mạc Sầu có câu nói để đời: “Hỏi thế gian tình ái là gì, khiến nhân loại khổ đau vì tình”.

Nhạc Linh San – Tiếu ngạo giang hồ


Nhạc Linh San là người phụ nữ bất hạnh nhất trong phim Tiếu ngạo giang hồ, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Kim Dung. Trong tình yêu nàng vừa là quân cờ của cha, vừa là tốt thí của chồng.

Tình cảm Nhạc Linh San dành cho Lâm Bình Chi ban đầu chỉ là do xuất phát từ ý muốn chinh phục, che chở nhưng sau dần chuyển thành ngưỡng mộ, nể phục và ngày càng trở nên sâu đậm. Khước từ tình cảm của Lệnh Hồ Xung, nàng dốc hết trái tim cho thiếu gia của Tiêu Cục Phúc Oai. Nhưng những gì nàng nhận lại chỉ toàn cay đắng khi Lâm Bình Chi “tự cung” không cần đời trai để luyện ma pháp Quỳ hoa bảo điển.  Dẫu vậy, nàng vẫn yêu Lâm Bình Chi vô điều kiện và chung tình đến chết.


Hi sinh trong tình yêu nhưng hạnh phúc không hề mỉm cười với số phận. Vướng vào cái bẫy do chính cha mình giăng sẵn, Nhạc Linh San thật sự trở thành giai nhân hiến tế trong mưu đồ tranh quyền đoạt bá chốn giang hồ.

A Tử trong Thiên long bát bộ

Nhắc đến A Tử trong Thiên long bát bộ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự độc ác, ngang tàng. Tuy nhiên, giống như chị mình là A Châu, cô đến cuối cùng vẫn phải chịu cảnh chết thảm vì tình.


Cô yêu Kiều Phong nhưng không được chàng đáp lại, khi anh mất đi người yêu, cô nguyện làm người thay thế. Thậm chí, khi Kiều Phong gặp nguy hiểm, A Tử còn không tiếc an nguy xả thân bảo vệ. Khi chứng kiến cảnh anh tự sát, cô gần như hóa điên, tự móc mắt và ôm xác anh lao xuống vực thẳm. Cái chết bi thương của cô đã làm người xem không khỏi xót xa.

Mục Niệm Từ trong Anh hùng xạ điêu

Mục Niệm Từ là một nhân vật nữ phụ quan trọng trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu của nhà văn Kim Dung. Mục Niệm Từ có một số phận có thể nói là u buồn, nhất là trong chuyện tình cảm. Nảy sinh tình cảm với Dương Khang là sai lầm lớn trong đời Mục Niệm Từ.


Sau này Dương Khang vì ác mà bỏ mạng, cô chẳng còn thiết tha gì với cuộc đời nữa, mà dành hết tâm sức ra để mà nuôi giọt máu trong bụng – con của cô với Dương Khang.

A Cửu trong Bích huyết kiếm



A Cửu là công chúa xinh đẹp trong Bích huyết kiếm. Cô gặp và đem lòng yêu mến Viên Thừa Chí nhưng chuyện tình này mãi mãi vô vọng bởi bên cạnh Thừa Chí đã có cô nàng Thanh Thanh và cha của A Cửu lại chính là kẻ thù không đội trời chung của Thừa Chí. Cô một lòng hi sinh vì tình yêu.

Cái kết bi kịch của A Cửu khiến nhiều người xót xa khi cô bị chính cha ruột chặt đứt một cánh tay và bản thân xuất gia làm ni cô.

Theo SKCĐ

Trong dân gian, nhắc đến Võ Tòng là người ta nghĩ đến 1 nhân vật dũng mãnh, cũng vì câu chuyện "Võ Tòng đả hổ" (Võ Tòng đánh hổ) nổi tiếng.


Võ Tòng xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Từ nhỏ mồ côi cha mẹ và được anh ruột là Võ Đại Lang nuôi dạy. Ông là người tráng kiện, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn, cao 8 trượng. Từ nhỏ Võ Tòng đã mê luyện võ thuật, sư phụ ông là Châu Đồng, một vị đại sư Thiếu Lâm tự. Lớn lên ông có võ nghệ cao cường, thường hay uống rượu, thích hành hiệp trượng nghĩa, nổi tiếng là con người nghĩa khí.
Võ Tòng đả hổ
Trong dân gian, nhắc đến Võ Tòng là người ta nghĩ đến 1 nhân vật dũng mãnh, cũng vì câu chuyện "Võ Tòng đả hổ" (Võ Tòng đánh hổ) nổi tiếng:
Trên đường về quê thăm anh, khi đi ngang qua huyện Dương Cốc (nay là thành phố Liễu thành), ông ghé vào một tửu quán, bên ngoài ghi là "Uống 3 chén không nên qua đồi". Võ Tòng là một người mê rượu, thấy dòng chữ này rất khó chịu, hỏi tại sao thì chủ quán kể có chuyện con hổ thành tinh chuyên ăn thịt người trên đồi Cảnh Dương, ai uống quá say không nên đi qua đó. Võ Tòng nghe vậy rất phẫn nộ, uống một mạch hết rượu trong quán.
vo-tong-phunutoday-vn
Võ Tòng trên phim
Chiều hôm đó, ông đang trong cơn say, một mình cầm gậy lên đồi tìm Hổ. Sớm hôm sau gặp Hổ, ông cầm gậy vờn với mãnh thú tới tối. Đến lúc trời chạng vạng sáng, sau khi dùng nhiều mưu kế mà không được, ông vứt gậy, một tay nhận đầu hổ xuống đất, một tay đấm, con hổ bể đầu chết tươi.
Nhờ chuyện này Võ Tòng được huyện lệnh của vùng phong chức Đô đầu. 
Tuy nhiên theo những tài liệu ghi chép về câu chuyện của Võ Tòng được tìm thấy tới nay phổ biến ở vùng Hàng Châu. Trong những cuốn sách như Chiết giang chí, Hàng Châu phủ chí hay Lâm An huyện chí đều có thể tìm thấy những ghi chép liên quan tới cuộc đời của Võ Tòng. Điều đáng nói là câu chuyện của Võ Tòng được nhắc tới trong các tài liệu này khác khá nhiều so với những gì được kể trong tiểu thuyết Thủy Hử.
Theo đó, Võ Tòng vốn là người làm nghề mãi võ, phiêu lãng giang hồ, nay đây mai đó. Lần đó, Võ Tòng tới Hàng Châu mãi võ mưu sinh, ngẫu nhiên gặp được quan tri phủ của Hàng Châu là Cao Quyền. Họ Cao thấy Võ Tòng võ nghệ hơn người thì rất khâm phục, mời Võ Tòng về làm chức Bổ khoái Hàng Châu. Sau đó, nhờ lập công lớn nên Võ Tòng được thăng chức lên làm đề hạt, rất được Cao Quyền yêu mến.
Không lâu sau đó, do Cao Quyền đắc tội với các nhà quyền quý ở Hàng Châu nên bị bãi quan. Vốn là tâm phúc của Cao Quyền nên Võ Tòng bị cách chức, đuổi về làm một chức quan nhỏ trong nha môn của tri phủ. Quan phủ Hàng Châu mới được bổ nhiệm là Thái Cùng, con trai của Thái sư Thái Kinh ở kinh đô. Dựa vào thế lực cha mình, Thái Cùng làm đủ chuyện càn quấy, ức hiếp dân lành, do vậy, người đương thời vẫn gọi Thái Cùng là Thái Hổ. 
Vốn là người nghĩa hiệp, nhìn thấy cảnh tượng Thái Cùng ức hiếp dân lành, Võ Tòng quyết định giết chết Thái Cùng để trừ họa. Hôm đó, Võ Tòng nấp ở bên ngoài cửa nhà họ Thái, đợi khi Thái Cùng vừa ra ngoài cửa thì lập tức xông ra giết chết. Thái Cùng chết ngay tại chỗ nhưng Võ Tòng cũng bị lính của nha môn bao vây. Sau đó, Võ Tòng bị Thái Kinh sai người dùng cực hình giết chết trong nhà lao.
Người dân Hàng Châu cảm kích hành động anh hùng vì dân của Võ Tòng nên đã mang xác Võ Tòng về chôn tại cầu Tay Lãnh rồi lập một tấm bia đá bên trên ghi dòng chữ “Mộ của nghĩa sĩ đời Tống Võ Tòng” để tưởng nhớ người anh hùng họ Võ.
Nhiều người cho rằng, do khi còn sống, Thái Cùng có biệt hiệu là Thái Hổ nên khi Võ Tòng giết chết Thái Cùng để trừ hại cho dân, người ta mới ca ngợi Võ Tòng đã “đánh hổ”. Nói cách khác, câu chuyện Võ Tòng tay không đánh chết hổ thực chất chỉ là câu chuyện được tác giả của Thủy Hử  hư cấu từ việc Võ Tòng giết chết Thái Cùng mà thôi.
Võ Tòng giết chị dâu
Võ Tòng còn nổi tiếng nghĩa hiệp với câu chuyện "Võ Tòng sát tẩu" {Võ Tòng giết chị dâu} sau đây:
Anh trai Võ Tòng tên Võ Đại Lang làm nghề bán bánh hấp, là người lùn, dung mạo xấu xí nhưng có vợ là Phan Kim Liên rất đẹp nhưng cũng rất đa tình. Nhân dịp Võ Tòng về thăm anh, Phan Kim Liên thấy hình dung tuấn kiệt, mấy lần đòi tư thông với Võ Tòng nhưng đều bị cự tuyệt.
Sau đó Võ Tòng có việc phải đi xa, Phan Kim Liên ở nhà lựa lúc Võ Đại Lang đi bán bánh, tư thông với tên nhà giàu Tây Môn Khánh. Việc bị Võ Đại Lang phát hiện, hai người bày mưu rồi giết hại Võ Đại Lang. Vài ngày sau khi Võ Đại Lang chết, Võ Tòng quay về, nghe tin dữ liền đi báo quan. Nhưng quan sợ uy thế của Tây Môn Khánh, không dám xử. Thế là Võ Tòng, trước tiên tìm tới nhà giết chết Tây Môn Khánh cho hả giận, rồi mới tự mình đi tìm chứng cứ điều tra. Cuối cùng dưới sự chứng kiến của 3 người hàng xóm, ông ép Phan Kim Liên khai nhận tội rồi mổ bụng, cắt đầu ả, đem ruột và đầu lên tế vong linh anh trai mình.
Sau vụ này, Võ Tòng bị khép tội giết người, trên đường đi lưu đày ông kết nghĩa với Trương Thanh và Tôn Nhị Nương. Khi đến nhà tù Mạnh Châu, được Thi Ân chiếu cố, ông giúp y đánh bại Tưởng Trung để lấy lại nơi làm ăn đã bị cướp từ tay hắn. Sau đó Tưởng Trung và Trương Đoàn Luyện câu kết với Trương Đô Giám vu cho ông tội ăn cắp, trên đường đi đày đồ đệ của Tưởng Trung và hai tên nha sai có âm mưu hại ông, ông giết bọn chúng rồi quay về nhà Trương Đô Giám báo thù. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Trương Thanh và Tôn Nhị Nương, ông cải trang thành một hành giả lên núi Nhị Long gia nhập hội hảo hán của Lỗ Trí Thâm, sau khi Lương Sơn Bạc thu nhận Hô Duyên Chước, ông cùng hội hảo hán núi Nhị Long cũng gia nhập Lương Sơn Bạc.
Đánh Phương Lạp
Trong lúc đánh Mục Châu, khi giao chiến, ông bị Bao Đạo Ất chặt đứt cánh tay trái, may được Lỗ Trí Thâm cứu thoát. Khi đánh thắng Phương Lạp trở về, Võ Tòng xuất gia tại Lục Hoà tháp tại Hàng Châu, thọ đến 80 tuổi mới mất.
Theo Khỏe và Đẹp

Trong số 108 vị anh hùng này, mỗi người một cốt cách, cá tính riêng biệt, nhưng trong số một rừng hào kiệt trượng phu ấy, có 3 người là phụ nữ...


Thủy hử hay Thủy hử truyện (phồn thể: 水滸傳; giản thể: 水浒传; bính âm: Shuǐhǔ Zhuàn), nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (cũng ghi là Lương Sơn Bạt).
Trong số 108 vị anh hùng này, mỗi người một cốt cách, cá tính riêng biệt, nhưng trong số một rừng hào kiệt trượng phu ấy, có 3 người là phụ nữ, dù không phải số nhiều nhưng đều là nhân vật rất đặc biệt.
1/ Cố Đại Tẩu (chữ Hán: 顾大嫂; bính âm: Gù Dàsǎo; tiếng Anh: Elder Sister-in-Law Gu), ngoại hiệu Mẫu Đại Trùng (chữ Hán: 母大蟲; tiếng Anh: Female Tiger; tiếng Việt: Cọp cái) là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết văn học cổ điển Trung Hoa Thủy Hử. Cố Đại Tẩu xếp thứ 101 trong 108 vị đầu lĩnh Lương Sơn Bạc và xếp thứ 65 trong 72 vị sao Địa Sát, được sao Địa Âm Tinh (chữ Hán: 地陰星; tiếng Anh: Yin Star) chiếu mệnh.
thuy-hu-phunutoday-vn
Cố Đại Tẩu là 1 trong 108 vị anh hùng Lương Sơn.
Được biết đến là chị họ của hai anh em Giải Trân, Giải Bảo và là vợ của Tôn Tân, em trai Tôn Lập, Thủy Hử mô tả Cố Đại Tẩu là người giỏi võ nghệ, nóng tính, có thể đấu cùng 20 đến 30 người một lúc mà không ai có thể lại được gần mình. Vợ chồng Cố Đại Tẩu lập tửu điếm chứa cờ bạc và bán thịt trâu bò tại ngoại thành cửa đông thành Đăng Châu, nơi anh trai Tôn Tân là Tôn Lập giữ chức Đề Hạt cai quản binh mã Đăng Châu.
Việc tham gia vào vụ giải cứu hai anh em họ Giải khỏi ngục Đăng Châu là nguyên nhân Cố Đại Tẩu đã cùng những người tham gia giải cứu quyết định gia nhập Lương Sơn Bạc.
Và vị nữ tính này một trong số ít các đầu lĩnh Lương Sơn Bạc sống sót trở về từ chiến dịch bình Phương Lạp, Cố Đại Tẩu là nữ tướng duy nhất trong 3 nữ tướng Lương Sơn Bạc (Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương, Hộ Tam Nương) sống sót trở về. May mắn hơn là cả chồng Cố Đại Tẩu là Tôn Tân và anh chồng là Tôn Lập cũng sống sót trở về. Sau chiến dịch bình Phương Lạp, Cố Đại Tẩu được triều đình nhà Tống phong tặng tước Đông Nguyên Huyện Quân (chữ Hán: 東源縣君; tiếng Anh: Lady of Dongyuan County; tiếng Việt: nữ tướng huyện Đông Nguyên) và cả ba người Cố Đại Tẩu, Tôn Tân, Tôn Lập đều quay về Đông Châu và sống suốt quãng đời còn lại tại đây.
2/ Hỗ Tam Nương (chữ Hán: 扈三娘), đôi khi phiên âm thành Hổ Tam Nương, Hộ Tam Nương là một nữ tướng, biệt hiệu là Nhất Trượng Thanh - Cô Một Trượng, (一丈青), Địa Tuệ Tinh. Khi Tống Giang đánh Chúc gia trang, Hổ gia trang sai Hỗ Tam Nương đi cứu, Hỗ Tam Nương đã đánh nhiều dũng tướng của Lương Sơn Bạc, sau đó bị Báo tử Đầu Lâm Xung bắt sống.
thuy-hu-phunutoday-vn
Hỗ Tam Nương
Do Tống Giang đã hứa với Vương Anh là sẽ tìm một phu nhân cho y, nên đã gả Hổ Tam Nương cho Vương Anh. Hỗ Tam Nương được coi là Lương Sơn đệ nhất mỹ nhân.
Trong trận đánh Phương Lạp, Vương Anh và Hỗ Tam Nương đều bị Trịnh Bưu giết chết.
3/ Tôn Nhị Nương (nghĩa: Cô Hai nhà họ Tôn), tên hiệu Mẫu dạ xoa (Dạ xoa cái), là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Bà là một trong 72 Địa Sát Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Tác phẩm mô tả Tôn Nhị Nưong là một phụ nữ sắc sảo. Tôn tinh thông võ thuật, chân tay khoẻ mạnh. Bà thường ăn mặc diêm dúa, sử dụng đồ trang sức.
ton-nhi-nuong-phunutoday-vn
Tôn Nhị Nương minh họa trên phim
Cha của Tôn Nhị Nương một lần đi qua đồi Thập Tự, gặp Trương Thanh chặn lại cướp. Ông đánh bại được Trương Thanh, thấy anh ta nhanh nhẹn nên đem về dạy võ nghệ, rồi gả con gái cho.
Sau đó, hai vợ chồng mở quán rượu ở đồi Thập Tự. Gặp các khách thương qua đường bất cẩn, họ đánh thuốc mê, cướp tài sản, xả thịt để bán như thịt trâu bò, nhồi thịt vào bánh bao. Tôn Nhị Nương trông quán chủ yếu còn Trương Thanh đi loanh quanh kiếm củi, nghe ngóng tin tức.
Khi gặp Võ Tòng, họ đã kết làm huynh đệ và cùng lên Nhị Long Sơn cùng Lỗ Trí Thâm để tụ nghĩa tại đó.
Sau này, khi đại quân Lương Sơn Bạc đến cứu giúp Tam Sơn (Đào Hoa Sơn, Bạch Hổ Sơn, Nhị Long Sơn) thì họ đã cùng đầu quân về với Lương Sơn Bạc.
Trong Thủy Hử 1997
Tôn Nhị Nương lúc dẫn đạo quân đánh Phương Lạp ở trong rừng, đã sập bẫy nhưng được chồng hi sinh tính mạng để cứu. Sau đó vì cứu huynh đệ Võ Tòng khỏi bẫy nên bà hy sinh
Trong Thủy Hử 2011
Tôn Nhị Nương cùng chồng đổ thuốc mê vào một cái giếng cạnh một ngôi nhà hoang trên đường Phương Lạp chạy trốn. Tay chân của Phương Lạp bị mê man hết nhưng y giả vờ bị trúng thuốc mê. Thừa lúc hai vợ chồng Nhị Nương đến gần đã rút dao đâm chết cả hai.
Theo Khỏe và Đẹp

Xung quanh việc Hạng Vũ tự vẫn bên dòng Ô Giang, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm bất đồng. Những bí ẩn đang tìm lời giải phía sau cái chết ấy là gì?


Tự đại cao ngạo, bảo thủ, chuyên quyền độc đoán, thiếu ý chí cứng cỏi… là những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Tây Sở Bá vương danh tiếng lẫy lừng – Hạng Vũ.
Cuối cùng, vị Sở vương nổi danh thiên hạ ấy đã chọn cách tự vẫn bên dòng sông Ô Giang. Cái chết của ông được hậu thế nhắc tới, cũng là một trong những ẩn số lớn trong lịch sử Trung Hoa.
Trong cuốn “Lịch sử mật mã III – Giải mã những bí mật thiên cổ”, nhà xuất bản Tân Thế Giới đã đặt ra nhiều giả thiết xoay quanh cái chết của vị Sở vương lẫy lừng này.
Hạng Vũ là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Cuộc đời của ông được phủ lên bởi nhiều tầng giai thoại. Trong đó giai thoại về cái chết bên bờ Ô Giang được hậu thế truyền lại vô cùng hùng hồn, bi tráng.
Về cái chết của Hạng Vũ, các nho sĩ, sử gia vẫn có nhiều quan điểm bất đồng.
Lý Thanh Chiếu – một nữ thi sĩ thời Nam Tống đã từng có đôi dòng cảm thán khi đến dòng Ô Giang:
“Sinh đương tác nhân kiệt
Tử diệc phi quỷ hùng
Chí kim tư Hạng Võ
Bất khẳng quá Giang Đông”
(Sống làm người anh kiệt
Chết làm ma anh hùng
Nay còn nhớ Hạng Vũ
Chẳng chịu về Giang Đông!)
Đối với cái chết của Hạng Vũ, Lý Thanh Chiếu coi đó là hành động khí khái anh hùng, “thà làm ngọc vỡ chứ không làm ngói lành”.
Nhà thơ Đỗ Mục đời nhà Đường trong bài thơ “đề Ô Giang đình” lại viết rằng:
“Thắng bại binh gia sự bất kỳ
Bao tu nhẫn sỉ thị nam nhi
Giang Đông đệ tử đa tài tuấn
Quyển thổ trùng lai vị khả tri”
(Nhà binh có lúc thua lúc được
Ôm đau chịu nhục mới là trai
Đệ tử Giang Đông nhiều người giỏi
Biết đâu quật khởi sẽ có ngày!)
Đỗ Mục cho rằng Hạng Võ thiếu ý chí nghị lực, không bền gan vững chí. Đối với cái chết của vị bá vương này, ông chỉ tiếc hận, thất vọng chứ không đề cao.
Trải qua mấy nghìn năm, những quan điểm bất đồng về việc Hạng Vũ tự vẫn bên dòng Ô Giang vẫn tiếp tục xuất hiện không ngừng. Sự thật phía sau cái chết ấy là gì? Vì sao Hạng Vũ thà tuẫn tiết chứ không chịu qua sông?
Hạng Vũ là một người giàu kinh nghiệm chiến đấu trên trận mạc. Ông từng một mình đánh bại hơn 20 vạn quân Tần.
Hạng Vũ tự vẫn vì sợ mất thể diện
Quan điểm đầu tiên về sự việc trên cho rằng: Hạng Vũ vì không còn mặt mũi nào gặp phụ mẫu ở Giang Đông, nên thà chết chứ không chịu qua sông.
“Sử ký” có ghi: Trong chiến tranh Hán – Sở, Hạng Vũ đã bị bại dưới tay Lưu Bang. Sở Vương đã thống lĩnh đội quân chỉ còn 800 người đột phá vòng vây, đi tới bờ Ô Giang.
Lúc này đình trưởng Ô Giang khuyên Hạng Vũ mau sang sông, đến Đông Sơn nuôi quân để báo thù rửa hận.
Tuy vậy, Hạng Vũ chỉ cười nói: “Hạng Vũ ta đã từng cùng tám nghìn người vượt sông, bây giờ không một người nào còn, ta sao còn dám nhìn mặt phụ lão Giang Đông?”
Nói xong, ông rút kiếm tự vẫn bên bờ Ô Giang.
Giả thuyết trên xuất phát từ ý kiến của tác giả “Sử ký” là Tư Mã Thiên.
Do thời điểm viết “Sử ký” gần với thời đại của Tây Sở Bá vương, lại thêm lời văn hùng hồn, đanh thép, nên giai thoại này được lưu truyền rộng khắp. Hậu thế sau này khi nói đến cái chết của Hạng Vũ phần lớn đều nghĩ đến giả thuyết này.
Thậm chí, có người cho rằng bên cạnh việc cảm thấy có lỗi với phụ mẫu, Hạng Vũ còn quyết định tự vẫn khi thấy người thiếp yêu của mình bị thời cuộc ép chết.
“Sử ký” cũng viết: “Hạng Vũ còn có một con ngựa quý tên là Ô Truy (một loại ngựa lông có hai màu xanh trắng) và người thiếp yêu tên Ngu Cơ được Hạng Vũ vô cùng yêu quý. Đây là hai vật quý, hai thứ được Hạng Vũ xem trọng nhất đời.
Hạng Vũ đã từng một thời oai phong thét ra lửa với danh xưng Tây Sở Bá vương, cuối cùng, bị Hán vương Lưu Bang - kẻ từng bị Hạng Vũ coi chẳng ra gì bị bức ép đến trắng tay.
Trong hoàn cảnh lính ít, đất hẹp, nhìn đại thế đã mất, lại thấy hai bảo bối bên mình Ngu Cơ và ngựa Ô Truy sợ khó mà giữ được. Nghĩ tới đó, Hạng Vũ không nén được buồn đau.
Cảm khái, Hạng Vũ cất tiếng: “Hạng Vũ ta là anh hùng đội trời đạp đất, sức có thể bạt núi. Nhưng thời vận không đến, trời đã quên mất ta, cưỡi ngựa Ô Truy mà không khỏi nuối tiếc, hối tiếc mà không biết làm thế nào? Ngu Cơ ơi, ta biết làm sao?”
“Sở Hán xuân thu” ghi lại: Người đẹp Ngu Cơ trước câu hỏi của Sở vương đã ứng đáp: “Quân Hán đã đầy đất, bốn bề tiếng ca nước Sở não nề. Đại vương chí khí đã hết, tiện thiếp cũng chẳng thể giúp chàng”.
Hạng Vũ đau đớn rơi lệ, mọi người xung quanh đều khóc theo, không ai dám nhìn ông. Không khí thê lương bao trùm. Trở về trướng, nhân lúc quân vương không đề phòng, Ngu Cơ rút kiếm tự sát.
Hạng Vũ sinh thời là người hiếu thắng, lại trọng sĩ diện, tận mắt chứng kiến người thiếp yêu mến nhất bị thời vận éo phải tự sát, trong lòng vừa thương tâm, vừa xấu hổ, lòng tự trọng bị đả kích kịch liệt.
Lúc đó, quân Sở đang thế bại vọng, Hạng Vũ liều mình mang theo tàn binh bại tướng tháo chạy đến bờ sông. Cuối cùng lại cảm thấy thẹn với lòng mình, thẹn với phụ mẫu, rút kiếm tự sát.
Dựa theo giả thuyết trên, cái chết của người đẹp Ngu Cơ chính là một trong những nguyên nhân dẫn đấy việc Tây Sở Bá vương tự vẫn.
Ngu Cơ được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đấy việc Sở vương Hạng Vũ tự vẫn.
Hạng Vũ hi sinh thân mình vì muôn dân bách tính
Một giả thuyết khác đầy tính nhân văn lại cho rằng: Hạng Vũ nguyện hi sinh thân minh vì đại cuộc, bách tính, vì muốn kết thúc chiến tranh, cứu nhân dân thoát khỏi cảnh chiến loạn lầm than.
Theo “Sử ký” ghi chép: Trong cuộc chiến Hán Sở tranh hùng, giằng co mấy tháng mà thế trận vẫn bất phân thắng bại. Trận chiến này già trẻ lớn bé đều mệt mỏi khổ đau, bách tính oán giận ngút trời.
Hạng Vũ thấy vậy liền nói thẳng với Lưu Bang rằng: “Thiên hạ náo loạn đã nhiều năm, cũng vì hai người chúng ta. Nay bổn vương muốn đơn phương độc mã khiêu chiến với Hán vương, hai ta sống mái một phen, đừng để thiên hạ tiếp tục chịu khổ.”
Vì vậy, khi Hạng Vũ dẫn theo tàn binh bại tướng tới Ô Giang, định vượt sông nuôi quân báo thù, nhưng nghĩ tới chiến tranh lại một lần nữa khiến dân chúng lầm than, nên đã nguyện hi sinh thân mình vì sự bình an cho thiên hạ.
Điều này khiến nhiều sử gia cho rằng Hạng Vũ có tấm lòng yêu dân như con, lấy đại cuộc làm trọng.
Tuy nhiên giả thiết này có nhiều phần là suy đoán vì nó mâu thuẫn với tính cách của Tây Sở Bá vương - một danh tướng nổi tiếng bạo ngược.
Sinh thời, Hạng Vũ đã từng giết hơn 20 vạn quân Tần, đốt cung A Phòng trong ba tháng.
Với tính cách bạo ngược như vậy, giả thiết ông hi sinh thân mình vì đại cuộc là điều khó có thể xảy ra.
Câu nói thách đấu trên của Hạng Vũ có thể cũng là một loại mưu kế để dẫn dụ Lưu Bang mắc bẫy, bởi lẽ nếu đấu tay đôi, Hán vương khó có thể là đối thủ của một Sở vương dày dặn kinh nghiệm trên trận mạc.
Đấu tay đôi với Hạng Vũ, Lưu Bang nắm chắc phần thua, thậm chí còn không có cơ hội rút lui.
Đặt trong hoàn cảnh lịch sử, khi đến bờ Ô Giang, Hạng Vũ chật vật bất kham, mất hết can đảm, đến lúc đó mới rủ lòng cảm khái cho bách tính thiên hạ, nguyện lấy bản thân để đổi lấy bình an cho muôn dân là điều có thể xảy ra, nhưng xác suất là không lớn.
Chọn giả thiết này là nguyên nhân chủ yếu cho cái chết của Hạng Vũ cũng không thỏa đáng.
Hạng Vũ bị giết chứ không tự vẫn?
Cũng có một giả thuyết khác nói rằng, không phải Hạng Vũ không muốn vượt sông về Giang Đông mà là không có cơ hội vượt sông!
Nhiều nhà sử học hiện đại phản bác Sử Ký của Tư Mã Thiên và cho rằng Hạng Vũ không phải “tự sát mà chết” ở bên bờ sông Ô Giang mà là bị “quân Hán vây hãm và tàn sát mà chết” ở phía Đông Thành.
Nhà logic học Phùng Kỳ Dung trong cuốn “Hạng Vũ không chết bên bờ Ô Giang” đã sử dụng các luận chứng từ một loạt các tài liệu chính sử như “Sử ký”, “Hán thư”, “Sở Hán xuân thu” để chứng minh cho giả thiết này.
Trong các tài liệu trên, duy chỉ có “Hạng Vũ bản kỷ” có nhắc tới: “Hạng vương vì muốn băng qua dòng Ô Giang, nên đã nghỉ chân lại bên đình Ô Giang”, ngoài ra không có một câu chữ nào nói Hạng Vũ tự vẫn.
Ngược lại nhiều tài liệu lịch sử khác lại có nhắc tới việc Hạng Vũ “bỏ mạng tại Đông thành”, “Kỵ binh truy sát Hạng Vũ tại Đông thành”.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm bất đồng xung quanh cái chết của Hạng Vũ.
Cũng qua tìm hiểu trong “Quát địa chí” về khu vực phía Nam huyện Trường Giang, nhiều chứng cớ khẳng định Sở vương vong mạng tại Đông thành xưa kia (An Huy ngày nay), cách Ô Giang khoảng 120km.
Sau khi trở tay không kịp trước đòn tấn công của Lưu Bang và các nước chư hầu, Hạng Vũ mang theo 800 kỵ binh mở đường máu, phá vòng vây định chạy về hướng Giang Đông.
Khu vực phía Nam sông Trường Giang chính là căn cứ địa của Hạng Vũ. Hơn nữa, các thuộc hạ của Hạng Vũ tại đây vẫn rất trung thành với ông.
Vương Cộng Thị ở Nam Sở, cho tới khi Hạng Vũ đã chết vẫn còn rất trung thành, quyết đối kháng với Lưu Bang tới cùng.
Nước Lỗ rất thần phục Hạng Vương nên không chấp nhận hàng Hán, chỉ đến khi Lưu Bang mang đầu Hạng Vũ bêu riếu thì tướng sĩ nước Lỗ mới chịu hạ vũ khí.
Theo các nhà sử học này thì nếu như Hạng Vũ có thể vượt sông thuận lợi thì nhất định có thể xây dựng lại lực lượng, đánh bại Lưu Bang.
Tuy nhiên, Hạng Vũ dù rất muốn vượt sông song khi chạy tới Đông Thành thì bị quân Hán bao vây.
Trong cuộc hỗn chiến cuối cùng ấy, Hạng Vũ dù sức lực hơn người song vẫn bị Quán Anh giết chết. Đông Thành nằm cách sông Ô Giang tới 240 dặm, do vậy, về căn bản, Hạng Vũ không có cơ hội nào để vượt sông.
Giả thuyết này của các nhà sử học này bị rất nhiều người phản đối, song dẫu sao nó cũng chỉ là một giả thuyết, một sự suy đoán của người đời sau.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về cái chết của Sở vương, tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Hạng Vũ đã qua đời ở sông Ô Giang.
Nguyên nhân là bởi, thời đại mà Tư Mã Thiên sống chỉ cách thời điểm diễn ra cuộc tranh hùng Hán Sở chỉ 70 năm. Do vậy, Tư Mã Thiên có điều kiện tiếp xúc với những tư liệu sát thực nhất, cũng có nghĩa là tiếng nói của Tư Mã Thiên là có căn cứ và đáng tin cậy nhất.
Suy cho cùng với những cứ liệu đáng tin cậy, việc Hạng Vũ tự sát chứ không chịu vượt sông về Giang Đông chủ yếu liên quan tới tính cách của vị Tây Sở Bá Vương này.
Là người cố chấp, kiêu ngạo và độc đoán, lại thiếu tính nhẫn nhục, kiên trì nên sau khi gặp thất bại đau đớn, Hạng Vũ chỉ biết chọn cho mình cái chết chứ không thể làm lại từ đầu.
Cái chết của Hạng Vũ đầy khảng khái, bi hùng nhưng cũng khiến cho người đời sau phải hối tiếc là vì thế…
Theo Trí Thức Trẻ

Các cặp đôi thử kiểm tra xem mình đã cùng nhau làm được bao nhiêu điều rồi nhé. Còn hội độc thân thì hãy đọc để tự giải đáp cho câu hỏi: "Bọn nó thường làm gì khi yêu nhau?".

Bạn có bao giờ tò mò rằng cái bọn yêu nhau nó làm gì cùng nhau không? Rồi thì làm sao mà bọn nó cứ vui vẻ với nhau suốt thế, không thấy chán à? Cũng là đi ăn, đi chơi thôi nhưng có gì khác cái hội độc thân đi với nhau không nhỉ? Ờ thì cũng có rất nhiều việc mà mấy đứa chưa có người yêu không thể hiểu được đâu...

Còn với những người đã tìm được "một nửa" của mình và đang yêu đương, có bao giờ bạn tự hỏi tình yêu đích thực là gì không vậy? Có bao giờ bạn so sánh tại sao người ta yêu nhau hạnh phúc như thế kia còn mình thì suốt ngày cãi vã? Rồi tại sao tình cảm người ta lâu bền như vậy, riêng mình chỉ yêu được vài tháng rồi chia tay?

Thực ra, chẳng ai có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi trên, vì đối với mỗi người cảm nhận lại một khác. Cũng không có thước đo chuẩn xác để đo xem tình cảm của ai nhiều, ai ít, nhưng nếu yêu nhau thật lòng thì các cặp đôi đều sẽ cùng nhau trải qua 60 điều dưới đây:

doisong-ed9e6

doisong2-ed9e6

doisong3-ed9e6

doisong4-ed9e6

doisong5-ed9e6

doisong6-ed9e6

Bạn đã cùng người đó làm được bao nhiêu điều rồi? 

Theo Kênh 14

Thử tưởng tượng xem bạn có cỗ máy thời gian của Doremon, thì bạn sẽ ước mình được quay về tuổi thơ để ăn món gì, và chơi trò gì nhất?

Tuổi thơ luôn là một vùng trời đầy kỷ niệm với mỗi người. Có những trò chơi, những món ăn... đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của chúng ta mà dù qua bao nhiêu năm sau, vẫn khó để phai mờ.

Cái thời mà mạng internet chưa phát triển, smartphone chưa ra đời, cửa hàng thức ăn nhanh chưa mọc lên, thì tuổi thơ đã ăn gì, chơi gì nhỉ? Hãy thử ngược thời gian trở lại những năm của thế kỷ trước. Nếu bạn còn biết đến những trò chơi, món ăn này, thì chắc hẳn, bạn đã có một tuổi thơ thật đẹp. 

1. Bắn bi

Chắc hẳn là không chàng trai nào là không biết đến trò chơi này. Từng có một thời, những viên bi đầy sắc màu là cả một bầu trời, một kho báu đối với con nít. Để có được một túi bi để "khè" lũ bạn, chúng ta hẳn còn phải đánh đổi tiền ăn sáng hoặc những thứ quý giá khác ấy chứ. Vì vậy, trò bắn bi luôn là một trò chơi được yêu thích nhất thời ấu thơ. "Địa hình" chơi chỉ cần một lỗ bi (hình tròn hoặc hình vuông) cách mức khoảng 2-3 mét. Mỗi người sẽ để một số lượng bi bằng nhau vào lỗ. Người chơi lần lượt bắn bi từ vạch đến lỗ, và thắng thua dựa trên việc viên bi của người nào dừng lại ở gần lỗ nhất nhưng không nằm trong lỗ, cứ thế mà các cậu chàng hoặc là thua sạch bi, hoặc là có trong tay một "kho báu" mang về và hẹn ngày thách đấu tiếp theo. 

24-29c44

2. Banh đũa

Nếu như bắn bi là trò chơi của các chàng trai, thì các cô gái lại đua nhau thảy banh đũa. Dụng cụ cần có là bó đũa cùng quả banh nảy (thường là banh đánh tennis). Luật chơi là ném trái banh lên cao, cầm đũa xoay 2 vòng và chụp quả banh. Số lượng đũa sẽ tăng lên theo mức độ khó, tùy vùng miền mà luật chơi khác nhau. Chắc chắn không ai là không thể quên được tiếng banh nảy, tiếng đũa va vào nhau lạo xạo trong những trưa hè mát mẻ của tuổi thơ. 

27-29c44

3. Thả diều

Đây có lẽ là trò chơi con nít có sức tồn tại lâu nhất đến tận thời điểm này. Không biết xuất hiện từ lúc nào, nhưng những cánh diều từ lâu đã trở thành một điều gì đó vô cùng đẹp đẽ, thần thánh đối với trẻ thơ. Ngày xưa, chỉ cần một tờ giấy gió, hồ dán, keo dán, dây..cùng chút khéo tay và tất nhiên, bầu trời có gió, là có thể mải mê chạy theo lũ bạn từ cánh đồng này qua sân vận động khác, lên những đồi cỏ cao hoặc trong thung lũng với cánh diều bay bổng trên đầu. Về sau, kỹ thuật làm diều đã hiện đại hơn, với những con diều nhiều màu sắc hơn, hiện đại hơn, hình dáng sáng tạo hơn...Nhưng chắc chắn, những gì đơn sơ nhất, mộc mạc nhất của tuổi thơ sẽ có sức sống mãnh liệt nhất trong ký ức của một con người. 

20140210163943-f1-359c6

4. Nhảy dây

Thử nhớ lại xem, giờ tan học của những năm học ấu thơ, bạn cùng lũ bạn hay chơi trò gì nhất? Mặc dù con nít thì rất ham chơi, nhưng tôi vẫn nhớ nhất trò nhảy dây. Chẳng hiểu sao chỉ với một sợi dây (thường được làm từ những vòng chun) mà chúng ta có thể nhảy qua nhảy lại, nhảy kiểu này nhảy kiểu kia...không biết mệt? Và nếu không có tiếng trống báo vô tiết, hoặc tiếng mẹ kêu về ăn cơm, thì chắc hẳn chúng ta có thể nhảy dây từ sáng tới tối trong những năm tháng ấu thơ quý giá ấy.

nhayday-05112013-01-6403f

5. Đèn lồng từ vỏ lon, đèn ông sao từ giấy

Là con nít, ai cũng từng háo hức được đến Trung Thu. Vì sao? Vì được rước đèn lồng chứ sao. Đèn lồng "Made by tuổi thơ" như thế nào nhỉ? Đơn giản thôi mà. Chỉ là cầm vỏ lon bia chạy ra nhờ bố hoặc ai đó khéo tay mài đầu lon cho rớt nắp ra, rồi rạch những nan hoa trên thân lon, sau đó thắp một ngọn đèn cầy vào trong lon, thế là có đèn lồng để chạy chơi với chúng bạn. Đèn ông sao từ giấy còn dễ làm hơn biết bao nhiêu. Như làm một cánh diều, chỉ cần giấy, hồ dán, tre cùng chút khéo tay là có thể ăn một Trung Thu hoành tráng rồi. 

34-29c44

35-29c44

6. Ô ăn quan

Nếu như những trò chơi trên đa số đều thiên về hoạt động thể chất, thì ô ăn quan lại là trò chơi nghiêng về trí tuệ. Kẻ 10 ô vuông trên nền đất, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Trong đó, hai đầu bảng có hai ô hình vòng cung được gọi là ô quan. Có thể dùng rất nhiều "vật liệu" để chơi, nhưng phổ biến nhất là hòn sỏi. Ai có thể ăn được nhiều sỏi hơn và nhiều quan hơn những người còn lại thì sẽ thắng. Cũng giống như những trò chơi trí tuệ khác, bạn sẽ được trải qua vô vàn cảm xúc khác nhau: Tính toán, lo lắng, ủ mưu, hả hê khi thành công hoặc "ức ơi là ức" khi thua và quyết tâm ván sau mình sẽ "phục thù". Nhờ vậy, ô ăn quan đã trở thành trò chơi không thể thiếu ở mỗi góc sân trường mỗi khi tan học. 

7. Kẹo cao su con vẹt

Khi viết tới những dòng này, trong miệng tôi bỗng dưng hiện lên mùi vị ngọt ngào đặc trưng của những viên kẹo cao su xanh đỏ mà thời ấu thơ từng mê mẩn. Không the the, cay cay, nhai nhiều thì nhạt nhẽo như kẹo cao su hiện nay. Phiên bản ấu thơ ngọt hơn, nhiều hơn, thổi được bong bóng to hơn và tất nhiên, rẻ hơn. Đến bây giờ, còn ai tin vào truyền thuyết "Nuốt bả kẹo cao su vào bụng thì sẽ đi...không được" không nhỉ?

1-1971d

6-1971d

8. Viên ngậm C

Trong ký ức của tôi, viên ngậm C "quý giá" lắm, bởi ngày xưa, mỗi lần mệt trong người hoặc bệnh thì mẹ mới cho tôi ăn cái loại kẹo ngọt ngọt, chua chua này. Sau này tôi mới biết viên ngậm C chưa vitamin C - giúp đề kháng tốt, chứ lúc ấy, tôi chỉ biết nó là...kẹo, và kẹo thì tất nhiên rất ngon. Thêm hình Doremon trên thân hủ nữa chứ. Chẳng trách mà tôi thường xuyên phải lén mẹ ăn vụng kẹo dù hủ kẹo đã để tít thật cao trên nóc tủ.

5-1971d
9. "Cà rem"

"Ai cà rem cà rem không?" chắc chắn là tiếng gọi có sức "quyến rũ" nhất trong những trưa hè nắng nóng nằm ngủ trưa bên hiên nhà. Nhờ vậy, mà các chú bán kem dường như cũng trở thành "anh hùng" trong mắt tụi con nít thời đó. Kem ly, kem que, kem ốc quế...kem nào cũng ngon, cũng mát lạnh. Con nít chỉ dừng ăn kem khi quá no bụng hoặc khi...không có tiền, chứ không có lý do gì để chúng cưỡng lại sự hấp dẫn của món kem cả. Bây giờ, những xe bán kem cũng dần vơi, thay vào đó là những quán kem lung linh, điều hòa mát lạnh. Nhưng làm sao mà chúng có thể có lại vị kem giống như khi xưa ta bé được chứ? 

3-1971d

10. Bim bim

Còn gọi là snack, bim bim dường như được xếp vào danh sách những món ăn dễ "gây nhiện" nhất của lũ trẻ thời xưa. Lúc ấy, bố mẹ thường lấy bim bim ra dụ: "Ngoan thì cho ăn bim bim nhé", "Điểm cao sẽ thưởng ngay bằng bim bim"...và vì vậy, ăn bim bim trừ cơm đã không còn là chuyện xa lạ. Không biết các bạn thì sao, nhưng điều tôi nhớ nhất ở bim bim không phải là mùi vị của nó, hoặc những hình vẽ đầy sắc màu trên bao bì...mà là cảm giác đập cái "bụp" bịch bim bim vào hồi hộp xem mình có trúng thưởng tấm card hình siêu nhân được giấu trong đó không. Thật là vớ vẩn nhỉ? 

11-1971d

Còn bạn, những món ăn, trò chơi, kỷ niệm nào khiến bạn nhớ về tuổi thơ của mình nhất? 

Theo Kênh 14

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.