Latest Post

Thú cưng không đơn giản chỉ là con vật nuôi trong nhà, có nhiều điều chính con người chúng ta phải học hỏi từ chúng.

Bạn muốn tìm lời khuyên cho mối quan hệ tình cảm đang bế tắc của mình? Có lẽ đừng tìm ở đâu xa, hãy nhìn xuống chân mình đi – nơi chú chó yêu và mèo cưng đang quấn lấy – để học ngay từ chúng ấy!

1. Không phán xét người khác qua vẻ bề ngoài

Lũ ấy không quan tâm ta mặc đồ hiệu hay đồ sỉ, không quan tâm nhà ta có rộng hay chật hay có là 1 cái bãi gì đó không, cũng không đòi phải đưa ra ngoài ăn sang chảnh… Thú cưng không phán xét mà chỉ yêu vì yêu thôi!

thu cung blogtamsuvn (7)

Đây thật sự là 1 lời khuyên khá tốt cho loài người chúng ta đấy chứ, để tránh những tranh cãi lặt vặt mỗi ngày.

2. Trung thành

thu cung blogtamsuvn (9)

Có nhiều người cho rằng chế độ một vợ một chồng là sự chiếm hữu, nhưng thực sự thì sự trung thành, chung thủy là một trong những biểu hiện cao nhất của tình yêu. Lại một bài học nữa chúng ta cần học từ những con thú cưng trung thành, yêu chủ vô điều kiện!

3. Cùng chơi đi mà

thu cung blogtamsuvn (1)

Thay vì suốt ngày cãi nhau, có phải bạn và thú cưng của mình toàn chơi đùa với nhau rất vui? Sao bạn không thể làm điều đó với người ấy của mình chứ? Hãy cùng nhau vui vẻ, tận hưởng tình yêu này, mối quan hệ này, cuộc sống này… Các bạn cứ làm gì cũng được, ngớ ngớ điên điên chút cũng được, đừng ngại ngần.

4. Ra khỏi nhà thôi

thu cung blogtamsuvn (8)

Có một điều bạn cần biết về các mối quan hệ, đó là việc cứ ở lì trong nhà cùng với mỗi “bản mặt đó” hoài sẽ khiến cả 2 bạn dễ phát điên lắm đấy. Thú cưng của bạn biết điều đó, nên chúng mới thường năn nỉ, lôi kéo bạn cùng ra đường đấy! Trở lại với chuyện bạn với nửa kia của mình, các bạn không thể dành toàn bộ thời gian của mình quấn lấy nhau trong nhà, xem TV, chơi ô chữ… được đâu, hãy ra ngoài để cùng tận hưởng cuộc sống đi nào!

5. Thường vuốt ve âu yếm

Một trong những điều mà ngay cả các cặp đôi hạnh phúc nhất cũng có thể quên đó là quên dành thời gian để âu yếm nhau. Hầu hết chúng ta đều tất bật cả sáng lẫn chiều, khi về thì chỉ ăn cùng nhau, xem TV một chút rồi lăn ra ngủ. Nếu có chuyện âu yếm vuốt ve thì cũng thường chỉ vào 1 vài đêm, ở trên giường, khi mà thật ra đã mệt gần chết để có thể tận hưởng điều gì.

thu cung blogtamsuvn (6)

Trong khi đó, mấy em chó lại rất hay trong việc nhắc nhở chúng ta rằng ta không chỉ nên làm việc này mà là PHẢI làm việc này! (Chúng thường chủ động sán vào bạn và dụi dụi, yêu cầu được vuốt ve đó.) Thay vì ngồi xa nhau trên ghế lúc xem TV, hãy ngồi sát lại, cùng nhau ăn vài miếng bỏng ngô; thay vì cố gắng nhội nhét mọi việc vào một ngày, hãy phân chia ra hợp lý, việc gì có thể thư thư thì tạm gác lại đến mai để bây giờ ôm nhau cho thích; hoặc khi chuẩn bị đi ngủ, khi thức dậy buổi sáng, hãy dành ít nhất 5 phút và ôm nhau.

6. Yêu thương vô điều kiện

Thú cưng sẽ yêu thương và luôn ở bên bạn vô điều kiện, kể cả là khi bạn ốm đau hay nghèo khó chúng vẫn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc chỉ cần được ở cạnh bạn mà thôi.

thu cung blogtamsuvn (3)

7. Bạn bè là báu vật quý giá nhất

Trong cuộc đời mỗi người, có bạn thân là điều may mắn nhất, hãy biết trân trọng và giữ gìn tình bạn, bởi không có bạn thật bất hạnh biết bao.

thu cung blogtamsuvn (4)

8. Chia sẻ và tha thứ

thu cung blogtamsuvn (5)

Nhiều người có thể thoải mái chia sẻ thức ăn của mình với thú cưng, nhưng lại bảo người yêu của mình hãy quên chuyện đó đi, muốn ăn thì tự đi mà lấy. Phải chăng chúng ta đối xử với thú cưng tốt hơn với người yêu của mình bởi vì quá quen với sự hiện diện của nhau, đến mức nghĩ rằng đây đã là chuyện hiển nhiên và không cần nuôi dưỡng nữa? Hãy nhớ rằng bạn cần chia sẻ, bạn cần chia sẻ với bạn đời của mình nhiều như bạn sẽ chia sẻ với thú cưng.

9. Hãy trân trọng những gì mình đang có

thu cung blogtamsuvn (10)

Một trong những bài học quan trọng nhất bạn có thể học được từ thú cưng của mình đó là hãy luôn trân trọng và cảm thấy biết ơn với những gì mình có. Hãy nhìn xem, thú cưng của bạn luôn hạnh phúc khi trông thấy bạn, và biết ơn tình yêu mà bạn dành cho chúng. Nếu bạn có một gã đàn ông tốt yêu và trân trọng bạn thì đừng quên đáp lại một cách nhiệt tình để cho thấy bạn cũng yêu và trân trọng người ta nhiều không kém đâu!

Theo Một Thế Giới

Dưới “gót sắt” của Tào Tháo, miền Bắc Trung Quốc hoàn toàn thống nhất dưới nền thống trị của Ngụy. Dù đã nắm địa vị “bá chủ”, nhưng đến lúc chết ông cũng không xưng đế.

5
Tào Tháo và mộng đế vương
Tào Tháo là “nhất đại kiêu hùng” thời Tam Quốc, nửa đời đứng trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng ông qua đời mà chưa hề bước lên ngai vàng Trung Nguyên.
Trước khi Tào Tháo mất không lâu, Tôn Quyền đoạt Kinh Châu từ Thục Hán, giết Quan Vũ, nhưng vẫn phải cầu hòa với Tào. Tôn Quyền phái sứ giả dâng thư xin ông “sớm ngày đăng cơ”, song ông đáp lại – “Y (Tôn Quyền) muốn đẩy ta vào hỏa lò hay sao?”, đủ thấy tâm thế của Tào Mạnh Đức đối với 2 chữ “Hoàng đế” ra sao. Có quan điểm cho rằng, thực ra Tào Tháo không phải không muốn làm Hoàng đế, chỉ là những bài học lịch sử khiến ông không dám mơ đến Vương vị Hán triều.
Cuộc đời Hán Hiến Đế Lưu Hiệp luôn sống trong nhục nhã. Đầu tiên là bị Đổng Trác lấn át, sau thì bị Tào Tháo chuyên quyền. Tuy nhiên, nếu không có Đổng Trác thì Lưu Hiệp không có cơ hội làm Hoàng đế, và nếu không được Tào Tháo “giang cánh” bảo hộ, thì chưa biết chừng ông cũng sớm vong mạng dưới tay đám “quân phỉ” Lý Quyết, Quách Dĩ. Hán Hiến Đế dù ngồi vững trên ngai vàng, nhưng đại quyền nằm trong tay kẻ khác, bản thân ông chỉ là “tù binh cao cấp” trong tay Tào Tháo. Đương nhiên, Lưu Hiệp không cam lòng và muốn thực hiện một cuộc lật đổ Tào Tháo. Có bình luận rằng, đây là “trò chơi nguy hiểm” mà tất cả những ông vua hữu danh vô thực trong lịch sử Trung Quốc đều bị cuốn vào.
Bên cạnh đỉnh cao quyền lực cũng chính là tham vọng và mê hoặc. Hán Hiến Đế cũng không ngoại lệ, ông muốn nắm trọn vẹn quyền lực Đông Hán. Phe bảo hộ của chính quyền cũ như Quốc cữu Đổng Thừa, Vương Tử Phục, hay về sau này là cuộc bạo loạn của Cảnh Kỷ, Vi Hoảng ở Hứa Đô, đều là những nhân vật “nhiệt huyết” muốn lật đổ nền thống trị của Tào Tháo hơn cả chính bản thân Lưu Hiệp. Nguyên nhân bởi chính nhóm “cựu thần chính quyền cũ” này mới là những nhóm lợi ích bị tổn thất nhiều nhất. Họ không bị giết nhưng không có tương lai và phải sống cúi đầu dưới chính quyền của đối thủ, còn Lưu Hiệp ít nhất vẫn được “đối đãi bằng nghi lễ quân thần”. Nắm bắt được tâm lý này, cho nên Tào Tháo – người nắm quyền lực tối cao nhưng không phải bậc “cửu ngũ chí tôn” – thực thi những biện pháp đàn áp vô cùng quyết liệt đối với những người nhòm ngó đại quyền, và đó thường là những cuộc tắm máu.
Đảo chính "hụt" Tào Tháo ở Đồng Tước Đài, Lưu Hiệp đành ngậm đắng nuốt cay tiếp tục làm "Hoàng đế bù nhìn" cho cuộc chinh phục thiên hạ của Tào.
Đảo chính “hụt” Tào Tháo ở Đồng Tước Đài, Lưu Hiệp đành ngậm đắng nuốt cay tiếp tục làm “Hoàng đế bù nhìn” cho cuộc chinh phục thiên hạ của Tào.
Bản thân Tào Tháo không thể “danh chính ngôn thuận” ngồi lên ngai vàng Trung Nguyên, thì ông cũng không cho phép bất cứ thế lực nào có cơ hội làm điều đó. Việc Tào Tháo gả con gái Tào Tiết cho Hán Hiến Đế,bên cạnh thể hiện sự lung lạc của Tào đối với Lưu Hiệp thì cũng cho thấy Tào chưa dám công khai “bất kính” đối với vị Hoàng đế (dù chỉ là danh nghĩa) này. Nhưng mặt khác, Tào cũng không hề thực hiện bất cứ nghĩa vụ quân thần nào đối với Lưu Hiệp, thậm chí không để Hán Hiến Đế trong mắt, sẵn sàng “bạo nộ” trước mắt vua. Lưu Hiệp đã có lúc sợ hãi đến mức phải khẩn khoản xin Tào Tháo -“Nếu Thừa tướng có thể phò tá trẫm thì đáng quý, nếu không, mong hãy tha cho trẫm”. Dù “quyền lực vô hình” của Tào Tháo đã khiến Lưu Hiệp uất ức đến mức chỉ muốn 2 tay dâng ngai vàng cho Tào, nhưng cuối cùng ông cũng không xưng đế, mà chỉ làm Ngụy Vương, đúng như phương châm mà ông đã theo đuổi từ thời đánh giặc Hoàng Cân.
Người đời sau gọi Tào Tháo là gian hùng. Các học giả Trung Quốc đánh giá, điểm “gian” nhất của ông chính là “không đoạt đế quyền của Hán triều”. Điều này giúp Tào “vừa được tiếng, vừa được cả miếng”. Như trong “Nhượng huyện tự minh bản chí lệnh”, Tào Tháo đã tỏ rõ tư tưởng của mình – “Giả như quốc gia không có thần, thì không biết có mấy kẻ xưng đế, mấy kẻ xưng vương”. Cho nên, đã có Tào Tháo “gác cửa”, thì ông không làm vua, kẻ khác cũng đừng mong làm vua. Tào Tháo còn, thì Hiến Đế có thể “yên tâm” làm Hoàng đế Đại Hán.
Vì sao Tào Tháo không “phế Hán”?
Nếu Tào Mạnh Đức thực sự ôm mộng xưng đế, thì chỉ cần điều quân từ Sơn Đông về Lạc Dương, việc phế Hiến Đế dễ như trở bàn tay. Thế nhưng cả đời Tào không dám làm chuyện đó, cũng vì cố kỵ “vết xe đổ” của Đổng Trác. Tào Tháo hiểu rõ, trong cục diện thiên hạ đại loạn cuối thời Đông Hán, các thế lực quân phiệt nổi dậy khắp nơi. Phe nào cũng tự xưng mang danh nghĩa “hậu duệ trung thần”, “phò tá Hán triều” để chiếm cứ địa bàn.
Chưa kể, danh nghĩa “phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu” đem lại cho Tào Tháo một vị thế “danh chính ngôn thuận hơn rất nhiều” để đứng ra hiệu triệu và lôi kéo các thế lực khác về với mình.
"Không xưng đế" là phương châm mà Tào Tháo tuân thủ nghiêm ngặt suốt cuộc đời ông, nhờ đó mà Tào tránh "vết xe đổ" của Đổng Trác.
“Không xưng đế” là phương châm mà Tào Tháo tuân thủ nghiêm ngặt suốt cuộc đời ông, nhờ đó mà Tào tránh “vết xe đổ” của Đổng Trác.
Nếu Tào “dám” đoạt ngôi Hiến Đế thì ông sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu chung của quần hùng, giống như 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh phạt Đổng Trác năm xưa. Cho dù Tào Ngụy có dùng thực lực quân sự hùng mạnh để tiêu diệt các thế lực địa phương thì cũng không có khả năng thu phục được lòng tin của mọi tầng lớp dân chúng – bởi tội danh “Hán tặc” mà Lưu Bị, Tôn Quyền gán cho Tào lúc này sẽ trở thành sự thực. Với tầm ảnh hưởng sâu rộng của hình tượng Hoàng đế Đại Hán trong tín ngưỡng của người dân Trung Quốc hàng trăm năm, hành động “phế đế” chẳng khác nào tội ác “đại nghịch bất đạo”.
Đó chính là “hỏa lò” mà Tào Tháo nhắc tới trong câu nói của mình, đồng thời thể hiện rõ tầm nhìn đầy mưu lược của một chính trị gia. Bên cạnh đó, dù Tào Mạnh Đức có thực muốn làm Hoàng đế, thì những trọng thần trung thành của ông như Tuân Úc, Tuân Du cũng là những người “ngấm” tư tưởng trung thành với Hán triều, cực lực phản đối. Chính vì một người tài như Tuân Úc, mà Tào Tháo đã phải “nuốt giận”.
Càng về những năm cuối đời, tư tưởng và phương châm của Tào Tháo càng được chứng minh là đúng đắn khi thế lực Tào Ngụy thống trị toàn bộ lãnh thổ Trung Nguyên. Cho nên, trước “đòn khích tướng” dụ Tào Tháo xưng đế của Tôn Quyền, ông chỉ “cười mà từ chối”. Có nhiều học giả cho rằng, nếu không nhờ Tào Mạnh Đức cả đời tuân thủ nghiêm ngặt phương châm của mình, nhờ đó thay đổi được cả một tầng lớp sĩ tộc thân Hán cố hữu, thì con trai ông là Tào Phi cũng không có cửa “phế Hán, lập Ngụy”. Trung Quốc từng xuất hiện vô số “bá giả” ôm tham vọng đế vương, nhưng giữ được “cái đầu lạnh”, biết kiềm chế bản thân để mở đường cho hậu duệ thực hiện đế nghiệp, sử không có mấy người.

Nguồn: Tri Thức Trẻ

Không phải nhân vật nào trong số này cũng trực tiếp xuất hiện trong truyện mà có thể thông qua hồi ức của những đại cao thủ khác.
Độc Cô Cầu Bại
Đây là nhân vật đầu tiên phải kể đến khi nhắc tới những đại cao thủ trong truyện Kim Dung. Nhân vật này lần đầu tiên xuất hiện là trong truyện Thần điêu đại hiệp. Ông được Kim Dung mô tả là cao thủ số 1 trong võ lâm, chưa bao giờ nếm mùi thất bại. Môn võ công tối cao nhất của ông là Độc Cô Cửu Kiếm do chính ông sáng tạo ra. Môn võ này có 9 nguyên lý mà từ đó có thể phá giải tất cả các loại võ công, ám khí và các binh khí khác trong thiên hạ.
1
Ước mơ ban đầu của ông là mong muốn một lần được bại nhưng chưa bao giờ điều này trở thành hiện thực. Vì thế, tên của ông có chữ “Cầu Bại”. Sau này ước mơ của ông giản dị hơn, đó là khi giao đấu được một lần thu chiêu về phòng thủ vì võ công mà ông sáng tạo ra là chuyên tấn công vào các điểm sơ hở của đối phương. Vì thế, ông chưa bao giờ phải phòng thủ mà các chiêu thức của ông chỉ toàn là tấn công. Song trong suốt cả cuộc đời, ước mơ “giản dị” hơn này của ông cũng chưa từng được hiện thực hóa. Cả đời ông phải sống trong cô độc trên đỉnh cao của võ học, vì thế tên ông còn một chữ là “Độc Cô”.
Nguyên lí võ học tối cao của ông chính là lấy vô chiêu thắng hữu chiêu. Trong những năm đỉnh cao nhất của võ học đời mình, Độc Cô Cầu Bại tuy là một kiếm gia nhưng không cần sử kiếm cũng phát huy được những chỗ tinh tế và lợi hại nhất của Độc Cô Cửu Kiếm.
Sau này, các truyền nhân của ông là Dương Quá, Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung đều là những đệ nhất cao thủ, kiếm pháp vô địch thiên hạ.
Trương Tam Phong
Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, lần đầu xuất hiện cũng là trong truyện Thần điêu đại hiệp. Ông được sư phụ của mình là Giác Viễn đại sư truyền cho 5-6 thành của môn Cửu Dương Thần Công. Từ đó, cộng thêm với trí tuệ vô song của mình, ông đã lập nên phái Võ Đang lưu danh muôn thuở.
Trong truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Kim Dung mô tả rõ hơn về nhân vật này. Khi ấy Trương Tam Phong đã trăm tuổi, nội công đã tu tập đến mức “lô hỏa thần thanh”, võ công đã đứng đầu thiên hạ. Các đệ tử của ông là Võ Đang thất hiệp cũng là những cao thủ số 1 thiên hạ, võ công ngang ngửa với cả các thần tăng của Thiếu Lâm Tự.
2
Cả võ lâm nghe đến tên Trương Tam Phong đều phải kính trọng và nể sợ. Trong một lần ông lên núi Thiếu Lâm để xin bộ Cửu Dương Thần Công nhằm cứu Trương Vô Kỵ, các nhà sư Thiếu Lâm lại tưởng ông đến tỉ võ nên trong lòng lo sợ, đã phải mang cả 3.000 tăng chúng Thiếu Lâm Tự ra để dọa ông.
Trong những năm cuối đời mình, ông còn sáng tạo ra môn võ Thái cực quyền và Thái cực kiếm vô địch thiên hạ. Nguyên lý của 2 môn võ học này hoàn toàn tương phản với võ học đương thời là lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, dùng 4 lạng bạt ngàn cân, thái cực xoay vòng nhằm cắt đứt cái gốc của đối thủ. Tất cả các đại cao thủ hàng đầu như Trương Vô Kỵ, Dương Tiêu, Phạm Giao, Ân Thiên Chính đều phải gật đầu bái phục 2 môn võ công thượng thừa nói trên của võ học.
Chính Kim Dung từng khẳng định rằng Trương Tam Phong là một nhân vật ngàn năm trước không ai hơn và ngàn năm sau cũng chẳng có ai sánh bằng.
Vô Danh thần tăng (hay Tảo Địa Tăng)
Vị thần tăng này xuất hiện trong truyện Thiên Long Bát Bộ. Ông là vị sư Thiếu Lâm duy nhất trong truyện Kim Dung đã tập luyện được 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự.
Trong cuộc quyết đấu giữa cha con Tiêu Phong với nhà Mộ Dung Phục và Cưu Ma Trí, ông đã bị cảm động bởi tấm lòng nhân hậu và quảng đại của Tiêu Phong nên đã ra mặt để hóa giải hận thù giữa nhà họ Tiêu với nhà Mộ Dung.
3
Võ công của ông đã tu luyện đến mức “đăng phong tháo cực”, ngay cả những cao thủ số 1 thiên hạ lúc bấy giờ là Tiêu Phong, Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác đều tự nhận mình còn kém xa. Ông dùng 1 tay vẫn có thể hóa giải được đòn đánh mang cả 12 thành công lực của Mộ Dung Phục. Khi Mộ Dung Phục và Kiều Phong giao đấu, Vô Danh thần tăng đứng giữa mà vẫn đỡ được cả 2 chưởng mang toàn bộ công lực của 2 người.
Đến khi chuẩn bị chữa trị nội thương cho Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác, mặc dù đang mang trọng thương, hai tay xách 2 người gần 200 cân nhưng ông vẫn chạy nhanh hơn Kiều Phong và Mộ Dung Phục. Cũng chỉ cần 1 cái phẩy tay, ông đã đẩy lui được nhất đại cao thủ của nước Thổ Phồn là Cưu Ma Trí.
Vương Trùng Dương
Đây là nhân vật xuất hiện lần đầu tiên trong bộ Anh hùng xạ điêu. Trong lần luyện Hoa Sơn lần thứ nhất, Vương Trùng Dương chính là người có võ công cao nhất, đứng đầu võ lâm ngũ bá với hiệu là Trung Thần Thông. Cả 4 người Bắc Cái Hồng Thất Công, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Tây Độc Âu Dương Phong và Đông Tà Hoàng Dược Sư mặc dù võ công đều đạt đến mức “lô hỏa thần thanh” nhưng cũng vẫn phải cúi đầu nhận thua trước Vương Trùng Dương.
4

Vương Trùng Dương cũng chính là người sáng lập ra phái Toàn Chân và sáng tạo nên môn nội công chính tông đứng đầu thiên hạ. Sư đệ của ông là Chu Bá Thông học được võ công của ông nên cũng đã trở thành cao thủ hạng nhất võ lâm.
Vương Trùng Dương còn sáng tạo ra trận pháp Bắc Đẩu Thất Tinh. Các đồ đệ của ông mặc dù võ công kém cỏi nhưng khi sử dụng trận pháp này lúc giao đấu với Âu Dương Phong, Hoàng Dược Sư thì thậm chí còn chiếm được thế thượng phong.
Đến những năm cuối đời, ông còn tiên đoán được khi ông chết thì Âu Dương Phong sẽ đến Toàn Chân giáo để cướp Cửu âm chân kinh, vì thế, ông đã giả chết để chờ Âu Dương Phong đến và chỉ bằng một chiêu Tiên Thiên Công, ông đã đánh bại Tây Độc Âu Dương Phong, phế bỏ môn võ Hàm Mô Công của hắn mà phải 20 năm sau, Âu Dương Phong mới khôi phục được.
Đông Phương Bất Bại
Đây là nhân vật phản diện duy nhất không thể không nhắc đến trong ngũ đại cao thủ của truyện Kim Dung. Nhân vật này xuất hiện trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, là giáo chủ của Nhật Nguyệt thần giáo.
Chỉ cần nghe đến 4 chữ Đông Phương Bất Bại thì tất cả võ lâm chính phái và tà phái đều cảm thấy run sợ và kính nể. Bởi thế, một mình Đông Phương Bất Bại lãnh đạo Nhật Nguyệt thần giáo nhưng vẫn trở thành đối trọng của cả võ lâm Trung Nguyên. Ngay cả các đại cao thủ như Nhậm Ngã Hành (giáo chủ đời trước của Nhật Nguyệt thần giáo), Phương Chứng đại sư (phương trượng Thiếu Lâm Tự), giáo chủ phái Võ Đang là Sung Hư đạo chưởng và Tả Lãnh Thiền (giáo chủ phái Tung Sơn) đều thừa nhận Đông Phương Bất Bại là cao thủ số 1 thiên hạ.
5
Môn võ công mà Đông Phương Bất Bại tu luyện chính là Quỳ hoa bảo điển. Trong cuộc giao đấu cuối cùng của đời mình, Đông Phương Bất Bại một mình đấu với cả 4 đại cao thủ là Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh và Hứa Vân Thiên nhưng hắn vẫn chiếm được thế thượng phong và cả 4 người đều phải cúi đầu thừa nhận là không đánh thắng được Đông Phương Bất Bại.
Lệnh Hồ Xung khi ấy đã tu luyện được môn kiếm pháp vô địch thiên hạ là Độc Cô Cửu Kiếm, có thể nhìn thấy tất cả những điểm sơ hở của Đông Phương Bất Bại nhưng vì thân pháp của hắn quá nhanh nên tất cả các chiêu thức tấn công của chàng đều không trúng đích. Đông Phương Bất Bại chỉ bại vì một lí do duy nhất là trong lòng hắn có tâm ma và vì tà không thể thắng được chính.
Theo Đất Việt

Cùng với các kỳ tài võ học, sự xuất hiện của Châu Bá Thông, Khúc Cô, Quách Tĩnh hay Đào Cốc Lục Tiên đã khiến cho những pho kiếm hiệp Kim Dung thêm đa dạng và hấp dẫn.

Võ học dành cho tất cả mọi người, đó là một chân lý trong truyện kiếm hiệp Kim Dung. Tất nhiên, những người có ngộ tính cao hay năng khiếu võ học thiên bẩm sẽ có nhiều lợi thế khi luyện võ, nhưng không hẳn những người kém thông minh lại không thể trở thành cao thủ. Thậm chí, họ có thể trở thành những bậc đại tông sư võ học, dù rằng tâm trí chỉ sánh ngang với đứa trẻ lên mười.

Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông

Chu Bá Thông mang hình hài của một lão ông, nhưng tâm hồn của một đứa trẻ con ngốc nghếch, ham chơi. Nhưng lão lại là kẻ trời sinh hiếu võ, hễ gặp môn võ công nào mới mẻ, lão sẽ say mê tìm hiểu, học tập tới quên ăn, quên ngủ. Thậm chí, lão còn tự sáng tạo cho mình một lộ võ công riêng lợi hại. Tuy nhiên lộ võ công này lại chỉ xuất phát từ thói ham chơi, sự buồn bã của Bá Thông.


Chu Bá Thông mang hình hài của một lão ông, nhưng tâm hồn của một đứa trẻ con ngốc nghếch, ham chơi.

Thời gian bị Hoàng Dược Sư nhốt tại Đào Hoa Đảo, lão chỉ có một thân một mình trong hang động hơn chục năm trời. Không chịu nổi sự cô tịch, lão nghĩ ra biện pháp lấy hai tay mình đánh lộn với nhau, vừa để đỡ buồn, vừa thỏa mãn niềm đam mê luyện võ.

Vậy mà môn võ công tưởng chừng chỉ trẻ con mới có thể nghĩ ra ấy lại trở thành một tuyệt học vô cùng lợi hại, khiến người sử dụng như được nhân đôi sức mạnh, khi mà hai tay đồng thời sử dụng được hai tuyệt kỹ khác nhau để tấn công.

Ngoài Song thủ hổ bác uy lực dị thường, Lão Ngoan Đồng còn có một thân tuyệt học thượng thừa được chính sư ca Vương Trùng Dương chỉ dạy. Sư ca lão vốn là thiên hạ đệ nhất, lại thêm vô tình luyện được võ thuật từ Cửu Âm Chân Kinh, bản lĩnh võ công của Chu Bá Thông cao tới mức cả Đông Tà, Bắc Cái, Tây Độc và Nam Đế đều cam bái hạ phong.

Có điều, võ công cao không liên quan tới tâm tính của lão. Dù là một cao thủ võ học, tuy nhiên, để chiến thắng Lão Ngoan Đồng không hề khó khăn. Lão từng bị đám lục lâm giang hồ đánh lừa để thi thố chuyện ngồi im, ai cử động trước sẽ là người thua cuộc. Thậm chí, chỉ cần đem chuyện xấu ra dọa, Lão Ngoan Đồng có thể bỏ chạy, không màng tới đối thủ là ai.

Quách Tĩnh

Không tới nỗi quá ngốc nghếch như Lão Ngoan Đồng, nhưng người em kết nghĩa của lão – Quách Tĩnh – cũng nổi danh nhờ trí thông minh cực tệ. Lúc mới học võ, Quách Tĩnh từng khiến các vị sư phụ Giang Nam Thất Quái của mình hết thở dài lại nổi nóng, bởi ngộ tính của chàng cực thấp. Điểm mạnh duy nhất của Quách Tĩnh chỉ là sự chăm chỉ, người ta tập 1, chàng sẽ tập 10 và chưa khi nào nản chí.

Lý Á Bằng trong vai Quách Tĩnh của Anh hùng xạ điêu năm 2003. 

Vị lão sư thứ hai của Quách Tĩnh – đại bang chủ Cái Bang Hồng Thất Công cũng từng phát ngán khi phải dạy Hàng Long Thập Bát Chưởng cho chàng. Bị Hoàng Dung dụ dỗ bằng món ăn ngon, Hồng bang chủ đành bấm bụng truyền hết bản lĩnh giữ nhà cho Quách Tĩnh.

Dù được danh sư chỉ dạy, Hàng Long Thập Bát Chưởng cũng không hề phức tạp hay biến hóa, nhưng Quách Tĩnh vẫn không học được. Hồng Thất Công sau khi tốn công giảng giải tới vài chục lần một thế võ đơn giản cho Quách Tĩnh đã phải thốt lên: “Nói chuyện với mi hệt như nói chuyện với một mụ già ngu xuẩn”.

Chuyện học võ đã thế, những chuyện rắc rối, biến hóa trên thế gian thì Quách Tĩnh lại càng mù mờ. Thậm chí khi bị Hồng Thất Công xỏ xiên: “Đồ con bò ăn hoa mẫu đơn”, Quách Tĩnh còn thầm nghĩ: “Sao con bò lại ăn được hoa mẫu đơn nhỉ? Ta từ bé chỉ thấy bò ăn cỏ, chứ có bao giờ ăn hoa mẫu đơn đâu”.

Tuy nhiên, chính sự ngốc nghếch nhưng trung hậu, thực thà của Quách Tĩnh đã khiến Hoàng Dung động lòng và yêu quý, coi chàng như bảo bối của mình, ra sức bênh vực và bảo vệ.

Cuối cùng, nhờ người vợ thông minh, tinh quái bên cạnh cộng với sự cần cù, nỗ lực không biết mỏi mệt của mình, Quách Tĩnh rốt cuộc cũng trở thành một cao thủ. Không những thế, chàng còn đạt tới một cảnh giới cực cao, sánh ngang cùng với lão bang chủ Hồng Thất Công võ công cái thế năm nào, với danh xưng Bắc Hiệp oai trấn giang hồ.

Đảo Cốc Lục Tiên

Chu Bá Thông hay Quách Tĩnh cũng chỉ là những cá nhân đơn lẻ, còn Đào Cốc Lục Tiên lại gồm tới 6 gã ngốc tụ hợp cùng nhau. Những ai đọc Tiếu ngạo giang hồ chắc chắn không thể quên ấn tượng về những cao thủ ngộ nghĩnh này.


Đảo Cốc Lục Tiên gồm 6 gã ngốc với võ công thượng thừa. 

Cả sáu gã đều xấu xí như ma quỷ, nhưng cực kì thích được khen đẹp đẽ. Tâm trí như trẻ con lên ba, chỉ giỏi nhất cãi vã và đấu võ mồm cùng nhau, nhưng lại rất ưa nghe người khác khen mình văn nhã, thông minh. Có điều, tuy Đào Cốc Lục Tiên hâm hâm dở dở, hành sự vừa quái đản vừa buồn cười, nhưng võ công của họ lại không thể coi thường.

Vô số cao thủ giang hồ đã bị thảm sát dưới tay sáu gã “người không ra người, quỷ không ra quỷ” mang danh hiệu Đào Cốc Lục Tiên. Khinh công cũng như khả năng phối hợp của 6 huynh đệ gã đã đạt tới cảnh giới thượng thừa. Chỉ trong nháy mắt, đối thủ của họ sẽ bị nắm chặt đầu, tay và chân, sau đó bị xé thành nhiều mảnh. Cách ra tay thảm khốc này đã khiến mọi kẻ đối mặt với Đào Cốc Lục Tiên đều hết sức sợ hãi và dè chừng, bởi chẳng biết khi nào sẽ bị xé thành từng mảnh nhỏ.

Cao thủ khí tông Hoa Sơn Thành Bất Ưu chưa kịp ra tay đã bị Đào Cốc Lục Tiên hành quyết, Hoa Sơn Nữ Hiệp Ninh Tắc Từ nếu như không được Lệnh Hồ Xung hô lớn giải cứu cũng đã phải nhận kết quả tương tự. Ngọc Cơ Tử của phái Thái Sơn cũng thuộc dạng trưởng lão trong môn phái, nhưng chỉ trong tích tắc cũng đã bị 6 huynh đệ gã nắm chặt lấy tay chân không sao đụng đậy. Chỉ từng đó “nạn nhân” cũng đủ để chứng minh võ công của “lục vị tiên nhân” kì quái này không hề tầm thường, thậm chí còn có thể xưng hùng xưng bá một phương.

Khúc Cô

Đào Hoa Đảo Chủ Hoàng Dược Sư cũng từng có một đồ đệ đặc biệt: Khúc Cô. Cô gái này vốn là con của Khúc Linh Phong, vị đồ đệ mà Hoàng Dược Sư từng đánh gãy chân đuổi đi trong một cơn tức giận.

Khúc Linh Phong thân thể tàn phế, nhưng vẫn không chút hận thù, ngược lại còn tìm cách lẻn vào hoàng cung đại nội trộm bảo vật, những mong sẽ khiến sư phụ vui lòng tha thứ cho mình. Bị cao thủ đại nội tập kích, Khúc Linh Phong và đối thủ cùng thiệt mạng, để lại đứa con gái nhỏ tên Khúc Cô.

Vì biến cố lúc nhỏ, Khúc Cô trở nên ngây dại suốt nhiều năm. Hoàng Đảo Chủ một thân bản lĩnh phi phàm, nhưng rốt cuộc cũng đành bó tay. Tuy nhiên, với đại trí tuệ của mình, Hoàng Dược Sư cũng đã dạy cho Khúc Cô một đoạn võ công lợi hại, nhằm hoàn thành tâm nguyện của chính mình đối với cha cô: “Những gì ngươi muốn học, ta sẽ dạy hết cho con gái của ngươi”.

Khúc Cô chỉ có thể học được vài chiêu thức đơn giản.

Khúc cô tâm trí chỉ như đứa trẻ, không thể học những môn võ công phức tạp, biến hóa của Hoàng Đảo Chủ. Cô chỉ có thể học được 3 chiêu chưởng pháp, 3 chiêu xoa pháp (dùng que cời lò làm vũ khí), nhưng từng ấy cũng đủ khiến Xích Luyện Tiên Tử Lý Mạc Sầu sợ tái mặt, vội vã tính kế chuồn khi mới gặp.

Xích Luyện Tiên Tử vốn vang danh khắp võ lâm nhờ võ công thượng thặng, tâm tính độc ác khó ai bì, nên việc thảm bại trước que cời lò của cô ngốc như Khúc Cô là điều ít ai nghĩ đến.

Dù đơn giản nhưng 3 chiêu xoa pháp lại là tâm huyết nhiều năm của Hoàng Dược Sư, bậc kỳ nhân võ học, nhằm mục đích tạo cho cô ngốc đáng thương một bản lĩnh giữ mạng. Nó hàm chứa bên trong nguyên lý võ học tối cao, chỉ dùng một chiêu có thể hóa giải hàng chục cách biến hóa của đối thủ. Cũng nhờ nó mà cô ngốc không những có thể giữ mạng, mà còn có thể đấu ngang tay với không ít võ lâm cao thủ khét tiếng giang hồ.

Nguồn: news.zing.vn

Những anh chàng dưới đây đã chiếm trọn tình yêu của rất nhiều người đẹp trong phim kiếm hiệp Kim Dung.

Dương Quá

Dương Quá – nam chính trong Thần điêu đại hiệp là một anh chàng thông minh, ngang tàng, có cách hành xử nửa chính nửa tà. Tuy nhiên về bản chất, anh là một người tốt, sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp, giúp đỡ dân chúng.




Bảnh bao và có phong thái anh hùng hơn người, Dương Quá đi đến đâu cũng được các người đẹp yêu mến. Anh chinh phục trái tim của Lục Vô Song, Trình Anh, Công Tôn Lục Ngạc, hai chị em Quách Phù và Quách Tương. Thế nhưng, Dương Quá chỉ yêu duy nhất Tiểu Long Nữ. Hai người đã vượt qua những lễ giáo phong kiến hà khắc cũng như bao sóng gió để có cái kết hạnh phúc bên nhau.

Trương Vô Kỵ





Trương Vô Kỵ trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký sở hữu võ công cao cường và tấm lòng lương thiện, tốt bụng. Đây cũng chính là điểm giúp anh được tới 4 cô gái yêu sâu đậm. Đó chính là Ân Ly/ Thù Nhi, Tiểu Chiêu, Chu Chỉ Nhược và Triệu Mẫn. Lúc đầu, Trương Vô Kỵ khá mông lung, không rõ trong lòng mình thực sự yêu ai. Thế nhưng sau bao hoạn nạn, anh mới nhận ra rằng tình yêu đích thực của anh chính là nàng quận chúa Triệu Mẫn.

Đoàn Chính Thuần

Trong Thiên Long Bát Bộ, Đoàn Chính Thuần là Trấn Nam Vương của Đại Lý. Ông là người đa tình và “yêu mỹ nữ hơn giang sơn”. Bên cạnh vợ chính thức là Đao Bạch Phượng, Đoàn Chính Thuần còn có quan hệ tình cảm với hàng loạt mỹ nhân khác là Tần Hồng Miên (mẹ của Mộc Uyển Thanh), Cam Bảo Bảo (mẹ của Chung Linh), Nguyễn Tinh Trúc (mẹ của A Châu và A Tử), Vương phu nhân (mẹ của Vương Ngữ Yên) và Khang Mẫn.



Đoàn Chính Thuần tuy đào hoa nhưng tình cảm ông dành cho các người tình đều thật lòng. Những người phụ nữ của ông dù rất ghét nhau và cũng có lúc oán trách Đoàn Chính Thuần nhưng vẫn một lòng một dạ yêu ông. Thậm chí, họ còn không ngại chết vì Đoàn Chính Thuần. Bản thân Đoàn Chính Thuần cũng tự vẫn sau khi những người tình của mình bị sát hại.

Vi Tiểu Bảo



Vi Tiểu Bảo –  nam chính trong Lộc Đỉnh Ký là anh chàng khôn ngoan, ranh mãnh. Tuy giảo hoạt nhưng kì thật, Vi Tiểu Bảo không phải là người độc ác mà rất nghĩa khí. Anh chàng rất mê gái đẹp và có tới 7 bà vợ bao gồm Mộc Kiếm Bình, Phương Di, Song Nhi, Tô Thuyên, công chúa Kiến Ninh, Tăng Nhu và A Kha. Bảy người vợ của Vi Tiểu Bảo đều xinh đẹp, có tài và yêu chồng.

Theo Báo điện tử Vietnamnet

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.