22 mẹo tâm lý giúp bạn giao tiếp khéo léo và hiệu quả bất ngờ
Giao tiếp xã hội là phần rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người nhưng không phải ai cũng tự tin với khả năng ứng xử và giao tiếp của mình dù biết rằng giao tiếp tốt sẽ giúp ích rất nhiều. Bên cạnh những nguyên tắc ứng xử ai cũng biết, có những bí kíp nhỏ bất thành văn và ít người biết đến giúp việc giao tiếp của bạn thuận lợi hơn rất nhiều. Hãy thử xem nhé!
1- Làm ra vẻ thoải mái trong mọi tình huống
Thông thường, chúng ta thường khó cảm thấy thoải mái khi ở giữa những người lạ bởi lẽ não của chúng ta có cơ chế bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc xa lạ. Cơ chế này gây cản trở cho chúng ta trong việc kết bạn và làm quen với những người chưa quen biết. Nhưng bạn có thể tự đánh lừa bộ não của mình rằng bạn biết những người này và việc tiếp xúc với họ là hoàn toàn an toàn và thoải mái. Khi chính bạn tin rằng việc tiếp xúc với người mới không có gì là đáng sợ, bạn sẽ tỏ ra tự tin hơn trong giao tiếp và người ta cũng sẽ dễ có hứng thú với bạn hơn.
2- Chú ý bàn chân của mọi người khi bắt chuyện
Cắt ngang cuộc trò chuyện quan trọng đang diễn ra của người khác là việc làm rất bất lịch sự. Để tránh làm phiền người khác và biến mình thành kẻ phá đám, khi bạn muốn chen vào câu chuyện của một nhóm người, hãy chú ý đến cơ thể của họ. Nếu họ chỉ xoay người về phía bạn nhưng bàn chân giữ nguyên, họ đang có cuộc nói chuyện quan trọng và không muốn bạn cắt ngang. Nếu họ xoay cả người và bàn chân, điều đó có nghĩa là bạn có thể chen vào cuộc nói chuyện này
Bạn cũng hãy chú ý đến điều này khi đang nói chuyện với người khác, vì đó là biểu hiện cho thấy cuộc trò chuyện của bạn có thể không hấp dẫn đối phương như bạn nghĩ.
3- Khi tranh cãi với ai đó, hãy đứng cạnh thay vì đối diện với họ
Hẳn bạn đã từng trải qua những cuộc nói chuyện bình thường bỗng chốc leo thang thành cãi vã. Trừ khi bạn thích kịch tính vậy chứ ai cũng muốn tránh cãi vã không cần thiết. Thường thì mọi người cảm thấy bị kích thích và dễ nổi giận hơn khi họ thấy họ sai và bị đe doạ, nên khi bạn thấy cuộc nói chuyện có vẻ đang nóng dần lên thì hãy chuyển sang đứng hoặc ngồi bên cạnh thay vì đối mặt với người kia để họ ít cảm thấy bị đe doạ và dễ bình tĩnh hơn.
4- Nếu cần nhờ vả, hãy bắt đầu bằng “Tôi cần bạn giúp.”
Bạn có thể muốn nhờ vả người khác vì bạn lười hoặc bạn thực sự cần giúp đỡ để làm xong việc. Áp lực xã giao khiến mọi người đều không muốn bị xem lại kẻ xấu tính không biết giúp đỡ người khác, nên thường thì bạn sẽ được giúp thôi nếu mở lời một cách đàng hoàng tử tế bằng câu nói: “Tôi cần bạn giúp.”
5- Nếu bạn muốn người khác hài lòng, hãy lập lại những gì họ nói với bạn
Chúng ta đều thích được công nhận những điều mình nói. Đây chính là chìa khoá để bạn gây thiện cảm cho người khác một cách hiệu quả nhất, đơn giản là cho họ thứ họ cần và họ thích. Khi bạn nói chuyện với ai đó và người đó nói với bạn về một chuyện quan trọng của họ, bạn chỉ cần lập lại những gì họ nói (tất nhiên không phải lập lại nguyên văn) theo cách của bạn. Việc này khiến người đó nghĩ rằng bạn rất lắng nghe và thực sự quan tâm đến những gì họ nói. Đó chính là sự công nhận mà bạn dành cho họ.
6- Nếu bạn muốn nhận được phản hồi tích cực từ ai đó, hãy gật đầu khi nói chuyện
Hãy gật nhẹ đầu khi bạn muốn truyền đi một thông điệp quan trọng và muốn người khác đồng ý với mình, vì mọi người vô thức thích sao chép lại cử chỉ của người khác nên họ cũng sẽ có xu hướng muốn gật đầu đồng tình với bạn. Và mẹo này quyền năng tới mức mà hành vi gật đầu có thể phần nào tác động đến suy nghĩ và khiến họ thực sự đồng ý với ý kiến của bạn.
7- Nếu bạn muốn biết ai đó chú ý tới những gì bạn nói, hãy khoanh tay lại!
Thường trong những cuộc nói chuyện quan trọng kéo dài và căng thẳng, chúng ta lại thường rất dễ mất tập trung và không quan tâm đến việc người khác có nghe mình nói hay không. Kết quả là cuộc nói chuyện sẽ kéo dài hơn cần thiết (bạn chắc đã từng tham gia những cuộc họp như vậy rồi?) mà không có hiệu quả. Thay vì mất thời gian để nói cho những người không hề lắng nghe bạn, hãy làm thế này: khoanh tay trước ngực hoặc để trên bàn và quan sát mọi người theo dõi hành động của bạn, nếu mọi người có chú ý đến những gì bạn đang nói, họ thường sẽ bắt chước theo hành động đó của bạn.
8- Bạn khó nhớ tên người? Hãy lập lại tên người khác trong suốt cuộc nói chuyện!
Nhớ tên người thực sự là một kỹ năng rất đáng giá trong giao tiếp, giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm và xây dựng mối quan hệ tốt hơn (dù có thể bạn chẳng nhớ gì khác ngoài cái tên). Nhưng không phải ai cũng giỏi nhớ tên, và mẹo để bạn học thuộc tên người là hãy lập lại tên họ trong suốt cuộc nói chuyện mà bạn được giới thiệu tên.
9- Nếu bạn chỉ nhận được một phần câu trả lời bạn muốn, cứ đợi đi, họ sẽ nói tiếp đấy.
Tình huống này rất phổ biến, khi bạn hỏi ai đó điều gì và thấy việc trả lời của họ khá lan man, chỉ cung cấp được một phần thông tin bạn muốn biết và bạn tự hỏi liệu câu hỏi bạn đặt có đủ rõ ràng hay không. Nếu họ trả lời xong mà bạn vẫn thấy chưa đủ, hãy tỏ ý chờ đợi, giữ im lặng và nhìn vào mắt họ. Nếu hành động này không đem lại kết quả, hãy nhướn mày lên. Điều này gây ra một chút áp lực với người kia để tiếp tục cung cấp thêm thông tin cho bạn.
10- Người ta thường tập trung vào cảm xúc hơn là nội dung câu chuyện
Điều này rất hữu ích không chỉ trong giao tiếp bên ngoài mà còn giúp củng cố quan hệ với người quen. Sẽ có những lúc chúng ta phải mở đầu hoặc tham gia vào những cuộc trò chuyện “chán chết” với nội dung chẳng có gì mới cả, trong trường hợp đó, quan trọng nhất là phải tạo được cảm xúc cho câu chuyện. Có 3 loại cảm xúc mà bạn nên khơi dậy trong các cuộc nói chuyện là: hứng thú, hài hước gây cười và có tình tiết hấp dẫn. Đừng nói bóng gió nhiều, nhưng cũng đừng thô thiển huỵch toẹt quá.
Có nhiều kỹ thuật để bạn biết một cuộc nói chuyện chán ngắt thành ra thú vị và hấp dẫn, chẳng hạn như:
- Ngưng nghỉ đúng chỗ: Thường mọi người nghĩ rằng để giữ sự chú ý của ai đó thì phải cố gắng nói thật nhanh và liên tục, nhưng điều đó không đúng, những quãng ngắt nghỉ đúng chỗ sẽ khiến câu chuyện được chú tâm hơn.
- Dùng giọng điệu: Không cần phải lên bổng xuống trầm như ngâm thơ nhưng câu chuyện được kể với giọng điệu cao thấp khác nhau rõ ràng là hay hơn so với đều đều.
- Gợi hình ảnh và âm thanh: Trong câu chuyện của bạn, hãy cố gắng đưa các chi tiết miêu tả màu sắc, hình dáng và âm thanh để khiến người nghe tưởng tượng về nó cùng với những gì bạn đang kể.
Nếu bạn muốn câu chuyện đáng nhớ hơn, hãy tập trung diễn tả cảm xúc trong lúc kể. Mọi người có thể quên những gì bạn nói nhưng họ sẽ không quên những gì bạn làm họ cảm thấy.
1- Làm ra vẻ thoải mái trong mọi tình huống
Thông thường, chúng ta thường khó cảm thấy thoải mái khi ở giữa những người lạ bởi lẽ não của chúng ta có cơ chế bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc xa lạ. Cơ chế này gây cản trở cho chúng ta trong việc kết bạn và làm quen với những người chưa quen biết. Nhưng bạn có thể tự đánh lừa bộ não của mình rằng bạn biết những người này và việc tiếp xúc với họ là hoàn toàn an toàn và thoải mái. Khi chính bạn tin rằng việc tiếp xúc với người mới không có gì là đáng sợ, bạn sẽ tỏ ra tự tin hơn trong giao tiếp và người ta cũng sẽ dễ có hứng thú với bạn hơn.
2- Chú ý bàn chân của mọi người khi bắt chuyện
Cắt ngang cuộc trò chuyện quan trọng đang diễn ra của người khác là việc làm rất bất lịch sự. Để tránh làm phiền người khác và biến mình thành kẻ phá đám, khi bạn muốn chen vào câu chuyện của một nhóm người, hãy chú ý đến cơ thể của họ. Nếu họ chỉ xoay người về phía bạn nhưng bàn chân giữ nguyên, họ đang có cuộc nói chuyện quan trọng và không muốn bạn cắt ngang. Nếu họ xoay cả người và bàn chân, điều đó có nghĩa là bạn có thể chen vào cuộc nói chuyện này
Bạn cũng hãy chú ý đến điều này khi đang nói chuyện với người khác, vì đó là biểu hiện cho thấy cuộc trò chuyện của bạn có thể không hấp dẫn đối phương như bạn nghĩ.
3- Khi tranh cãi với ai đó, hãy đứng cạnh thay vì đối diện với họ
Hẳn bạn đã từng trải qua những cuộc nói chuyện bình thường bỗng chốc leo thang thành cãi vã. Trừ khi bạn thích kịch tính vậy chứ ai cũng muốn tránh cãi vã không cần thiết. Thường thì mọi người cảm thấy bị kích thích và dễ nổi giận hơn khi họ thấy họ sai và bị đe doạ, nên khi bạn thấy cuộc nói chuyện có vẻ đang nóng dần lên thì hãy chuyển sang đứng hoặc ngồi bên cạnh thay vì đối mặt với người kia để họ ít cảm thấy bị đe doạ và dễ bình tĩnh hơn.
4- Nếu cần nhờ vả, hãy bắt đầu bằng “Tôi cần bạn giúp.”
Bạn có thể muốn nhờ vả người khác vì bạn lười hoặc bạn thực sự cần giúp đỡ để làm xong việc. Áp lực xã giao khiến mọi người đều không muốn bị xem lại kẻ xấu tính không biết giúp đỡ người khác, nên thường thì bạn sẽ được giúp thôi nếu mở lời một cách đàng hoàng tử tế bằng câu nói: “Tôi cần bạn giúp.”
5- Nếu bạn muốn người khác hài lòng, hãy lập lại những gì họ nói với bạn
Chúng ta đều thích được công nhận những điều mình nói. Đây chính là chìa khoá để bạn gây thiện cảm cho người khác một cách hiệu quả nhất, đơn giản là cho họ thứ họ cần và họ thích. Khi bạn nói chuyện với ai đó và người đó nói với bạn về một chuyện quan trọng của họ, bạn chỉ cần lập lại những gì họ nói (tất nhiên không phải lập lại nguyên văn) theo cách của bạn. Việc này khiến người đó nghĩ rằng bạn rất lắng nghe và thực sự quan tâm đến những gì họ nói. Đó chính là sự công nhận mà bạn dành cho họ.
6- Nếu bạn muốn nhận được phản hồi tích cực từ ai đó, hãy gật đầu khi nói chuyện
Hãy gật nhẹ đầu khi bạn muốn truyền đi một thông điệp quan trọng và muốn người khác đồng ý với mình, vì mọi người vô thức thích sao chép lại cử chỉ của người khác nên họ cũng sẽ có xu hướng muốn gật đầu đồng tình với bạn. Và mẹo này quyền năng tới mức mà hành vi gật đầu có thể phần nào tác động đến suy nghĩ và khiến họ thực sự đồng ý với ý kiến của bạn.
7- Nếu bạn muốn biết ai đó chú ý tới những gì bạn nói, hãy khoanh tay lại!
Thường trong những cuộc nói chuyện quan trọng kéo dài và căng thẳng, chúng ta lại thường rất dễ mất tập trung và không quan tâm đến việc người khác có nghe mình nói hay không. Kết quả là cuộc nói chuyện sẽ kéo dài hơn cần thiết (bạn chắc đã từng tham gia những cuộc họp như vậy rồi?) mà không có hiệu quả. Thay vì mất thời gian để nói cho những người không hề lắng nghe bạn, hãy làm thế này: khoanh tay trước ngực hoặc để trên bàn và quan sát mọi người theo dõi hành động của bạn, nếu mọi người có chú ý đến những gì bạn đang nói, họ thường sẽ bắt chước theo hành động đó của bạn.
8- Bạn khó nhớ tên người? Hãy lập lại tên người khác trong suốt cuộc nói chuyện!
Nhớ tên người thực sự là một kỹ năng rất đáng giá trong giao tiếp, giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm và xây dựng mối quan hệ tốt hơn (dù có thể bạn chẳng nhớ gì khác ngoài cái tên). Nhưng không phải ai cũng giỏi nhớ tên, và mẹo để bạn học thuộc tên người là hãy lập lại tên họ trong suốt cuộc nói chuyện mà bạn được giới thiệu tên.
9- Nếu bạn chỉ nhận được một phần câu trả lời bạn muốn, cứ đợi đi, họ sẽ nói tiếp đấy.
Tình huống này rất phổ biến, khi bạn hỏi ai đó điều gì và thấy việc trả lời của họ khá lan man, chỉ cung cấp được một phần thông tin bạn muốn biết và bạn tự hỏi liệu câu hỏi bạn đặt có đủ rõ ràng hay không. Nếu họ trả lời xong mà bạn vẫn thấy chưa đủ, hãy tỏ ý chờ đợi, giữ im lặng và nhìn vào mắt họ. Nếu hành động này không đem lại kết quả, hãy nhướn mày lên. Điều này gây ra một chút áp lực với người kia để tiếp tục cung cấp thêm thông tin cho bạn.
10- Người ta thường tập trung vào cảm xúc hơn là nội dung câu chuyện
Điều này rất hữu ích không chỉ trong giao tiếp bên ngoài mà còn giúp củng cố quan hệ với người quen. Sẽ có những lúc chúng ta phải mở đầu hoặc tham gia vào những cuộc trò chuyện “chán chết” với nội dung chẳng có gì mới cả, trong trường hợp đó, quan trọng nhất là phải tạo được cảm xúc cho câu chuyện. Có 3 loại cảm xúc mà bạn nên khơi dậy trong các cuộc nói chuyện là: hứng thú, hài hước gây cười và có tình tiết hấp dẫn. Đừng nói bóng gió nhiều, nhưng cũng đừng thô thiển huỵch toẹt quá.
Có nhiều kỹ thuật để bạn biết một cuộc nói chuyện chán ngắt thành ra thú vị và hấp dẫn, chẳng hạn như:
- Ngưng nghỉ đúng chỗ: Thường mọi người nghĩ rằng để giữ sự chú ý của ai đó thì phải cố gắng nói thật nhanh và liên tục, nhưng điều đó không đúng, những quãng ngắt nghỉ đúng chỗ sẽ khiến câu chuyện được chú tâm hơn.
- Dùng giọng điệu: Không cần phải lên bổng xuống trầm như ngâm thơ nhưng câu chuyện được kể với giọng điệu cao thấp khác nhau rõ ràng là hay hơn so với đều đều.
- Gợi hình ảnh và âm thanh: Trong câu chuyện của bạn, hãy cố gắng đưa các chi tiết miêu tả màu sắc, hình dáng và âm thanh để khiến người nghe tưởng tượng về nó cùng với những gì bạn đang kể.
Nếu bạn muốn câu chuyện đáng nhớ hơn, hãy tập trung diễn tả cảm xúc trong lúc kể. Mọi người có thể quên những gì bạn nói nhưng họ sẽ không quên những gì bạn làm họ cảm thấy.
Theo High Existence.