Latest Post

Trong thế giới của những người thông minh cũng tồn tại những kẻ mà họ thích hoặc không thích. Vậy họ cư xử như thế nào với những người họ không thích.
Trên thế giới này, những người tốt tính, tử tế, ân cần, rộng lượng... đều là những người mà chúng ta mong muốn được gặp. Tuy nhiên, thế giới này chẳng bao giờ có điều gì là hoàn hảo cả, trong số những người lướt ngang đời chúng ta còn có những kẻ khó chịu hay bẩn tính.


1/ Chấp nhận sự thật rằng không phải cũng thích mình
Đôi khi, chúng ta cũng tự cho rằng mình là người tốt. Hoặc tự cho rằng mình sẽ dần thích những người mà mình thường xuyên gặp gỡ, giao tiếp, dù rất ít người có thể làm được điều này. Dù thực tế thì chúng ta có thể gặp phải những kẻ khó chịu hơn mức mình có thể tượng tưởng ra được. Những người thông minh thì lại có thể lường trước được. Họ cũng nhận ra rằng những xung đột hay bất đồng là kết quả của những khác biệt trong quan điểm và giá trị sống của mỗi người.
Những người chúng ta không thích có thể không phải là người xấu. Nguyên nhân khiến chúng ta không thích họ có thể là do những giá trị khác nhau giữa chúng ta và những người đó, và sự khác biệt này có thể dẫn đến những phán xét, đánh giá nhau.
Vậy nên việc người khác bỗng dưng không thích bạn, không vì một lý do gì cả cũng là điều hoàn toàn bình thường. 
2/ "Chịu đựng" hoặc giữ khoảng cách với những người mình không thích
Nếu không muốn "bùng cháy" vì những lời chỉ trích của những người này, nghiến răng vì những câu nói đùa mà bạn cho là vô duyên hay "mệt não" với các quan điểm của những người này thì cách đơn giản nhất là giữ khoảng cách với họ. 
Hoặc nếu bạn cần những người có cái nhìn khác hẳn mình và không ngại tranh luận thì có thể thử sức với những người này. Có thể, họ chính là những người có thể khiêu khích, thử thách khả năng của chúng ta, thúc đẩy bạn phát triển nhiều hơn. 
Và hãy nhớ rằng, khi không thích nhau thì bạn không phải là người duy nhất phải chịu đựng người kia đâu.


3/ Cư xử văn minh với những người bạn không thích 
Cho dù cảm giác của bạn với một người nào đó như thế nào thì người ấy cũng xứng đáng được bạn cư xử một cách văn minh và tôn trọng. Và những gì bạn đối xử với họ cũng sẽ được phản hồi trực tiếp lên bạn.
Nếu bạn cư xử thô lỗ với một ai đó thì bạn cũng sẽ sớm được đối xử một cách thô lỗ mà thôi. Và ngược lại, nếu bạn vẫn đối xử tử tế và văn minh với những người mình không thích thì ít nhất, bạn cũng sẽ có được sự tôn trọng và kiêng dè của họ. 
4/ Nhìn nhận là những kỳ vọng của riêng mình
Những người thông minh sẽ thường xuyên nhìn nhận lại cách mà mình đánh giá người khác, những kỳ vọng của bản thân đối với những người giao tiếp hàng ngày. Có thể trong vô tình bạn đã đánh giá sai một người nào đó, dẫn đến không thích họ. Vậy nên đôi khi hãy thử nhìn lại cách đánh giá và quan điểm của mình. Thay đổi hoặc điều chỉnh để phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại để không phải lúc nào cũng ngạc nhiên đến mức "ngơ ngác" vì hành động của những người bạn không thích.
5/ Tập trung vào bản thân hơn
Dù bạn cố gắng đến thế nào thì vẫn sẽ luôn có những người khiến bạn cảm thấy khó chịu. Điều quan trọng là bạn phải học được cách để đối phó với những người này. Thay vì nghĩ về những điều khó chịu mà những người đó mang đến thì hãy chú ý đến cách bạn phản ứng với những người này theo cách của mình. Thỉnh thoảng, những điểm chúng ta không thích ở người khác cũng bởi vì họ giống như tấm gương phản ánh một phần "con người thật" của chúng ta.
Những người thông minh sẽ tập trung tìm ra những điểm nào ở đối phương khiến mình cảm thấy không thích. Sau đó sẽ tìm cách làm dịu hoặc thậm chí thay đổi phản ứng với đối phương. 
Hãy nhớ rằng, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của bản thân vẫn luôn dễ hơn chờ đợi sự thay đổi từ người khác.

Theo Lifehack

Ngoài để lại cho thế giới những bộ phim kungfu kinh điển, Lý Tiểu Long còn có nhiều câu nói bất hủ về võ thuật và cuộc sống.

Lý Tiểu Long được tôn là bậc thầy trong võ học không chỉ ở việc sáng tạo ra một môn phái mới, mà còn ở tinh thần võ thuật trong sáng và những câu nói, những quan điểm ẩn tượng về võ thuật, người võ sĩ trên sàn diễn và trong trận đấu.
Sau đây là những câu nói bất hủ của huyền thoại Lý Tiểu Long, qua các năm:
1. “Sai lầm luôn được tha thứ, nếu bạn có can đảm để thừa nhận chúng. Thậm chí có những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng”.
2. “Biết không thôi chưa đủ, ta phải vận dụng. Ý chí thôi cũng chưa đủ, ta cần phải hành động”.
33 cau noi bat hu cua huyen thoai Ly Tieu Long-hinh-anh-1
33 câu nói bất hủ của huyền thoại Lý Tiểu Long.
3. “Đừng đổi thừa hoàn cảnh, tự bạn tạo cơ hội cho chính mình”.
4. “Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành 1 cú đá 10.000 lần”.
5. “Tôi chưa bao giờ nói mình là số một, nhưng cũng không bao giờ thừa nhận mình là số hai”.
6. “Hãy sống một cuộc sống đáng nhớ, đó chính là chìa khóa đầu tiên dẫn đến sự bất tử”.
7. “Tôi không tồn tại trong thế giới này để sống theo sự mong đợi của bạn và bạn cũng không sống trong thế giới này để sống theo kì vọng của tôi”.
33 cau noi bat hu cua huyen thoai Ly Tieu Long-hinh-anh-2
33 câu nói bất hủ của huyền thoại Lý Tiểu Long.
8. “Trên thế giới, nước là thứ mềm nhất nhưng cũng là thứ cứng nhất, không có gì có thể chặt đứt nó. Hãy nghe câu thành ngữ “Nước chảy đá mòn” thì sẽ thấy, nhu có thể thắng cương”.
9. “Đừng sợ thất bại. Không phải thất bại mà chính việc đặt ra mục tiêu thấp là sai lầm. Khi những nỗ lực là phi thường thì ngay cả thất bại cũng vẻ vang”.
10. “Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ cho một điều gì đó, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được nó”.
11. “Hãy luôn là chính mình, hãy thể hiện mình, và tin tưởng vào chính mình, đừng hướng ngoại và tìm người có tính cách thành công và bắt chước họ”.
12. “Nếu bạn luôn muốn đặt giới hạn cho mọi việc, về thể chất hay bất kì thứ gì khác, giới hạn đó sẽ ăn vào công việc và cuộc sống của bạn. Không có giới hạn, chỉ có những tầm cao, và bạn không được ở đó, bạn phải vượt qua chúng. Ngay cả khi nó giết chết bạn”.
33 cau noi bat hu cua huyen thoai Ly Tieu Long-hinh-anh-3
33 câu nói bất hủ của huyền thoại Lý Tiểu Long.
13. “Sự đơn giản là cốt lõi của xuất chúng”.
14. “Lấy không thể làm có thể, lấy vô hạn làm hữu hạn, đó là cảnh giới cao nhất của võ thuật”.
15. “Sẽ là rất dễ để đánh giá và hạ gục ý chí của những kẻ khác. Nhưng để tìm ra giới hạn của chính mình, việc này tốn cả đời người”.
16. “Tại sao chúng ta lại sợ hãi? Đó là vì chúng ta không quả quyết, nhưng chúng ta có thể loại bỏ nó khi chúng ta thực sự hiểu chính bản thân của mình. Như Tướng Tôn Vũ từng nói: ‘Khi bạn hiểu bạn và đối thủ, bạn sẽ luôn thắng. Khi bạn chỉ biết bạn, mà không biết đối thủ, bạn sẽ vừa thắng vừa thua. Tuy nhiên, khi bạn không thực sự hiểu bạn lẫn đối thủ, bạn sẽ luôn thua’”.
33 cau noi bat hu cua huyen thoai Ly Tieu Long-hinh-anh-4
33 câu nói bất hủ của huyền thoại Lý Tiểu Long.
17. “Căn bệnh lớn nhất của con người là tự mãn, luôn xem mình là số một, mất đi ý chí cầu tiến. Ngoài ra, cũng có nhiều người không biết tự hài lòng với những thứ mình có, tham lam, ích kỷ”.
18. “Nếu bạn yêu cuộc đời, đừng phí thời gian vì cuộc đời được tạo nên bởi thời gian”
19. “Sống đúng nghĩa là sống vì những người khác”.
20. “Tuân thủ các nguyên tắc mà không bị ràng buộc. Tự thích nghi và tìm ra nguyên tắc của chính mình”.
21. “Nóng nảy sẽ biến bạn trở thành một kẻ ngốc”.

33 cau noi bat hu cua huyen thoai Ly Tieu Long-hinh-anh-5
22. “Để thưởng thức nước trong cái cốc của mình, đầu tiên bạn phải làm rỗng nó”.
23. “Nếu bạn không muốn trượt ngã ngày mai thì hãy nói sự thật hôm nay”.
24. “Đừng cầu xin một cuộc sống dễ dàng, mà hãy cầu nguyện cho sức mạnh để chịu đựng một cuộc sống khó khăn".
25. “Mục tiêu không phải để đạt được, mà là đích để nhắm tới”.
26. “Hãy hạnh phúc, nhưng đừng bao giờ hài lòng”.
33 cau noi bat hu cua huyen thoai Ly Tieu Long-hinh-anh-6
27. ”Thích ứng với những gì là hữu ích, từ chối những gì là vô ích, và thêm vào những gì là đặc biệt của riêng bạn”.
28. “Hãy luôn tích cực, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn. Bạn làm chủ thái độ của bản thân mình, hãy chọn điều tích cực, điều mang tính xây dựng. Lạc quan là một đức tin dẫn đến thành công.”
29. “Cách cho hơn của đem cho”.
30. “Mục đích của việc tập luyện võ thuật không phải để phải để thể hiện sức mạnh, mà điều chúng ta quan tâm là ảnh hưởng của nó đến suy nghĩ và cách sống của mình như thế nào”.
31. “Đừng suy nghĩ, hãy cảm nhận”.
32. “Một người thầy tốt là người biết bảo vệ học trò của mình bằng những phẩm chất riêng của chúng.”
33. “Một cuộc chiến không mang lại chiến thắng bằng một cú đấm hay một cú đá. Học cách chịu đựng hoặc thuê một vệ sĩ.”
Theo Motthegioi

Tam Quốc diễn nghĩa là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc làm đắm lòng không biết bao đọc giả khắp nơi trên thế giới không chỉ bởi cốt truyện thu hút mà còn bởi nội dung sâu sắc truyền tải nhiều thông điệp mà không phải ai cũng có thể thấu tỏ. Điểm lại những câu nói bất hủ trong tác phẩm này, chúng ta có thể hiểu hơn về điều đó.

Tôn Sách, tào tháo, Tam quốc diễn nghĩa, Lưu Bị,
Tranh “Tam cố nhất ngộ” kể về điển tích Lưu Bị ba lần tìm gặp Khổng Minh nhưng đến lần thứ ba mới thỉnh mời được vị quân sư tài ba này.
“Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”, tức người thì phải được như Lữ Bố, ngựa thì phải là ngựa Xích Thố.
Chỉ vỏn vẹn với 8 chữ nhưng lại ca ngợi hai sự vật, đủ để thấy được rằng bút pháp thời xưa ngôn ngữ tinh tế mà ý nghĩa lại vô cùng sâu xa. Hơn nữa câu văn còn sáng sủa dễ đọc, ngay đến cả đàn bà trẻ nhỏ cũng đều thuộc lòng một cách dễ dàng. Về sau, Quan Vũ tuy cũng có được ngựa Xích Thố, nhưng cũng chưa từng nghe ai nói như vậy cả, đoán chắc rằng tác giả ắt hẳn phải là người hâm mộ của Lữ Ôn Hầu rồi.
“Ngũ Thường họ Mã, Bạch Mi giỏi nhất”
Năm người con trai nhà họ Mã, tên tự lần lượt là Bá Thường, Trọng Thường, Thúc Thường, Quý Thường, Ấu Thường, nên gọi là Ngũ Thường. Chân mày của Mã Lương, tức là Quý Thường có màu trắng, nên người đời gọi là “Bạch Mi”, do đó mới có câu “Ngũ Thường họ mã, Bạch Mi giỏi nhất”. Trong năm anh em, người được nhiều người biết đến nhất chỉ có hai anh em Mã Lương và Mã Tốc (Ấu Thường). Mã Lương thật sự là bậc kì tài, tài hoa xuất chúng, ông đã bỏ không ít công sức trong việc giúp Lưu Bị ngồi vững ở Tây Xuyên, đáng tiếc là ông mất quá sớm. Tuy nói sự thông minh của Mã Tốc cũng khá là cao, cũng nhiều lần được Gia Cát Lượng khen ngợi, chỉ đáng tiếc về sau, ông đã đi sai một nước cờ, để mất Nhai Đình. Do vậy, khi người ta đọc đến câu này, một là tiếc cho Mã Lương đã mất quá sớm, hai là tiếc thay Mã Tốc thông minh cả đời, nhưng lại hồ đồ một lúc.
“Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”
Có người nói “Hậu xuất sư biểu” không phải là của Gia Cát Lượng viết. Trước hết, cho dù là ai viết đi nữa thì “hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi” ở đây chính là khắc họa chân thật nhất về Gia Cát Lượng, cũng là biểu hiện tâm tình rõ nhất của Gia Cát Lượng khi sáu lần ra Kỳ Sơn nhưng không thay đổi được mệnh trời vào lúc cuối đời, nó cũng đã trở thành một câu nói ngoài cửa miệng của người thời nay.
Tôn Sách, tào tháo, Tam quốc diễn nghĩa, Lưu Bị,
Khổng Minh ngồi điềm nhiên gảy đàn trong “Không thành kế”
“Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”
Trong “ Tam Quốc diễn nghĩa”, Chu Du là đại danh từ tượng trưng cho lòng dạ hẹp hòi, không chịu thua ai, cũng chỉ khi ông ta bệnh nặng vô phương cứu chữa, không còn sống được bao lâu nữa, mới cảm khái mà thốt ra câu nói này từ tận đáy lòng. Chỉ có điều là câu nói này quá tự ti, tôn vinh chí khí của Gia Cát Lượng, mà hạ bệ uy phong của chính mình. Khiến cho hình tượng của hai người này đã định rõ vị trí trong đầu não mọi người.
“Khắp người Tử Long đều là gan!”
Đây là lời bình hăng say nhất của những ai hâm mộ Triệu Vân hay Triệu Tử Long, nguyên là trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Triệu Vân không phải là đối tượng được tác giả chú trong miêu tả, nhưng vì mỗi lần ông ra trận đều là tư thế hiên ngang hùng dũng, đánh đâu thắng đó, có thể được một câu khẳng định của chủ nhân như vậy, tất nhiên là vui mừng đến nỗi không còn biết trời đất gì nữa. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy Lưu Bị không có tài dùng người, bởi Triệu Vân đã theo ông nhiều năm như vậy, đến lúc này mới biết được can đảm của ông, bình thường chỉ giúp ông các việc lặt vặt như: vận chuyển lương thảo, thu dọn chiến trường, bảo vệ gia quyến, quả thật là lãng phí nhân tài.
“Phục Long, Phượng Sồ được một trong hai, ắt được thiên hạ”.
Tư Mã Huy vô cùng coi trọng Gia Cát Lượng và Bàng Thống, ông từng ví Gia Cát Lượng với Khương Thượng, Trương Lương, vậy nên những lời này từ miệng ông nói ra cũng không có gì là lạ. Cả hai đều là bậc kỳ tài trong thiên hạ, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, do đó những lời này cũng không phải là nói quá chút nào. Tuy nhiên điều kỳ lạ là Lưu Bị đều có được hai người này, nhưng lại không thể bình định được thiên hạ, không thể không khiến người ta suy ngẫm.
“Việc trong không ổn hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không ổn hỏi Chu Du”
Tôn Sách khi nắm quyền thường là ‘sách lược thì thiếu, khí phách có thừa’, không ngờ rằng ông lại vẫn có tài nhìn người như vậy, lúc trước tín nhiệm Thái Sử Từ về thành chiêu hàng mọi người, trước khi chết còn để lại cho Tôn Quyền những lời khuyên chân thành như thế, nhận ra phong cách xử sự của hai người này. Sự thật cũng đã chứng minh tính chuẩn xác trong lời ông nói, về đối ngoại thì Trương Chiêu chủ trương đầu hàng Tào Tháo, về đối nội thì Chu Du đem em gái của Tôn Quyền hồ đồ mà gả cho Lưu Bị, mà khi hai người làm những việc này lại làm được gần như hoàn mỹ.
“Sinh con thì phải được như Tôn Trọng Mưu”
Tôn Trọng Mưu chính là tên tự của Tôn Quyền. Nhiều người khi mới đọc không hiểu hàm nghĩa của câu nói này của Tào Tháo, rốt cuộc là ông đang khen Tôn Quyền hay đang mắng Tôn Quyền đây. Sau này mới biết, kì thực Tào Tháo là thế hệ cùng thời với Tôn Kiên, cha của Tôn Quyền, nên ông nói câu này cũng không có gì lạ cả. Ngoài ra, ý của Tào Tháo chính là khen Tôn Quyền có thể giữ được cơ nghiệp của cha anh để lại, so với những đứa con bại trận của Viên Thiệu và Lưu Biểu thì quả là khác nhau một trời một vực. Khó trách Tào lại ngậm bồ hòn làm ngọt, rất khen ngợi Tôn Quyền, tự mình nói ra mấy lời này.
“Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân và Tháo thôi!”
Có người cho rằng, trong tất cả những lời mà Tào Tháo từng nói qua, câu nói này là sâu sắc nhất. Khó trách Lưu Bị sợ đến nỗi làm rơi cả muỗng, ngay cả ông trời cũng phải rùng mình một cái, tưởng rằng thiên cơ đã bị tiết lộ rồi. Kỳ thực, Tào Tháo cũng chỉ là buột miệng nói như vậy, mục đích là để thăm dò Lưu Bị, nhưng cuối cùng lại bị Lưu Bị làm cho hồ đồ, phủ nhận câu nói chuẩn xác nhất trong suốt cuộc đời của mình.
“Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc”
Câu nói này, không chỉ là đã đặt định ra tính cách một đời cho Tào Tháo, mà cũng nói ra năng lực của ông, trong thời thịnh thế, ông là quan thần trị quốc an bang, trong thời loạn lạc thì là thủ lĩnh quân sự độc bá một phương. Một điều khác cũng khiến cho Tào Tháo vui mừng ra mặt khi nghe được câu nói này, nó không hề có dụng ý rằng ông có thể trở thành hoàng đế, và ông cũng không muốn đăng cơ xưng đế, để rồi trở thành một loại người giống như Vương Mãng, Đổng Trác trong sử sách.
Theo Tinh Hoa

Bên cạnh tài nghệ tuyệt luân, thứ giúp 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc lập nên vô số chiến công hiển hách chính là những món vũ khí lợi hại.

1. Lang Nha Bổng của Tích Lịch Hoả - Tần Minh

Tần Minh xếp thứ 7 trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chức vụ Mã Quân Hổ Tướng và là một trong 5 tướng giỏi nhất (4 người còn lại là Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Diên Chước, Đổng Bình).

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Tần Minh được mô tả là vị tướng “tính nóng như lửa, tiếng to như sấm”.

Trong Thuỷ Hử, Tần Minh được mô tả là vị tướng “tính nóng như lửa, tiếng to như sấm” nên có biệt danh là Tích Lịch Hoả. Tính cách nóng nảy cộng với lối đánh ào ào như vũ bão, thường dùng sức mạnh để áp chế đối thủ, vì thế cũng dễ hiểu khi Tần Minh chọn loại vũ khí thiên về cương mãnh: cây Lang Nha Bổng.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'

Loại vũ khí cán dài như giáo, phần đuôi vót nhọn, phần ngọn bịt sắt với hàng trăm chiếc răng nhọn như răng sói

Đây là loại vũ khí cán dài như giáo, phần đuôi vót nhọn, phần ngọn bịt sắt với hàng trăm chiếc răng nhọn như răng sói. Cái tên Lang Nha Bổng (gậy răng sói) cũng từ đó mà ra. Nếu bị cây gậy này đánh trúng, đối phương không chỉ bị gãy xương, mà còn xây xát, chảy máu nặng và có thể thiệt mạng.

2. Thanh Long Đao của Đại Đao Quan Thắng

Quan Thắng là mãnh tướng giỏi nhất của nghĩa quân Lương Sơn, xếp số 1 trong Ngũ Hổ Tướng. Lúc mới xuất hiện, Quan Thắng đã từng bị Lâm Xung, Tần Minh vây đánh nhưng vẫn cầm cự được hơn chục hiệp. Ông cũng từng đọ sức với Sách Siêu, đánh cho nhân vật này lép vế hoàn toàn.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Quan Thắng là mãnh tướng giỏi nhất của nghĩa quân Lương Sơn, xếp số 1 trong Ngũ Hổ Tướng. 

Là hậu duệ của Quan Vũ thời Tam Quốc, Quan Thắng sử dụng cây Thanh Long Đao cán dài. Đó là một vũ khí cực kỳ lợi hại, chém sắt như chém bùn, có khả năng lấy đầu quân địch chỉ trong chớp mắt. Tài nghệ sử đao của ông điêu luyện đến nỗi trở thành cả biệt danh – Đại Đao Quan Thắng. Cùng thứ binh khí đó, Quan Thắng lập nhiều đại công cho cả Lương Sơn và triều đình.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
 Thanh Long Đao của Đại Đao Quan Thắng.

3. Nhật Nguyệt Quyền Trượng của Hoa Hoà Thượng - Lỗ Trí Thâm

Trải qua bao phiên bản điện ảnh và cả nguyên tác văn học, Lỗ Trí Thâm luôn nằm trong số những nhân vật được yêu thích nhất Thuỷ Hử. Binh khí của vị hoà thượng sở hữu sức mạnh vô song và thích uống rượu này là một cây Nhật Nguyệt Quyền Trượng.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Lỗ Trí Thâm luôn nằm trong số những nhân vật được yêu thích nhất Thuỷ Hử.

Đây là loại quyền trượng 2 đầu khác nhau: một đầu là một lưỡi dao cán mỏng có thiết kế phần lưỡi tròn như mặt trời (Nhật), đầu kia có hình vầng trăng khuyết (Nguyệt) nên có tên là Nhật Nguyệt Quyền Trượng. Đây là món binh khí do Lỗ Trí Thâm tự thuê người rèn, nặng tới 62 cân, gấp rưỡi cân nặng các binh khí thông thường khác. Hình dáng binh khí này rất giống với cây trượng của nhân vật Sa Ngộ Tĩnh trong Tây Du Ký.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Nhật Nguyệt Quyền Trượng của Hoa Hoà Thượng - Lỗ Trí Thâm.

Trong lần chạm trán đầu tiên giữa Lỗ Trí Thâm và Dương Chí, Nhật Nguyệt Quyền Trượng từng đâm xuyên qua thân cây to một người ôm không xuể. Có thể nói, đây là loại vũ khí cực kỳ lợi hại, mang tính sát thương cao.

4. Bát xà mâu của Báo Tử Đầu - Lâm Xung

Trong phim cũng như truyện, Lâm Xung được mô tả là người thành thạo rất nhiều loại binh khí nhưng tài nghệ tuyệt luân nhất của ông là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu. Đây cũng là binh khí mà Trương Phi thời Tam Quốc từng sử dụng.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Lâm Xung được mô tả là người thành thạo rất nhiều loại binh khí nhưng tài nghệ tuyệt luân nhất của ông là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu. 

Đây là loại vũ khí có cán dài như giáo. Ở phần ngọn có lưỡi dài uốn cong như hình con rắn. Phần mũi Bát Xà Mâu có thể là loại một lưỡi, hoặc loại 2 lưỡi. Loại một lưỡi sẽ giúp Bát Xà Mâu có thể đâm chọc sắc như giáo; loại 2 lưỡi lại có lợi thế hơn mỗi khi cần đỡ binh khí đối thủ. Do Bát Xà Mâu có cấu tạo lưỡi hình con rắn nên nếu nó đâm trúng ai, sẽ khiến vết thương của người đó bị mở rộng, dẫn đến mất máu nghiêm trọng.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Lâm Xung và cây Bát Xà Mâu.

Ngoài ra, Lâm Xung cũng được mô tả là có khả năng đánh thương cực kỳ ảo diệu. Tóm lại, tất cả các binh khí cán dài mà vào tay Lâm Xung đều khiến nhân vật này trở nên “bá đạo”.

5. Hai cây roi sắt của Song Tiên - Hô Diên Chước

Hô Diên Chước là vị tướng xếp thứ 8 trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, cũng thuộc nhóm Ngũ Hổ - 5 vị tướng giỏi võ nhất. Trước khi gia nhập Lương Sơn, ông từng giao đấu với hàng loạt cao thủ như Lâm Xung, Lỗ Trí Thâm, Dương Chí, Tần Minh. Mặc dù ông không thể thắng ai nhưng cũng không ai có thể đánh bại ông.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Hô Diên Chước là vị tướng xếp thứ 8 trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, cũng thuộc nhóm Ngũ Hổ - 5 vị tướng giỏi võ nhất.

Tất cả đều nhờ 2 cây roi sắt có chiều dài bằng một cánh tay mà Hô Diên Chước coi là binh khí đắc ý nhất. Với con nhà võ, phần khớp nối giữa cánh tay và cổ tay rất quan trọng. Người thường không binh khí chỉ có một khớp, tuy nhiên, với 2 cây roi sắt, mỗi tay của Hô Diên Chước xem như có 2 khớp nối. Nói cách khác, Song Tiên giống như 2 cánh tay nối dài của Hô Diên Chước. Cộng thêm tính cách cẩn trọng, chắc chắn, Hô Diên Chước khi đánh trận là một vị tướng thiên về thủ hơn công.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Cận cảnh hai cây roi sắt của Hô Diên Chước.

6. Hai cây thương của Song Thương Tướng - Đổng Bình

Đổng Bình là vị tướng xếp cuối cùng trong số Ngũ Hổ Tướng của Lương Sơn. Khi ra trận ông thường đeo hai lá cờ thêu câu đối sau lưng: “Anh hùng song thương tướng - Phong lưu vạn hộ hầu”.

6 món binh khí lợi hại nhất trong phim 'Thuỷ Hử'
Đổng Bình là vị tướng xếp cuối cùng trong số Ngũ Hổ Tướng của Lương Sơn

Vũ khí của Đổng Bình là Hai Cây Thương bằng sắt, chỉ dài bằng ba phần tư bình thường và ghép lại với nhau bằng đai sắt. Người nào mới nhìn thấy ông lần đầu sẽ nhầm tưởng ông cầm thương hai đầu.

Từ Ninh khi giao chiến với ông cũng đã nhầm tưởng như thế nên dùng câu liêm thương móc thương của ông. Đổng Bình bất ngờ rút hai cây thương rời nhau ra và Từ Ninh ngã ngựa bị bắt sống. Tính biến ảo của món binh khí này khiến nó trở nên vô cùng lợi hại.

Song Thương Tướng Đổng Bình cùng hai cây thương quý.
Song Thương Tướng Đổng Bình cùng hai cây thương quý.

Theo Anh Tuấn/ Báo Đất Việt

Bản thân thời đại Tam quốc là có thật, song do nhà Tấn (họ Tư Mã) tồn tại quá ngắn, tư liệu lịch sử còn lại bị thất tung trong loạn lạc. La quán Trung lại viết Tam quốc dưới sức ép của chủ nghĩa quân thần ngu trung, dẫn đến một số lệch lạc.
Những điều khác biệt với lịch sử do La hư cấu lên rất là nhiều, và vì thế nó gây ra những cuộc tranh luận bất phân thắng bại, đại loại như: Quan Vũ khỏe hay yếu, Triệu Vân khôn hay ngốc?
Những điều hư cấu của La Quán Trung trong “tam quốc diễn nghĩa” khác biệt những sự thật lịch sử dưới đây được rút ra trong “Tam quốc chí”, “Hậu hán thư”, “Ngụy thư”…. những sách chính sử được viết ra trước La hàng mấy trăm năm, có giá trị chân thực cần bàn cãi.

    Tào Tháo

Nhung-cai-chet-hop-li-nhat-trong-Tam-Quoc-2Cái công của Tào Tháo không chỉ dừng ở đấy. Binh pháp Tôn Tử xưa nay đã được nhiều nhà chú giải, nhưng bản của Tào Tháo chú được công nhận là đầy đủ và hoàn chỉnh nhất, các bản sau này chủ yếu thêm bớt những cái nhỏ nhặt, phần chính vẫn là lời của Tào Tháo, đến độ người đời sau nhiều lần dẫn lời ông mà không biết. Nếu gọi là binh pháp Tôn-Tào e cũng không quá đáng.
– Thảm sát nhân dân 5 quận Từ Châu rất dã man.
– Thực ra không có bà con gì với anh em Hạ Hầu Đôn, dù họ Tào trước kia cũng từng là họ Hạ Hầu.
– Chưa hề xử chém Tả Từ.
– Có đến 25 con trai, nhưng trong truyện chỉ đề cập đến Ngang, Phi, Thực, Chương, Hùng.
– Biết đêm hôm trận Xích Bích có gió đông nam, biết cả chuyện rất có thể địch dùng hỏa công, nhưng binh sĩ bị bệnh hết nửa nên đành bất lực .
– Tào Tháo không những giỏi dùng người mà còn là 1 nhà chiến lược tài ba, có lẽ ở phương Đông cổ kim không nhiều người được như ông. Một mình Tào Tháo dẹp yên quần hùng bốn phương (Viên, Lã…), đánh dân du mục Khương phương Bắc, tỏa văn minh đến các xứ Cao Ly, Nhật Bản, khiến xã tắc thối nát của nhà Hán thành thái bình, cái công ấy quá lớn.

    Lưu Bị

Luu-bi-dai-anh-hung-voi-hap-luc-kho-cuong-1Là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như hình ảnh nhiều người vẫn nghĩ.
– Kết nghĩa vườn đào là không có thật.
– Quân khởi nghĩa của Lưu dệt chiếu chống khăn vàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ: một đạo dân binh (như dân quân xã ngày nay hơn kém) quanh quẩn ở Trác quận.
– Hán Hiến Đế không hề nhận Lưu Bị là hoàng thúc.
– Không hề dùng mưu của Từ Thứ để chống lại Tào Nhân và Lí Điển bảo vệ Tân Dã. Tất cả đều là mưu của chính Lưu Bị.
– Cũng không hề dùng mưu của Gia Cát Lượng để chống lại Hạ Hầu Đôn ở trận gò Bác Vọng. Tất cả vẫn là mưu của chính Lưu Bị.
– Mi phu nhân (em gái Mi Chúc) không phải là vợ của Lưu Bị.
– Trận Di Lăng quân Thục chỉ có khoảng 8 vạn quân, chứ không phải có đến 70 vạn.
– Ngoài A Đẩu, Lưu Bị còn có đến 3 con trai và vài con gái nữa, tất cả bị Tào Thuần bắt ở trận cầu Trường Bản. Tội này chính là ở Triệu Vân (chỉ vì chạy đi tìm A Đẩu).

    Quan Vũ

Nhung-cai-chet-hop-li-nhat-trong-Tam-Quoc-3Trong 3 người thì Quan Vũ là giỏi nhất, hoặc ít nhất là có uy thế lớn nhất trong các đại tướng nước Thục (chắc kế đến chỉ có Mã Siêu là có cái uy thế này). Trận Phàn Thành mặc dù sử chép là mưa to ngập nước nhưng việc bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức khiến Tào Tháo hoảng sợ và toàn bộ Hoa Nam chấn động là có thật.
– Kết nghĩa vườn đào là không có thật.
– Không giết Hoa Hùng, Văn Sú (thực sự có giết được Nhan Lương).
– Không ra 3 điều kiện cho Tào Tháo khi hàng Tào Tháo.
– Không hề qua ngũ quan trảm lục tướng. 6 tướng này đều không có thật. Tào Tháo vì cảm kích cái nghĩa quên chủ cũ của Vũ nên đồng ý tha ông trở về với Lưu Bị.
– Không hề phục kích và tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung
– Không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh.
– Không hề muốn vào Xuyên đòi đấu với Mã Siêu.
– Trận lụt Phàn Thành khôn phải là mẹo của Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm. Nếu có thiên tai xui xẻo đó chưa biết chừng Cấm, Đức, Nhân, Hoảng đã thịt Vũ chứ chẳng cần quân Ngô.

    Trương Phi

Nhung-cai-chet-hop-li-nhat-trong-Tam-Quoc-7Trương Phi cũng giỏi dùng binh, có sách nói Phi còn giỏi thi họa, trong TQDN cũng mô tả Trương Phi là người trọng danh sĩ, hơn hẳn Quan Vũ.
– Không hề quát trên cầu Trường Bản làm chết Hạ Hầu Kiệt. Hạ Hầu Kiệt là nhân vật có thật.
– Là một viên tướng khoẻ nhưng đa mưu chứ không phải chỉ là loại võ biền. Là người giỏi nhìn người, chính ông cất nhắc Ngụy Diên khi nhận ra tài của Diên.
– Chỉ có nhà Ngụy có Ngũ hổ tướng, chứ nhà Thục không hề có danh vị này.

    Triệu Vân

Ai-la-xa-than-so-1-thoi-tam-quoc-3Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường.
– Thực sự có 1 mình 1 ngựa xông xáo trong trận Tương Dương Trường Bản. Các tướng Vân giết trong trận này đều không có thật (trừ Hạ Hầu Ân và thanh gươm Vân cướp được là có thật) Và cũng chính vì lo cứu A Đẩu mà 3 con trai và các con gái của Lưu Bị bị Tào Thuần bắt.
– Chuyện Vân chết vì cái kim của vợ là do kịch dân gian đồn đại, không có thật.
– Truyện Vân một mình đẩy lui quân Tào không có thật.
– Truyện Vân giết 5 tướng trong lần chinh phạt Trung nguyên lần 1 không có thật, nhưng bị Hạ Hầu Mậu vây là có thật.
– Các con cháu của Vũ, Vân như Quan Hưng, Triệu Thống, Triệu Quảng đều tham gia cửu phạt Trung Nguyên với Khương tuy không giữ các vai trò quan trọng.
– Triệu Vân là tướng uy dũng và cũng có trí tuệ, tuy nhiên không được cầm đại quân bao giờ, thường chỉ làm tiên phong.

    Mã Siêu

Ma.Chao.full.1417496Mã Siêu không hề đánh tay đôi với Trương Phi ở cửa Hà Manh, cũng như hề giúp Trương Lỗ chống Lưu Bị. Mã Siêu và Mã Đại chủ động theo Lưu Bị, làm rõ lí do vì sao Bàng Đức không theo cùng, có lẽ vì anh ruột Đức làm quan ở đó và Đức không muốn gặp anh mình nên cáo ốm.
– Không tham gia trận đánh Lý Thôi của Mã Đằng. Không giết Vương Phương, bắt Lý Mông.
– Mã Đằng bị Tào Tháo bắt chứ chưa giết, dùng làm cớ buộc Tây Lương quy hàng. Nhưng Mã Siêu không hàng mà khởi binh, do đó Đằng bị Tháo giết.
– Không hề đánh tay đôi với Vu Cấm, Tào Hồng, Trương Cáp, Lí Thông. Quân Tây Lương thật ra cũng không quá gây kinh hoàng cho quân Tào đến nỗi Tào Tháo phải cởi áo cắt râu.
– Hứa Chử không hề cởi trần đánh tay đôi với Mã Siêu.
– Viên tướng mạnh nhất trong quân Tây Lương thật ra là Bàng Đức, không phải Mã Siêu. Trong trận Đồng Quan, tiên phong Tây Lương luôn là Bàng Đức.
– Mã Siêu không cắt tay trái Hàn Toại
– Dương Phụ ca ngợi Mã Siêu mạnh như Anh Bố,chứ không phải như Lã Bố, và Tào Tháo không hề ca ngợi Mã Siêu.
– Trận Lịch Thành Mã Siêu không hề đấu tay đôi với Dương Phụ.
– Mã Siêu không hề giữ ải bảo vệ mé Tây của Thục đề phòng quân Khương. Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục

    Gia Cát Lượng

Gia-cat-luong-va-tu-ma-y-2Toàn bộ đoạn Tam Phân Sách mà Gia Cát Lượng trình bày với Lưu Bị ở lều cỏ đều là sự thật lịch sử được La Quán Trung “cóp” từ sử sách đem qua nên tạm thời có thể cho là thật. Trước Gia Cát thì có Cam Ninh, Lỗ Túc cũng đề cập đến việc chia 3, nhưng mà chỉ có Gia Cát là cụ thể nhất và thực hiện được sách lược của mình nên ghi công cho ông cũng không sai.
– Lưu Thiện không hề gọi Gia Cát Lượng trở về lần nào trong suốt 6 lần ra Kì Sơn. Đó là do Lượng tự về.
– Lưu Bị thực sự có phó thác con côi cho Gia Cát Lượng, nhưng là bí mật, chứ tuyên bố công khai như trong truyện. Và Bị không hề nói “Tài của thừa tướng … làm chủ Thành Đô đi”
– Rất nhiều chi tiết về Gia Cát Lượng trong truyện không hề đề cập trong chính sử.

    Bàng Thống

Nhung-muu-si-bac-nhat-tam-quoc-12Không chỉ tướng mạo xấu xí mà nói đúng hơn “không có tướng mạo của người tài”. Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo là những người biết xem tướng đều nhận ra tài của Thống. Xem ra khoa tướng số của Trung Hoa chính xác 99% nhưng gặp Thống thì trật.
– Không hề khuyên Lưu Bị giết Lưu Chương, cũng như hạ lệnh cho Ngụy Diên múa kiếm đâm Chương
– Không chết vì bị Trương Nhiệm phục kích, trên lưng ngựa Đích Lư mà chết vì bị trúng tên lạc trong khi đang chỉ huy quân Kinh Châu công phá Lạc Thành.
– Bàng Thống có thực tài. Trong TQDN có đoạn “Gia Cát Lượng thiệt chiến quần nho” ở Giang Đông, nhưng thật ra, chính Bàng Thống mới là người “thiệt chiến quần nho” khi ông sang Giang Đông.
– Trong chiến dịch đánh Tây Xuyên, Lưu Bị và Bàng Thống đã hạ Lạc Thành, bắt Trương Nhiệm chứ cần đến Gia Cát (mặc dù Bàng Thống trúng tên chết).

    Lã Bố

10-manh-tuong-gioi-nhat-tam-quoc-2Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố.
– Không phải là con nuôi của Đinh Nguyên. Là tướng của Đinh Nguyên, nhưng giết Nguyên để nhận vàng bạc của Đổng Trác.
– Chuyện “Tam anh chiến Lã Bố” không có thật.
– Giết Đổng Trác chỉ vì một con hầu gái chứ phải vì một mĩ nhân “nghiêng nước khuynh thành” gì cho cam.
Theo Thế Giới Game

Khi còn ít tuổi có thi võ cử, rồi làm đến chức Điện Tư Chế sứ quân, sau được giao nhiệm vụ tải đá hoa về nộp kinh sư.

Dương Chí, ngoại hiệu là Thanh Diện Thú (do từ nhỏ có một vết bớt màu xanh trên mặt, sao Thiên Âm Tinh, ngồi ghế thứ 17 trong Lương Sơn Bạc, cháu Ngũ hầu Dương Lệnh Công nổi tiếng, là dòng dõi năm đời của Dương gia tướng, lưu lạc ở Quan Tây.
Khi còn ít tuổi có thi võ cử, rồi làm đến chức Điện Tư Chế sứ quân, sau được giao nhiệm vụ tải đá hoa về nộp kinh sư. Chẳng may đi đến giữa sông Hoàng Hà, bị cơn phong ba đánh đắm thuyền, mất cả đá hoa cho nên phải trốn đi nơi khác, mà không dám về kinh nữa. Cuộc gặp gỡ tình cờ với Lâm Xung để lại mối lương duyên cho đến tận sau này, cả hai đã cùng giao đấu một trận kịch liệt nhưng bất phân thắng bại, từ đây người ta dễ dàng đặt câu hỏi về vị trí của Dương Chí trong Thuỷ Hử (Xếp hàng thứ 17, không có tên trong ngũ hổ tướng). Sau đó Vương Luân mời Dương Chí lên Lương Sơn nhận bọn nhưng từ chối, lúc đó lại được triều đình ân xá, nhưng bị Cao Cầu đuổi ra, Dương Chí mới đi bán bảo đao, giết Ngưu Nhị rồi lên đầu thú, bị đày đi Đại danh phủ, được Lưu thủ Lương Trung thư - con rể Thái sư Sái Kinh yêu mến, đưa về hầu hạ dưới trướng, rồi Lương trung thư mở sảnh diễn võ cho Dương Chí có cơ hội trổ tài. Dương Chí đánh nhau kịch liệt với Cấp Tiên Phong-Sách Siêu, rồi 2 người kết làm bạn, Dương Chí nhờ có võ công cao cường, được thăng lên võ quan, làm chức Đề Hạt.
duong-chi-phunutoday-vn
Dương Chí
Sau đi vận chuyển châu báu chúc thọ Sái Kinh, uống phải thuốc mê của Bạch Thắng, bị Tiều Cái, Ngô Dụng, Lưu Đường...cướp hết số châu báu. Dương Chí định tự tử thì gặp Thao Đao Quỷ-Tào Chính rủ đi cướp lấy chùa Bảo Châu trên núi Nhị Long Sơn, lại gặp Hoa Hòa Thượng-Lỗ Trí Thâm, cùng cướp chùa Bảo Châu, lấy đó làm nơi an thân. Sau này chiêu nạp được thêm Võ Tòng, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương, Thi Ân, tất cả cùng lên Lương Sơn Bạc.
Đoạn này cũng thấy rõ là Dương Chí đã bị Ngô Dụng, Bạch Thắng...lên kế hoạch để lừa chiếm số châu báu, vô tình đẩy họ Dương vào tình thế "mất tất" và lại lên đường lên Lương Sơn Bạc, không khác gì Lâm Xung bị Ngô Dụng khích giết chết Vương Luân.
Sau này đánh Phương Lạp, trong trận Tô Châu, Dương Chí bị Phương Thiên Định chặt mất một chân bên trái. Các binh sĩ xông vào cứu Dương Chí nên Phương Thiên Định phải bỏ chạy. Từ đó Dương Chí phải bị khiêng trên cáng ở chiến trường. Cuộc chiến với Phương Lạp kết thúc, đoàn quân Tống Giang rút về. Dương Chí bị bệnh mà mất. Cũng giống Dương Chí, Lâm Xung cũng chết vì bệnh.
Theo Phunutoday

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.