Latest Post

Những chú chim biết dậy sớm bắt sâu. Người thức dậy sớm cũng có một lợi thế để khởi đầu ngày mới. Dưới đây là trình tự để khởi đầu một ngày mới thành công, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

1. Thức dậy sớm
Người dậy sớm luôn thức dậy trước lúc mặt trời mọc. Họ xem đó là thế mạnh cần được duy trì. Và tất cả chúng ta đều biết rằng phát huy thế mạnh của mình chính là chìa khóa để thành công. Khi thức dậy sớm trở thành một thói quen, bạn sẽ có thêm thời gian mỗi ngày, sẽ làm được và hoàn thành nhiều việc hơn.
2. Tập thể dục
Tập thể dục vào buổi sáng giúp máu huyết lưu thông và tâm trí tỉnh táo. Chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn và suy nghĩ sáng suốt hơn. Bạn có đồng ý đây chính là sự thúc đẩy rất lớn cho một ngày làm việc năng suất? Hãy chạy bộ hay tập yoga vào buổi sáng, sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn và sau này bạn sẽ biết ơn vì điều ấy đấy.
3. Đi dạo xung quanh để hít thở bầu không khí trong lành
Bầu không khí trong lành vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể lẫn trí óc. Một trong những điều đầu tiên người cực kỳ thành công thường làm vào buổi sáng là bước ra khỏi nhà để đi dạo xung quanh. Những giọt sương sớm mai sẽ nhắc nhở chúng ta về một ngày mới để bắt đầu và nỗ lực hết sức.
4. Liệt kê danh sách ưu tiên trong ngày
Mỗi ngày bạn đều có rất nhiều việc phải làm: kết thúc dự án tìm kiếm khách hàng, đưa con đến trường, trả lời các email đang chất đống trong hộp thư... Trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong mớ công việc trên, bạn nên dành vài phút để chọn ra một vài ưu tiên. Đó chính là những việc gấp nhất hoặc quan trọng nhất.
5. Hình dung các bước cần phải thực hiện trong ngày
Một cách hiệu quả để có thể hoàn thành mọi việc đó chính là lên trước kế hoạch. Chúng ta nên vạch ra những bước cần phải thực hiện bằng cách đặt câu hỏi: Cần phải hoàn thành những gì? Có bao nhiêu bước liên quan đến nó?... Hãy hình dung tất cả mọi thứ, hãy suy nghĩ về nó ngay cả khi đang vệ sinh cá nhân.
6. Đặt mục tiêu
Một ngày không chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ mà còn phải đặt ra những mục tiêu mới ở mức độ cao hơn. Người thành công thường dành ra thời gian để thiết lập các mục tiêu vào buổi sáng. Bạn muốn đạt được những gì với dự án này? Bạn sẽ nhờ đồng nghiệp nào cố vấn?... Tự hỏi những câu hỏi liên quan đến mục tiêu của bạn, bạn sẽ có sự tập trung để hoàn thành chúng.
7. Ăn một bữa sáng lành mạnh
Đôi khi bạn chỉ ăn sáng qua loa hay thậm chí vội vội vàng vàng bước ra khỏi nhà mà không ăn sáng. Nhưng như thế chẳng tốt chút nào và những người thức dậy sớm hiểu rõ điều đó. Họ ăn một bữa sáng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể đối phó với một ngày bận rộn sắp diễn ra. Bữa ăn sáng lành mạnh giúp cơ thể bạn có đầy đủ năng lượng và giúp bạn duy trì sự tập trung suốt cả ngày.
8. Nhâm nhi một tách cà phê và ngồi lặng yên suy nghĩ
Người thức dậy sớm hoàn toàn có đủ thời gian để tận hưởng một tách cà phê (hoặc trà). Thức uống này không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn tạo cơ hội để bạn có những phút giây lặng yên nghĩ suy về cuộc sống. Đó là lúc bạn biết ơn những đứa con xinh đẹp và đáng yêu của mình hay tình yêu của người chồng/người vợ. Sau đó suy nghĩ về những dự án thú vị mà bạn đang đảm nhiệm, về sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Bên cốc cà phê, bạn liên tưởng và kết nối những thứ quan trọng lại với nhau và những lý do bạn phải rời khỏi giường vào mỗi buổi sáng.
9. Mỉm cười chào hỏi tất cả mọi người 
Một tâm hồn vui vẻ vào buổi sáng là rất tuyệt với bất cứ ai, kể cả những người xa lạ. Bạn mở lòng mình với người khác. Hơn thế nữa, cử chỉ thân thiện và một nụ cười tươi có tính lan truyền, bạn đang giúp chính bạn và những người khác thả lỏng để bắt đầu một ngày mới tốt lành.
10. Dọn dẹp bàn làm việc
Tái chế báo cũ, dọn dẹp tài liệu và đặt mọi thứ trở về vị trí cũ. Người thức dậy sớm thích bắt đầu mọi thứ mới mẻ. Chìa khóa cho thành công của họ là giữ bàn làm việc luôn gọn gàng và tâm trí luôn thông suốt.
Bạn có phải là người thức dậy sớm? Kinh nghiệm của bạn là gì? Bạn đã xây dựng và duy trì những thói quen ấy như thế nào? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với mọi người nhé.
Theo QTCS

Vì sao tóc của chúng ta lại bị bạc? Đành rằng, khi chúng ta già thì tóc bạc, nhưng nhiều người còn trẻ tóc vẫn bị bạc. Vậy đâu là yếu tố khiến tóc bị bạc?

Tóc bạc vì sao?

Bất kỳ ai từng quan sát một Tổng thống hay nhà lãnh đạo đất nước qua nhiệm kỳ của họ đều hiểu rằng sự căng thẳng, stress có thể là một nguyên nhân khiến tóc bạc. Căng thẳng, tóc bạc đặc biệt nổi bật với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nếu bạn có những đứa con đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, có thể bạn sẽ cho rằng sự căng thẳng mà các con gây ra cho bạn đang khiến tóc bạn bạc đi.
Sự thật là tóc bạc có liên quan đến việc sản xuất sắc tố trong các nang tóc của bạn. Quá trình sản xuất sắc tố này có thể bị tác động bởi một số yếu tố, trong đó có sự căng thẳng.

Vì sao tóc bị bạc?

Tại sao tóc lại bạc?
Tóc của Tổng thống Mỹ Barack Obama có rất nhiều sợi bạc, có phải vì ông quá căng thẳng?
Để hiểu điều gì khiến tóc bạn bạc, đầu tiên chúng ta cần nói về việc điều gì khiến tóc bạn mọc ra và điều gì mang lại màu sắc cho tóc.
Màu tóc của một người là kết quả của các sắc tố mang tên melanin. Được tạo thành từ hai loại axit amin (tyrosine và phenylalanine), những sắc tố này được sản xuất bởi một nhóm tế bào chuyên biệt gọi là melanocyte. Tế bào melanocyte có ở khắp cơ thể của chúng ta và các hắc tố melanin mà chúng sản xuất ra sẽ mang lại màu sắc cho da, tóc và mắt của chúng ta. Các melanocyte chịu trách nhiệm về màu tóc được tìm thấy trong các hành của nang lông/ tóc.
Mặc dù có thể tóc và da có nhiều màu khác nhau, song chỉ có hai loại sắc tốmelanin-eumelanin chính tạo ra màu nâu sẫm đến màu đen, sắc tố pheomelanin tạo ra màu đỏ/vàng. Các các tế bào này pha trộn với nhau sẽ quyết định màu tóc của bạn. Nhìn chung, nếu càng có nhiều eumelanin thì tóc càng sẫm màu và ngược lại.
Tất nhiên, mọi thứ không hoàn toàn diễn ra theo cách các sắc tố pha trộn với nhau và tạo ra màu tóc cụ thể cho từng cá nhân. Các yếu tố di truyền có tác động rất rõ ràng. Các nhà khoa học đã xác định ra một loại gene, và các gene tương ứng của nó chịu trách nhiệm về mái tóc màu đỏ. Gene đó được gọi làMC1R, đây cũng là gene chịu trách nhiệm cho sắc tố đỏ ở một số loài khác, chẳng hạn như loài bò.
Một khi công thức cụ thể của hắc tố melanin được sản xuất, các hạt của chúng được chuyển cho các tế bào sừng lân cận, các tế bào sừng này cũng ở trong các hành của nang tóc. Tế bào Keratinocyte sản xuất ra keratine, những các tế bào protein chết tạo nên tóc của chúng ta. Một khi Keratinocyte chết, nó giữ lại các hắc tố melanin tạo ra màu tóc của chúng ta.
Tóc bạc là do có ít melanin trong keratin. Càng ít melanin, càng có nhiều tóc bạc. Nếu người nào đó có mái tóc hoàn toàn bạc trắng, nghĩa là không có chút melanin nào trong keratin.
Có một số quá trình khác có thể làm cho mái tóc của chúng ta chuyển sang màu bạc. Điều hầu hết mọi người đều nghĩ đến là tóc sẽ bạc khi chúng ta già. Khi chúng ta già, các melanocyte trở nên không hoạt động, nhưng chúng vẫn hiện hữu. Chúng ta càng già, số lượng melanocyte càng giảm. Kết quả là ngày càng ít melanin, cho đến khi không còn chút nào. Do đó, tóc chúng ta từ từ chuyển sang màu trắng, và sẽ hoàn toàn bạc trắng khi chúng ta già cỗi.
Tại sao tóc lại bạc?
Cấu tạo của tóc
Vào tháng 2/2005, các nhà khoa học trường Đại học Harvard đã đề xuất một lý thuyết: tại sao melanocyte lại giảm khi chúng ta già. Họ nhận thấy nguyên nhân bắt nguồn từ sự thất bại của các tế bào gốc melanocyte. Các tế bào gốc này không sản xuất đủ số lượng hắc tố để duy trì màu sắc của tóc.
Năm 2009, các nhà khoa học châu Âu đã phát hiện ra một yếu tố khác. Họ nhận thấy nang tóc sản xuất ra một lượng nhỏ hydrogen peroxide. Thông thường, lượng nhỏ hydrogen peroxide này bị phân chia bởi một enzyme có tên catalase. Khi chúng ta già, lượng enzyme catalase bị giảm. Kết quả là hydrogen peroxide tích tụ lại, ngăn cản melanocyte sản xuất melanin.
Có một số yếu tố khác khiến tóc bạc nữa, như khuyết tật di truyền; sản xuấtnội tiết tố bất thường như trong trường hợp căng thẳng đột ngột hoặc mãn tính; hắc tố melanin phân phối bất thường; và các yếu tố khí hậu cũng có thể gây bạc tóc, chẳng hạn như các chất ô nhiễm, độc tố, tiếp xúc với hóa chất.
Về nguyên nhân stress khiến tóc bạc, năm 2011, Robert Lefkowitz, người giành giải Nobel Hóa học 2012, dẫn đầu một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra cơ chế có thể giải thích lý do tại sao stress, căng thẳng lại khiến chúng ta già đi. Theo đó, căng thẳng gây ra một loạt các thông báo đến hệ thần kinh. Thông thường, những phản ứng thần kinh này ngắn ngủi và nhanh kết thúc, nó sẽ mang lại lợi ích cho con người. Tuy nhiên, căng thẳng lâu dài gây ra các phản ứng thần kinh lâu dài, có thể gây tổn thương DNA. Quá trình này thúc đẩy sự lão hóa, sự phát triển của khối u, sẩy thai, điều kiện tâm thần, và khiến tóc bạc.
Thời gian và tốc độ bạc của tóc rất khác nhau. Nó được xác định bởi nhiều, nếu không phải là tất cả, các yếu tố đã nói ở trên. Các đặc điểm di truyền, sự tiếp xúc với hóa chất, và mức độ căng thẳng trong suốt cuộc đời là một số yếu tố. Nếu bạn là người da trắng, có 50% khả năng bạn sẽ có 50% màu bạc ở tuổi 50.
Tại sao tóc lại bạc?

Sau đây là một số thông tin thú vị về tóc

Trung bình, da đầu có 100-150 nghìn sợi tóc. Tóc có sức mạnh rất cao, đến nỗi nếu bạn nhóm tất cả tóc vào một nhóm, nó có thể nâng một trọng lượng nặng 10-15 tấn, hoặc mỗi sợi tóc có thể nâng trọng lượng khoảng 99,2 gram. Tóc cũng có tỷ lệ phân chia tế bào cao nhất trong cơ thể. Trung bình mỗi ngày, tóc phát triển thêm 0,3 mm, và mỗi tháng là 1 cm. Rất may, mỗi sợi tóc lại có vòng đời riêng. Nếu không, thay vì thỉnh thoảng chúng ta bị rụng tóc, thì chúng ta sẽ đột nhiên mất sạch tóc cùng một lúc.
Tóc phát triển theo ba giai đoạn: Giai đoạn tăng trưởng (Anagen) - có 80-85% tóc ở trong giai đoạn này; Giai đoạn chuyển tiếp (Catagen) – là khi tóc bắt đầu ngừng phát triển; và giai đoạn rụng (telogen) – lúc này, tóc không còn tăng trưởng nữa và bắt đầu rụng. Có 10-15% tóc của chúng ta nằm là trong giai đoạn này.
Melanin là một axit amin rất phổ biến trong hầu hết tất cả các sinh vật sống trên Trái đất. Nhện là một trong chỉ một vài loài duy nhất mà không sản xuất melanin.
Cảnh báo tội phạm! Các nhà khoa học đã phát triển ra phương pháp cho biết màu mắt và tóc của bạn thông qua các DNA còn lại ở hiện trường vụ án.
Theo VnReview

Nếu thường xuyên viết sai chính tả tiếng Anh, bạn nên áp dụng những bí quyết thú vị sau.

Ngay cả người dân bản ngữ cũng thấy bối rối trước thử thách đánh vần hay viết chính tả một cách chuẩn xác. Tiếng Anh chịu ảnh hưởng từ nhiều thứ tiếng, ngôn ngữ khác nhau, do đó nhiều từ vựng có thể khó nhớ với người học.
Điều đầu tiên là xác định xem bạn muốn học cách viết của quốc gia nào. Tiếng Anh của Mỹ, Anh, Canada hay Australia đều có một số từ có cách viết khác nhau. Chẳng hạn như từ "màu sắc" là "color" với tiếng Anh-Mỹ và "colour" với Anh-Anh. Sau đó, bạn có thể rèn luyện với các bước sau:
1. Sử dụng thuật ghi nhớ
Ghi nhớ thông tin không dễ, nhưng sẽ dễ hơn nếu bạn biến thông tin ấy trở nên ấn tượng, ý nghĩa. Thuật ghi nhớ biến thông tin đơn thuần thành những hình ảnh, giai điệu hay trong ngữ cảnh một câu văn.
Giai điệu và bài hát khiến từ ngữ và thông tin dễ nhớ hơn. Ví dụ, có một bài thơ về cách đánh vần được các học sinh thường truyền tai như sau:
At the end of a word if you find silent e,
Then throw it away, -- for there it can't be
When an affix you add with a vowel commencing;
Thus "rogue" will make "roguish," and "fence" will make "fencing";
But if -able or -ous follow soft c or g,
Then, "change" you make "changeable", keeping the e.
(Khi cuối từ xuất hiện chữ e là âm "câm"
Và bạn muốn thêm hậu tố có bắt đầu là một nguyên âm
Thì bạn hãy vứt nó đi, vì nó không thể ở chỗ đó
Chẳng hạn như "rouge" trở thành "roguish" và "fence" trở thành "fencing"
Không áp dụng  nếu hậu tố "able" hoặc "ous" nằm cuối từ có âm nhẹ là "c" hay "g"
Chẳng hạn như "change" trở thành "changeable", bạn vẫn giữa chữ "e")
Bạn có thể tham khảo những bài thơ tương tự hoặc tự sáng tác nên. Trong tiếng Việt, bạn cũng từng nghe đến những bài thơ như:
"O" tròn như quả trứng gà
"Ô" thì đội nón, "ơ" thời thêm râu.
"Acronym" - một từ được tạo bằng cách viết tắt các chữ cái đầu của một cụm từ cũng là một cách hay để học chính tả. Bạn có thể sử dụng các từ viết tắt có sẵn để học cả cụm, chẳng hạn như "LOL" là viết tắt của "Laughing Out Loud" (cười lớn) hoặc tự tạo cho mình một cách viết tắt để nhớ từ. "Rhythm" là một từ khó viết đúng chính tả. Bạn có thể xem "RHYTHM" là viết tắt các chữ cái đầu của câu ""Rhythm Helps Your Two Hips Move." (Nhịp điệu khiến hai hông của bạn lắc lư).
An island is land surrounded by water.
"An island is land surrounded by water".
Thuật ghi nhớ còn có thể được thể hiện bằng việc đặt câu. Chẳng hạn, nếu từ "island" khó đánh vần, bạn có thể đặt một câu như sau "An island is land surrounded by water" và từ đó ghi nhớ, "island" là kết hợp của từ "is" và "land".
2. Học một vài quy tắc
Thỉnh thoảng, bạn có thể học thuộc một số quy tắc để biết cách viết của từ. Chẳng hạn, nếu không hiểu vì sao tính từ "happy" khi chuyển thành danh từ lại phải đổi chữ "y" thành "i", bạn có thể học quy tắc "Khi thêm một hậu tố vào một từ có kết thúc là 'y' thì 'y' phải được đổi thành 'i', ví dụ cặp 'try - tries', 'party - parties".
3. Lưu ý những từ có đánh vần khác thường
1-10-b1-a4-jpeg-6465-1443673871.jpg
"Weird" là một từ phổ biến nhưng lại có cách viết dê gây nhầm lẫn.
Có một số từ tiếng Anh khó viết đúng ngay với cả người bản địa, ví dụ lose và loose, resign và re-sign, compliment và complement. Bạn nên lưu ý và ưu tiên học thuộc những từ dễ gây nhầm nhưng hay được dùng như: across, basically, beginning, believe, foreign, friend, forty, interrupt, until, weird.
4. Viết danh sách những từ bạn hay viết sai
Thay vì cố nhớ danh sách những từ khó đánh vần do người khác biên soạn, bạn có thể tự lập nên một danh sách của riêng mình, học cách nhớ chúng với thuật ghi nhớ nêu trên. Biết mình cần gì là một phần quan trọng của việc học.
5. Tìm nguồn gốc của từ
Điều này góp phần giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao một từ lại có cách viết kỳ quặc. Chẳng hạn, từ "bicycle" có cách viết như vậy vì"cycl" có nghĩa là "circle" - hình tròn trong tiếng Hy Lạp, "bi" có nghĩa là "two" trong tiếng Latin. Vì vậy, "bicycle" là thứ gì đó có hai bánh.
1-10-b1-a3_1443673450.jpg
"Bicyle" là một từ có nguồn gốc từ Hy Lạp lẫn Latin, với nghĩa thứ gì đó có hai bánh.
6. Nối các phần trong từ
Thỉnh thoảng, một từ gây khó vì nó quá dài. Khi đó, bạn có thể sử dụng phương pháp tách - nối các phần riêng biệt. Ví dụ, từ "embarrassed" có thể được tách thành 4 phần em-bar-ras-sed. Bất cứ khi nào phải viết từ, bạn hãy đọc chính xác từng phần và lần lượt viết ra thì sẽ được một từ dài 11 chữ cái đúng chính tả.
7. Đọc to lên
Đây là một cách thường được dạy cho trẻ con ở trường vì sự đơn giản của nó. Khi bạn không nhớ cách viết từ "blink", bạn hãy đọc to lên và lần lượt viết theo những gì bạn nghe được.
Tất nhiên, cách này không áp dụng cho từ nào có cách viết khác với cách đọc, chẳng hạn như "friend". Lúc đó, bạn hãy sử dụng cách khác.
8. Vẽ tranh
Vẽ tranh thực sự hữu ích trong thuật ghi nhớ. Bạn có thể dùng trí tưởng tượng của mình để vẽ ra hình ảnh của từ một cách liên quan với cách viết của nó. Bạn có thấy, từ "balloon" có cảm giác như có hai quả bóng bay khi có hai chữ "oo" nằm giữa?
1-10-b2-a2_1443673530.png
Bạn có thấy hai chữ "o" nằm liên tiếp nhau trong từ "baloon" trông như hai quả bóng bay?
Khi vẽ, chữ cái sẽ không còn đơn thuần là chữ cái, mà trở thành hình ảnh sinh động.
9. Chơi trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ là một cách hay để bạn vừa có thể giải trí, vừa kiểm tra khả năng viết đúng chính tả của mình và học thêm từ mới. Trò chơi gồm nhiều thể loại như ghép những chữ cái bị xáo trộn, trò điền ô chữ để tạo thành một từ khóa.
Theo VNE

Để khi về già không bị mất trí nhớ bạn bắt buộc phải làm những điều dưới đây!

Ăn nhiều trái cây và rau củ
cách phòng mất trí nhớ
Ăn nhiều trái cây và rau củ giảm mất trí nhớ.
Một cuộc khảo sát trên 8.000 người tại Pháp cho thấy, chứng mất trí nhớ giảm 28% ở những người ăn trái cây và rau củ hằng ngày.
Kích thích bộ não
Nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Thần kinh học phát hiện ra rằng việc kích thích não bộ bằng cách đọc, viết và một số phương pháp khác giúp làm chậm quá trình mất trí nhớ tuổi già. Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm với 294 người trên độ tuổi 55. Họ phát hiện những người thường xuyên đọc, viết có tốc độ suy giảm trí nhớ chậm hơn 15% so với những người không đọc, viết
Bổ sung vitamin B12, B9
Những người có lượng vitamin B12 trong não thấp có nguy cơ bị giảm trọng lượng não bộ cao hơn 6 lần so với những người đủ vitamin B12.
Vitamin B12 có nhiều trong thịt (đặc biệt là gan), cá, sò, thịt gia cầm, trứng, sữa, sữa chua và ngũ cốc ăn sáng tăng cường B12.
Vitamin B9 (Folate) cũng rất quan trọng cho các hoạt động của não. Folate có nhiều trong gan, rau lá màu xanh đậm, đậu lăng, đậu đen, súp lơ xanh, trứng, cà chua, nước cam tươi và dâu tây.
Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều cá là cách tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe não bộ. Chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ chú trọng ăn nhiều các loại thực phẩm như rau củ quả, các loại hạt, cá, dầu olive và một lượng vừa phải rượu vang đỏ. Bên cạnh đó, người Địa Trung Hải cũng tiêu thụ ít các thực phẩm chế biến, tinh bột, đồ ngọt, chocolate và thịt đỏ.
Đi bộ 45 phút 1 lần, 3 lần mỗi tuần
cách phòng mất trí nhớ
Đi bộ thường xuyên sẽ cải thiện hoạt động của não.
Đi bộ nhanh trong 45 phút, ba lần mỗi tuần giúp cải thiện hoạt động não và tăng khả năng duy trì sự chú ý.
Nên dùng 5 giác quan khi tiếp xúc
Chúng ta hay sử dụng thị giác và thính giác khi tiếp xúc với nhau. Nhưng việc ngửi, chạm và nếm cũng có thể kích thích mạnh mẽ trí nhớ. Các chuyên gia khuyên nên sử dụng 5 giác quan khi tiếp xúc với ai đó, như dùng xúc giác để cảm nhận khi bắt tay đối phương, dùng khứu giác để biết mùi hương...
Theo Phunutoday

Nấc (còn gọi là nấc cụt hay ách nghịch) về bản chất có thể hiểu đơn giản là sự co hẹp đột ngột của những cơ được sử dụng để hít vào. Ngay sau khi những cơ đó bắt đầu chuyển động, thanh môn (khoảng giữa hai dây thanh âm) đóng khí quản để tạo ra âm thanh đặc trưng “hức”. Đó chính là tiếng nấc chính hiệu.

Lý giải vì sao con người lại bị nấc

Hiện tượng này có lẽ đã có cách đây từ rất lâu vào thời kì đầu con người mới xuất hiện. Để truy tìm gốc gác và cơ chế của phản ứng tự nhiên này, các nhà khoa học đã phải đi sâu nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử loài người từ khi mới hình thành. Theo một số nhà khoa học người Pháp, rất có thể nó liên quan đến giả thuyết, tổ tiên chúng ta từng sinh sống ở biển và có mang để hỗ trợ cho việc hô hấp.
Vì sao bị nấc?
Về nguyên nhân, có rất nhiều lý giải về phản ứng tự nhiên này của con người. Theo như y học hiện đại, thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng là nguyên nhân của nấc. Bên cạnh đó, ợ chua, ăn đồ ăn cay, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc là tác nhân gây nấc ở đa số những người bình thường. Một vài trường hợp khác như nói một hơi quá dài hay bị thiếu cân bằng điện giải; sử dụng một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh có chứa morphine và Oxycodone; thiếu vitamin cũng khiến nguy cơ bị nấc cụt tăng lên đáng kể.
Xung quanh câu hỏi tại sao này có rất nhiều ý kiến và giả thuyết khoa học phát sinh. Một lý thuyết cho rằng, nấc là sự chuẩn bị cho các cơ hô hấp của thai nhi. Thực tế ngay từ khi trong bụng mẹ, siêu âm cho thấy thai nhi đã biết nấc trong dạ con trước khi chuyển động hít thở xuất hiện. Lý thuyết khác cho rằng nấc ngăn dịch ối tràn vào phổi. Mới đây nhất người ta cho rằng, chìa khóa của nấc nằm ở một nhóm động vật mà với chúng, đóng kín thanh môn kết hợp với việc co các cơ "hít vào" phục vụ một mục đích rõ ràng. Chúng là những sinh vật lưỡng cư có hành động hô hấp gần tương tự với phản ứng nấc ở cơ thể con người như cá nhái, ếch…
Vì sao bị nấc?
Tuy nhiên, những câu trả lời ấy chưa đem lại sự thỏa mãn cho con người vì nấc xuất hiện khoảng 370 năm sau khi động vật lên bờ và chưa được lý giải thật sự chi tiết. Một nhóm các nhà khoa học do Christian Straus đứng đầu thuộc Bệnh viện Pitie-Saltpetriere ở Paris tin rằng, mạch não kiểm soát sự thông hơi của mang vẫn tồn tại ở động vật có vú hiện đại, bao gồm cả con người như một dấu tích tiêu biến của quá trình tiến hóa. Họ chỉ ra nhiều điểm tương đồng giữa nấc và thông hơi của mang ở những động vật chẳng hạn như nòng nọc. Cả nấc và thông hơi bị chặn lại khi phổi phồng lên bởi mức carbon dioxide cao trong nước hoặc không khí. Cũng theo họ, nấc là một phản ứng tự nhiên liên quan đến việc bú mút vú mẹ dần dần được hình thành khi con người bắt đầu thích nghi với sự sống trên cạn.
Vì sao bị nấc?
Allan Pack, chuyên gia sinh học thần kinh hô hấp thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết đây là một lý thuyết hợp lý, song rất khó chứng minh. Nếu lý thuyết này đúng, phần lớn các tế bào thần kinh hoạt động trong khi bú cũng sẽ hoạt động trong quá trình nấc.
Một vài con số thú vị về nấc cụt: Theo tổ chức ung thư Hoa Kỳ, hơn 30% bệnh nhân trải qua liệu pháp hóa học đã trải qua nấc cụt do tác dụng phụ của điều trị. Ông Charles Osborne có những cơn nấc kéo dài trong 68 năm, từ năm 1922 đến năm 1990, đã được ghi vào sách Kỷ lục Guinness với tư cách là người đàn ông có Cơn nấc cụt dài nhất. Tháng 1 năm 2007, cô Jennifer Mee tại Florida, Mỹ, trong độ tuổi thiếu niên cũng bị nấc cục trong 5 tuần, từ 23/1/2007 đến 28/2/2007. Sau khi cơn nấc quay trở lại, bác sĩ chuyên khoa thần kinh của cô chẩn đoán cô có thể đã mắc hội chứng Tourette (hội chứng thần kinh gây ra những tật co giật bất kiểm soát).
Vì sao bị nấc?
Vậy khi bị nấc, bạn sẽ làm gì? Mách nhỏ các bạn vài cách nhé, đơn giản mà cực kì hiệu quả đó: Đầu tiên, bạn có thể uống từng ngụm nước liên tục và lấy tay bịt mũi, cách này cực kì hiệu quả đó nghe. Thứ hai, bạn có thể nín thở một lúc hết sức thì thôi. Thứ ba, bạn thử hít một ít hạt đường xem sao. Những cách trên có hiệu quả với một số lượng lớn mọi người bình thường vì cơ chế của nó thực chất là ngăn nhịp thở đều đặn trong một thời gian ngắn để cơ hoành trở lại bình thường đó mà.
Tóm lại, thực sự cho đến tận hôm nay, những điều con người biết về nấc vẫn chưa thực sự hoàn hảo như mong đợi. Tất cả lý giải nguồn gốc của nó vẫn chỉ là những giả thuyết và luôn có những điểm chưa thực sự hợp lý. Còn các bạn, các bạn nghĩ sao?
Theo Kênh 14

Đôi khi ăn vặt luôn mồm không có nghĩa là cơ thể đang đói mà biểu hiện cho thấy bạn đã nghiện đường.

sweets-candy-and-biscuits-hd-w-5052-3405
Ảnh: newngrguardiannewscom.
Ăn quá nhiều đường gây hại đến cơ thể, thế nhưng nhiều người lại không biết mình đã nghiện đường cho đến khi những vấn đề sức khỏe xuất hiện. Hãy tham khảo các triệu chứng cho trang She Knowsđưa ra dưới đây để xem liệu bạn có nghiện đường.
Không thể ngừng ăn vặt
Luôn miệng ăn vặt không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn đói bụng, mà chính là lời cảnh báo bạn đã nghiện đường. Ăn nhiều thức ăn giàu carbohydrate như bánh mì, mì, khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt, trái cây và nước trái cây khiến đường huyết tăng vọt rồi lại tụt xuống. Cơ thể cảm nhận glucose trong máu bị giảm như một tín hiệu nguy hiểm nên bạn lại càng thèm đường hơn, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn.
Nghiện cà phê
Vấn đề không nằm ở bản thân cà phê mà là những gì đi cùng nó. Các chất tạo ngọt và hỗn hợp được sử dụng trong các loại cà phê pha sẵn thường chứa nhiều carbohydrate, nhanh chóng chuyển hoá thành glucose trong máu. Nhiều người sau khi bỏ cà phê đã tìm đến những món ngọt khác. Thèm caffeine cho thấy bạn đã nghiện đường.
Ăn quá nhiều hoa quả
Hoa quả tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều lại không tốt bởi chúng đều chứa đường, đặc biệt nước ép trái cây có hàm lượng glycemic rất cao. Để tận dụng nguồn dưỡng chất từ hoa quả mà vẫn duy trì được lượng glucose ổn định, bạn hãy lưu ý ăn ở mức vừa phải.
Thường xuyên mệt mỏi
Mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả là điều dễ hiểu. Thế nhưng, cảm giác uể oải ngay khi vừa tỉnh dậy và kéo dài cả tuần thì không bình thường chút nào. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất có thể là nghiện đường.
Thừa cân
Tăng cân là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hấp thụ đường không lành mạnh. Trong khi glucose cần thiết và được chuyển hóa bởi hầu hết tế bào trong cơ thể, fructose lại không cung cấp giá trị dinh dưỡng. Fructose phải được gan xử lý, nhưng nếu được nạp vào quá nhiều, fructose sẽ biến thành mỡ và dẫn đến thừa cân, béo phì.
Cần ăn tráng miệng
Nếu không thể đứng dậy mà không ăn đồ ngọt tráng miệng, bạn đã gặp vấn đề với đường. Những người nghiện đường thường không thể chịu nổi nếu không ăn đường sau bữa cơm, thậm chí trở nên tức giận hay mệt mỏi, khó chịu nếu thiếu đi món ngọt ưa thích.
Không thể từ bỏ
Bạn chắc chắn đã nghiện đường nếu không thể bỏ đồ ngọt dù đã nhiều lần tự hứa với bản thân. Một người nghiện đường đột ngột ngừng ăn đường sẽ liên tục thấy thèm, thậm chí gặp phải những triệu chứng cai. Mức độ thèm càng tăng, "cơn" nghiện của bạn càng nặng.
Để chấm dứt sự phụ thuộc vào đường, các chuyên gia khuyên bạn thử chuyển sang dùng dầu dừa. Loại dầu này sẽ cắt giảm các cơn thèm đường và giúp bạn "thoát khỏi" đồ ngọt.
Theo VNE

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.