Latest Post

Những câu slogan vừa hay vừa bá đạo dưới đây sẽ khiến bạn cười không nhặt được miệng, và tại sao không in nó lên áo phông của bạn để mọi người cùng cười xả láng nhỉ?

ảnh slogan hay,slogan bá đạo,slogan in áo,slogan đồng phục lớp
Sinh tử không thành vấn đề, vợ mới là tất cả.

ảnh slogan hay,slogan bá đạo,slogan in áo,slogan đồng phục lớp
Kết quả của việc yêu " vật vã"

ảnh slogan hay,slogan bá đạo,slogan in áo,slogan đồng phục lớp
Vâng! Người đàn ông này chắc hẳn cũng rất yêu nước.
ảnh slogan hay,slogan bá đạo,slogan in áo,slogan đồng phục lớp
Một hình thức nói móc ban lãnh đạo đây mà.
ảnh slogan hay,slogan bá đạo,slogan in áo,slogan đồng phục lớp
Các bạn trẻ bây giờ rất yêu đời.
ảnh slogan hay,slogan bá đạo,slogan in áo,slogan đồng phục lớp
Like cho chàng trai này nào mọi người.
ảnh slogan hay,slogan bá đạo,slogan in áo,slogan đồng phục lớp
Bỗng dưng muốn " ấy"
Đừng bao giờ bán đứng bạn bè – Nếu không được giá!
Chuyên hóa rất chói lóa
A2 thích ô mai
A3 thích pizza
Cả thế giới phải gọi tên A5
Mệt mỏi vì học giỏi
Đoàn kết là never chết
Xấu nhưng biết phấn đấu.
B3 là số 2 - Không ai là số 1
C2 Bùng nổ đạp vỡ thách thức
Hiền nhưng mà đụng tới thì hơi bị phiền.
Ngực lép nhưng tinh thần thép.
Bá đạo trên từng hạt gạo
Như chưa hề có cuộc “chia tay” !
Chết một đống còn hơn sống một mình.
Học là lợi, chơi là hại, vừa học vừa chơi chúng ta thật là lợi hại!
Điên có tổ chức, sung sức có đào tạo.
Tao yêu lớp tao làm sao phải xoắn!
10D1- Những thiên tài luôn bị thầy cô bắt bài
Chỉ 1 tình yêu – Chỉ 1 C2
Một khi đã máu đừng hỏi chủ nhiệm cháu là ai
12A8 – Đụng vào là xơi cám
Chuyện B2 – Ngày mai tính
Vì tương lai con em chúng ta – Kệ cha con em chúng nó
12D có nhiều dê
Nghịch ngợm, phá cách – phong cách A2
Từ xa xa đã thấy A3
Không bê bối, không B4!
Chỉ có chấm chứ không có phẩy
10C9 – Phấn đấu mỗi tuần 9 con 10
Cá tính + Đặc biệt = Cá biệt
12A8 Family – Nơi không còn khoảng cách.
Dù tốt hay xấu, cũng là lớp mình.
Tri thức ở đâu, ta vươn cao tới đó.
Nóng như thế này thì làm sao phải mặc
Ăn tranh thủ ngủ khẩn trương, học hết sức, chơi hết mình.
Lạnh như thế này thì làm sao phải tắm
A10 không bao giờ lười
Xấu nhưng vẫn có gấu
Mất ngủ vì không có đối thủ
Lạnh lùng như con thạch sùng.
Hãy cho tôi 1 điểm tựa!
Theo Ohay

Theo các nhà khoa học, ước tính, trên Trái Đất có từ 5 tới 20 vụ tuyệt chủng hàng loạt lớn trong khoảng 540 triệu năm gần đây.
Hai nhà cổ sinh vật học Jack Sepkoski và David M. Raup, trong một bài báo năm 1982, đã xác định 5 vụ đại tuyệt chủng nổi bật và được đông đảo giới khoa học tán thành.
5 sự kiện tuyệt chủng xảy ra ở các thời kỳ, gồm: Cuối kỷ Ordovic, Kỷ Devon muộn, Cuối kỷ Permi, Cuối kỷ Triat, Cuối kỷ Creta.
Cụ thể:
1. Cuối kỷ Creta (tuyệt chủng K-T) xảy ra 65 triệu năm trước đánh dấu sự chuyển tiếp từ kỷ Creta sang kỷ Paleogen. Khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã tuyệt chủng sau biến cố này.
Sự kiện này đánh dấu chấm dứt thời kì thống trị của khủng long, mở ra con đường cho sự phát triển của động vật có vú và chim trở thành những sinh vật thống trị mặt đất.
Nó cũng tiêu diệt một lượng lớn các loài sinh vật cố định ở biển (như san hô, chân ngỗng...) khiến số lượng các loài này giảm xuống còn 33%.

Hình minh họa
Hình minh họa

Hình minh họa
Hình minh họa
Tuyệt chủng K-T là một vụ tuyệt chủng không đồng đều. Có những sinh vật bị tuyệt chủng hoàn toàn, một số khác chịu những ảnh hưởng nặng nề và một số lại hầu như không bị ảnh hưởng đáng kể.
2. Sự kiện tuyệt chủng Kỷ Trias–Jura, xảy ra 205 triệu năm về trước đánh dấu bước chuyển từ kỷ Triat sang kỷ Jura. Khoảng 23% số lượng họ và 48% số chi (bao gồm 20% số họ và 55% số chi sinh vật biển) tuyệt chủng.
Trên mặt đất, phần lớn các sinh vật thuộc nhóm bò sát thuộc phụ lớp thằn lằn cổ (archosauria) ngoại trừ khủng long đều tuyệt chủng.
Bên cạnh đó là sự biến mất của hầu hết sinh vật thuộc nhóm bò sát thuộc bộ thằn lằn cung thú (therapsida) và phần lớn động vật lưỡng cư.

Hình minh họa
Hình minh họa
Chính những nhân tố này đã tạo ra cơ hội có một không hai cho khủng long giành vị trí thống trị trên đất liền suốt kỷ Jura và kỷ Creta sau đó.
Nhóm bò sát thuộc phụ lớp thằn lằn cổ sống dưới nước, tổ tiên của loài cá sấu ngày nay, tiếp tục thống trị các vùng nước ngọt.
Và bò sát thuộc nhóm sọ hai cung (Diapsida) không bao gồm các loài archosaur (tức là các loài thuộc nhóm thằn lằn cổ rắn (Sauropterygia), thằn lằn cá (Ichthyopterygia)...) thống trị biển cả.
Một nhánh của lưỡng cư là Temnospondyl gồm một số loài lưỡng cư cỡ lớn cũng vẫn tồn tại tiếp cho đến kỷ Creta ở Australia.
3. Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Triat, xảy ra 251 triệu năm về trước giữa 2 kỷ Permi và kỷ Triat. Đây là vụ tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử sinh học, giết chết 57% số họ và 83% số chi (trong đó có 53% số họ và 84% số chi sinh vật biển).

Hình minh họa
Hình minh họa
Sự kiện này đã tiêu diệt hoàn toàn khỏi Trái Đất 96% số loài sinh vật biển và 70% số loài sống trên cạn, bao gồm cả động vật có xương sống, côn trùng và thực vật.
Nó đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình tiến hóa trên Trái Đất: trên Mặt đất, động vật thuộc nhóm bò sát dạng thú (Synapsida) đánh mất ưu thế.

Hình minh họa
Hình minh họa
Cần đến 30 triệu năm để các nhóm sinh vật có xương sống phục hồi số lượng và sự đa dạng. Chỗ trống của nhóm Synapsida sau đó được thay thế bởi nhóm thằn lằn cổ Archosauria.
Ở biển, nhóm động vật sống cố định đã giảm từ 67% xuống còn 50% trong tổng số động vật biển. Thực sự thì đối với nhóm sinh vật biển, thời kì cuối kỷ Permi là một thời kì khó khăn.
4. Sự kiện tuyệt chủng kỷ Devon muộn, xảy ra cách đây 360 đến 375 triệu năm, ngay trước thời điểm chuyển giao giữa kỷ Devon và kỷ Cacbon.

Hình minh họa
Hình minh họa
Cuối tầng Frasne, một chuỗi dài các vụ tuyệt chủng liên tiếp đã tiêu diệt 19% số họ, 50% số chi và 70% số loài. Có những chứng cứ cho thấy đây là một chuỗi các vụ tuyệt chủng liên tiếp kéo dài có thể lên đến 20 triệu năm.
5. Sự kiện tuyệt chủng kỷ Ordovic - kỷ Silur, xảy ra 440 đến 450 triệu năm về trước đánh dấu ranh giới giữa 2 kỷ Ordovic và kỷ Silur. Đã có 2 vụ tuyệt chủng liên tiếp trong giai đoạn này, tiêu diệt 27% số họ, 57% số chi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hình minh họa
Hình minh họa
Đây được đánh giá là vụ tuyệt chủng lớn thứ hai trong lịch sử Trái Đất nếu đánh giá theo tỉ lệ số chi bị tiêu diệt.
Liệu Trái đất có xảy ra cuộc đại tuyệt chủng thứ 6?
Tất cả các cuộc tuyệt chủng trong lịch sử đều do thiên nhiên gây ra, diễn ra có tính chu kỳ. Mỗi sự sụp đổ đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, tạo điều kiện phát triển cho nhiều sinh vật có sức sống mạnh mẽ.
Câu hỏi được các nhà khoa học đặt ra là, liệu cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6 có xuất hiện?

Đại tuyệt chủng thứ 6 do con người gây ra.
Đại tuyệt chủng thứ 6 do con người gây ra.
Thực tế, nó đang có dấu hiệu manh nha bắt đầu. Lần này không phải do thiên nhiên nữa, mà chính con người đang tiến hành cuộc “tự sát”.
Sẽ không phải là núi lửa phun trào, thiên thạch va chạm, mực nước biển thay đổi đột ngột, mà là ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh cảnh, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu…

Hình minh họa
Hình minh họa
Theo nghiên cứu chung của các nhà khoa học thuộc các trường đại học hàng đầu của Mỹ (gồm: các trường Stanford, Princeton và Berkeley) thì số lượng các loài động vật có xương sống đang biến mất với tốc độ cao hơn 114 lần so với bình thường.
Điều này có nghĩa là số lượng loài đã bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm qua bằng số lượng loài tuyệt chủng trong 11.400 năm.
Theo Gerardo Ceballos, tác giả chính của nhóm nghiên cứu, nói thêm:"Nếu sự biến mất của các loài còn tiếp tục, cuộc sống sẽ mất nhiều triệu năm để phục hồi và loài người chúng ta có khả năng sẽ biến mất sớm hơn".
Theo Trí Thức Trẻ

Trong suốt nhiều năm, các khoa học gia vẫn tranh cãi về nguồn gốc của nước trên Trái đất: có sẵn hay do thiên thạch mang đến.

Trong nhiều năm, giới khoa học chưa khi nào biết chắc được nguồn nước đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta bắt nguồn từ đâu: do hành tinh tự hình thành, hay do thiên thạch mang tới. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Hawaii (Mỹ) tin rằng họ đã tìm được câu trả lời.
151113water01-e0347
Phân tích lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada)
Bằng việc phân tích các lớp đá cổ tại đảo Baffin (Canada), các nhà nghiên cứu đã tìm ra những bằng chứng xác thực cho thấy nước là thứ luôn hiện hữu trên Trái đất của chúng ta. Cụ thể, các khoa học gia đã tìm thấy tinh thể chứa những giọt nước rất nhỏ bên trong lớp đá tại đây.

Những lớp đá này tới từ vỏ Trái đất - tức là không chịu tác động từ yếu tố bên ngoài hành tinh. Và nước được tìm thấy trong đó có thành phần giống như nguồn nước chúng ta vẫn thấy ngày nay.
151113water02-8d980


Nước được tạo thành từ các phân tử oxy và hydro, trong đó hydro có tới 3 dạng thù hình: Hydro, deuterium và tritium. Nước được tạo bởi oxy và deuterium được gọi là nước nặng. Các chuyên gia cho biết, sao chổi hay thiên thạch nếu có chứa nước thì chủ yếu sẽ là nước nặng.

Các nhà nghiên cứu cũng không bác bỏ khả năng nước đến từ thiên thạch, nhưng họ tin rằng nguồn nước này không thể giải thích vì sao hành tinh của chúng ta có các đại dương khổng lồ.
151113water03-dae03
Các sao chổi hay thiên thạch có thể bổ sung nước cho Trái đất, nhưng không đáng kể

Theo tiến sĩ Lydia Hallis, chủ nhiệm nghiên cứu: "Có thể các thiên thạch đã mang thêm nước đến cho Trái đất, nhưng các số liệu của chúng tôi cho thấy Trái đất đã có nước ngay từ buổi sơ khai, và việc nguồn nước đến từ thiên thạch không mang nhiều ý nghĩa".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Theo Kênh 14

Nếu còn sống, nhà sáng lập Apple Steve Jobs sẽ tròn 60 tuổi vào ngày 24/2/2015. Cùng nhìn lại 15 trong số hàng trăm câu nói nổi tiếng của nhân vật vĩ đại này.


“Nhớ rằng bạn rồi cũng sẽ qua đời là cách tốt nhất mà tôi biết để không nghĩ đến việc mình sẽ mất thứ gì đó. Bạn hoàn toàn trơ trọi. Không có lí do gì mà không làm theo con tim mình”.
“Rất khó để thiết kế các sản phẩm bằng cách tập trung vào nhóm. Nhiều lúc, mọi người không biết họ muốn gì cho tới khi bạn chỉ cho họ”.
“Tập trung và đơn giản là một trong những câu thần chú của tôi. Sự đơn giản còn khó đạt được hơn cả sự phức tạp; bạn phải nỗ lực làm việc để suy nghĩ gãy gọn nhằm tạo ra sự đơn giản”.
“Bạn không thể kết nối các điểm nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể kết nối chúng nhìn về sau. Vì thế, bạn phải tin tưởng các điểm đó sẽ kết nối bằng cách nào đó trong tương lai.
Bạn phải tin vào thứ gì đó:  trực giác, định mệnh, cuộc đời, nghiệp chướng, bất kỳ thứ gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ khiến tôi thất vọng và nó tạo ra tất cả sự khác biệt trong cuộc sống của tôi”.
“Công việc sẽ lấp đầy một phần lớn cuộc đời của bạn, cách duy nhất để thực sự thỏa mãn là làm thứ bạn tin rằng nó sẽ tuyệt vời. Và cách duy nhất để làm thứ gì tuyệt vời là yêu cái bạn làm.
Nếu chưa tìm ra, hãy kiên trì. Đừng thỏa hiệp. Như mọi vấn đề khác của trái tim, bạn sẽ biết khi tìm thấy nó. Và, như mọi mối quan hệ khác, nó sẽ tốt dần lên theo năm tháng. Vì thế, hãy tìm kiếm cho tới khi tìm thấy. Đừng thỏa hiệp”.
“Tôi không quan tâm có trở thành người giàu nhất khi nằm xuống hay không… Lên giường mỗi tối và nói chúng ta đã làm được thứ gì đó tuyệt vời… đó mới là điều có ý nghĩa với tôi”.
“Tôi nghĩ nếu bạn làm gì đó và nó trở nên thực sự tốt, bạn nên tiếp tục làm gì đó tuyệt vời và đừng ngồi lại quá lâu. Hãy nghĩ ra cái gì kế tiếp”.
“Bị đuổi khỏi Apple là điều tốt nhất từng xảy ra với tôi. Gánh nặng của thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của một người làm lại từ đầu. Nó giải phóng tôi và đưa tôi bước vào một trong những giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời”.
“Khi 17 tuổi, tôi đọc được câu nói, đại ý: “Nếu mỗi ngày bạn sống như thể là ngày cuối cùng, ngày nào đó bạn sẽ làm đúng”.
Nó để lại ấn tượng sâu sắc với tôi và kể từ đó, trong 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi sáng và tự hỏi:
“Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, mình có muốn làm thứ mình định làm hôm nay hay không?” Nếu câu trả lời là “không” xuất hiện liên tiếp, tôi biết mình cần thay đổi gì đó”.
“Sáng tạo phân biệt giữa người đứng đầu và kẻ theo sau”.
“Hình mẫu kinh doanh của tôi là The Beatles. Họ là bốn con người hiểu rõ khuynh hướng tiêu cực của nhau. Họ cân bằng nhau và khi kết hợp lại là tổng thể tuyệt vời hơn là gộp lại những phần riêng rẽ.
Đó là cách tôi nhìn nhận về kinh doanh: Những thứ tuyệt vời không bao giờ do một người làm nên mà cần tới cả nhóm người”.
“Trở thành cướp biển còn thú vị hơn gia nhập Hải quân”.
“Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Tốt nhất là nhanh chóng thừa nhận chúng và cải thiện các sáng kiến khác”.
Theo Infonet

Với bộ giáp nặng nề bọc kín thân, kỵ binh Cataphract được ví như những “cỗ xe tăng” thời cổ đại, mạnh mẽ không gì cản nổi và là nỗi ác mộng của 10.000 người La Mã sống sót sau thảm kịch tại Carrhae.

Cataphract (còn gọi là thiết kỵ) là tên gọi của đội kỵ binh hặng nặng của phương Đông, trang bị bởi một bộ áo giáp dạng lưới hoặc dạng vảy cá che kín toàn thân và chiến mã.
Cataphract thường được các bộ lạc du mục và các triều đại phía đông Iran, các vương quốc ở Trung Cận Đông thời cổ đại sử dụng. Dần dần, những người Hy Lạp và La Mã cũng học tập và tạo nên các đội Cataphract của mình.
Về sau, Capatphract lan đến các quốc gia Đông Âu và Nga. Cụ thể, một số quốc gia, dân tộc có các đội quân Cataphract "nổi tiếng" là:
"Đế chế Ba Tư Achaemenid, đế chế Ba Tư Parthia, vương quốc Pergamum, vương quốc Armenia cổ đại, người Sarmatian ở Iran, đế chế Seleucid, đế chế Ba Tư Sassanid, đế chế La Mã và đế chế Byzantine".
Kỵ binh Cataphract - Những “cỗ xe tăng” thời cổ đại
Trong ngôn ngữ cổ đại, từ “Cataphract” được người La Mã và Hy Lạp sử dụng để mô tả những kỵ binh siêu nặng trên chiến trường.

Kỵ binh Cataphract được ví như những “cỗ xe tăng” thời cổ đại. Hình minh họa
Kỵ binh Cataphract được ví như những “cỗ xe tăng” thời cổ đại. Hình minh họa
Thông thường, kỵ binh được chia làm 2 loại: kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ. "Nặng" và "nhẹ" là khái niệm dùng để chỉ lượng trang bị mà một kỵ binh mang theo, đó có thể là áo giáp, vũ khí, mũ mão, áo choàng sắt cho ngựa.
Nhưng với riêng các Cataphract, lượng trang bị mà họ mang nhiều hơn quá mức so với một kỵ binh nặng thông thường. Vì thế, người ta gọi Cataphract là lớp kỵ binh siêu nặng.
Nếu như các kỵ binh Hetairoi (kỵ binh dưới thời Alexander Đại đế) thường được trang bị áo giáp ngực thì Cataphract lại vận giáp kín người bao gồm: mặt nạ, bọc tay, bọc chân và toàn bộ những phần cơ thể còn lại.
Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo và các Cataphract cũng vậy. Sự nặng nề của bộ giáp khiến cho việc xoay trở vô cùng khó khăn.
Do vậy, kỵ binh Cataphract chậm chạp hơn nhiều lần so với các kỵ binh khác. Nhất là vào thời cổ đại, khi bàn đạp trên ngựa chưa được phát minh, việc điều khiển được những chú ngựa Nisean siêu khỏe càng trở nên khó khăn hơn.
Chưa kể có vậy, ngay cả những chú ngựa cũng được bọc trong những bộ giáp dày và nặng nề.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Các học giả cổ sau này đều viết về Cataphract như thể đó là một tuyệt tác của thế giới cổ đại. Sallust (86 - 34TCN) nói:
“Bộ mặt của kỵ binh Cataphract chính là sắt” trong khi Ammianus Marcellinus (mất năm 350) lại cho rằng:"Những vòng tròn thép bọc vòng quanh cơ thể sẽ hoàn toàn che kín dù là bó cơ nhỏ nhất của chiến binh”.
Hoàng đế La Mã Aurelian khi lần đầu nhìn thấy các kỵ binh của Đế chế Palmyrene trong trận Emesa năm 270 đã phải thốt lên: “Họ quá tự tin vào những bộ giáp nhưng quả thực chúng thật sự chắc chắn và an toàn”.
Nhiều tài liệu cho biết, dưới những lớp giáp sắt, các kỵ binh còn mặc thêm giáp làm bằng da thú hoặc hợp kim đồng.
Kỵ binh Cataphract - Nỗi khiếp sợ của người La Mã
Được trang bị tới "tận chân răng" như vậy nhưng trong thời kỳ đầu, những ghi chép về Cataphract cho thấy họ toàn… thua chứ ít khi nào thắng.
Bởi một lẽ chưa một danh tướng nào biết sử dụng Cataphract cho đến tận trận Carrhae giữa Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia.
Phải đến năm 53 TCN, người ta mới biết đến sức mạnh khủng khiếp của các Cataphract. Khoảng 1.000 Cataphract và 9.000 xạ kỵ của Đế chế Parthia dưới sự chỉ huy thiên tài của Surena đã đánh tan 40.000 quân La Mã của Marcus Linus Crassus (một trong tam hùng La Mã thời đó, bên cạnh Pompey Magnus và Gaius Julius Caesar) mà chỉ thiệt hại có vỏn vẹn hơn… 100 người.
Người La Mã không coi kỵ binh Macedonia – truyền nhân của Alexander Đại đế ra gì, nhưng họ lại luôn e dè sức mạnh của các Cataphract. Vào thế kỷ II, người La Mã đưa Cataphract vào trong quân đội như một phần không thể thiếu.
Đế chế Byzantine (Đông La Mã) xây dựng lực lượng Cataphract mang tên Athanatoi lên tới 10.000 người vào những năm thịnh vượng.
Cataphract trên chiến trường vẫn luôn giữ được oai phong cùng sự mạnh mẽ và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền quân sự của tất cả các nước thời Trung cổ.
Kỵ binh Cataphract trong phim ảnh và game
Trong series game Rome: Total War, Cataphract là đơn vị kỵ binh là mạnh nhất game. Ở bản gốc, Cataphract được đào tạo bởi phe Parthia, phe Armenia. Phe Pontus cũng có một đơn vị gần giống là Capcadocian Cavalry.

Kỵ binh Cataphract trong series game Rome: Total War
Kỵ binh Cataphract trong series game Rome: Total War
Ở bản mở rộng Barbarian Invansion, đế quốc Sassanid sở hữu các đơn vị Clibanarius và Cataphractius mạnh nhất, tiếp đó là đế quốc Đông La Mã. Cataphract được đánh giá là có sức tấn công yếu nhưng phòng thủ cực mạnh và có chỉ số "đột kích" (charging) rất cao.
Trong series Medieval: Total War, Byzantine, Nga và các quốc gia Hồi Giáo có thể đào tạo được các đội Catapharct hoặc các đơn vị kỵ binh có trang bị và chiến thuật gần giống.
Trong phim Truyền thuyết Jumong, đội kỵ binh áo giáp của nhà Hán cũng có những trang bị như Cataphract. Trong phim Hải thần thì cũng có xuất hiện những bức vẽ của các kỵ binh dạng Cataphract.
Theo Ngay Nay

Thực tế cho thấy nỗi sợ thứ 6 ngày 13 liên quan đến những kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn là những lý thuyết khoa học được chứng minh.

Hôm nay là thứ 6 ngày 13/11/2015, đây được coi là một trong những ngày xui xẻo nhất trong năm 2015 của nhiều nước trên thế giới. Vậy nguồn gốc ngày này là như thế nào và vì sao nó lại được coi là ngày xui xẻo? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Nỗi ám ảnh của mọi người về thứ 6 ngày 13 đã được gọi là paraskavedekatriaphobia, một câu bắt nguồn từ những từ móc nối vào nhau của người Hy Lạp: Παρασκευή, δεκατρείς và φοβία, nghĩa là "Thứ Sáu, số thứ tự thứ 13, sự sợ hãi/ám ảnh từng người".
Đánh vần xen kẽ nhau các từ nói trên có thể tổ hợp thành các từ paraskevodekatriaphobia, paraskevidekatriaphobia, hay friggatriskaidekaphobia và là một hình thái đặc biệt của triskaidekaphobia (nỗi ám ảnh về con số thứ 13).
Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13.
Ngoài ra, rất nhiều các khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau.
Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 giờ trong 1 ngày, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel.
Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
12 cung hoàng đạo thường thấy.
12 cung hoàng đạo thường thấy.
Ngoài ra, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần của hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla.
Lúc đó, chỉ có 12 vị thân được mời tham dự tiệc, Loki cũng đến dự với tư cách "khách không mời mà đến". Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh.
Nỗi sợ con số 13 thể hiện rõ trong thế giới hiện đại ngày nay. Hơn 80% các toà nhà cao tầng không có tầng 13. Nhiều sân bay bỏ qua cổng thứ 13. Bệnh viện, khách sạn thường xuyên không có phòng 13.
Vậy còn ngày thứ 6? Tại sao nó lại đi kèm với con số 13 để tạo ra "cặp đôi hoàn cảnh" về khái niệm may rủi trong quan niệm của nhiều người?
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Thiên chúa và họ phát hiển ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó.
Các tín đồ cảu đạo Thiên chúa , luôn coi thứ 6 ngày 13 được coi là ngày tội lỗi bi lịch; bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
Mặc dù vậy, vẫn có những nỗ lực chúng minh con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường nhưng nhiều thứ khác.
Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với Đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ - làm chủ tọa.
Bản thân Fowler cũng là một người có cuộc đời gắn liền với nhiều số 13 như ông tham gia 13 trận đánh lớn hay ông giải ngũ vào ngày 13/8/1863, mặc dù vậy Fowler tin rằng con số này không liên quan gì đến vận mệnh của mỗi người.
William Fowler - người sáng lập Câu lạc bộ 13.
William Fowler - người sáng lập Câu lạc bộ 13.
Theo luật của câu lạc bộ, mỗi buổi họp sẽ được tổ chức vào ngày 13 hàng tháng và các hội viên sẽ phải ngồi theo bàn với số lượng 13 người/một bàn.
Ngay sau khi thành lập, Fowler đã phải nghe những lời xì xào về việc 1 trong số 13 người ngồi trong 1 bàn sẽ chết trong năm đó hay nếu câu lạc bộ gặp mặt vào thứ 6 ngày 13 thì sẽ xảy ra một tai họa khủng khiếp.
Cứ như thế, một buổi họp đã diễn ra đúng vào cái ngày mà nhiều người cho rằng luôn đem lại xui xẻo - thứ 6 ngày 13/1/1881 - thậm chí, buổi họp còn tổ chức bên trong căn phòng số 13 của nhà khách Knickerbocker Cottage (lúc đó nằm tại số 456, Đại lộ 6).
Nhưng kết thúc buổi họp mà không hề có chuyện gì xảy ra cả, danh tiếng Câu lạc bộ 13 ngày càng tăng và nó trở thành một trong những câu lạc bộ nổi tiếng nhất trong lịch sử New York.
Tính đến năm 1887, số người tham dự đã vượt qua con số 500 trước khi đóng cửa vào năm 1940.
Thực tế cho thấy nỗi sợ thứ 6 ngày 13 liên quan đến những kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn là những lý thuyết khoa học được chứng minh.
Người ta học được từ thuở bé rằng thứ 6 ngày 13 là ngày đen đủi, vì bất kì lí do gì, và tìm kiếm lí do để giải thích rằng những câu chuyện là đúng.
Lí do đưa ra tất nhiên là không thuyết phục. Nếu bạn bị đụng xe vào thứ 6 ngày 13, mất ví, hoặc làm đổ cà phê, có lẽ bạn sẽ có ác cảm về ngày đó.
Nhưng nếu bạn nghĩ về nó, thì những việc không may, dù lớn hay nhỏ, luôn xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn cố tìm ra những điều xui xẻo vào thứ 6 ngày 13 chắc bạn sẽ tìm ra một vài trường hợp.
Theo GenK

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.