One Piece và những "giá trị vàng" trong cuộc sống
Ở One Piece, ta thấy những đam mê chinh phục lẽ sống đến tận cùng cháy bỏng; ta học được những bài học về tình đồng đội sâu sắc và thấy cả những vật tưởng chừng vô chi vô giác cũng thấm đẫm tình người.
One Piece (còn gọi là Đảo Hải tặc, Vua hải tặc, Hải tặc Mũ Rơm, OP) là bộ manga (truyện tranh Nhật Bản) nói về cuộc hành trình của Monkey D. Luffy, thuyền trưởng của băng hải tặc Mũ Rơm, cùng các đồng đội của cậu.
Luffy tìm kiếm vùng biển bí ẩn nơi cất giữ kho báu lớn nhất thế giới One Piece, với mục đích trở thành Tân Hải tặc Vương.
Thành viên băng hải tặc Mũ Rơm
Tác giả của One Piece là Eiichiro Oda (1975) nổi tiếng thế giới với bộ truyện vẽ năm 1997 này. Đến nay bộ truyện vẫn được đăng định kỳ trên tạp chí tuần san Shōnen Jump (Tính đến tháng 9/2014, đã có 669 tập truyện được xuất bản tại Nhật).
Bộ truyện đồ sộ này được chuyển thể thành phim hoạt hình (anime) năm 1999. Đến tháng 10/2014, tập phim thứ 665 đã có mặt tại Việt Nam.
Tác giả bộ truyện One Piece - Eiichiro Oda
Sức nóng lan tỏa của bộ phim ngày càng rộng khắp thế giới khi những tình tiết kịch tính của phim đang ngày càng hấp dẫn.
Hiếm có một bộ truyện nào lại mang đến cho người đọc/xem những tiếng cười thoải mái mà đầy ý nhị, sâu sắc như OP.
Những bài học cuộc sống vô giá trong bộ truyện One Piece:
Nuôi dưỡng và chinh phục ước mơ
So với rất nhiều bộ manga khác, One Piece nắm được tinh thần của các cuộc phiêu lưu, điều mà đa số người trưởng thành hướng tới.
Thế giới chúng ta sống là tập hợp của vô vàn thách thức. Chúng ta không bao giờ hài lòng với những thứ nhất định và luôn cố gắng để vươn tới tầm cao mới.
Định nghĩa của mỗi người về phiêu lưu rất khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm nó ở mọi hình dạng và cách thức trong cuộc sống.
Người hâm mộ luôn theo sát từng bước trưởng thành của băng Mũ Rơm
Đồng thời, One Piece còn dành một sự trân trọng tuyệt vời cho thiên nhiên và các hoạt động ngoài trời, điều đang mất dần trong thời đại hậu công nghiệp ngày nay.
Điều mà mỗi người nên trải nghiệm bởi hòa mình với thiên nhiên sẽ dạy cho chúng ta nhiều điều về chính bản thân và thế giới này.
Trên thực tế, khi bắt đầu, ai trong chúng ta cũng cần có trong mình một ước mơ, tuy nhiên ước mơ đó có đủ lớn đến mức thôi thúc hành động quyết liệt và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho chính ta hay không lại là vấn đề khác.
Luôn giữ trong mình nhiệt huyết và một niềm tin vào tương lai sẽ giúp bạn tự tin vào những bước đi của mình.
"Khi tôi đã quyết định con đường cho mình, kẻ được nói tôi ngu ngốc chỉ có bản thân tôi mà thôi", Zoro.
Bài học về nuôi dưỡng và chinh phục ước mơ tôi chưa bao giờ học được rõ ràng qua sách vở, nhưng nó đã trở nên thật dễ dàng từ khi tôi có One Piece.
Chúng ta cũng hãy sống như họ, hãy nỗ lực vì những ước mơ. Và hãy trưởng thành theo cách của riêng bạn.
Ý nghĩa của một GIA ĐÌNH
Thành viên đội Mũ Rơm bao gồm những tính cách vô cùng đa dạng (hay không muốn nói là lập dị). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đội hải tặc này là một GIA ĐÌNH.
Băng hải tặc Mũ Rơm
Tình bạn, tình đồng đội, anh em trong One Piece (OP) là điều độc giả cảm nhận sâu sắc nhất. Một trong những câu nói mà nhân vật trong OP đã nói là:
“Con người ta dẫu có mất đi tất cả đi nữa, chỉ cần cùng với bạn bè, thì ta vẫn có thể tìm lại những thứ đã mất” là giá trị xuyên suốt các tập phim, tập truyện.
“Merry, đáy biển tối lắm. Cậu cũng sẽ cảm thấy cô đơn nên chúng tôi sẽ luôn ở bên cậu” là câu nói của thuyền trưởng Luffy khi con tàu Going Merry ‘tạm biệt’ đồng đội và hòa mình xuống lòng đại dương xanh thẳm.
Ở OP, ta thấy cả những vật tưởng chừng vô chi vô giác cũng có tình người.
Hoài bão sống của từng nhân vật trên Going Merry
One Piece dạy chúng ta nên làm theo những gì mình thích. Người Nhật trưởng thành đang phát mệt với cuộc sống đặt dưới áp lực của chủ nghĩa hoàn hảo.
Con tàu Going Merry
Trong One Piece, tất cả các nhân vật chính đều bị Chính phủ thế giới (một nhóm định nghĩa điều gì là “tốt”, điều gì là “xấu”) truy nã.
Tuy nhiên, các nhân vật của chúng ta không quan tâm đến điều đó, bởi miễn là họ có nhau và được làm những gì mà họ tin là đúng, mọi thứ vẫn sẽ ổn.
Ước mơ cháy bỏng của từng thành viên trong One Piece
Monkey D. Luffy là nhân vật chính của One Piece và là thuyền trưởng của băng Hải tặc Mũ Rơm. Anh có biệt danh là "Luffy Mũ Rơm”.
Luffy có ước mơ là trở thành Vua Hải tặc và là người tìm thấy kho báu "One Piece". Ước mơ này cũng như mong muốn ra biển và trở thành Hải tặc của Luffy được truyền cảm hứng từ Shanks, Hải tặc vì cứu anh đã chịu mất một cánh tay lúc Luffy 7 tuổi.
Thuyền trưởng băng Mũ Rơm - Monkey D. Luffy
Luffy có tính cách khá hài hước và đôi khi hơi ngốc nghếch, nhưng đồng thời anh cũng là thiên tài khi chiến đấu, với khả năng ứng biến tuyệt vời.
Luffy rất tin tưởng, yêu quý và tôn trọng các đồng đội của mình. Luffy trở thành người người cao su sau khi ăn trái ác quỷ Gomu Gomu hệ Paramecia.
Roronoa Zoro là thành viên đầu tiên của băng Mũ Rơm và thuộc phái tam kiếm. Ước mơ của Zoro là hoàn thành lời hứa với người bạn thân quá cố, trở thành kiếm sĩ mạnh nhất thế giới.
Roronoa Zoro - "Cánh tay phải" của Luffy
Thành viên thứ 3 của nhóm hải tặc mũ rơm là Nami. Cô là một hoa tiêu tài giỏi và cũng là một đạo tặc. Giấc mơ của Nami là vẽ toàn bộ tấm bản đồ thế giới trong One Piece.
Thành viên thứ 4 là Usopp (tiếng Nhật nghĩa là Kẻ nói dối), biệt danh "Vua bắn tỉa Sogeking" là xạ thủ của băng mũ rơm. Ước mơ của Usopp là trở thành chiến binh dũng mãnh của biển cả.
Sanji, biệt danh ‘Sanji chân đen’, là đầu bếp của băng hải tặc mũ rơm. Ước mơ của Sanji là tìm thấy vùng biển huyền thoại "All Blue".
Tony Tony Chopper là bác sĩ của băng Mũ Rơm. Ước mơ của Chopper là trở thành 1 bác sĩ có thể chữa trị mọi bệnh tật.
Nico Robin là nhà khảo cổ học của băng Mũ Rơm. Biệt danh "Đứa con của quỷ". Robin có ước mơ là tìm ra lịch sự chân thực, hoàn thành nốt con đường của mẹ cô và các học giả Ohara còn dang dở.
Franky là thợ đóng tàu của băng Mũ Rơm. Biệt danh của anh là "Người máy" Franky. Anh có ước mơ là đóng một con tàu có thể vượt qua mọi sóng gió của biển cả, đến được tận cùng thế giới.
Brook, biệt danh Brook "Ngân Nga". Ước mơ của ông là được gặp lại chú cá voi Laboon năm xưa, hoàn thành tâm nguyện của băng Hải tặc Rumbar.
Ý nghĩa sâu sắc ẩn sau sự hài hước
Thu hút đông đảo otaku (người hâm mộ truyện tranh, phim hoạt hình nói chung) nhờ cốt truyện hài hước nhưng điều làm nên sức hút đặc biệt của One Piece chính là ở những khoảnh khắc sâu lắng, đầy cảm xúc và đôi khi là u ám, điển hình như Water 7 (tập 34 – 39) và Impel Down (tập 54 – 56).
Tiếng cười luôn ngập tràn trong One Piece
Khán giả tìm đến OP chắc hẳn không thể quên những giây phút hài hước, sảng khoái với từng tình tiết, tính cách của nhân vật trong truyện/phim.
Hiếm có một bộ truyện nào lại mang đến cho người đọc/xem những tiếng cười thoải mái mà đầy ý nhị, sâu sắc như OP.
Độc giả trưởng thành cùng bộ truyện/tập phim
One Piece được phát hành đều đặn từ năm 1997. Điều này lý giải tại sao nhiều người Nhật trưởng thành được coi là lớn lên cùng bộ truyện và do đó dành cho nó một tình cảm trân trọng đặc biệt hơn so với lớp độc giả trẻ.
Bên cạnh đó, trang Mangatherapy cũng tổng hợp một số nguyên nhân lý giải vì sao khán giả nhỏ tuổi ở Nhật và các nước phương Tây không thích đọc manga One Piece gốc.
Cuộc chiến của băng Mũ Rơm và các thế lực
Phong cách phương Tây
Cách vẽ các nhân vật được đánh giá là mang đậm hơi hướm phương Tây. Người Nhật trưởng thành có thể sẽ tìm thấy những nét vẽ nghệ thuật cuốn hút khác hẳn với các bộ manga rập khuôn phong cách Nhật hoặc chịu ảnh hưởng nặng từ cách vẽ châu Á.
Ngoài ra, trong các chuyến phiêu lưu của nhóm Mũ Rơm, tác giả Oda đã khéo léo lồng vào hình ảnh những địa điểm, di tích trên thế giới.
Thêm vào đó, có nhiều tên nhân vật được đặt bằng tiếng Anh như (D. Ace (con át chủ bài), Mr. Crocodile (cá sấu), Chopper (người có nguồn gốc động vật)...
Nghệ thuật
Có rất nhiều người dường như không thể nhận ra được phong cách nghệ thuật (phong cách sáng tác) ẩn chứa trong anime và manga. Mặc dù, dĩ nhiên, phong cách này có đôi chút khác thường.
Tuy nhiên, phong cách nghệ thuật là nền tảng của mỗi bộ manga, làm nên sự khác biệt trong mỗi bộ truyện tranh Nhật Bản.
Tính cách của một tác giả sẽ được phản chiếu trong phong cách sáng tác của họ. Tình yêu của Oda dành cho những bộ truyện tranh cướp biển và mong muốn được vẽ theo ý thích có lẽ chính là lý do giải thích cho phong cách sáng tác của ông trong One Piece.
Không thể phủ nhận, manga hay anime cũng chỉ là ảo với những hình tượng được lý tưởng hóa. Luffy và những đồng đội của cậu cũng chỉ là những nhân vật không có thật mà thôi.
Nhưng điều đó có gì quan trọng đâu. Quan trọng là chúng ta đã học được những gì từ họ!.
Theo Ngày Nay Online