Tiết lộ sự thật đáng kinh ngạc ít ai biết về Ai Cập cổ đại
Khi nghĩ tới Ai Cập thì điều gì sẽ lập tức xuất hiện trong tâm trí bạn? Kim tự tháp, pha-ra-ông, hay rắn?
Chắc hẳn bạn đã có ít nhất một ý niệm nào đó về Ai Cập, tuy nhiên, còn rất nhiều điều thú vị hơn về Ai Cập cổ đại mà bạn chưa từng biết đến.
1. Cách đuổi ruồi “có một không hai”
Các pha-ra-ông Ai Cập có cách đuổi ruồi khá độc đáo, đó là bôi mật ong lên cơ thể những người nô lệ đứng gần mình. Ruồi bị mật ong thu hút nên sẽ bâu đầy vào người nô lệ đó và không làm phiền các pha-ra-ông.
2. Nam giới và phụ nữ Ai Cập đều thích trang điểm
Cả hai giới đều thích đánh những lớp trang điểm dày bởi họ tin rằng làm như vậy sẽ được thần linh bảo vệ. Những mỹ phẩm này được tạo ra bằng cách nghiền những loại quặng, thường có màu xanh (làm từ đồng) hoặc đen (làm từ chì).
Người Ai Cập tin rằng, lớp trang điểm có công dụng chữa lành vết thương hay phòng ngừa bệnh một cách kỳ diệu. Cụ thể, mỹ phẩm làm từ chì ở dọc bờ sông Nile giúp người dân thời đó phòng ngừa bệnh nhiễm trùng mắt.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng mục đích ban đầu của lớp trang điểm đó là để chống nắng.
3. Trẻ em không mặc quần áo
Trẻ em Ai Cập cổ đại không mặc quần áo cho tới khi chúng đến tuổi vị thành niên, khoảng 12 – 13 tuổi. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ, trẻ em chẳng cần phải che đậy cơ thể. Và một lí do quan trọng nữa là vì thời tiết ở Ai cập quá nóng.
4. Tóc của pharaoh
Rất ít người từng nhìn thấy mái tóc thật của pha-ra-ông. Chỉ có những người rất thân thiết trong gia đình mới được chiêm ngưỡng. Các pha-ra-ông không bao giờ để lộ tóc thật trước công chúng. Các vị vua Ai cập luôn đeo mặt nạ cho tóc.
Những chiếc mặt nạ tóc đều được làm từ vàng ròng.
5. Mái tóc thể hiện địa vị
Vào thời Ai Cập cổ đại, nhìn vào kiểu tóc có thể biết được địa vị xã hội của mỗi người. Người giàu thường đội tóc giả trong khi những tầng lớp khác để tóc dài tự nhiên hoặc tết đuôi sam phía sau.
Những cậu bé Ai Cập dưới 12 tuổi thường cạo trọc đầu để chống nóng và tránh chấy rận.
6. Quan niệm của người Ai Cập cổ đại về trái đất
Người Ai Cập cổ đại tin rằng trái đất tròn và phẳng như một chiếc đĩa và sông Nile chảy qua tâm của trái đất.
7. Phụ nữ Ai Cập được hưởng nhiều quyền lợi, tự do
Xét về địa vị xã hội, phụ nữ Ai Cập được cho là có vị thế thấp hơn người đàn ông. Tuy nhiên, họ vẫn được thừa nhận quyền bình đẳng và được tôn trọng về mặt tài chính và pháp luật.
Họ được quyền mua bán tài sản, thậm chí là đứng tên trên những bản hợp đồng pháp lý, ly hôn và tái hôn. Mặc dù phụ nữ Ai Cập ít khi đi làm nhưng nếu đi làm, họ được trả lương ngang bằng với đàn ông.
8. Cách ướp xác
Trong quá trình ướp xác, não sẽ được lấy ra qua đường mũi. Các bộ phận khác sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và bỏ vào lọ. Chỉ có duy nhất một bộ phận được để lại trong cơ thể là trái tim vì người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim chứa linh hồn.
9. Thân thế của nữ hoàng Cleopatra
Trên thực tế, nữ hoàng Cleopatra, vị pha-ra-ông cuối cùng với sắc đẹp khuynh đảo cả thành Cairo không phải là người Ai Cập mà là người gốc Hy Lạp. Mặc dù sinh ra ở Alexandria nhưng nữ hoàng Cleopatra lại là thành viên trong gia tộc người Macedonia (Hy Lạp).
Bà là hậu duệ cuối cùng của triều đại Ptolemy I là một trong những “phụ tá” đáng tin cậy nhất của Alexander Đại đế.
10. Nô lệ không phải lực lượng xây dựng kim tự tháp
Trái với những suy đoán trước đây cho rằng nô lệ chính là lực lượng chủ chốt xây dựng kim tự tháp, các nhà khoa học, khảo cổ học đã tìm ra bằng chứng chứng minh kim tự tháp là do chính quyền thuê lao động và trả công tương xứng.
Nhà sử học người Hy Lạp Herodotus là người đầu tiên đưa ra quan điểm chính nô lệ là lực lượng xây dựng kim tự tháp. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sử học hiện đại đều bác quan điểm đó.
15. Tưởng niệm mèo chết
Trong số các thú cưng, mèo là loài mà người Ai Cập sùng bái nhất. Khi một chú mèo chết, cả gia đình chủ nhân sẽ đưa tang như đưa tang người thân, đồng thời cạo lông mày để tưởng niệm tới linh hồn con vật.
16. Gối đá
Vật dụng không thể thiếu đối với giấc ngủ của người Ai Cập cổ đại chính là chiếc gối làm từ đá. Chiếc gối này khá cao và chắc chắn chả êm đềm gì.
Theo Soha