Latest Post

David Beckham vượt qua những tên tuổi như Justin Timberlake, Justin Theroux, Nick Jonas... trong cuộc bình chọn 'mỹ nam' của tạp chí People 2015.

Dù từ bỏ nghiệp cầu thủ và chỉ dành thời gian đóng quảng cáo, chăm sóc con cái, David Beckham vẫn được tạp chí People vinh danh là 'Người đàn ông đương đại quyến rũ nhất thế giới'. 
Dù từ bỏ nghiệp cầu thủ và chỉ dành thời gian đóng quảng cáo, chăm sóc con cái, David Beckham vẫn được tạp chí People vinh danh là 'Người đàn ông đương đại quyến rũ nhất thế giới'.
Justin Timberlake cũng có mặt trong danh sách bình chọn những người đàn ông quyến rũ nhất năm. Ngôi sao 34 tuổi đã làm bố hồi đầu năm nay. 
Justin Timberlake cũng có mặt trong danh sách bình chọn những người đàn ông quyến rũ nhất năm. Ngôi sao 34 tuổi đã làm bố hồi đầu năm nay.
Diễn viên người Mỹ, Reid Scott, nổi tiếng với vai Brendan 'Brando' Dorff trong series truyền hình 'My Boys', cũng góp mặt trong danh sách bình chọn. 
Diễn viên người Mỹ, Reid Scott, nổi tiếng với vai Brendan 'Brando' Dorff trong series truyền hình 'My Boys', cũng góp mặt trong danh sách bình chọn.
Idris Elba - diễn viên của phim 'Pacific Rim' - đứng thứ tư trong danh sách bình chọn. 
Idris Elba - diễn viên của phim 'Pacific Rim' - đứng thứ tư trong danh sách bình chọn.
Diễn viên người Scotland - Sam Heughan - nổi tiếng với series truyền hình 'Outlander' đứng thứ năm trong danh sách những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh. 
Diễn viên người Scotland - Sam Heughan - nổi tiếng với series truyền hình 'Outlander' đứng thứ năm trong danh sách những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh.
Justin Theroux, chồng Jennifer Aniston, sở hữu vẻ ngoài cuốn hút. 
Justin Theroux, chồng Jennifer Aniston, sở hữu vẻ ngoài cuốn hút.
Một diễn viên khác của 'Pacific Rim' là Charlie Hunnam cũng vào danh sách của People. 
Một diễn viên khác của 'Pacific Rim' là Charlie Hunnam cũng vào danh sách của People.
Diễn viên của phim 'Empire' - Jussie Smollett. 
Diễn viên của phim 'Empire' - Jussie Smollett.
Tài tử Jake Gyllenhaal năm vừa qua ghi dấu ấn với hai bộ phim - 'Everest' và 'Southpaw'. 
Tài tử Jake Gyllenhaal năm vừa qua ghi dấu ấn với hai bộ phim - 'Everest' và 'Southpaw'.
Nick Jonas là một trong những ngôi sao trẻ nhất có mặt trong danh sách bình chọn của People năm nay. 
Nick Jonas là một trong những ngôi sao trẻ nhất có mặt trong danh sách bình chọn của People năm nay.

Theo VNE

Cùng nhìn lại mình qua danh ngôn nổi tiếng của các vĩ nhân trên thế giới.

Leonardo da Vinci (1452-1519) Danh họa thiên tài người Italia
1. Dù chỉ nắm vững một kiến thức nào đó, cũng đều có ích cho trí óc, nó sẽ ném đi những thứ vô dụng nhưng giữ lại những thứ có ích.
2. Nước mắt đến từ trái tim chứ không phải từ não.
William Shakespeare (1564-1616) Nhà văn vĩ đại nhất của Anh
3. Thằng ngốc tự cho mình là thông minh, còn người thông minh biết mình là thằng ngốc.
4. Lo buồn của học giả là hiếu thắng, lo buồn của nhà âm nhạc là ảo tưởng, lo buồn của quan hầu là giảo hoạt, lo buồn của người đàn bà là soi mói, lo buồn của người đang yêu là tập hợp của tất cả những thứ ấy.
Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo
5. Nói hay và hùng hồn là một nghệ thuật, nhưng biết lúc nào cần ngừng lời cũng là một nghệ thuật chẳng kém hơn.
Napoléon Bonaparte (1769-1821) Nhà quân sự và nhà chính trị kiệt xuất người Pháp
6. Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.
7. Một đội quân sư tử được một con nai dẫn dắt sẽ không bao giờ là đội quân sư tử.
Abraham Lincoln (1809-1865) Tổng thống thứ 16 của Mỹ
8. Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào.
9. Nếu cho tôi 6 tiếng để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng đầu tiên để mài rìu.
10. Chúng ta có thể phàn nàn vì trong bụi hoa hồng có gai, hoặc là vui mừng vì trong bụi gai có hoa hồng.
Mahatma Gandhi (1869-1948) Anh hùng dân tộc Ấn Độ
11. Kẻ yếu thì không bao giờ có thể tha thứ cho người khác. Lòng vị tha là đặc điểm của kẻ mạnh.
Albert Einstein (1879-1955) Nhà vật lý lý thuyết vĩ đại người Đức, "cha đẻ" của Thuyết Tương đối
12. Trí tuệ trực giác là một năng khiếu thiêng liêng và trí tuệ thuần lý là đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội chỉ tôn kính tên đầy tớ mà quên mất đi cái năng khiếu.
13. Năng khiếu tưởng tượng có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng tiếp thu kiến thức.
14. Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá.
15. Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả.
16. Anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít.
17. Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị.
Martin Luther King, Jr. (1929 – 1968) Mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi
18. Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường.
Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…
Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng.
Steve Jobs (1955-2011) Cựu Tổng Giám đốc điều hành của hãng Apple
19. Bị đuổi khỏi Apple là điều tốt nhất từng xảy ra với tôi. Gánh nặng của thành công đã được thay thế bằng ánh sáng của một người làm lại từ đầu. Nó giải phóng tôi và đưa tôi bước vào một trong những giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.
20. Tôi không quan tâm có trở thành người giàu nhất khi nằm xuống hay không… Lên giường mỗi tối và nói chúng ta đã làm được thứ gì đó tuyệt vời… đó mới là điều có ý nghĩa với tôi.
Theo Soha

"Lo thắng người thì loạn; Lo thắng mình thì bình" là một trong những câu nói 'sấm truyền' của Lão Tử, đáng để người đời suy ngẫm.

Lão Tử là ai?
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc.
Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Lão Tử được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo.
Cái tên "Lão Tử" là danh xưng kính trọng. Lão (老) có nghĩa "đáng tôn kính" hay "già". Tử (子) dịch theo nghĩa đen là "chú bé".
Nhưng nó cũng là một thuật ngữ chỉ một đẳng cấp quý tộc tương đương với Tử tước, cũng như là một thuật ngữ tỏ ý tôn kính được gắn với những cái tên của những bậc thầy đáng kính trọng.
Vì thế, "Lão Tử" có thể được dịch tạm thành "Bậc thầy cao tuổi".

Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc
Sinh thời, Lão Tử có nhiều câu nói khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.
Cùng suy ngẫm những câu nói "sấm truyền" của Lão Tử:
1. Lo thắng người thì loạn; Lo thắng mình thì bình.
2. Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh. Thắng được mình là kiên cường.
3. Biết người là trí, biết mình là sáng.
4. Hễ còn có lòng ham muốn thì chỉ biết trước được cái hẹp hòi biểu hiện ra bên ngoài chứ không biết được cái vi diện sâu ở bên trong.
5. Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật.

Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc
"Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc"
6. Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thần trong, lòng hàm muốn chẳng dính vô được.
7. Biết đủ là đủ, tức là đủ. Biết nhàn là nhàn tức là nhàn.
8. Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc.
9. Ai vâng lời liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn.
Cùng nghiền ngẫm 3 bài học trong câu chuyện giữa Lão Tử và Thường Thu:
Lão Tử nói với Thường Thu rằng: Đi qua quê nhà phải xuống xe, để răn mình không được quên cha mẹ người thân. Không được quên những ngày khốn khó trước đây!
Điều này rất nhiều ngườ trong xã hội đã không làm được! Họ lúc nào cũng nghĩ: Mình tài giỏi như thế này, giàu có như thế này, sang trọng như thế này tại sao phải nhớ đến những ngày còn ở quê nghèo! Họ đánh mất đi gốc gác của mình!
Buông ánh mắt khinh rẻ, coi thường những người xuất thân từ nông thôn lên thành phố lập nghiệp! Họ quên rằng, mình cũng từ đó mà thành công như bay giờ!
Đáng lẽ ra phải nâng đỡ những người con của quê nghèo lại cố gắng cắt đứt liên lạc để không ai phát hiện ra mình từ “quê” lên! Thật xấu hổ vì họ quên mất đạo lý: Uống nước nhớ nguồn!
Bài học thứ hai đó là: Đi qua cây lớn phải từ từ! Bài học này răn dạy con người ta phải biết yêu kính những người lớn tuổi!
Họ đã sống hơn chúng ra rất nhiều thời gian, họ biết những cái chúng ta chưa từng trãi qua và cho dù ngày nay công nghệ phát triển cỡ nào thì kinh nghiệm đúc kết vẫn giúp họ sống tốt giữa cuộc đời đầy biến động này!
Thế nên đừng nghĩ mình biết dùng laptop, iphone…lại coi thường sự hiểu biết của những người lớn tuổi! Hãy yêu thương và kính trọng họ để bạn biết sống tốt đẹp hơn!
Có những người thấy người già thì nhìn bằng ánh mắt coi thường khinh rẻ! Họ sợ những người đó sẽ ăn bám họ, họ sợ phải nuôi nấng và chăm sóc những người đó!
Nhưng đừng bao giờ quên, thương già, già để đức cho, bạn nhé! Chúng ta làm gì cũng nên tạo cái đức cho mình và con cháu mà bạn!
Bài học thứ ba: lưỡi không còn nhưng răng còn! Bài học này răn dạy bạn phải biết sống và đối nhân xử thế một cách đúng mực!
Nếu bạn quá cứng rắn hay lạnh lùng và nhẫn tâm bạn sẽ chẳng bao giờ biết có được sự coi trọng và yêu thương từ người khác!
Nếu bạn quá cứng rắn sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh! Người xưa nói: mềm nắn rắn buông mà bạn! Chúng ta cần biết lúc nào nên cứng rắn, lúc nào không nên để có đạo làm người được người khác coi trọng!
Mềm có lúc, rắn có lúc như thế chúng ta mới không bị cái xô bồ của cuộc sống đẩy ngã! Bạn biết vì sao lưỡi còn còn răng lại không không? Đó là vì: Lưỡi mềm còn răng cứng!
Đạo làm người và đối nhân xử thế đều nằm trong ở đây cả! Cần biết lúc năm lúc buông để không bao giờ trở thành kẻ bị đẩy ngã khỏi cuộc sống!
Cuối cùng, bạn đã đọc xong ba bài học của lã Tử dành cho học trò của mình rồi đấy! Chỉ cần như thế bạn có thể sống và làm người một cách xuất sắc rồi! Đừng bao giờ quên ba bài học này cho mình nhé bạn!
Theo Soha

Câu đố dân gian là một phần truyền thống của Việt Nam. Đó đều là thường những điều rất gần gũi với đời sống, sinh hoạt của chúng ta.

Hãy cùng chúng tôi thử tài giải đố của bạn! Nếu bạn giải được hết thì bạn đúng là người rất thông minh đó.
Câu 1:
Vừa bằng một thước,
Mà bước không qua.
Là gì?
Câu 2:
Vuông vuông cửa đóng 2 đầu
100 thằng chết lần hồi chui ra,
Thằng nào không mũ thì tha
Thằng nào có mũ đem ra đốt đầu.
Là gì?
Câu 3:
Thân hình thì chết đã lâu,
Mà hai con mắt, bộ râu hãy còn.
Là cái gì?
Câu 4:
Cái gì đi cũng nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm thì lại đứng?
Là cái gì?
Câu 5:
Chẳng lợp mà thành mái
Chẳng cấy mà mọc đều,
Già thì trắng phau phau
Non thì đen kin kít.
Là gì?
Câu 6:
Chặt không đứt
Bứt không rời,
Phơi không khô
Chụm không đỏ.
Là gì?
Câu 7:
Bằng cái hạt cây
Ba gianh nhà đầy còn tràn ra sân.
Là gì?
Câu 8:
Ao tròn vành vạnh
Nước lạnh như tiền,
Con gái như tiên
Trần mình xuống lội?
Là gì?
Câu 9:
Con chi đánh thắng ông vua. Nhưng mà nó lại đánh thua thầy chùa?Là con gì?
Câu 10:
Hoa gì tên một dòng sông
Màu trắng, vàng, đỏ, màu nhung thẹn thùng.
Là hoa gì?
Đáp án:
1. Cái bóng của chính mình.
2. Bao diêm.
3. Gốc tre khô.
4. Bàn chân.
5. Mái tóc.
6. Nước.
7. Đèn dầu.
8. Bánh trôi nước.
9. Con chấy.
10. Hoa hồng.

Hẳn bạn sẽ ngớ người khi biết rằng, có vô số từ ngữ bạn đang dùng sai chỉ vì thói quen khó bỏ đấy!

Là một ngôn ngữ có thời gian phát triển lâu và trải qua nhiều thời kỳ, tiếng Việt sở hữu lượng từ lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đang sử dụng trong thời kỳ hiện nay.

Bởi lẽ tiếng Việt là sự tổng hợp từ nhiều ngôn ngữ - bao gồm tiếng Việt, Hán, Nguồn, Mường, Sách, Mày, Rục... Thêm vào đó, dựa vào vị trí địa lý và lịch sử, rất nhiều từ đã bị biến đổi về ngữ nghĩa tùy theo vùng miền và chiều dài lịch sử.

Bài viết sau đây mong muốn giới thiệu cho bạn đọc một cái nhìn sơ qua về “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt để từ đó có thể hiểu hơn về tiếng mẹ đẻ của mình.

Thêm một nghĩa của “Cái”...

Có thể nói, một trong những thành tố thường xuyên và hay sử dụng nhất trong tiếng Việt hiện đại là “cái”. Thông thường, “cái” có một vài nghĩa sau: để chỉ một vật (cái bàn, cái ghế) hay để chỉ giống (con cái, giống cái), hoặc không là để chỉ một vật gì đó lớn (đường cái).

Tuy vậy, có một điều rất thú vị đó là có nhiều địa danh trong Nam Bộ có “Cái” đứng đầu, ví dụ như: Cái Cát, Cái Cối, Cái Chanh, Cái Muối, Cái Trầu, Cái Bè… Đối với địa danh, nhất là những địa danh ở Việt Nam, thông thường tên của địa danh luôn đi kèm với một ý nghĩa nào đó.

151122tu01-d0918
Chợ nổi Cái Bè.
Nếu như tra cứu, bạn sẽ thấy rằng phần lớn các địa danh trên gắn liền với rạch và sông, vậy liệu “Cái” có nghĩa như vậy hay không?

Câu trả lời là có, tuy vậy, nghĩa “cái” này hiện nay không phổ biến. Trong từ điển Việt - Pháp cũ (Dictionaire Annamite – Francais) có giải thích từ “cái” này theo nghĩa là rạch ngang nhỏ.

151122tu04-cc1cc

Thêm vào đó, do văn hóa Nam Bộ có sự quan hệ mật thiết với văn hóa Khmer nên ngôn ngữ cũng chịu sự ảnh hưởng, nhất là với những địa danh Khmer cũ. Cuối thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký có lập bảng đối chiếu mối quan hệ này và một số yếu tố “cái” tương ứng với “prêk” - nghĩa là con rạch.

Cụ thể, Cái Cát: Prêk Khsắc (rạch cát); Cái Cối: Prêk Thbai (rạch cối xay) hay Cái Trầu: Prêk Ambil (rạch muối). Còn yếu tố đứng sau thường dùng để chỉ người, vị trí, tính chất, cây cối...

Nếu nghiên cứu thêm về địa danh Nam Bộ, các bạn sẽ thấy nhiều hơn những sự tương đồng này ở các từ khác như: “Cổ” (với nghĩa là “đảo”: Cổ Cong, Cổ Tron), “Ngả” (với nghĩa là “nhánh sông”: Ngả Cạy, Ngả Tắt, Ngả Bát), “Xẻo” (với nghĩa là “lạch nhỏ”: Xẻo Sầm, Xẻo Nga)…

Và sự biến đổi từ - nghĩa từ theo địa lý, lịch sử

Ý nghĩa của một từ có thể khác nhau tùy theo thời kỳ và thay đổi suốt dọc theo quá trình lịch sử. Có nhiều từ ngữ mà hiện nay nghĩa gốc đã bị mất, thay vào đó là cách dùng phổ biến trong thời kỳ này.

Và “khốn nạn” là một từ như thế. Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh và Từ Điển Hán Việt của Nguyễn Lân, “khốn nạn” có nghĩa là khó khăn, cùng khổ, gặp tai vạ (“nạn” có nghĩa là tai vạ).

151122tu06-cc1cc

Tuy vậy, hiện nay chúng ta phần lớn sử dụng “khốn nạn” theo nghĩa hèn mạt, đáng khinh. Nếu như nói “Anh chàng kia thật khốn nạn” thì ngay lập tức người nghe sẽ hiểu đối tượng được nói đến là loại đáng khinh, chứ không phải đang gặp cảnh khốn cùng.

Hay “nghèo” cũng là một từ mà nghĩa gốc bị mất. “Nghèo” trước đây được dùng với nghĩa “nguy hiểm, quẫn bách” và từ đồng nghĩa với “nghèo” hiện nay là “ngặt”.

151122tu07-cc1cc

Ví dụ: Trong Quốc âm thi tập - bản của Trần Văn Giáp có nói:

"Lòng người tựa mặt ai ai khác
Sự thế bằng cờ bước bước nghèo"

Hai câu này vốn chỉ sự thay đổi ở con người và thế sự, khiến cho người nói cảm thấy khó khăn, nguy hiểm. Từ “nghèo” ở đây không thể hiểu với nghĩa là thiếu thốn về mặt vật chất, bởi như vậy câu thơ thứ hai sẽ không có nghĩa. Nghĩa “nghèo” cũ nay chỉ còn trong những từ như “hiểm nghèo”, “ngặt nghèo” mà thôi.

Có lẽ chưa bao giờ các bạn nghĩ “phản động” theo nghĩa tốt. Thế nhưng trước thời 1945, từ này hoàn toàn không mang nghĩa tiêu cực. “Phản” có nghĩa là “chống lại”, “động” có nghĩa là “không đứng yên”, “phản động” trước kia được sử dụng với nghĩa “động tác phản ứng lại”.

Ví dụ:

“Sự phản động đầu tiên của chính phủ trước sự tăng giá toàn thể là quy định cho mỗi hóa vật một giá tối cao”. (Đỗ Đức Dục - Tạp chí Thanh Nghị - 1942).

151122tu08-cc1cc

Hiện nay, nếu tra từ điển Tiếng Việt, “phản động” được định nghĩa như sau: Có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu tiến bộ. Trên thực tế, từ này đã bị “chết nghĩa” (không thể có nghĩa khác) nên hiện tại chúng ta đã bỏ cách dùng theo nghĩa gốc.

Địa lý cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ. Có những từ ở vùng này không có nghĩa gì xấu nhưng khi dùng rộng rãi, hay dùng ở vùng khác thì lại có nghĩa xấu.

“Ả” ở vùng Nghệ Tĩnh chỉ một người con gái bình thường. Thậm chí Nguyễn Du cũng dùng từ này với nghĩa hoàn toàn bình thường trong câu “Đầu lòng hai ả tố nga”.

151122tu02-cc1cc

Nhưng hiện tại, trong tiếng nói phổ thông và đặc biệt vùng Bắc Bộ, “Ả” đồng nghĩa với không đứng đắn, sai trái, và thậm chí liên quan đến pháp luật (Từ “Ả” được dùng để chỉ tội phạm nữ trong báo chí pháp luật).

Hay như “Cả” là một từ không xuất hiện ở vùng Nam Bộ, bởi đây là từ phạm húy, một trong những tội rất nặng trong thời phong kiến.

Theo bài “Tị Húy trong sinh hoạt của người Việt Nam của Phạm Văn Bân” thì: “Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả”.

151122tu03-cc1cc

Thế nên gọi “Cả” để chỉ người anh/chị lớn trong nhà rất dễ bị kị húy, và bởi vậy, người Nam Bộ thay “Cả” bằng “Hai” và có: anh Hai, chị Hai, bà Hai,…

Vậy đấy, đây là một trong những bài đầu tiên người viết muốn giới thiệu đến độc giả những khía cạnh thú vị của “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt.

Đây là một phạm trù rất rộng nên chỉ dám trích lục một phần nhỏ và đơn giản để diễn giải. Trong những bài viết tới, người viết sẽ đề cập kỹ hơn đến thổ ngữ (cách dùng địa phương) - một trong những khía cạnh rất thú vị khác của ngôn ngữ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

Theo Kênh 14

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.