Latest Post

Mặc dù không phải là một mẫu hình được các nhà Nho ưa chuộng, song từ trước tới nay, không ai có thể phủ nhận rằng, Tào Tháo chính là một trong những nhà chính trị, nhà quân sự vào loại xuất sắc bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nguyên nhân tạo nên sự thành công của Tào Tháo cho tới nay vẫn còn gây ra tranh cãi. Nhiều người cho rằng, Tào Tháo chỉ dựa vào ưu thế “thiên thời”, nắm trong tay thiên tử rồi từ đó mà ra lệnh cho các chư hầu. Cũng có người cho rằng, Tháo thành công là nhờ mưu mẹo và tàn nhẫn, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thể đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, có một nguyên nhân quan trọng giúp Tào Tháo có thể hô phong hoán vũ, xưng hùng xưng bá một thời chính là việc Tào Tháo thực hiện một cách triệt để chính sách trọng dụng người tài, tìm mọi cách để tập hợp, tiến cử thậm chí là mua chuộc người tài về phục vụ cho mình.

Chính nhờ sự trợ giúp của đông đảo những người có tài năng thực sự dưới quyền mình, Tào Tháo mới có thể hoàn thành được sự nghiệp thống nhất miền Bắc, đặt nền móng cho sự ra đời của nhà Ngụy sau này. Vậythuật dùng người và nhìn người của Tào Tháo vẫn có giá trị cho đến ngày nay là gì?

1. Trọng dụng người tài nhưng phải có phẩm chất đạo đức.

Tào Tháo yêu người tài, khát người tài, tìm mọi cách để có được người tài, tuy nhiên, không phải cứ người có tài là Tào Tháo thu dụng. Nguyên tắc trong việc tuyển chọn người tài của Tào Tháo chính là phẩm chất đạo đức của người đó phải ở mức “chấp nhận được”, ít nhất phải là kẻ trung thành tuyệt đối với quốc gia và chủ nhân, không phản trắc hai lòng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Tào Tháo quyết định giết chết Lã Bố - chiến thần trong bộ tiểu thuyết kinh điển "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung.

Lữ Bố tự là Phụng Nguyên, được coi là dũng tướng bất khả chiến bại trong thời Tam Quốc, được coi là một trong 10 chiến thần vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, sánh ngang với Asin trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. Tuy Lã Bố là một dũng tướng nghìn năm khó gặp, được đánh giá còn cao hơn cả các danh tướng đương thời như Quan Công, Trương Phi, Triệu Vân nhưng Bố lại nổi tiếng phản trắc, ăn ở hai lòng. Bố đã từng giết người cha nuôi của mình là Đinh Nguyên chỉ vì lòng tham tiền bạc, danh vọng và ngựa xích thố mà Đổng Trác đem tặng để rồi sau đó lại giết chết Đổng Trác vì cho rằng Trác có ý chiếm đoạt Điêu Thuyền, người mà Lữ Bố đem lòng yêu say đắm. Chính vì lẽ đó, Tào Tháo là một người cực kỳ đa nghi đương nhiên không thể giữ Lã Bố ở lại bên mình được. Bởi lẽ, nếu như chỉ vì tiếc tài mà giữ Lã Bố thì rất có thể một ngày nào đó, Tào Tháo sẽ trở thành Đổng Trác và Đinh Nguyên thứ hai. Thật tiếc cho cái gọi là "Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố". 

Tào Tháo đã quyết định hạ lệnh giết chết Lã Bố. Hình phạt mà Tháo giành cho Lã Bố cũng rất nặng nề, “trước treo cổ cho chết, sau đó mới chặt đầu”. Điều này cho thấy, với những kẻ có tài mà phẩm chất tầm thường, sẵn sàng bán chủ cầu vinh như Lã Bố, Tào Tháo cực kỳ căm ghét và sẵn sàng trừng trị một cách cực kỳ tàn nhẫn.

Thuật dùng người và nhìn người của Tào Tháo vẫn có giá trị cho đến ngày nay

Việc Tào Tháo giết chết Lã Bố cũng giống như cách hành xử của Tháo với Hứa Du sau này.

Hứa Du vốn là một trong những mưu thần nổi tiếng của Viên Thiệu nhưng do những mâu thuẫn không đáng có giữa các mưu thần dưới trướng Viên Thiệu (cũng xuất phát từ tư chất kém cỏi của Viên Thiệu) đã khiến cho Viên Thiệu nghi kị Hứa Du và không còn tin dùng Du nữa. 

Hứa Du giận quá bèn chạy sang phía Tào Tháo, đồng thời hiến kế cho Tào Tháo tấn công vào kho lương của quân Viên ở Ô Sào. Nhờ kế sách của Hứa Du mà quânThiệu đại bại và Tào Tháo đã giành chiến thắng trong trận chiến Quan Độ nổi tiếng. Tiếp đó, Tào Tháo đem quân đánh Ích Châu, Hứa Du là một người đã quá am hiểu về đất Ích Châu lại hiến kế dùng nước Chương Hà nhấn chìm Ích Châu, giúp Tào Tháo một lần nữa giành chiến thắng.

Hai lần hiến kế, hai lần quân Tào đều giành được chiến thắng vang dội. Chính vì vậy, Hứa Du vô cùng ngạo mạn, tự cho mình là người có công rất lớn trong việc giúp Tào Tháo xây dựng đại nghiệp. Vốn là chỗ bạn bè với Tào Tháo từ thuở nhỏ, nên mỗi khi gặp Tháo, để thể hiện vị trí của mình, Hứa Du lại lôi tên tục của Tháo ra gọi. Thêm vào đó, họ Hứa lại luôn tìm mọi cơ hội để nhắc lại sự giúp đỡ của mình với Tào Tháo.

Lúc bấy giờ, Tào Tháo đã nắm trong tay thiên tử, dưới một người mà trên vạn người, nghe những câu nói ngạo mạn của Hứa Du thì bực mình vô cùng. Tuy nhiên, nghĩ rằng, Hứa Du là kẻ có công nên Tào Tháo chỉ cười trừ cho qua. Tuy nhiên, những thuộc hạ của Tào Tháo thì vô cùng căm tức thái độ của Hứa Du.

Hứa Du không hề biết điều này, vẫn cứ ngạo mạn ba hoa. Cho tới một lần, trong lúc đang khoe khoang chiến tích của mình, tỏ ý khinh thường những viên võ tướng của Tào Tháo là bọn thất phu, Hứa Du đã bị "Hổ tướng" Hứa Chử của Tào Tháo một đao chém chết.

Trên thực tế, nhiều người cho rằng, thực chất, Tào Tháo không phải không muốn giết Hứa Du. Tuy nhiên, do Hứa Du là chỗ bạn bè cũ, lại từng nhiều lần lập công lớn, nếu như vì vài câu nói của Hứa Du mà giết ông ta, Tào Tháo sẽ mang tiếng là đố kỵ người hiền tài. Vì thế, thay vì trực tiếp ra tay, Tào Tháo đã bí mật sai Hứa Chử giết chết Hứa Du. Bởi lẽ, Hứa Chử là một võ tướng cực kỳ trung thành với chủ, một khi Tào Tháo không ra lệnh, Hứa Chử sẽ không bao giờ dám tự ý ra tay với một người bạn cũ của chúa công, lại từng lập nhiều công trạng như Hứa Du. Có thể nói, với Tào Tháo, Hứa Du là một kẻ có tài nhưng lại kém về phẩm chất, do vậy, dù tiếc tài năng của Hứa Du song Tào Tháo vẫn giết chết Du giống như đã giết chết “chiến thần bất khả chiến bại” Lã Bố.

Thế mới thấy câu nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" của Bác Hồ thật đúng trong mọi trường hợp.

2. Chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân, không ngại phẩm hạnh không tốt.

Lại bàn thêm về cách dùng người của Tào Tháo. Tháo tuy là dòng dõi sĩ tộc triều đình nhưng lại có đầu óc tiến bộ. Cách dùng người của Tào Tháo là chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân, không ngại phẩm hạnh không tốt. Cách dùng người của Tháo rõ ràng là đả phá mạnh mẽ cách dùng người Đức Trị và Lễ Trị của triều đình nhà Hán. Cuộc đối đầu của Tào Tháo với Đổng Trác và Viên Thiệu là đại biểu cho hai thế lực dân thường và giới sĩ tộc lúc đó. (Đổng Trác từng là thứ sử Tây Lương, còn Viên Thiệu nhà 3 đời làm đến Tam Công). Chiến thắng của Tào A Man trước Viên Thiệu là chiến thắng của tư tưởng dùng người có tài với tư tưởng chỉ dùng thân thích và người sĩ tộc. (Tuy nhiên, TàoTháo chả phải là dùng người tài tuyệt đối mà cũng thiên vị thân thích như trường hợp của anh em nhà Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên và anh em Tào Nhân - Tào Hồng - Tào Hưu - Tào Chân). Cái hay của Tháo so với Thiệu là Tháo cũng dùng người thân thích nhưng đã dùng thì tin tưởng. Nó phù hợp với câu "Đã dùng thì phải tin, nếu không tin thì đừng dùng" của Tào Tháo. Ai nói Tào Tháo đa nghi thì đa nghi cái khác chứ trong cách dùng người, mua chuộc lòng người và tin tưởng khi dùng vốn tuyệt đối. Nhờ đó mà Tào Tháo không những bình định Trung Nguyên mà còn thu hút hàng loạt danh tướng cũng như mưu sĩ hàng đầu Trung Nguyên về dưới trướng như Từ Hoảng, Trương Liêu, Vu Cấm, Hứa Chử, Trình Dục, Quách Gia, Tuân Du, Tuân Úc, Lưu Hoa, Giả Hủ...

Điều đó nói lên rằng: chẳng có sự lựa chọn nào thật sự toàn mỹ trong cách dùng người, từ ưu ái thân tộc tới "tự do, bình đẳng, bác ái". Mầm loạn lúc nào cũng tiềm ẩn và sẵn sàng bộc phát, nên sự khéo léo trong dung hoà và chế ngự những mối nguy ấy mới là quan trọng. Tào Tháo, với quyền thuật của mình, có thể xem là đã đạt đến được cảnh giới ấy.

Hàng tướng dưới trướng Tháo rất nhiều, mỗi người một bụng, nhưng nếu không có những người như Đôn, Uyên, Nhân, Hồng, Hưu, Chân…nắm những chức vị quan trọng nhất, giữ những địa phương căn bản nhất, thì Tào Tháo có muốn làm ra vẻ rộng bụng đãi người cũng không đơn giản chút nào.

3. Tài nhưng mà phải tuân phục, nghe lời.

Thuật dùng người và nhìn người của Tào Tháo vẫn có giá trị cho đến ngày nay

Dương Tu tự là Đức Tổ, phục vụ dưới trướng Tào Tháo. Ông là người có tài, nhiều lần khiến Tào Tháo ngậm bồ hòn làm ngọt bằng những xử lý tình huống rất thông minh của mình. Không rõ là vì cái tôi của mình hay vì không ưa Tào Tháo mà Dương Tu thường hay tạo ác cảm với Tào Tháo bằng những việc nhỏ như vậy (như kiểu Trạng Quỳnh lỡm Chúa Trịnh). Tuy nhiên, ý kiến cho rằng Dương Tu kiêu ngạo, cậy tài văn chương, chữ nghĩa nên về sau chuốc vạ vào thân là hợp lý hơn, bởi vì những lý do sau:

Tào Tháo sau khi đi thăm vườn cảnh của phủ mới được xây, lấy bút viết lên cổng chữ "hoạt",Dương Tu trông thấy bèn sai thợ phá cái cổng để làm to hơn. Tháo thấy vậy mới tức giận hỏi thì Dương Tu mới nói là làm theo lệnh Tháo rồi chỉ ra chữ mà Tào Tháo viết có thể hiểu ra là "hẹp quá" nên cho phá đi làm lại. Tào Tháo hài lòng nhưng lại rất không vui vì bị Dương Tu đọc được suy nghĩ của mình.

Tương tự, có lần Tào Tháo được tặng một hộp bánh, ăn thử một miếng rồi đề chữ "ngon" lên nắp hộp. Dương Tu nhìn thấy đem cho gia nhân ăn hết đến khi Tào Tháo về tức giận hỏi thì giải thích theo lối chiết tự chữ Hán rằng chính chữ "ngon" Tào Tháo viết đó có thể hiểu là "mỗi người một miếng".

Thay đổi quan điểm từ cách dùng tài năng đễn chỗ phải trừ Dương Tu của Tào Tháo đã dẫn đến cái chết cho Dương Tu khi lần thứ 3 luận ra tâm can Tào Tháo. Lần đó, Tào Tháo đem binh ra chặn Lưu Bị nhưng đánh thua mấy trận đành phải cắm trại cố thủ. Thời gian trôi qua, không thay đổi được tình hình chiến trường đâm ra chán chường, có ý muốn rút nhưng lại ngại xấu hổ trước ba quân, quần thần. Buổi tối, tướng Hạ Hầu Đôn vào trướng xin khẩu lệnh ban đêm cho doanh trại, Tào Tháo ngần ngừ một lúc rồi nói:"Kê cân" (Gân gà). Hạ Hầu Đôn thấy khẩu lệnh này lạ lùng quá bèn thắc mắc đem hỏi Dương Tu. Dương Tu cười lớn rồi bảo Hạ Hầu Đôn chuẩn bị gói ghém đồ đạc,kẻo nội trong 3 ngày nữa Tào Tháo sẽ hạ lệnh rút quân. Dương Tu giải thích rằng khẩu lệnh "Gân gà" nói lên tâm trạng của Tào Tháo, vừa muốn rút quân, vừa ngại mang tiếng giông như gân gà, ăn thì không có vị, bỏ đi thì thấy tiếc. Tào Tháo nghe tin, tức giận (vì tim đen của mình bị Dương Tu moi ra cho mọi người biết) nên lấy cớ là Dương Tu phao tin làm loạn lòng quân, đem ra chém đầu.

Qua đây mới thấy cách dùng người của Tào Tháo vẫn là "tài nhưng mà phải tuân phục, nghe lời", Dương Tu cùng với Tuân Úc là 2 người tạo dựng sự nghiệp của mình khi phục vụ cho Tào Tháo nhưng vẫn luôn phản đối gay gắt khi Tào Tháo có ý định phế Hán, tiếm ngôi (điều khiến Tào Tháo rất thất vọng vì cho thấy người tài không phục mình)

4. Không bao giờ được để người tài giỏi lọt vào tay kẻ khác.

Đấy chính là việc Tào Tháo luôn tìm đủ mọi cách để trùy tìm tung tích của Tư Mã Ý để rồi kiểm soát, nắm Ý trong lòng bàn tay. Tư Mã Ý là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Ý là người có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng.

Tài năng quân sự của Tư Mã Ý so ra thì kém xa Tào Tháo và Khổng Minh, nhưng Tư Mã Ý lại là người vô địch về quân sự và chính trị khi cả Tào Tháo lẫn Khổng Minh không còn nữa.

Vì biết được tài năng của Ý mà Tháo đã tìm đủ mọi cách để kiểm soát Tư Mã Ý, không cho Ý thuộc về tay của Lưu Bị, Tôn Quyền để tránh những tại họa sau này. Nhưng Tháo lại không thể ngờ rằng, người chiếm mất cơ nghiệp trăm năm của nhà họ Tào không phải là Tôn - Lưu mà lại chính là Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý có một đức tính chính trị rất tốt: lòng nhẫn nại và cơ mật. Sở dĩ Ý dựa được vào thế, phần lớn cũng là nhờ tính nhẫn nại biết nhờ thời cơ. Tư Mã Ý rất sợ tài lược cùng tính nghi ngờ của Tào Tháo, nên suốt thời gian Tháo còn sống, Ý không tỏ lộ tham vọng của mình bao giờ. Tháo thường bảo mọi người thân cận, Ý có tướng “lang cố” nghĩa là quày cổ nhìn đằng sau mà thân thể không động, giống như con lang. Về sau Tháo nói rõ hẳn ý nghĩ về Ý cho Tào Phi nghe: “Ý chẳng phải là nhân thần, tất nhòm ngó nhà ta đấy.”

Bị nghi ngại như thế nhưng nhờ biết ẩn nhẫn nên Tư Mã Ý vượt được hết cả, khiến cho Tào Phi từ chỗ không đề phòng đến chỗ trọng dụng Ý. Tóm lại, sự thành công của Tư mã Ý có hai yếu tố: thời thế và nhẫn nại lực. Nhờ ở nhẫn nại lực, Tư Mã Ý đã tàng trữ được nguyên khí, trí lực, không bị kiệt quệ như Gia Cát Lượng. Ý kém Lượng về đủ mọi mặt nhưng hơn Lượng ở hai chữ ẩn nhẫn. Thế nên mới có chuyện Khổng Minh, Khương Bá Ước xuất binh năm sáu lần hao người tốn của, hai chục năm mà không lật đổ được nhà Ngụy. Tư Mã Ý phí chẳng bao hơi sức, chỉ một buổi cũng đã cướp toàn bộ cơ nghiệp họ Tào trong tay.

5. Mua chuộc nhân tài bằng mọi cách cốt để về bên mình.

Thuật dùng người và nhìn người của Tào Tháo vẫn có giá trị cho đến ngày nay

Đó chính câu chuyện Tào Tháo đã làm đủ mọi cách để mua chuộc lấy lòng Quan Công nhằm muốn Vân Trường rời bỏ Lưu Bị về dưới trướng của Tháo. Từ chuyện khoản đãi Quan Công ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn; lại đưa mười người con gái đẹp đến phủ để hầu hạ; vàng bạc, châu báu ban thưởng biết bao nhiêu không kể xiết đến việc phong cho Quan Công tước Hán Thọ Đình Hầu rồi cuối cùng là ban thưởng cả ngựa Xích Thố nhưng tất cả đều không làm cho Quan Vân Trường mảy may động lòng để rồi khi nghe tin Lưu Bị đang phải nương mình nơi Viên Thiệu, Quan Công đã không quản ngại tìm đến chỗ Lưu Bị, để lại hết tất cả danh vị, phú quý cho Tào Tháo. Đó là một trong những hồi gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" và cũng chính Tháo đã thừa nhận việc không thể nào thu phục được Quan Công là một trong những thất bại lớn nhất trong cuộc đời của nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất này.

Theo Ohay

“Hãy nhắm mắt khi anh ấy đến... Vì anh ấy xấu lắm!”


1. “Tình yêu ơi, cuối cùng thì hai đứa mình cũng không trở lại được đúng không?” Mình trầm tư một lát rồi tát cái bốp: “Lại quên chìa khóa trong phòng rồi hả?”

2. “Nếu nhiều năm sau, em chưa gả cho ai, anh cũng chưa kết hôn, vậy hai ta... đúng là siêu thảm luôn!!!”

3. Chợt nhớ tới lúc mới chia tay người yêu cũ, ban ngày thì không sao, nhưng đêm về, cảm xúc trong lòng không thể che giấu được nữa, một mình vùi đầu trong chăn cười trộm.

tumblr_mx06u7uk4V1rie2dto3_500-7ff3c

4. “Nếu người yêu hiện tại và người yêu cũ của anh cùng rơi xuống nước, anh có thể làm người yêu của em không?”

5. Ngửa đầu 45 độ nhìn trời đầy ưu thương, phân chim rơi ngay vào mắt.

6. “Cuộc sống luôn có những sự việc nằm ngoài dự đoán của con người, ví dụ như, cậu đang nghĩ tôi sẽ lấy ví dụ đúng không?”

7. Nếu một người đàn ông có thể: Đặt ảnh bạn làm hình nền điện thoại; Cho phép bạn động vào điện thoại của người ấy bất cứ lúc nào; Không bao giờ to tiếng với bạn; Cho bạn biết pass Facebook; Đưa thẻ ngân hàng cho bạn, đồng thời cũng nói luôn cả mật mã. 

Vậy thì bạn hãy lấy tiền của anh ta và đi luôn đi.

tumblr_mugh2w2Xzy1qedkp1o1_500-7ff3c

8. “Em nói muốn bạc đầu bên anh, anh đi nhuộm bạc, em còn chê anh đú đởn.”

9. Có một lần đang chơi LOL, chơi được một nửa bỗng nhớ ra bạn gái còn đang chờ mình dưới mưa, lập tức tự tát mình một cái thật kêu, không thể chấp nhận được, chơi game mà dám phân tâm!

10. Con người, không thể vì lòng tự trọng, mà ngay cả tiền cũng không cần.

11. Đụng hàng không cần sợ, đứa nào xấu đứa ấy ngại.

large-7ff3c

12. Rồi sẽ có một ngày, có một người tay cầm một bó hoa thật lớn, đứng trước mặt tôi và nói: “Làm ơn tránh ra một chút.”

13. Người ta nói ở trước mặt người mình yêu, chỉ số thông minh sẽ gần như bằng 0, chẳng lẽ mình thích thầy Toán của mình rồi?

14. Cô vợ làm nũng với anh chồng: “Chồng ơi, chân em đau.” Anh chồng dịu dàng: “Đã bảo em lúc trẻ đừng có mặc váy ngắn như thế mà em không nghe. Không thì anh làm sao lại đánh gãy chân em.”

15. Có một người mua được một cái đồng hồ ngoại, chất lượng siêu tốt. Ngã từ trên núi xuống cũng không hề hấn gì, chỉ là người thì chết mất tiêu.

16. “Đừng có suốt ngày cắm mặt vào cái điện thoại, đặt điện thoại xuống và hướng tầm mắt nhìn ra ngoài cửa sổ kia đi... Đúng vậy, đó chính là giang sơn của trẫm!!!”

large (1)-7ff3c

17. “Hãy nhắm mắt khi anh ấy đến... Vì anh ấy xấu lắm!”

18. “Những năm vừa qua... Tôi đã từng khóc, đã từng cười, đã từng mất mát, đã từng điện cuồng, đã từng vấp ngã, cũng đã từng mạnh mẽ... Chỉ, m* nó, chưa bao giờ gầy!!!!!!”

19. Không phải cô gái nào cũng thích tiền, còn có những người con gái lương thiện, hiền lành, chỉ thích những thứ như Land Rover, BMWs, Jaguar, Hummer, Bugatti Veyron...

20. “Anh biết, anh đưa tay ra, em sẽ không đi theo anh, vậy nên, anh đưa chân, em bị vấp, quả nhiên là em đứng lên rồi rượt anh chạy tóe khói.”

c687bb07d10effc94a996f44dfc68f04-7ff3c

21. “Nếu đằng ấy cho đằng này những thứ giống hệt như những gì đằng ấy cho những người khác, đằng này thà rằng không thèm nữa!” Cô canteen: “Không ăn thì ra chỗ khác!”

22. “Em hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, xăm người, nhưng em biết em là một cô gái tốt.”

“Đúng vậy, một cô gái tốt như em, cũng chỉ những chàng trai tốt biết đánh bạc, chơi gái, hút heroin mới có thể xứng với em.”

23. “Anh gom góp gàu cả một năm trời, chỉ vì em nói muốn nhìn tuyết rơi.”

ma-boy-korean-drama-4-a95bc

24. “Sao hai đứa mình lúc nào cũng phải cãi nhau thế nhỉ? Sao lại không thể bình tĩnh ngồi xuống mà chém nhau mấy cái?”

25. “Những ngày tháng gian khổ ấy, bạn đã vượt qua bằng cách nào?”

“Tôi nghĩ tôi chỉ có một câu trả lời thôi: Tôi có một nguồn động lực để giữ vững tinh thần vô cùng mạnh mẽ, nguồn động lực ấy gọi là Muốn-Chết-Mà-Không-Dám.”

Theo Kênh 14

Năm 2015 là kỷ niệm 75 năm ngày ra đời của bộ phim hoạt hình nổi tiếngTom & Jerry. Trang Radiotimes đã tổng hợp lại những câu chuyện thú vị xung quanh cặp đôi mèo và chuột đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của người hâm mộ.
Lịch sử ra đời
Cha đẻ của bộ phim là hai nhà sản xuất phim truyền hình William Hanna và Joseph Barbera của hãng phim MGM. Hanna và Barbera viết kịch bản đồng thời làm đạo diễn cho 114 tập phim Tom & Jerry tại xưởng phim MGM trong thời gian từ những năm 1940 cho tới năm 1957. Phiên bản gốc của Tom & Jerry đã 7 lần đoạt giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất.
Tom & Jerry là một trong những bộ phim hoạt hình được chiếu trên truyền hình hiếm hoi có lượng người yêu thích đông đảo trên toàn thế giới với đủ mọi thành phần từ trẻ đến già và được công nhận là một trong những huyền thoại điện ảnh sống mãi trong lòng công chúng. Năm 2000, tạp chí TIME công bố Tom & Jerry là một trong những show truyền hình hay nhất mọi thời đại.
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Cha đẻ của Tom & Jerry bên cạnh các nhân vật khác được sáng tạo bởi hai người.
Bộ phim hoạt hình này vẫn tiếp tục sản xuất cho đến tận ngày nay với nhiều phần ngoại truyện khác nhau bao gồm Tom & Jerry Show (1975-1977), The Tom & Jerry Comedy Show (1980-1982), Tom & Jerry Kids (1990-1994), Tom & Jerry Tales (2006-08), và The Tom and Jerry Show (2014-nay).
Tuy nhiên chỉ những tập phim thời kỳ được sản xuất bởi William Hanna và Joseph Barbera từ những thập niên 40 - 60 là được khán giả và các nhà phê bình đánh giá cao bởi sự xây dựng tình huống xuất sắc, cá tính của cả Tom & Jerry được khắc họa nổi bật và phần âm nhạc đầy lôi cuốn.
Các phiên bản phim sau này về tay của hãng Warner Bros được đánh giá là không còn giữ được nét cá tính như trước.
Chú mèo đầu tiên có tên Jasper
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Chú mèo Jasper trong tập phim đầu tiên.
Tập phim đầu tiên của Tom & Jerry mang tên Puss Gets the Boot được ra rạp vào ngày 10/3/1940. Tập phim này tập trung vào Jasper - một chú mèo bắt chuột trong một gia đình, cũng là tiền thân của mèo Tom sau này.
Khi đó tạo hình của Jasper vẫn còn khá sơ sài với bộ lông ngắn màu xám đặc trưng. Cái tên Tom chỉ được đặt sau khi họa sĩ phim hoạt hình John Carr giành chiến thắng với giải thưởng 50 đô la trong cuộc thi tìm kiếm tên gọi cho bộ phim khi đề xuất cái tên Tom & Jerry
Nhân vật người giúp việc bí ẩn Mammy Two Shoes
Nhân vật người giúp việc da màu hay còn gọi là Mammy Two Shoes là nhân vật thường xuyên xuất hiện trong phim và luôn gặp rắc rối với chú chuột Jerry.
Các nhà sản xuất đã nhận nhiều lời chỉ trích về phân biệt chủng tộc bởi người xem cho rằng nhân vật này không bao giờ được xuất hiện đầy đủ khuôn mặt trên phim.
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Khuôn mặt của bà chủ Tom.
Tuy nhiên William Hanna và Joseph Barbera đã phản bác lại khi cho rằng đây chỉ là cách để tăng thêm sự thú vị và độc đáo đối với nhân vật trong tác phẩm của mình. Mặc dù vậy những fan hâm mộ của Tom & Jerry đã cắt được hình ảnh khuôn mặt của Mammy Two Shoes trong một cảnh phim được làm chậm.
Tom & Jerry đã từng coi nhau là bạn
Dù trong cả hàng trăm tập phim Tom & Jerry đều coi nhau là kẻ thù và thường xuyên rượt đuổi nhau không ngừng. nhưng trong một tập phim năm 1975 cả hai đã trở thành bạn bè khi cùng nhau đi du lịch thế giới, chơi thể thao và chia sẻ mọi điều với nhau như những người bạn thân thiết.
Niềm cảm hứng cho nhiều bộ phim khác
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Oggy and The Cockroaches lấy cảm hứng từ Tom & Jerry.
Không mang nhiều nét kịch tính khi nội dung chỉ tóm gọn trong các cuộc rượt đuổi khác nhau nhưng Tom & Jerry là hình mẫu kinh điển của nền hoạt hình thế giới và là cảm hứng cho rất nhiều bộ phim hoạt hình có cùng chủ đề như Oggy and The Cockroaches hay Nupakachi!
Thống kê thú vị
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Tom thường xuyên là người thua cuộc trước Jerry.
Theo một thống kê trong 163 tập phim. Jerry đã giành chiến thắng 123 lần còn Tom giành chiến thắng chỉ vẻn vẹn 8 lần. Có 32 lần cả hai bắt tay nhau để chiến đấu với nhân vật khác với 20 lần giành chiến thắng và 12 lần thua.
Âm nhạc trong phim
Âm nhạc cũng đóng vai trò quan trọng trong những tập phim Tom & Jerry, đặc biệt là những cảnh hành động. Đạo diễn âm nhạc Scott Bradley đã tạo ra những điểm nhấn kết hợp giữa nhạc Jazz, nhạc cổ điển và nhạc pop để tạo nên sự thú vị cho bộ phim khi hai nhân vật đuổi bắt.
Tom & Jerry cũng rất ít khi có màn đối thoại, chỉ có các nhân vật phụ trong phim là có thể nói như bà giúp việc da màu, chú chuột người Pháp đáng yêu trong tập The Little Orphan, chó ngao Spike, anh chàng mèo Butch..
Vẫn phát sóng sau 75 năm tồn tại
Tại Argentina, Armenia, Brazil, Colombia, Chile, Ai Cập, Ấn Độ Indonesia, Kazakhstan, Lebanon, Mexico, Trung Đông, Pakistan, Venezuela, một số nước Đông Nam Á và Mỹ Latin khác, trên hệ thống Cartoon Network vẫn phát sóng phim hoạt hình Tom & Jerry mỗi ngày
Những nhân vật phụ thường xuyên xuất hiện
Spike và Tyke
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Bố con nhà Spike.
Trong những nỗ lực rượt bắt Jerry, Tom luôn luôn phải gặp rắc rối với chú chó Spike cùng nhà. Spike là một chú chó Bulldog hung dữ nhưng hơi ngờ nghệch. Jerry luôn đưa Tom vào thế phải đối đầu với Spike bằng sự khéo léo thông minh của mình khi chạy trốn.
Tyke là con của Spike và được Spike hết sức chiều chuộng. Sự ngây thơ của Tyke cũng đã không ít lần khiến Tom phải khốn đốn trước sự bảo vệ của Spike giành cho con mình.
Butch, Topsy và Meathead
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Những người bạn thân của mèo Tom.
Butch là một chú mèo màu đen xuất hiện lần đầu trong series Tom & Jerry vào năm 1943 với tập phim 'Baby Puss' bên cạnh hai chú mèo khác là Topsy và Meathead.
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Cô mèo dễ thương mà Tom hàng đêm mơ tưởng.
Butch là lãnh đạo của lũ mèo hoang trong hẻm và là bạn bè với Tom. Butch cùng các anh em của mình đã nhiều lần giúp đỡ Tom bắt Jerry (nhưng hầu hết là thất bại). Tom cũng thường xuyên mời những người bạn của mình tổ chức tiệc mỗi khi chủ vắng nhà. Mặc dù vậy, Butch đôi khi cũng trở mặt với Tom để tán tỉnh cô mèo Toodles Galore mà Tom vốn rất thích..
Anh em họ của Jerry
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Người anh họ 'bá đạo' của Jerry.
Muscle Mouse là người anh họ của Jerry với sức khỏe vô địch, là nỗi khiếp sợ của tất cả các chú mèo khác. Muscle Mouse đã từng đến thăm Jerry và giúp chú chuột này chống lại sự bắt nạt của Tom.
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Chú chuột tham ăn Nibbles.
Nibbles là một chú chuột xám xuất hiện thường xuyên bên cạnh Jerry. Thân phận của Nibbles lúc là một người họ hàng của Jerry nhưng thỉnh thoảng lại là một chú chuột mồ côi được Jerry chăm sóc. Nibbles được mô tả là một chú chuột luôn luôn đói bụng và làm mọi cách để được ăn. Đã không ít lần chú chuột này chỉ vì đi tìm thức ăn mà đặt Jerry vào tình huống nguy hiểm.
Quacker
TomJerry Những câu chuyện thú vị về bộ phim của tuổi thơ
Cô vịt đáng yêu Quacker.
Một nhân vật khác thường xuyên xuất hiện trong bộ phim là chú vịt con Quacker. Nhân vật này là nhân vật chính của rất nhiều các tập phim như Little Quacker, The Duck Doctor, Just Ducky, Downhearted Duckling, Southbound Duckling, That's My Mommy, Happy Go Ducky và The Vanishing Duck...
Quacker nói rất nhiều so với Tom & Jerry. Chú vịt này cũng rất ngây thơ tin tưởng Tom mặc dù không ít lần chú mèo này muốn ăn thịt Quacker.
Theo nguoiduatin.vn

Hoplite là một trong những đội quân nổi tiếng, có ảnh hưởng nhất và được thành lập sớm nhất trong lịch sử. Bí quyết nào khiến họ trở thành "nỗi khiếp đảm" của binh lính đối phương?

Vào khoảng thế kỷ thứ VII - thứ VIII trước Công nguyên, Hy Lạp phải đối mặt với sự nổi dậy của những thành thị độc lập có chính phủ và nền văn hóa riêng.
Mâu thuẫn và sự cạnh tranh giữa các thành thị ngày càng trở nên dữ dội để tranh giành quyền lực và ảnh hưởng giữa các vùng. Để thống nhất lại Hy Lạp, đội quân Hoplite đã được thành lập.
Mặc dù ban đầu, đội quân Hoplite được thành lập để ổn định bờ cõi trong nước.
Nhưng càng về sau, với sự trợ thủ đắc lực của những chiến binhHoplite huyền thoại, Hy Lạp thời cổ đại trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh bậc nhất, khiến mọi kẻ thù phải dè chừng mỗi khi nhắc đến.
Họ đã gây tiếng vang trong trận chiến giữa quân Athens và Sparta hay khi quân Ba Tư tới xâm lấn Hy Lạp.

Chiến binh Hoplite. Hình minh họa
Chiến binh Hoplite. Hình minh họa
Phalanx - Chiến thuật tạo nên tên tuổi huyền thoại của Hoplite
Đúng như nghĩa của từ “Hoplite” (có nghĩa là “Người mang áo giáp”, được dùng để miêu tả vẻ ngoài với giáp và khiên của họ), chiến thuật nổi tiếng nhất của đội quân Hoplite chính là đội hình sát cánh Phalanx.
Mặc dù đội hình này được các đội quân trước đó sử dụng rất thường xuyên nhưng nó đặc biệt phát huy hiệu quả với Hoplite.
Phalanx, còn gọi là phương trận, là một đội hình quân sự số đông hình chữ nhật, thường được tập hợp hoàn toàn từ bộ binh nặng được vũ trang giáo, kích, hoặc những vũ khí tương tự như vậy.
Với đội hình này, những binh sĩ đi hàng đầu sẽ giương cao ngọn giáo sắc bén để tạo nên bức tường không thể thâm nhập.
Đội hình Phalanx của quân Hoplite
Đội hình Phalanx của quân Hoplite
Thêm vào đó, mỗi binh sĩ sẽ mang khiên Hoplon bên ngực trái để bảo vệ tim và phần bên phải của binh sĩ bên cạnh. Chính yếu tố này giúp họ hầu như bất khả chiến bại khi tấn công trực diện từ phía trước.
Kẻ thù không thể tấn công họ trực tiếp cũng như không thể phóng lao từ xa do hệ thống khiên rất chắc chắn.
Với đội hình dành cho bộ binh trang bị nặng và sử dụng vũ khí dài như thương, giáo, các chiến binh Hoplite xếp sát và di chuyển cùng nhau, trở thành một khối thống nhất cực kỳ vững chắc.
Những người Hy Lạp cổ (giai đoạn 750 - 350 TCN) đã sử dụng đội hình này một cách rất thành thục và nhờ đó, họ vượt trội các đối thủ khác trên chiến trường.
Sự hùng mạnh của đội quân Hoplite còn nằm ở sự huấn luyện kỷ luật nghiêm ngặt. Các chiến binh phải học cách chiến đấu cùng nhau và không được rời bỏ vị trí.
Chiến công hiển hách nhất lịch sử của đội quân Hoplite
Một trong những chiến công nổi bật nhất của Hoplite là đánh bại đội quân Ba Tư, ngăn không cho đế chế Ba Tư xâm lược châu Âu. Trận đánh này có tên là Marathon.
Trận đánh nổi tiếng diễn ra vào mùa thu năm 490 TCN trong Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ nhất của Ba Tư. Đây là trận chiến giữa quân dân Athena, được sự giúp đỡ của Plataea, và quân đội Ba Tư do Datis và Artaphernes chỉ huy.
So với 72.000 quân của Ba Tư, 11.000 quân Hy Lạp trong trận chiến này chỉ có một tôn chỉ "thà chết tự do còn hơn sống nô lệ".
Bộ binh Athens chia làm bộ binh nặng và bộ binh nhẹ chiến đấu theo đội hình phalanx. Tuy còn khá nhiều nhược điểm, nhưng đội hình này có khả năng phòng thủ chắc và có uy lực công kích mạnh, song chỉ vận dụng được trên địa hình bằng phẳng.
Hình ảnh tạo dựng trận chiến Marathon
Hình ảnh tạo dựng trận chiến Marathon
Bộ binh nặng là nòng cốt của quân đội Hy Lạp cổ đại. Mặc dù còn những nhược điểm và hạn chế, nhưng quân Athens nhờ có chiến thuật và đội hình tốt đã chiến thắng một cách vang dội.
Đây là trận đánh điển hình có ý nghĩa trọng yếu trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược của nhân dân Hy Lạp cổ đại.
Hình tượng người chiến binh chạy một quãng đường dài 42 km, vượt qua rừng núi từ nơi diễn ra trận chiến ác liệt tới Athens để báo tin thắng trận đã trở nên tiêu biểu cho tinh thần thi đấu của bộ môn chạy Marathon ngày nay.
Sau chiến thắng này, các quốc gia châu Âu lân cận cũng học theo chiến lược hiệu quả của họ.
Quân Macedonia và quân La Mã đều học theo và cải tiến đội hình Phalanx của Hoplite. Quân Macedonia thường tăng gấp đôi độ dài của giáo, trong khi quân La Mã biến đội hình Phalanx thành đội quân lê dương Legion hùng mạnh.
Tuy không giống như quân Hoptile, đội hình La Mã vẫn giữ một số quy tắc cơ bản như đội hình chữ nhật, dùng khiên để bảo vệ và chiến đấu tập thể để đánh đuổi kẻ thù.
Bằng cách này, quân Hy Lạp đã xây dựng thành công chiến lược chiến đấu của cả châu Âu cổ đại, dẫn tới chiến thắng vẻ vang của cả quân Macedonia và La Mã.
Theo Soha

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.