Latest Post

Hằng ngày, chúng ta đều sử dụng tiền. Tiền giúp lưu thông và trao đổi hàng hóa. Tiền là vật không thể thiếu, thậm chí, nếu không có tiền, bạn không tự tin bước ra khỏi phòng. Tuy hằng ngày đều tiêu tiền, nhưng bạn có biết những điều sau về tiền.

1. Tiền giấy được phát hành đầu tiên ở Trung Quốc cách đây 1400 năm.
10 điều bạn chưa biết về tiền 1
2. Tiền cho trò chơi Cờ Tỷ Phú được in nhiều hơn cả tiền mặt.
10 điều bạn chưa biết về tiền 2
3. 66% tiền của nước Mỹ được giữ ở nước ngoài.
4. Để chế tạo ra một xu, Mỹ phải chi hết 2,4 xu.
10 điều chưa biết về tiền 3

5. Trạm vũ trụ quốc tế tiêu tốn tiền nhất với 150 tỷ USD.
6. 90% tiền giấy của Mỹ có dấu vết của cocain.
7. Có tổng cộng 75.000 tỷ USD trên toàn thế giới, nếu chia đều, mỗi người có 11.000 USD.
8. MCDonald's kiếm được 75 triệu USD/1 ngày.
10 điều chưa biết về tiền 4
9. Mỗi phút Apple kiếm được 300.000 USD.
10. Trùm ma túy Pablo Escobar giàu đến mức, mỗi năm bị chuột gặm mất 1 tỷ USD.
Theo Ohaytv

Trong cuộc sống, có những chân lý tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu. Hãy đọc 20 chân lý về cuộc đời dưới đây và cùng suy ngẫm nhé!
1. Người giàu không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.
2. Thành công không phải là chưa từng thất bại mà là biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.
3. Dũng cảm không phải là không sợ, mà là sợ nhưng vẫn làm.
4. Hạnh phúc không phải là có tất cả những gì bạn muốn, mà là trân trọng những gì bạn đang có.
5. Tình yêu lớn không phải là yêu nhiều người mà là yêu một người đến hết cuộc đời.
6. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến.
7. Trưởng thành không phải là khi ta nói về những điều lớn lao mà là khi ta hiểu được những điều nhỏ bé.
8. Cô đơn không phải là khi ta ở một mình mà là khi ta ở giữa đám đông nhưng vẫn cảm thấy cô độc.
9. Giá trị của một con người không phải là khi họ đang ở vị trí thuận lợi mà là khi họ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ nhất
10. Ngu ngốc nhất không phải là thất bại, mà là không dám thử.
11. Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương.
12. Lo lắng không làm cho những điều tồi tệ ngừng xảy ra mà nó chỉ làm cho những điều tốt lành ngừng lại.
13. Lời xin lỗi không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn sai và người kia đúng. Điều ấy chỉ có nghĩa rằng bạn coi trọng mối quan hệ với người ấy hơn cái tôi của bạn mà thôi.
14. “Một người tươi cười không có nghĩa là họ không có nỗi buồn. Điều đó có nghĩa là họ có khả năng đối phó với nỗi buồn đó.” - Shakespeare
15. "Tha thứ cho người khác, không phải vì họ xứng đáng được thứ tha mà bởi vì bạn xứng đáng được thanh thản." - Jonathan Lockwood Huie
16. Mục đích tối thượng của đời người không phải là kiến thức mà là hành động.
17. Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương.
18. Ở đời, ai cũng có nỗi khổ riêng. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh."
19. "Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân." - Lão Tử
20. Chỉ có cha mẹ mới yêu thương ta vô điều kiện. Bởi vậy, hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể bạn nhé!

Có những trường hợp nguy hiểm, bạn cần tự vệ, hãy tìm hiểu một chút về những tử huyệt trên cơ thể người đánh là chết dưới đây.

Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt chí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là tử huyệt. Các võ sinh cần phải tập luyện để bảo vệ các huyệt đạo này, trong quá trình tập thi đấu phải đeo găng tay để tránh gây nguy hiểm cho đồng môn.

ảnh tử huyệt,các huyệt trên cơ thể người,huyệt đạo,võ thuật,tự vệ,kỹ năng sinh tồn

Tuy nhiên, cần lưu ý một lần nữa là chỉ tấn công huyệt đạo để thoát hiểm trong trường hợp vạn bất đắc dĩ thôi các bạn nhé!

A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:

1- Huyệt Bách hội:
  • Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu dọc trên của 2 tai.
  • Khi bị đánh trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:
  • Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
  • Khi bị đánh trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3.- Huyệt Thái Dương:
  • Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
  • Khi bị đánh trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4.- Huyệt Nhĩ môn:
  • Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
  • Khi bị đánh trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5.- Huyệt Tình minh:
  • Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
  • Khi bị đánh trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6.- Huyệt Nhân trung:
  • Vị trí: Dưới chóp mũi.
  • Khi bị đánh trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7.- Huyệt Á môn:
  • Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
8.- Huyệt Phong trì:
  • Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
9.- Huyệt Nhân nghênh:
  • Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
  • Khi bị đánh trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.
ảnh tử huyệt,các huyệt trên cơ thể người,huyệt đạo,võ thuật,tự vệ,kỹ năng sinh tồn
Đánh trúng tử huyệt sẽ gây ra sát thương vô cùng nguy hiểm

B.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:

2.- Huyệt Cưu vĩ:
  • Vị trí: Trên rốn 15cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
3.- Huyệt Cự khuyết:
  • Vị trí: Trên rốn 9cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
4.- Huyệt thần khuyết:
  • Vị trí: Tại chính giữa rốn.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
5.- Huyệt Khí hải:
  • Vị trí: Dưới rốn 4cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch và sườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
6.- Huyệt Quan Nguyên:
  • Vị trí: Dưới rốn 7cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch và thần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
7.- Huyệt Trung cực:
  • Vị trí: Dưới rốn 10cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch và chấn động thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
8.- Huyệt Khúc cốt:
  • Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới – hạ bộ.
  • Khi bị đánh trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
13.- Huyệt Chương môn:
  • Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với đánh cuối cùng của khuỷu tay.
  • Khi bị đánh trúng: Vì phía trong bên phải là gan, nghiêng phía dưới là lá lách, nên khi bị đánh trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
14.- Huyệt Thương khúc:
  • Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào thần kinh sườn và động mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.
ảnh tử huyệt,các huyệt trên cơ thể người,huyệt đạo,võ thuật,tự vệ,kỹ năng sinh tồn

C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:

1.- Huyệt Phế du:
  • Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
2.- Huyệt Quyết âm du:
  • Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
3.- Huyệt Tâm du:
  • Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
4.- Huyệt Thận du:
  • Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
5.- Huyệt Mệnh môn:
  • Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 vàthứ 3.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
6.- Huyệt Chí thất:
  • Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
7.- Huyệt Khí hải du:
  • Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
  • Khi bị đánh trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
8.- Huyệt Vĩ lư:
  • Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn vàxương cùng.
  • Khi bị đánh trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.

D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:

1.- Huyệt Kiên tỉnh:
  • Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
  • Khi bị đánh trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.
2.- Huyệt Thái uyên:
  • Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
  • Khi bị đánh trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.
3.- Huyệt Túc tam lý:
  • Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
  • Khi bị đánh trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.
4.- Huyệt Tam âm giao:
  • Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
  • Khi bị đánh trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.
5.- Huyệt Dũng tuyền:
  • Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
  • Khi bị đánh trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được.
Lưu ý lần nữa các bạn nhé: chỉ tấn công huyệt đạo để thoát hiểm trong trường hợp vạn bất đắc dĩ
Theo Karate Việt Nam

Có những câu hỏi đơn giản tưởng chừng như ai cũng trả lời được nhưng lại làm khó rất nhiều người trong số chúng ta. Những câu hỏi liên quan đến những sự vật, hiện tượng quen thuộc hàng ngày, vậy mà khiến bao nhiêu người, kể cả giáo sư tiến sỹ cũng phải vò đầu bứt tai để tìm câu trả lời. Còn bạn thì sao? Hãy chứng minh mình là người thông minh đi nào!!!
1. Tại sao người ta cắn lưỡi chết mà cắt lưỡi không chết?
ảnh câu hỏi khó trả lời,câu hỏi ngu,câu hỏi bá đạo
2. Con kiến mà rớt từ lầu 20 xuống đất thì nó có chết không nhỉ?
3. Làm sao để biết con ruồi vừa bay qua là ruồi đực hay ruồi cái?
4. Trong 1 trận đá bóng chẳng may trọng tài đưa bóng vào gôn thì bàn thắng sẽ được tính cho đội nào nhỉ?
Ko tính
5. Tại sao trứng gà,vịt được gọi là hột gà,hột vịt, còn trứng con le le người ta gọi là trứng le le chứ sao ko gọi là hột le le
6. Nếu dầu đậu nành được làm từ đậu nành, dầu vừng được làm từ vừng, dầu đậu phộng được làm từ đậu phộng, thì dầu… gió được làm từ gì?
7. Khi ở dưới nước, bạn có khóc được không?
8. Người quan trọng đến mức nào thì khi bị giết được gọi là “bị ám sát”?
9. Sao người ta lại so sánh “ngủ ngoan như một đứa bé” khi mà con nít cứ vài tiếng lại thức dậy khóc oe oe?
10. Nếu bạn uống Pepsi trong khi đang làm việc ở một nhà máy sản xuất Coca Cola, bạn có bị đuổi việc không?
11. Sao người ta từ mặt đất leo lên các tòa nhà cao tầng rồi trả tiền chỉ để được dùng ống nhòm nhìn những thứ dưới… mặt đất?
12. Tại sao ở Mỹ, bầu tổng thống thỉ chỉ có hai ứng cử viên, còn bầu hoa hậu thì có tới 50 ứng cử viên?
13. Nếu một nhân viên trực Tổng đài 115 (cấp cứu) bị đau tim, anh ta sẽ gọi cho ai?
14. Tại sao người ta vẫn cố bấm cật lực vào điều khiển từ xa khi biết rằng nó đã… hết pin?
15. Tại sao Tarzan không có… râu?
16. Tốc độ của… bóng tối là bao nhiêu?
17. Nếu hôm nay trời lạnh 0 độ C, ngày mai trời lạnh gấp hai lần thì ngày mai trời sẽ lạnh đến mức nào?
18. Tại sao trong ngăn tủ lạnh có bóng đèn mà ngăn tủ đá lại không có?
19. Khi đợi thang máy, thường ai cũng ấn nút gọi thang máy mấy lần. Ấn đi ấn lại như vậy có làm thang máy tới nhanh hơn không?
20. Tại sao con người nói thì con chó hiểu còn khi con chó sủa thì con người không hiểu, vậy thì ai thông minh hơn ?
Thực sự 20 câu hỏi trên đã làm khó bao nhiêu bậc anh tài. Còn bạn thì sao? Hãy chứng minh bạn là thiên tài đi nào?
P/s. Bài viết chỉ mang tính chất giải trí và thư giãn. Nếu ném đá thì xin nhẹ tay.

Sự khác nhau trong văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông được thể hiện qua 5 đặc điểm sau:

1. Tặng quà
Người Việt Nam sau khi được nhận thứ gì cũng thường mở ra khi vắng mặt người tặng, còn nếu mở ngay sau khi tặng sẽ bị coi là người sỗ sàng, thiếu tế nhị.
Mô tả ảnh.
Văn hóa tặng quà của Việt Nam và phương Tây cũng rất khác nhau
Người phương Tây sau khi được nhận quà gì, họ thường mở ra ngày trước mặt người tặng, cả người tặng quà cũng khuyến khích họ làm điều đó, vì như vậy mới bày tỏ được sự cám ơn đến thịnh tình của người tặng quà.
2. Quy tắc “có đi có lại”
Người Việt Nam có câu “có đi có lại mới toại lòng nhau”, vì thế, mỗi khi được nhận thứ gì đó từ bất kỳ ai, người ta cũng đều tìm cách để cho, tặng lại thứ gì đó có giá trị tương đồng. Nếu làm trái lại sẽ bị coi làm tham, là hành xử thiếu hiểu biết.
Còn người Tây, trái lại, họ coi quà tặng là một cách cảm ơn, nên không hề có hàm ý “có đi có lại”, và do đó họ thường không tặng lại, cũng không đòi hỏi người nhận quà phải tặng lại mình cái gì.
3. Từ chối dứt khoát
Mô tả ảnh.
Người Việt rất khó để từ chối dứt khoát một ai đó, nhưng người phương tây thì việc này lại dễ dàng
Đối với người Việt Nam hay cả nể, việc trả lời “không” kèm theo thái độ dứt khoát không can dự vào việc nào đó thường dễ gây phật ý đối với người khác. Chính vì thế mà gây ra tâm lý dùng dằng, không quyết đoán của phần lớn người Việt.
Người Tây phương thường trả lời một cách dứt khoát, rõ ràng đối với những sự việc mà họ tự thấy không thể tham gia, hay không thích liên quan đến vấn đề nào đó. Cách xử sự này đôi khi khiến chúng ta thấy phật lòng, cho rằng họ thiếu “hữu nghị” với bạn bè.
4. Chào hỏi
Người Việt gặp nhau thường chào hỏi bằng những câu thân mật như: “Anh/chị đi đâu thế?”, “Anh/chị được mấy cháu rồi?”... Với chúng ta, đó là cách để biểu thị sự quan tâm sâu sắc đến bạn bè, người thân, cho dù người được hỏi trả lời chiếu lệ, qua loa, họ cũng không trách nhau về việc đó.
Người phương Tây lại không thích dạng chào hỏi như trên, vì họ cho rằng như vậy là quá tò mò vào đời tư của họ. Người phương Tây gặp nhau đôi khi chỉ chào hỏi qua loa, có khi còn không kịp dừng lại chào hỏi.
5. Ăn uống
Người Việt Nam có phong tục trọng khách, khi mời khách ăn uống tại nhà thường liên tục mời khách ăn uống, thậm chí gắp cho khách... Người Việt coi đó là cách bày tỏ thịnh tình cùng tấm lòng của gia chủ đến khách quý, khách đến chơi nhà cũng rất thích cách đối xử đó, nếu không được mời chào họ sẽ coi nhà chủ là không biết tiếp khách.
Mô tả ảnh.
Người Việt thích những bữa ăn quây quần, ấm áp bên gia đình
Người phương Tây là không thích kiểu mời mọc như trên, họ thích được tự do thích gì làm nấy, thích gì ăn nấy và hẳn nhiên là không thể nào “tự nhiên như ở nhà” khi đến nhà người khác, hay chịu ăn đồ ăn mà người khác gắp cho họ.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy, cách ứng xử của người Việt thiên về tế nhị, kín đáo, còn người phương Tây lại thẳng thắn, bộc trực trong mọi hành vi giao tiếp.
Theo Phunutoday

Nổi tiếng là một vị quan “phá án như thần” song vẫn có ghi chép cho rằng, Bao Công từng bị phạm nhân lừa đảo dẫn đến việc xử án oan sai. Thực hư câu chuyện này là thế nào?

Cuốn “Mộng Khê bút đàm”của tác giả Thẩm Quát được xem là tuyệt tác của thời Bắc Tống bởi nó có nội dung phong phú đặc sắc. Trong cuốn này, đáng chú ý nhất là câu chuyện về việc từng phán án sai của Bao Thanh Thiên.
Chuyện kể về một kẻ tội nhân phạm trọng tội, phải chịu hình phạt “trượng tích” tàn khốc thời bấy giờ là dùng cây trượng to, dài quất vào sống lưng đến khi thịt nát xương tan.
Bao Công vốn được mệnh danh là “mặt sắt”, phạm nhân bị phạt coi như không có cơ may sống sót.
Tuy nhiên, tên phạm nhân ma mãnh này không chịu ngồi đó chờ chết. Lão  đã mua chuộc tên tiểu sứ chuyên trách phạt trượng phạm nhân trong phủ Bao Công.
Tên tiểu sứ sau khi nhận hối lộ đã bày kế và nói với phạm nhân kia rằng: “Đợi đến khi Bao Chửng hạ phán quyết thư, chắc chắn là sẽ do ta chịu trách phạt trượng. Ngươi phải nhằm đúng lúc chuẩn bị phạt trượng mà kêu oan.
Sau đó, ta sẽ giả vờ quát mắng ngươi thật to để Bao Chửng nghe thấy, bằng cách này chắc chắn ngươi sẽ đạt ý nguyện.” Phạm nhân nhất nhất nghe theo, khi chuẩn bị chịu phạt, liền cùng tên tiểu sứ diễn trò theo đúng kế hoạch.
Bao Chửng khi nghe thấy tên tiểu sứ quát mắng phạm nhân, lại có những lời lẽ hăm dọa khó nghe, liền cho dừng tay, phạt tên tiểu sứ chịu bảy mươi trượng. Còn đối với tên phạm nhân, ông nhất thời mở lòng bao dung, chỉ sai đánh vài trượng rồi thu roi.
Tiểu sứ tuy phải chịu phạt, nhưng nhận được tiền của người thì cũng thấy hài lòng. Chỉ có Bao Chửng là bị một cú lừa ngoạn mục.

Nhân vật Bao Thanh Thiên do diễn viên Kim Siêu Quần thủ vai từng làm mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ Việt Nam.
Nhân vật Bao Thanh Thiên do diễn viên Kim Siêu Quần thủ vai từng làm mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ Việt Nam.
Cuốn “Mộng Khê bút đàm” của Thẩm Quát ra lò vào thời điểm Bao Chửng vừa qua đời hai mươi năm. Về lý mà nói, Thẩm Quát và Bao đại nhân được xem là cùng thời đại, vì thế, câu chuyện được ghi lại có lẽ không quá hoang đường.
Trong câu chuyện này, mục đích hướng đến là muốn để hậu thế biết rằng, Bao Chửng phán án cũng có khi hồ đồ, đồng thời vạch trần sự ma mãnh của tên tiểu sứ.
Sự ranh ma của hắn trong “Mộng Khê bút đàm” này cũng cho thấy, tính cách của Bao Chửng là người luôn bảo vệ kẻ yếu. Tiểu sứ này cố tình ra oai quát mắng phạm nhân trước mặt Bao Chửng, khiến ông tưởng nhầm hắn đang ức hiếp kẻ yếu.
Bao đại nhân vì thế đã mở lòng khoan dung cho kẻ phạm trọng tội, không ngờ lại mắc mưu của hắn.
Theo quy định của chế độ hành chính Trung Quốc thời cổ đại, các quan thường nhậm chức ở một địa phương nào đó vài năm rồi luân chuyển đi nơi khác, hơn nữa họ cũng không được cai quản tại quê nhà nên thường không hiểu rõ mọi chuyện.
Trong khi đó, tiểu sứ là người bản địa, nắm rõ mọi việc trong ngoài, chuyên chấp hành mệnh lệnh của quan.
Chính do quy định bất hợp lý như vậy mới sinh ra tầng lớp tiểu sứ hung hăng càn quấy, hám danh lợi trong xã hội. Thậm chí nhiều nhiều chuyện đại sự quốc gia cũng bị hủy hoại trong tay chúng. Vì thế mới xảy ra câu chuyện của Bao Chửng như trên.
Quan niệm xử án của Bao Công thiên về bảo vệ kẻ yếu?
Suy nghĩ và hành động của viên quan thanh liêm nổi tiếng triều Tống khiến người đời liên tưởng đến một vị quan đời sau, sống cách Bao Chửng 500 năm tên là Hải Thụy.
Ông tuân thủ một cách cứng nhắc theo 3 nguyên tắc khi xử án: Khi xử những vụ liên quan đến hai thế hệ giữa tiền bối và hậu bối hoặc giữa huynh đệ với nhau, Thụy Hải thường đứng về phía tiền bối hoặc huynh trưởng.
Khi xử án giữa người giàu và người nghèo, thường bênh vực người nghèo. Xử án giữa người thật thà và gian xảo, thường bênh vực người thật thà.
Quan niệm này hoàn toàn không dựa trên quy tắc của Nho gia, mà chỉ chú trọng đến việc thể hiện đạo đức trừu tượng. Khổng Tử từng nói: “Không sợ hẹp hòi, chỉ sợ bất công”. Tư tưởng này ảnh hưởng rất sâu rộng.
Thụy Hải khi xử án đã không chú trọng điều tra chi tiết để tìm hiểu sự thật, mà luôn quan niệm bênh vực kẻ yếu thế, muốn kẻ cường thế phải chịu chút oan ức. Điều này cho thấy, ông muốn giảm bớt tình trạng “bất công” mà Khổng Tử đề cập đến.
Đứng trên phương diện đạo đức thì Thụy Hải yên trí rằng điều mình làm là không có gì phải bàn cãi.

Chân dung phác họa Bao Chửng.
Chân dung phác họa Bao Chửng.
Bao Chửng và Thụy Hải đều là những nhân vật xử án kỳ tài của Trung Hoa. Ngòi bút của Thẩm Quát kéo hai nhân vật này lại gần nhau về phương diện quan niệm xử án, hẳn là có nguyên do.
Bao Chửng là nhân vật được huyền thoại hóa trong tiểu thuyết và hý kịch của các đời sau. Các điển tích diệt Trần Thế Mỹ, “Dùng li miêu đánh tráo thái tử” vốn không dựa vào sự thực lịch sử, nhưng trong đó vẫn ẩn chứa tư tưởng bênh vực kẻ yếu.
Suy rộng ra, nhiều vị thanh quan thời xưa đều là những “hôn quan” không thiên về sự thật mà chỉ thiên về quan niệm đạo đức.
Theo Soha

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.