Latest Post

Các vị vua nổi tiếng của Trung Hoa đã không ít lần bị cắm sừng bởi những bà vợ tuyệt thế giai nhân của mình.

Dưới đây là những vụ “cắm sừng” hoàng đế nổi tiếng nhất:
Tần Trang Tương Vương - Tử Sở
Vì mưu đồ tính toán, Lã Bất Vi đã dâng nàng Triệu Cơ đang mang thai cho Tử Sở. Đứa con Triệu Cơ sinh ra chính là Doanh Chính. Sau này Tử Sở đăng cơ vương vị, Triệu Cơ được thành vương hậu. Doanh Chính được lập làm thái tử. Lã Bất Vi thành thừa tướng đương triều. Tần Trang Tương Vương qua đời khi còn rất trẻ. Thái tử còn quá nhỏ. Triệu Cơ thành thái hậu buông rèm dự triều. Triệu Cơ và Lã Bất Vi nối lại tình xưa tư tình với nhau, cắm sừng Tần Trang Vương.
Thái tổ Nhà Thanh - bị cắm sừng vì quá già
Vị vua đầu tiên của nhà Thanh vốn có một mối quan hệ hết sức phức tạp với người vợ A Ba Hợi của mình, phần nhiều vì chênh lệch tuổi tác. Năm 12 tuổi thì A Ba Hợi được gả về với Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi đó đã ngoài 60. Mối quan tâm duy nhất của Thanh Thái tổ chỉ là có thật nhiều con cháu để kế thừa cơ nghiệp trong khi tuyệt thế giai nhân A Ba Hợi lại mong muốn nhiều hơn thế.
Chán ghét Nỗ Nhĩ Cáp Xích, A Ba Hợi dần nảy ra ý định tìm tới một người khác trẻ trung và phù hợp hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn tính mạng của chính mình, bà đã quyết định chọn “người tình” chính là những người con của chồng khi ngay cả người con thứ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng đã hơn bà tới 7 tuổi. Tuy nhiên, việc ngoại tình với vị hoàng tử cả Đại Thiện và vị con thứ tư Hoàng Thái Cực cũng nhanh chóng bị người vợ khác phát hiện và nói với Nỗ Nhĩ Cáp Xích không lâu sau đó.
Những ông hoàng bị cắm sừng nổi tiếng nhất Trung Quốc 1
Ảnh minh họa
Dù không trừng phạt người vợ trẻ lăng loàn của mình ngay lúc đó song Thanh Thái tổ đã có những tính toán hết sức sâu sa về việc chia sẻ quyền lực sau khi mình qua đời dành cho vợ và các con. A Ba Hợi đã bị bốn vị thân vương con chồng ép phải thắt cổ tự vẫn để đảm bảo quyền lực cho bản thân.
Lương Nguyên Đế - bị cắm sừng vì quá "xấu trai"
Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch vốn được biết tới là một vị vua hết sức am hiểu thi ca, âm luật, viết chữ đẹp song lại có ngoại hình không được ưa nhìn cho lắm với một bên mắt bị mù. Trong khi đó, vợ cả của ông Từ Chiêu Bội được biết tới là một mỹ nữ sắc nước hương trời, được rất nhiều đàn ông thèm muốn. Cuộc sống hôn nhân của cả hai người vốn chẳng hề mặn nồng, đặc biệt là trong đời sống tình dục.
Dung mạo không được tuấn tú của vị vua nhà Lương luôn khiến Từ Chiêu Bội cảm thấy bất mãn và vì thế bà luôn chỉ trang điểm một nửa khuôn mặt của mình mỗi lần gặp ông. Sau khi bị Tiêu Dịch xa lánh, vị nương nương này bắt đầu tìm tới người tình đầu tiên là một hòa thượng phong lưu có tên là Trí Viễn ở chùa Dao Quang tại Kinh Châu.
Tuy nhiên, việc liên tục phải tìm cách ra khỏi cung để tìm tới chùa Dao Quang dần tỏ ra bất tiện và Từ Chiêu Bội bắt đầu chuyển sang để ý tới vị đại thần khác trong triều là Ký Quý Giang, một con người có vẻ ngoài hết sức khôi ngô, tuấn tú. Cả hai thường gặp nhau lén lút mỗi dịp Quý Giang được mời vào cung. Chưa dừng lại ở đó, Từ Chiêu Bội còn hẹn hò với một thi nhân đương thời nổi tiếng khác là Hạ Huy. Vốn đã bị nhà vua ghẻ lạnh từ lâu, thậm chí người phụ nữ còn công khai đi lại với “người tình” trước mắt bàn dân thiên hạ.
Những việc làm của Từ Chiêu Bội càng ngày càng khiến Tiêu Dịch tức giận và ông đã mượn cớ vu oan vợ mình hãm hại một cung nữ để bắt bà phải tự vẫn. Sự trả thù của vị vua nhà Lương còn tiếp tục với việc trả xác người phụ nữ này về nhà bố mẹ đẻ. Tiếp đó, ông còn tự tay viết lại câu chuyện trăng hoa của Từ Chiêu Bội để toàn dân thiên hạ được biết.
Tùy Văn đế Dương Kiên
Dương Kiên là hoàng đế sáng lập triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Trong 25 năm trị vì của mình, ông là một vị hoàng đế tốt nhưng đến cuối đời khi mắc trọng bệnh, ông mới phát hiện ra một điều đáng đau lòng: đó là đứa con thứ hai của ông, Dương Quảng, đã thông dâm với người vợ mà ông hết mực yêu quý là Tống Hoa phu nhân.
Khi biết chuyện, Tùy Văn đế đã viết chiếu phế Dương Quảng. Đứa con trai này biết được liền giả chiếu chỉ vào cung giết chết Tùy Văn đế và ngang nhiên chiếm ngôi. Tùy Văn đế đã bị chính con trai và vợ của mình cắm một cái sừng xanh lè lên đầu và chết trong đau đớn.
Đường Cao tổ Lý Uyên
Lý Uyên là vị vua khai quốc của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Nếu xét về quan hệ huyết thống thì Lý Uyên là anh em họ với Dương Quảng nhưng lại có tư tình với hai người vợ của Dương Quảng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Lý Uyên hạ quyết tâm chống lại Dương Quảng và lập ra nhà Đường, trở thành vị hoàng đế sáng lập nhà Đường.
Nhưng về sau chính hai người vợ mà Lý Uyên cướp được của Dương Quảng lại tư thông với thái tử Kiến Thành. Thật đúng là cười người hôm trước hôm sau người cười. Lý Uyên cắm sừng cho Dương Quảng, còn thái tử Kiến Thành lại cắm sừng cho Lý Uyên.
Đường Huyền tông Lý Long Cơ
Ông còn được gọi là Đường Minh Hoàng, người Tông trị vì lâu nhất trong các vị hoàng đế nhà Đường, được xem là đưa nhà Đường đến đỉnh cao về văn hóa và quyền lực. Tuy là một vị vua tài giỏi nhưng Đường ông cũng không tránh được thói hoang dâm. Ngoài vô số phụ nữ trong và ngoài cung, vợ mình lẫn vợ người, ông còn thông dâm với phi tần của cha là Dương thị, cướp cả vợ của con trai mình là Dương Ngọc Hoàn.
Nhưng rồi cái sừng mà ông cắm lên đầu cha đẻ lẫn con trai cuối cùng cũng được cắm lên đầu ông bởi người đàn bà ông sủng ái nhất. Dương Quý phi đã phản bội ông khi tư thông với An Lộc Sơn.
Theo Khỏe và Đẹp

Cặp mông của phụ nữ không chỉ là cơ sở để đánh sự chuẩn mực về vóc dáng mà còn nói lên rất nhiều điều thú vị về phái đẹp.

Thời xa xưa, khi các bà mẹ chồng chọn nàng dâu, họ thường rất chú ý đến vòng 3 của người con gái. Nguyên nhân trước hết là bởi những cô nàng có vòng 3 nở nang sinh đẻ thường dễ dàng.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở vấn đề liên quan đến thiên chức của phụ nữ, cặp mông của phái đẹp nói lên rất nhiều điều về bản thân người đó.
Vòng 3 “tốt”
Người sở hữu cặp mông tròn trịa đầu tiên được đánh giá là người có mối nhân giao tốt, biết hi sinh bản thân vì người khác. Người này luôn nổi bật trong đám đông, có trí tuệ hơn người, tính cách gần gũi hòa đồng.
Không chỉ vậy, họ luôn nhìn nhận đánh giá sự việc một cách khách quan, lạc qua, tự tin trong cuộc sống. Chính vì vậy, cuộc sống luôn gặp nhiều niềm vui và may mắn.
Người có cặp mông hình chữ B là người phụ nữ nên lựa chọn để lấy làm vợ. Người này thường lương thiện ngây thơ, đối xử tốt với người xung quanh song tính cách thất thường như trẻ con, ưa nịnh, muốn được chiều chuộng.
Người này có phúc, thường lấy được chồng có tài có thế lực, được chồng chiều chuộng yêu thương, vợ chồng cuộc sống hòa hợp, con cháu hiếu thảo, cả đời hưởng an nhàn phú quý.
Mông tròn trịa, phần giữa đầy đặn, cảm giác có tính đàn hồi là loại mông thường gặp nhất ở phụ nữ. Những người phụ nữ có cặp mông này tính tình vui vẻ, xem trọng gia đình, là mẫu vợ hiền dâu thảo điển hình.
Người này luôn biết hi sinh vì chồng vì con, thường có cuộc sống gia đình hòa thuận, cuộc sống no đủ, an hưởng tuổi già.
Mông tròn, nhỏ và chắc là người phụ nữ có ý chí kiên định, mạnh mẽ, có tướng ích phu vượng tử, vợ chồng tâm đầu ý hợp, cuộc sống viên mãn.

Những cặp mông tròn, đầy đặn được đánh giá là những cặp mông vượng, cát.
Những cặp mông tròn, đầy đặn được đánh giá là những cặp mông "vượng", "cát".
Vòng 3 “cát”
Những người sở hữu cặp mông khi di chuyển có xu hướng vểnh lên được cho là thường gặp may mắn, con cháu hiếu thảo, an nhàn khi về già. Tuy nhiên trong quan hệ vợ chồng, họ thường gặp trắc trở trong tình cảm.
Nếu có cặp mông dáng hơi dài, có hướng chảy xuống dưới và hướng về hai bên, bạn được đánh giá là người xem trọng sự nghiệp, có cá tính và quyết đoán. Không chỉ nhanh nhẹn, giỏi giang trong công việc, bạn còn thuộc nhóm những người chịu được gian khổ.
Những người có cặp mông dạng này thường có số vất vả, phải đảm đương công việc nặng nhọc, tự lực cánh sinh, hay gặp nhiều phiền não trong cuộc sống. Tuy nhiên do thời trẻ chăm chỉ tạo dựng sự nghiệp nên về già, họ được hưởng an nhàn, cuộc sống no đủ.
Người phụ nữ có cặp mông đẫy đà, có hướng vểnh lên là người có nhiều dục vọng.
Người này thường có sức hấp dẫn đối với người khác giới, có cá tính mạnh nhưng lại không thể tìm được người đàn ông tốt để nương tựa. Trong cuộc sống, họ thường hay gặp nhiều xung đột với mọi người xung quanh.
Nếu trên mông người phụ nữ nào đó có nốt ruồi, người đó hẳn sẽ có sức hấp dẫn mạnh với người khác giới. Vì lẽ này nên họ dễ có những cuộc tình một đêm hoặc là người thứ ba, phá hoại gia đình người khác.
Những người bụng nhỏ, mông to thường thuộc nhóm biết kiếm tiền nhưng không biết cách giữ tiền.
Vòng 3 “hung”

Xét cả về mặt thẩm mỹ và tướng số thì những người sở hữu vòng 3 bẹt, lõm đều không tốt.
Xét cả về mặt thẩm mỹ và tướng số thì những người sở hữu vòng 3 bẹt, lõm đều không tốt.
Sở hữu cặp mông bẹt, lõm, kém đầy đặn là người nữ có tính cách mạnh mẽ, bảo thủ, độc đoán và thường không tiếp thu ý kiến của người khác. Họ có tính đa nghi, làm việc gì cũng không yên tâm giao cho người khác nên số vất vả.
Những người có cặp mông như thế này thường sống cô độc lúc tuổi già, con cháu không hòa thuận, thiếu thốn về mặt tình cảm. Người loại này nên sống hướng thiện, chăm làm việc thiên để tích đức về sau, đồng thời nên quảng giao để tránh về già cô độc.
Mông gầy, không đầy đặn, hai bên lõm vào là người cuộc sống lành ít dữ nhiều.
Người này về tính cách, năng lực đều không có gì đặc biệt, thường tính toán hơn thua với mọi người, lại sợ khó sợ khổ, tính tình keo kiệt, không được lòng bạn bè, vì thế không được ai giúp đỡ, không làm nên đại sự.
Người phụ nữ có cặp mông không cân xứng là người rất nhanh nhẹn cơ mưu, nhưng làm việc không tính toán kỹ càng, kết quả không tốt.
Với những người có mông bên trái to hơn mông bên phải nên kết hôn muộn. Họ cũng có nguy cơ sống độc thân suốt đời. Ngược lại, người nữ có mông bên phải to hơn mông bên trái là người kém may mắn trong cuộc sống.
Người gầy không có mông được cho là làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn, sức khỏe cũng kém bởi cặp mông thể hiện sự ổn định.
Trong khi đó với những người béo mà không có mông, sự nghiệp và tài vận đều không tốt, tình cảm và hôn nhân cũng gặp nhiều trắc trở.
Theo Soha

Giáng Sinh là ngày tuyệt vời nhất trong năm ở các nước phương Tây, đó là ngày mọi người tổ chức lễ hội và tặng quà cho nhau. Nhưng còn có những điều thú vị đằng sau nó.

Ngày lễ Giáng sinh đang đến gần, không khí nhộn nhịp, những bài hát vui nhộn, các cây thông trang trí rực rỡ... đã trở nên quá quen thuộc, nhưng liệu bạn đã thực sự biết hết mọi điều về ngày lễ Noel này chưa?
1. “Jingle Bells” (Tiếng chuông ngân) là bài hát đầu tiên được phát trong không gian.
Ngày 16/12/1965, trong không gian, các phi hành gia tàu Gemini 6, đã đùa với đài kiểm soát dưới mặt đất rằng họ thấy Ông già Noel lái…phi tuyền và đã chơi bản Jingle Bells bằng kèn Harmonica và truyền nó từ ngoài không gian về Trái đất.
2. Mặc dù ngày Giáng Sinh là để kỷ niệm ngày chúa Jesus ra đời, nhưng trong thực tế người ta không biết thực sự chúa được sinh vào ngày nào.
3. Mặc dù ngày Giáng Sinh là để kỷ niệm ngày chúa Jesus ra đời, nhưng trong thực tế người ta không biết thực sự chúa được sinh vào ngày nào.
4. Món quà Giáng sinh lớn nhất thuộc về nước Pháp, khi trao tặng cho Mỹ vào năm 1886. Đó chính là tượng Nữ thần tự do.
5. Ông già Noel (Santa Claus) cũng là một vị thánh (Saint). Ông sống ở Myra vào những năm 300. Myra là một địa phương thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Tên tiếng Đức của thánh Nicolas là Sankt Niklaus.
6. Cây Noel đầu tiên thực ra không phải là một cái cây. Người Đức đã làm nên cái cây này từ lông của những con ngỗng đã chết.
7. Các bài hát Giáng Sinh nổi tiếng, “Rudolph The Red-Nosed Reindeer”, “Rockin ‘Around The Christmas Tree,” và “Holly Jolly Christmas” được viết bởi nhạc sĩ Do Thái Johnny Marks.
8. Đèn Giáng Sinh bằng điện được sử dụng lần đầu vào năm 1882. Edward Johnson là một nhà phát minh nhưng ông chưa bao giờ tạo ra bất cứ điều gì có giá trị.
Điểm sáng duy nhất trong sự nghiệp là ông thường xuyên được làm việc với huyền thoại Thomas Edison.
Tuy nhiên tất cả điều này đã thay đổi vào năm 1882, khi Johnson lần đầu tiên tạo ra những bóng đèn điện trang trí Giáng sinh, để sử dụng nhà riêng ở New York.
Dù sau này có rất nhiều phát minh mang tính đột phá, những bóng đèn nhấp nhày nhiều màu này vẫn đủ để Johnson ghi tên mình vào danh sách dài các phát minh vĩ đại của nước Mỹ.
9. Người Anh đeo vương miện bằng giấy trong suốt bữa tối của ngày Giáng sinh. Những chiếc vương miện này được cất giữ trong một cái ống gọi là "bánh quy Giáng sinh".
10. Những chiếc bít tất Giáng sinh bắt nguồn từ chuyện 3 cô gái chưa chồng giặt đồ và treo tất của họ bên lò sưởi cho nhanh khô.
Họ không thể lấy chồng vì không có của hồi môn. Tuy nhiên, thánh Nicholas biết hoàn cảnh của họ đã đặt một thỏi vàng vào tất, buổi sáng khi các cô thức dậy và phát hiện ra nên họ đã có thể cưới chồng.
11. Chiếc tất Giáng sinh lớn nhất thế giới dài 32,56 m và rộng 14,97 m. Khối lượng của nó tương đương với 5 con tuần lộc và có thể chứa được 1.000 món quà. Đây là chiếc tất của Hiệp hội trẻ em London, làm vào ngày 14/12/2007.
12. Kẹo cây gậy là một trong những biểu tượng nổi tiếng và phổ biến nhất cho Giáng sinh. Nó xuất hiện tại châu Âu vào năm 1670 nhưng mãi tới những năm 1800 mới có mặt ở Mỹ.
Hình dáng chiếc kẹo ngày nay giống với cái móc mà Chúa Jesus dùng để đi chăn cừu và có màu cùng với sợi dây quấn quanh biểu tượng cho sự trong sạch và hy sinh của Chúa.
Kẹo cây gậy bắt đầu phổ biến vào giữa những năm 1900.
Theo Khỏe và Đẹp

Cuộc nổi dậy ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo chỉ là một trong hơn hai trăm cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra trong suốt triều Tống. Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về quy mô cuộc khởi nghĩa này.

Lương Sơn Bạc nằm ở phía Nam huyện Thọ Trương, Vận Châu, tỉnh Sơn Đông. Trước vốn là một hồ nhỏ, sau do sông Hoàng Hà nhiều lần bị vỡ đê khiến nơi này trở thành một biển hồ rộng đến mấy trăm dặm.
Sào huyệt của nhiều cuộc nổi dậy
Lương Sơn Bạc có đường thủy tiện lợi, cá tôm vô số, lau lách um tùm, bên trong lại có nhiều “ốc đảo” nên trở thành nơi cư ngụ lý tưởng của dân đánh cá, cắt cỏ và cả tội phạm, trộm cướp.
Cạnh hồ lại có núi Lương Sơn, tuy ngọn chủ phong chỉ cao 197 m nhưng hình thế hiểm trở. Vì có thế địa lợi “khả thủ khả công” nên đây là căn cứ địa của nhiều cuộc nổi dậy phản kháng triều Tống cả trước và sau khởi nghĩa của Tống Giang.
“Tống sử - Bồ Tông Mạnh truyện” chép rằng “Vận Châu có Lương Sơn Bạc, trộm cướp nhiều”. Bồ Tông Mạnh trấn áp tàn khốc những cuộc nổi dậy nơi đây, giết rất nhiều người.
Về sau này khi Tống Giang quy hàng triều đình, Lương Sơn Bạc vẫn là nơi nông dân tụ nghĩa.

Hảo hán Lương Sơn Bạc qua tranh vẽ truyền thần
Hảo hán Lương Sơn Bạc qua tranh vẽ truyền thần
Sử chép, năm 1124, Sái Cư Hậu làm tri châu Vận Châu đã dụ giết hơn 500 quân khởi nghĩa. Lại có ngư dân Trương Vinh nổi dậy, lập đạo thủy quân mấy trăm chiến thuyền.
Đến khi quân Kim lật đổ nhà Tống thì Lương Sơn Bạc cũng là cứ điểm phản kích.
Vì thế, nói “anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc” không chỉ gói gọn trong nhóm Tống Giang hoặc giả nói “108 anh hùng ” mà bao quát cả những người từng nổi dậy ở Lương Sơn.
“Dây dẫn hỏa” của cuộc nổi dậy do Tống Giang lãnh đạo bắt nguồn từ chính sách “quát công điền” để tăng ngân khố thời Tống Huy Tông.
Theo đó, Lương Sơn Bạc thuộc sở hữu của triều đình, tất cả dân chúng sinh sống nơi đây phải đóng thuế rất nặng, họ không thể sống nổi nên tụ chúng phản kháng.
Trong chính sử triều Tống chỉ chép rải rác về cuộc khởi nghĩa này và gọi là “nhóm 36 người của bọn Tống Giang”, ngoài ra không có chi tiết cụ thể về diễn biến khởi nghĩa.
Ngoài cái tên “Tống Giang” ra, không có chép tên tuổi hay nhân thân của “36 thiên cương, 72 địa sát” nào cả.
Sau đến đời Nam Tống mới có sách “Tuyên Hòa di sự” kể ra tên tuổi của 36 người cùng những chuyện về Tống Giang, Tiều Cái, Võ Tòng… theo lối truyền kỳ, làm nền tảng cho Thi Nại Am sau này viết “Thủy Hử truyện”.
Quân lực hùng mạnh
Theo chính sử, “Hoàng Tống thập triều cương yếu” chép: Vào tháng 12 năm Tuyên Hòa nguyên niên (1119), Tống Huy Tông hạ chiếu cho quan
Đề điểm ở hai lộ Kinh Đông, Kinh Tây đem quân đi bắt “Kinh Đông tặc” Tống Giang, không lâu sau lại ra lệnh “chiêu dụ”. Điều này cho thấy quân khởi nghĩa của Tống Giang đã làm kinh động triều đình.
Đến năm sau, tri châu Hào Châu là Hầu Mông dâng thư nói “36 người của bọn Tống Giang hoành hành vùng Tề, Ngụy, quan quân mấy vạn không dám nghinh chiến.
Chi bằng xá cho Giang, khiến hắn đi thảo phạt Phương Lạp để chuộc tội hoặc là đi bình loạn phía Đông Nam”.
Vua đồng ý, cho Hầu Mông làm tri phủ Đông Bình để chiêu hàng Tống Giang nhưng Hầu Mông chưa đi thì bệnh chết. Quân khởi nghĩa tiếp tục tấn công các châu Đan, Bộc, Tề, Thanh.
Tháng 12, triều đình sai tri châu Thanh Châu là Tăng Hiếu Uẩn kéo quân trấn áp nhưng quân khởi nghĩa tiếp tục đánh xuống phía Nam đến Cân Châu, kịch chiến với quân Tống do Tưởng Viên thống lĩnh.
Đầu năm 1121, quân Tống Giang từ Kinh Đông vượt biển, tấn công Thuật Dương, chiến đấu với quân Tống của Vương Sư Tâm. Sử gọi quân Tống Giang lúc này là “giặc cướp Hoài Nam”.
Đến tháng 2, quân khởi nghĩa tấn công Hoài Dương, tiến về vùng Hải Châu, Sở Châu. Đến lúc này quân Tống Giang đã “chuyển đánh cướp cả 10 quận, quan quân không dám ngăn đường tiến, lên tiếng rằng sẽ đến Hải Châu”.
“Tống sử - Trương Thúc Dạ truyện” có chép đến 7 đoạn về danh tướng này, trong đó đoạn thứ 4 viết về việc đánh bại quân Tống Giang như thế nào.
Theo đó, khi Trương Thúc Dạ nhậm mệnh đến Hải Châu thì quân Tống Giang đang chuẩn bị công thành.
Tống Giang quyết định đánh thành theo hướng trên biển nên cho quân chiếm lấy hơn 10 chiếc thuyền lớn để chở quân lương.
Nhưng kế của Tống Giang đã bị gián điệp của Thúc Dạ dò biết. Thúc Dạ lập tức chiêu mộ hơn 1.000 quân cảm tử mai phục ở gần thành, sau đó cho quân tiểu tốt đi thuyền nhỏ đến khiêu chiến còn tinh binh thì bố trí trận địa ven bờ biển.
Khi hai bên giao chiến, phục binh của Trương Thúc Dạ lao ra dùng hỏa công đốt thuyền quân Tống Giang. Hai bên giao chiến kịch liệt, cuối cùng đội thuyền của Tống Giang bị đốt cháy hết.
Đường lui cũng đã tuyệt, phó tướng bị bắt, quân lính tan vỡ nên chấp nhận chịu hàng.
Chiêu an hay bị giết?
Hầu hết các sử tịch triều Tống như “Hoàng Tống thập triều cương yếu”, “Tục Tư trị thong giám trường thiên”, “Tam triều bắc minh hội biên”… đều chép việc Tống Giang chấp nhận chiêu an, sau đó đem quân đi trấn áp khởi nghĩa của Phương Lạp.
Nhưng tại vùng Hải Châu, nơi Tống Giang bại trận, người dân vẫn lưu truyền việc Tống Giang và các nghĩa sĩ đều bị Trương Thúc Dạ giết chết, chôn dưới núi Bạch Hổ.
Núi này hiện ở phía Tây Nam cổ thành Hải Châu, cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô.
Núi chỉ cao 62,8 m, được người dân gọi là “Hảo hán doanh” (mộ hảo hán) và lưu truyền bài thơ: “Bạch bích Hổ sơn âm, Phần điệp thảo mộc thanh. Vấn thị thùy gia mộ, Lương Sơn hảo hán doanh”.
(Núi Bạch Hổ vách trắng âm u; mộ phần chồng lên nhau, cây cỏ xanh tốt. Hỏi rằng đó là phần mộ của ai? Rằng là mồ chung của hảo hán Lương Sơn).
Năm 1939 khai quật được tấm mộ chí minh của Võ Công đại phu Chiết Khả Tồn thì lại chép rằng Khả Tồn chiến thắng Phương Lạp rồi mới đi trấn áp Tống Giang, coi đây là một võ công lừng lẫy của mình.
Vì thế, một số ý kiến cho rằng Tống Giang chấp nhận quy hàng nhưng sau đó lại dấy binh phản Tống một lần nữa. Đến năm Tuyên Hòa thứ 4 (1122) thì bị Chiết Khả Tồn trấn áp và giết chết.
Theo Người Lao Động

Trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, không ít hảo hán tôn thờ chủ nghĩa độc thân, điển hình là Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lý Quỳ, Tiều Cái, Công Tôn Thắng, Ngô Dụng…


Họ không màng sắc dục, dồn hết tinh lực để luyện võ, tỉ thí với đời.
Đới Tung từng tán dương Lý Quỳ “Tịnh vô dâm dục tà tâm” (ý nói Lý Quỳ không có tà tâm dâm dục). Lý Quỳ là vị hảo hán có tư tưởng bài xích phụ nữ kịch liệt.
Trông thấy Tống Giang ngồi uống rượu với Lý Sư Sư, Lý Quỳ tức giận, trừng mắt đứng nhìn.
Không chỉ trên Lương Sơn mà nhiều nhân vật hảo hán khác trong truyện cũng coi nhẹ nữ sắc.
Ví như Bát thập vạn cấm quân Giáo đầu Vương Tiến – nhân vật xuất hiện trong phần đầu “Thủy Hử” - chỉ sống với mẹ già đã ngoại lục tuần, không vợ không con.
Theo mô tả trong truyện, Vương Tiến chẳng còn ít tuổi, lại giữ chức Giáo đầu cấm quân, tướng mạo đường hoàng, hành sự cẩn trọng hữu lễ, vì vậy, không thể có chuyện hẩm hiu đường tình.
Lại nói Tiều Cái, tuổi đã 36 - 37, là trưởng thôn Đông Khê, tới Tống Giang cũng phải gọi bằng anh, gia cảnh giàu có, nhưng không màng tới chuyện lập thê lập thất.
Tới cuối đời, vị hảo hán này chỉ chăm chăm “đả ngao cân cốt” (ý chỉ luyện tập võ nghệ để cường tráng gân cốt).
Thời xưa, người Trung Quốc thường kết hôn sớm, nam nữ tới tuổi 15 – 16 đã đủ chín để yên bề gia thất rồi sinh con đẻ cái.
Nhưng trong “Thủy hử”, nhiều nhân vật lại đi ngược với lề lối bấy giờ. Lâm Xung tới 32 tuổi mới chịu kết tóc xe duyên cùng Lâm nương tử.
Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa được liệt vào hàng tam kiệt Hà Bắc, khí vũ hiên ngang, nhưng tới 27 tuổi mới lập chính thất, dù sớm hơn Lâm Xung, nhưng cũng liệt vào hàng muộn màng thời ấy.
Đó là biểu hiện rõ rệt của tư tưởng cấm dục thời xưa. Tam giáo: Nho, Đạo, Thích ảnh hưởng sâu sắc nhất tới xã hội Trung Quốc cổ đại.
Các giáo này đều đề cao tư tưởng “cấm dục”, trong đó, “dâm dục” được liệt ra hàng đầu. Người xưa, đặc biệt là những ai ham mê võ nghệ, thường sùng bái tới mức mê tín mẫu hình “đồng tử chi thân”, suốt đời không lập thê thiếp.
Trong “Thủy Hử”, Thi Nại Am thường dùng câu: “Tướng mạo đường đường cường tráng sĩ, vị xâm nữ sắc thiếu niên lãng” (ý chỉ người tráng sĩ có tướng mạo đường hoàng oai vệ, thiếu niên trẻ tuổi chưa vướng nữ sắc) để mô tả về những đấng nam nhi hãy còn tân.
Ý niệm “Vạn ác dâm vi thủ” (đại ý: trong một vạn điều ác thì dâm dục là đứng đầu) không chỉ tồn tại trong suy nghĩ của kẻ giang hồ, ngay cả Phật môn cũng ủng hộ.
Lỗ Trí Thâm là người xuất gia, môn đệ của trưởng lão Trí Chân.
Khi đã xuống tóc đi tu trên Ngũ Đài Sơn, ông ta vẫn thỏa thuê rượu thịt, đại náo Phật đường, đánh đổ hai tượng tả hữu môn thần, về sau giết người phóng hỏa, nhưng vẫn được Trí Chân trưởng lão ca tụng là có phật tính, tiền đồ phơi phới hơn cả đám chúng tăng không màng rượu thịt, có thể tu thành chính quả.
Ấy là vì Trí Chân trưởng lão nhìn thấu đồ đệ mình không mang tà tâm dâm dục.
Không chỉ các vị hảo hán Lương Sơn, thời xưa, nhiều bậc “cao nhân” cũng sống theo chủ nghĩa độc thân.
Ngay cả phương Tây cũng nhiều nhà khoa học lỗi lạc ở vậy suốt đời, như: Newton, Kant, Cavendish, Nobel…Phải chăng, họ đều tôn thờ quan điểm: “Người đàn ông nếu muốn không tầm thường thì đừng lấy vợ” (danh ngôn của Kant).
Theo Báo Đất Việt

Sẽ không ít bạn ngỡ ngàng khi khám phá ra 10 sự thật khoa học thú vị về việc thưởng thức âm nhạc này.

Nhún nhảy theo điệu nhạc, lắc lư mình để "phiêu" cùng giai điệu trong bài hát - đó có thể là những hành động mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng làm.
Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng, những giai điệu âm nhạc của bài hát đó sẽ chỉ khiến bạn có dịp thả hồn mình lơ lửng cùng ca từ trong bài hát.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích không ngờ đằng sau hành động tưởng chừng như "bản năng" này.
Những lý do dưới đây hẳn sẽ khiến bạn "gật gù" về độ chính xác của chúng và hơn hết là muốn... nghe nhạc ngay-lập-tức.
1. Nghe nhạc buồn sẽ làm bạn... vui 
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ vào năm 2014, rất nhiều người khi được hỏi đã trả lời rằng họ nghe nhạc buồn bởi vì cảm thấy nó mang lại rất nhiều cảm xúc đan xen và phần nào là một chút tích cực.
Có thể kể ra ở đây một số sắc thái tiêu biểu như sự nhớ nhung, bình yên, mềm yếu, mơ hồ hay hoài nghi.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là sự nhớ nhung mới là phương án được nhiều người lựa chọn nhất chứ không phải là đau khổ khi họ nghe nhạc buồn.
Bởi lẽ, những bản nhạc buồn sẽ phản ánh đúng vấn đề trong mối quan hệ và tâm trạng tiêu cực của bạn, giúp bạn gợi nhớ đến những tình tiết "yếu đuối"... Từ đó, bạn sẽ cảm thấy như có người chia sẻ, đồng cảm với mình và thấy nhẹ nhàng hơn.
2. Nghe đi nghe lại một bài hát khiến bạn trở nên thông minh hơn
Trong một bài diễn văn tại Aeon, Elizabeth Hellmuth Margulis - giám đốc phòng nghiên cứu âm nhạc của Đại học Arkansas đã chỉ ra nguyên nhân vì sao nghe đi nghe lại nhiều lần một bài hát khiến chúng ta thích nó.
Theo bà, đơn giản bởi con người thường nhầm lẫn rằng, họ nhận thức những sự vật qua các giác quan nhờ hình hài của chúng như hình tròn hay hình vuông.
Tuy nhiên trên thực tế chúng ta phân biệt được là nhờ những trải nghiệm về vật thể đó trong quá khứ khiến chúng ta có thể gợi ra nó trong đầu.
Điều này được bà gọi là “Hiệu ứng từng trải” - một trong những lý do khiến chúng ta thích nghe đi nghe lại một bài hát.
Bên cạnh đó, bà cũng chỉ ra rằng, nghe đi nghe lại một bài hát khiến bạn trở nên thông minh hơn, vì nó khiến não của bạn phải vận động.
3. Chúng ta nghe sai lời vì chúng ta... muốn thế
Có một sự thật là ngay cả những người bản ngữ đôi khi cũng còn nghe nhầm lời bài hát của một ca khúc do nhạc sĩ ở đó sáng tác.
Điều này xảy ra bởi đôi lúc những gì chúng ta nghe được lại khác với những gì chúng ta vẫn mong muốn và nghĩ trong đầu.
Theo Mark Liberman của Đại học Pennsylvania, chúng ta chỉ nghe một phần nào lời bài hát, phần còn lại là những gì chúng ta tưởng tượng ra khi nghe giai điệu bài hát đó.
4. Càng nghe nhầm, càng nghe nhiều
Trong một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2012, các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng nếu bạn nghe sai lời một bài hát, bạn sẽ thích phiên bản lỗi đó của mình và nghe lại nó theo cách ấy nhiều lần.
Điều này đồng nghĩa với việc mỗi lần bạn nghe lại ca khúc đó, não của bạn sẽ tự “dịch” ca từ lại thành lỗi đúng như lần đầu bạn nghe.
5. Con người thường “phiêu” khi nghe nhiều thể loại nhạc
Đã bao giờ bạn vừa nghe nhạc vừa nhún nhảy hay búng tay chưa? Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi vừa nghe nhạc vừa làm những hành động này thì loại nhạc nào bạn cũng sẽ thấy thích.
Theo nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina trên 196 người trưởng thành về trải nghiệm khi nghe nhạc của họ, nếu càng “phiêu” khi nghe nhạc thì bạn sẽ càng cảm nhận âm nhạc sâu sắc hơn.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ chìm sâu vào giai điệu của một bản nhạc, cho dù là bất cứ thể loại nào, nếu bạn vừa nghe nó vừa nhún nhảy.
6. Không chỉ thăng hoa, âm nhạc còn làm bạn hào phóng hơn
Các nhà khoa học cũng nhận ra rằng, khi nghe thể loại âm nhạc yêu thích của mình, con người ta trở nên rộng lượng hơn và sẵn sàng hào phóng - đưa tiền cho người khác hơn.
Cũng theo nghiên cứu này, khi nghe thể loại khác kém yêu thích hơn, con người ta chi ra ít tiền hơn. Tuy nhiên với chỉ 22 người tham dự khảo sát, nghiên cứu này chỉ như muối bỏ bể.
7. Những ca khúc gây ám ảnh bị gọi là “sâu tai”
Theo Victoria Williamson, nhà nghiên cứu của Đại học Sheffield đã chỉ ra rằng, hiện tượng bị ám ảnh bởi một ca khúc có một số nguyên nhân sau.
Nghe đi nghe lại nhiều lần cũng chỉ là một yếu tố gây nên sự ám ảnh này, tuy nhiên, điều mấu chốt là ở sự liên tưởng.
Ví dụ điển hình nhất là khi Williamson đi vào một tiệm giày và bà bỗng được gợi lại trong đầu giai điệu một bài hát từng nghe trước đó qua cảnh tượng cửa hàng.
Stress cũng là nguyên nhân gây ra sự ám ảnh. Nếu bạn vô tình nghe một bài hát khi đang căng thẳng trong một kỳ kiểm tra, có thể nhiều năm sau bạn vẫn nhớ đến nó.
8. Muốn hết ám ảnh, hãy nghe một bài "gây nghiện" khác
Cố gắng quên một bài hát chỉ càng làm bạn nghĩ về nó nhiều hơn. Theo một số nghiên cứu, nếu bạn thử cách nghe bài hát đó thật là nhiều, ở mọi nơi mọi lúc thì may ra bạn sẽ quên được nó.
Tuy nhiên nếu tất cả mọi cách đều không hiệu quả, hãy thử nghe một bài khác và ít nhất bạn sẽ không bị bài hát cũ ám ảnh nữa.
9. Thể loại nhạc càng đơn giản, album bán càng chạy
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Plus ONE cho thấy, những bản nhạc càng đơn giản, ca từ dễ hiểu, ngắn gọn, "na ná" nhau càng chiếm được nhiều cảm tình của khán giả.
Và đương nhiên, số lượng album tung ra thị trường cũng tiêu thụ được nhiều hơn.
10. Điệp khúc là nhân tố chủ đạo của một bản hit
Trong một bài phân tích về các bài hit thành công, Joseph Nunes của Đại học Nam Carolina nhận thấy một quy tắc rất kỳ lạ. Theo đó, những bài hát có ca từ càng đơn giản với điệp khúc lặp lại càng nhiều lần thì càng dễ trở thành một bản hit.
Cũng theo Nunes và người đồng tác giả bài báo, cứ mỗi lần điệp khúc lặp lại thì cơ hội để một bài hát đứng ở nửa trên của bảng xếp hạng lại tăng lên 14,5%. Tuy nhiên, việc lặp lại quá nhiều lại gây tác hại cho bài hát thay vì giúp nó hay hơn.
Nguồn: Buzzfeed
Theo Kênh 14

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.