Latest Post

Bạn có nên biết là 29 tháng 2 còn gọi là ngày nhuận theo quan điểm thiên văn, những quanh đó ngày đặc biệt này cũng có rất nhiều lời đồn đại.

Theo bí quyết tính vòng quay của hệ mặt trời, từng năm trái đất cần đúng mực 365.2422 ngày để quay hết 1 vòng quanh mặt trời. do đó, cứ sau 4 năm thì số giờ lẻ lại tính đủ một ngày thừa ra. vì thế buộc phải thế hệ có ngày 29 tháng 2.
Lúc vua Julius Caesar năm quyền trị vì, người Hy Lạp cổ thường xuyên tính lịch chỉ có 355 ngày một năm, bởi vậy cứ hai năm lại nhuận ra môth tháng có 22 ngày. Nhưng vơi qui định tính này, cứ mỗi năm các ngày lễ lại trượt ra khỏi các mùa bởi vậy Caesar đả đòi hỏi nhà thiên văn của ông, Sosigenes đơn giản hoá bí quyết tính. Sosigenes chia một năm thành 365 ngày với một ngày nhuận sau 4 năm để bù vào những giờ thừa ra của năm. bởi thế mà ngày 29 tháng 2 ra đời.
Cứ 4 năm lại có một năm nhuận theo quy luật của bàn tay. Nhưng câu chuyện chưa dứt ở đây. từng một năm sẽ là 365 ngày và ¼. Nhưng trường hợp như vậy thì không có gì để nói. Giáo hoàng Gregory XIII và các nhà thiên văn đã thấy của 400 năm thì 3 ngày nhuận lại bặt tăm, dựa vào vào vòng quay của mặt trời. Phép toán này còn dang dở từ ấy nhưng cứ 10000 năm thì nên xem lại bí quyết quay vòng của các năm nhuận một lần.
Mô tả ảnh.
 
Quan niệm rằng một người thiếu nữ đã đề xuất một năm nhuận được quy vào rất nhiều data lịch sử. Còn vô vàn tranh cãi nhưng một quan điểm tới từ thánh Bridget ở thế kỷ vật dụng 5. Một người thiếu phụ phàn nàn rằng cô đã cần phải chời đợi quá lâu để vị hôn thê cầu hôn cô. Thánh St Patrick cho nên đã cho phép người thiếu nữ một ngày trong năm nhuận để hồi đáp - ngày của tháng ít nhất trong năm. Một câu chuyên khác là nữ hoàng Margaret của Scotland đã ban hành mức phạt cho những người đà ông từ chối lời cầu hôn vào những năm nhuận. Nhưng đa số người hoài nghi rằng nữ hoàng khi đó chỉ có 5 tuổi và sống xa Na Uy nên quan điểm này tuyệt đối không được chấp thuận cho đến thế kỷ 19.
Ở Phương tây 29/2 được xem là ngày phụ nữ cầu hôn, ngày họ có thể thổ lộ với bất kỳ chàng trai nào.
Ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận của lịch Gregory. Theo định nghĩa, năm nào có ngày này là một năm nhuận. Nó chỉ xuất hiện mỗi bốn năm một lần như 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, v.v. Đặc biệt năm nào có số chỉ năm chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400 không phải là năm nhuận, ví dụ như các năm 1700, 1800, 1900, 2100, v.v. chỉ có 365 ngày.
29/2 không chỉ là ngày đặc biệt đối với những người sinh vào ngày này được sinh nhật đúng ngày, mà ngày mà người phương tây xem là ngày phụ nữ cầu hôn.
Theo truyền thuyết phương Tây, truyền thống này đã có từ hồi thế kỷ thứ 5 tại Ireland, khi vị nữ thánh Kildare than phiền với thánh Patrick rằng phụ nữ ở xứ Ireland phải chờ đợi rất lâu mới được đàn ông trong vùng cầu hôn. Thánh Patrick đã đồng ý, chấp nhận cho phụ nữ trong vùng được phép hỏi cưới bất kỳ đàn ông nào mà họ thích vào ngày 29 tháng 2 mỗi năm nhuận.
Cho đến năm 1288, ở Scottland truyền thống này được nâng lên thành một đạo luật ban bố bởi nữ hoàng Margarite và ngày 29/2 trở thành "ngày quyền lợi phụ nữ". Vì thế, trong ngày này, phụ nữ Scottland có thể cầu hôn với bất cứ người đàn ông nào mà họ yêu thương. Theo thời gian, phong tục này được lan rộng ra cả Châu Mỹ và châu Âu, đây được coi là cơ hội để phái yếu bày tỏ tình cảm với phái mạnh mà không phải chịu bất cứ rào cản nào.
Ở Đan Mạch, người đàn ông khi từ chối lời tỏ tình phải tặng cho cô gái đó 12 đôi găng tay, còn ở Phần Lan người đàn ông phải tặng vải để phụ nữ may váy.
Trong lịch sử đã có rất nhiều nhân vật nổi tiếng nên duyên nhờ chủ động cầu hôn trong ngày này. Ngoài ra, trong một vài ngày 29/2 trở lại đây nhiều sự kiện thú vị đã diễn ra.
Ngày 29/2/2004, hơn 7.000 phụ nữ Anh "rủ nhau" chủ động cầu hôn bạn trai, trong đó một MC đã cầu hôn thành công bạn trai ngay trên sóng truyền hình.
Học tập phái nữ phương Tây, ngày 29/2/2008, website môi giới hôn nhân nổi tiếng Trung Quốc "Bách Hợp" cũng tổ chức chương trình "Bây giờ đến lượt chúng ta ngỏ lời" để cổ vũ, khuyến khích chị em hãy mạnh dạn "vùng lên" giành lấy hạnh phúc.
Theo Khỏe và Đẹp

Có những điều, người ta học cả đời có khi chưa còn chưa thạo. Dưới đây là 7 điều như vậy.

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Thứ nhất, “học nhận lỗi“. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Thứ hai, “học nhu hòa“. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.
Thứ ba, “học nhẫn nhục“. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
Thứ tư, “học thấu hiểu“. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
Thứ năm, “học buông bỏ“. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
Theo Khỏe và Đẹp

Rau xanh là thức ăn hàng ngày không thể thiếu vì rau xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, trước tiên là tốt cho hệ tiêu hóa.

Hỏi: Vì sao ăn rau xanh tốt cho tiêu hóa?

Đáp: Tất cả các loại rau có lá màu xanh đều có tác dụng chống táo bón vì giàu chất xơ.
Chúng chủ yếu có tính kiềm do đó làm trung hòa các axit được tạo ra khi ăn đường, trứng, thịt và các chất dịch cơ thể. Nhờ đó nó duy trì được tính kiềm yếu cho đường ruột, giúp loại bỏ máu độc.


Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm ra một loại đường quý hiếm trong lá rau có tác dụng nuôi vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hỗ trợ cho tiẻu hóa ngăn chặn vi khuẩn có hại gây bệnh.

Loại đường quý hiếm này gọi là sulfoquinovose (viết tắt là SQ) là phân tử đường duy nhất chứa chất lưu huỳnh – là khoáng chất nhiều thứ ba trong cơ thể người.

Và là một trong những axit amino quan trọng tạo thành protein cho các tế bào, mô, hoóc môn, enzyme và các kháng thể.


Nhà nghiên cứu Spencer Williams thuộc trường ĐH Melbourne, Australia, cho biết: “SQ là phân tử đường duy nhất có chứa lưu huỳnh và tiêu hủy phân tử bằng vi khuẩn giải phóng lưu huỳnh ra môi trường.

Chu trình này gọi là “chu kỳ lưu huỳnh” được các bộ phận khác trong cơ thể tái sử dụng”.
Các loại lá rau xanh đều sản sinh ra đường SQ để quang hợp. Lá rau càng nhiều đường SQ thì càng xanh tươi. Mỗi năm, lá rau xanh trên khắp thế giới sản xuất ra lượng đường SQ nhiều bằng tổng sản lượng quặng sắt trên toàn cầu.

Nhà nghiên cứu Ethan Goddard-Borger thuộc Viện Nghiên cứu Walter và Eliza Hall ở Melbourne, Australia, cho biết:

“Không ai biết về đường SQ tồn tại trong lá rau xanh. Nhưng thực ra sâu bọ ăn lá rau, đường SQ đi vào đường ruột làm chúng tăng trưởng nhanh".

“Nghĩa là đường SQ cũng có lợi cho con người”.

Suốt mấy thập kỷ qua, không ai biết vi khuẩn có lợi trong đường ruột chúng ta sản sinh ra từ rau được dùng như nguồn năng lượng, cho đến khi các nhà khoa học tìm ra đường SQ có trong bất cứ lá rau xanh nào.

Nhóm nghiên cứu Australia đã nhận ra loại enzyme trước đây chưa được biết đến, gọi là YihQ, dùng vi khuẩn để cách ly, hấp thụ và chuyển hóa các loại đường chứa lưu huỳnh.

Vi khuẩn có tác dụng bảo vệ, như E. coli trong đường ruột, coi đường SQ là nguồn năng lượng. E. coli tạo ra hàng rào chắn ngăn chặn sự xâm nhập và tăng trưởng của vi khuẩn có hại, nên sâu bọ ăn rau tăng trưởng nhanh.

E. coli là vi khuẩn cần thiết cho đường ruột. Chúng ta tiêu thụ đường SQ từ lá rau xanh sẽ tốt cho vi khuẩn đường ruột và có lợi cho tiêu hóa.

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Australia không chỉ giải thích điều bí ẩn “vì sao phân tử đường có nhiều nhất lại chuyển hóa từ cây này sang cây kia”, mà còn khám phá ra loại kháng thể hoàn toàn mới trong đường ruột được hấp thụ từ rau xanh.

Theo Trí Thức Trẻ

Thực tế, cuộc sống của những hiệp sĩ trên lưng ngựa rất khó khăn và gian khổ chứ không huy hoàng như những gì có trên phim ảnh.

Qua phim ảnh hay tiểu thuyết, truyện cổ tích... chúng ta vẫn hình dung ra những kỵ sĩ là những người hành hiệp trượng nghĩa, với lòng quả cảm và gan dạ, họ giống như là những người anh hùng hành động vì công lý.

Luôn đứng về phía kẻ yếu và cũng là những lãng tử lãng mạn. Nhưng liệu sự thật có phải như vậy?

Hiệp sĩ là một nghề

Thực tế cuộc sống của những hiệp sĩ trên lưng ngựa rất khó khăn và gian khổ chứ không huy hoàng như những gì có trên phim ảnh. Họ cũng phải mưu sinh với cuộc sống khắc nghiệt thời loạn lạc.

Các hiệp sĩ ban đầu xuất thân từ tầng lớp các chiến binh nghèo khổ thời kì đầu phong kiến. Họ không có địa vị xã hội một cách cụ thể, thậm chí còn đói kém hơn cả nông dân. Chỉ một số được trọng dụng và ban phát tiền bạc để có địa vij trong xã hội.

Nếu quay trở về thời kỳ Trung Cổ thì bạn sẽ thấy hiệp sĩ là một "nghề" như bao nghề khác và công việc này chẳng lấy làm lạ lúc bấy giờ.

Nếu bạn có đủ sức khỏe, đây hoàn toàn có thể là một con đường đi cho bạn. Đây được xem là "nghề tự do" đầu tiên.

Làm thế nào để trở thành hiệp sĩ?


Con đường trở thành một hiệp sĩ gồm 3 giai đoạn.
Con đường trở thành một hiệp sĩ gồm 3 giai đoạn.

Nếu bạn cảm thấy thích thú với cuộc sống tự do và các cuộc chinh chiến thì chắc hẳn bạn sẻ muốn biết cách để trở thành một hiệp sĩ. Có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Người hầu của lãnh chúa

Quá trình bắt đầu vào năm một cậu bé 7 tuổi, cậu bé sẽ được gửi đến nhà một lãnh chúa như một người hầu.

Ở đó, cậu bé sẽ học cách cư xử, phép lịch sự, sạch sẽ và tôn giáo từ những người hầu nữ trong gia đình lãnh chúa.

Và học cách săn bắn cùng cách nuôi chim ưng, một số kỹ năng phụ khác như chuẩn bị ngựa, cưỡi ngựa, cách sử dụng tất cả các loại áo giáp và vũ khí .

Giai đoạn 2: "Học việc" một hiệp sĩ


Các hiệp sĩ cũng bắt nô lệ cho mình.
Các hiệp sĩ cũng bắt nô lệ cho mình.

Đến năm 14 tuổi, cậu bé sẽ đi theo hầu một hiệp sĩ khác để học thêm nhiều điều khác từ những trận đấu của chủ. Nhiệm vụ chính của cậu bé là chuẩn bị ngựa và binh khí cho chủ nhân.

Điều này rèn luyện cho cậu bé tính cách của một kị sĩ: Kiên nhẫn, rộng rãi và, nhất là, trung thành. Vị hiệp sĩ kia sẽ chỉ dạy cậu bé mọi điều để trở thành một hiệp sĩ.

Khi cậu bé lớn hơn một ít, cậu bé sẽ theo chủ vào chiến trường, và giúp đỡ hiệp sĩ đó nếu họ bị thương.

Một số cậu bé đã được phong hiệp sĩ ngay trên chiến trường nhờ sự chiến đấu dũng cảm, nhưng hầu hết chỉ được phong tước hiệp sĩ bởi những lãnh chúa sau khi đã huấn luyện hoàn chỉnh.

Giai đoạn 3: Phong tước hiệp sĩ


Những cuộc thập tự chinh do các dòng hiệp sĩ phát động.
Những cuộc thập tự chinh do các dòng hiệp sĩ phát động.

Cậu bé sẽ trở thành một hiệp sĩ vào khoảng 18-21 tuổi. Một khi đã hoàn tất việc đào tạo, cậu bé sẽ được phong tước giống như hình thức tốt nghiệp vậy.

Khi đó, cậu bé sẽ phải cầu nguyện cả đêm, xưng tội trước ngày phong tước trong một nhà thờ. Sau đó, cậu phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo trắng và quần màu vàng, áo khoác tím, rồi được phong tước bởi vua hay lãnh chúa.

Vào thời Trung Cổ, cậu sẽ phải thề tuân theo quy định của một kị sĩ, và không bao giờ chạy trốn khỏi chiến trường. Và mọi phụ nữ sẽ gõ nhẹ lên áo giáp của cậu.

Cậu cũng có thể được phong tước ngay trên chiến trường, lúc mà lãnh chúa đơn giản chỉ cần đặt tay hay thanh kiếm của mình lên vai của cậu và nói: "Anh là hiệp sĩ".

Những bộ áo giáp nặng nề


Trang bị chiến đấu nặng nề.
Trang bị chiến đấu nặng nề.

Đối với hiệp sĩ việc khoác lên mình chiếc áo giáp là việc rất mất thời gian, đòi hỏi phải có người hỗ trợ. Khối lượng của chúng cũng lên tới 50 đến 60 kg.

Bạn tò mò muốn biết khi mặc chúng thì các kỵ sĩ giải quyết các vấn đề các nhân như thế nào ư? Việc thay đồ hay cởi bỏ rất mất thời gian.

Do đó những bộ áo giáp có thiết kế đặc biệt giúp các kỵ sĩ thực hiện những việc đơn giản như vệ sinh cá nhân thuận lợi hơn.

Ngoài việc bảo vệ cơ thể trong những trận đánh nguy hiểm thì áo giáp thời trung cổ còn được coi như một thứ đồ trang sức để thể hiện đẳng cấp.

Hiệp sĩ là những người bóc lột nông dân nặng nề nhất


Hiệp sĩ thu thuế của người dân trên vùng đất mình bảo vệ.
Hiệp sĩ thu thuế của người dân trên vùng đất mình bảo vệ.

Trái với những câu chuyện cổ tích về những hiệp sĩ hào hoa, giải cứu nang công chúa khỏi những con rồng hung bạo. Thực tế đôi khi khiến chúng ta bất ngờ.

Là một nghề nên công việc của một hiệp sĩ là chiến đấu và được trả lương như bao nghề khác, nguồn sống của họ đến từ những trận chiến trên lưng ngựa. Vì thế thông thường các hiệp sĩ lại chính là những người phát động các cuộc chiến.

Sau khi vua Charlemagne mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt đẫm máu, đã có rất nhiều chiến binh được ban thưởng tiền bạc và quyền lực, nhiều người trong số họ có địa vị trong xã hội.

Sau thời Charlemagne, tầng lớp chiến binh này tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Các lãnh chúa cần họ để cai trị và chống lại cuộc tấn công của người Viking, người Hồi giáo và người Magyar.

Kể từ đây, những hiệp sĩ "phất lên" ở khắp châu Âu, họ bắt đầu chiếm giữ nhiều đất đai hơn, một số trở thành quý tộc giàu có, số khác làm lãnh chúa. Dần dần, những trận đánh nhau, cướp bóc trên lưng ngựa lại trở mục tiêu chính của họ.

Chính vì vậy mặc dù khẩu hiệu chung của những hiệp sĩ là: "Bảo vệ kẻ yếu, kẻ không thể tự bảo vệ mình và chiến đấu cho sự thịnh vượng chung của mọi người" nhưng tầng lớp này lại là những người bóc lột nhân dân nặng nề nhất.

Họ thu thuế bảo vệ của những hộ dân trong vùng và nếu ai không nộp sẽ chịu nhiều hậu quả đáng sợ. Tồi tệ hơn, các hiệp sĩ mang dòng máu quý tộc chính là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc chiến tranh vào thời kì Trung Cổ.

Họ ép dân thường tham gia vào những cuộc chinh chiến đẫm máu để tranh giành đất đai, vàng bạc.
Hiệp sĩ là những người lạnh lùng và tinh thần thép


Hình tượng bí ẩn của hiệp sĩ.
Hình tượng bí ẩn của hiệp sĩ.

Được bao bọc bởi lớp giáp sắt cứng nhắc và lạnh lẽo, che đi gần hết khuôn mặt, Hiệp sĩ trở thành những kẻ lạnh lùng vì không ai thấy được cảm xúc thật của họ do lớp mũ giáp che đi. Nhưng họ lại là những người có rất nhiều vấn đề về tâm lý.

Đối mặt với những nguy cơ chấn thương luôn hiện hữu, các hiệp sĩ đôi khi phải vật lộn với nỗi tuyệt vọng, bất lực, sợ hãi và ảo tưởng, thậm chí họ còn mắc chứng trầm cảm sau chấn thương hay những rối loạn liên quan.

Các nhà khoa học đã công nhận rằng, việc phải trải qua những cuộc chiến đấu, khủng bố, tra tấn khủng khiếp có thể dẫn đến một loại rối loạn tâm lý nghiêm trọng mà bây giờ người ta gọi là PTSD.

Mới đây, nhà sử học thời Trung cổ Heeboll-Holm đến từ Đại học Copenhagen đã tập trung nghiên cứu ba tài liệu do Geoffroi de Charny, một hiệp sĩ người Pháp thế kỷ 14 đồng thời là cố vấn đáng tin cậy của vua John II, viết.

Ông phân tích tâm lý và nhận thấy:

“Công việc này khiến người ta phải chịu đựng sự nóng bức, đói khát và vất vả, thời gian ngủ thì quá ít và thường xuyên phải cảnh giác. Giấc ngủ cũng không mấy thoải mái khi nằm trên đất mà lại hay bị đánh thức đột ngột.

Và bạn hoàn toàn bất lực nếu muốn thay đổi tình hình. Bạn sẽ thường xuyên trải qua sự sợ hãi khi nhìn thấy kẻ thù lao về phía mình với thanh kiếm hay lưỡi giáo. Những mũi tên đang bay tới mà bạn lại không biết làm thế nào để tự bảo vệ mình.

Bạn nhìn thấy mọi người chém giết lẫn nhau, bỏ chạy, chết hay bị bắt làm tù binh. Bạn nhìn thấy các thi thể của đồng đội.

Tuy nhiên, con ngựa của bạn vẫn sống, và với tốc độ cực nhanh của nó, bạn có thể trốn thoát trong sự ô nhục, nhưng nếu bạn ở lại, bạn sẽ được tôn vinh”.

Như vậy cuộc sống tinh thần của họ cũng không giống như hình tượng mà chúng ta được biết đến.
Tại sao hiệp sĩ lại dần mất đi chỗ đứng của mình


Hiệp sĩ dần mất đi chỗ đứng bởi sự phát triển vũ khí.
Hiệp sĩ dần mất đi chỗ đứng bởi sự phát triển vũ khí.

Mặc dù các cuộc chiến vẫn kéo dài suốt thời kỳ Trung Cổ và Hậu Trung Cổ nhưng địa vị của hiệp sĩ dần mất đi khi súng ống và thuốc nổ xuất hiện. Chúng khiến những cuộc chiến "tay đôi" chính diện không còn hiệu quả.

Từ đó, hiệp sĩ chỉ dành cho một số rất ít người trong giới quý tộc. Hiệp sĩ từ đó chủ còn là một chức vụ mang tính chất danh dự hay chỉ còn là một chức quý tộc nhỏ.

Theo Trí Thức Trẻ

Cương thi - những con ma mặc trang phục nhà Thanh với 2 tay duỗi thẳng nhảy tưng tưng, hút máu người đã trở thành “thương hiệu” cho thể loại phim kinh dị Hồng Kông.

Nguồn gốc của cương thi

Các khán giả Việt Nam, đặc biệt là những fan phim Hồng Kông chính hiệu đều không còn lạ lẫm gì với hình tượng cương thi.

Chúng được dùng để chỉ những cái xác tứ chi cứng nhắc, đầu luôn ngẩng cao, mắt luôn nhìn thẳng, hai chân khép chặt vào nhau và thi thể không bị phân hủy.

Thuở trời đất còn hỗn mang, có bốn cương thi được coi là thủy tổ, tên gọi Thiên Địa Cương Tổ, trong đó, Hàn Bạt là nhân vật được biết đến nhiều nhất. Ba cương thi thủy tổ còn lại có tên: Doanh Câu, Hậu Khanh và Tương Thần.


Tương truyền, nếu người chết mang theo oán hận thì oán khí sẽ tích tụ tại cổ họng, không có cách nào tiêu tán, vì thế mà biến thành cương thi.

Tại sao cương thi mặc trang phục truyền thống nhà Thanh

Quan phục triều Thanh thường có hình dáng thẳng và rộng, màu xanh đen sẫm, cộng thêm chiếc nón trên đầu.

Ngay cả khi cương thi nhảy múa thì quần áo vẫn cứng đờ, chính vì thế rất thích hợp để quay phim.
Ngoài ra, trang phục biểu diễn thời nhà Thanh rất đa dạng phong phú, giá thành lại rẻ. Những bộ phim chủ đề cương thi thường có ít kinh phí, để có lãi, các nhà chế tác đều cho cương thi mặc trang phục triều Thanh.


Những bộ phim nổi tiếng như Cương thi tiên sinh, Cương thi diệt ma, Cương thi vật cương thi … đều sử dụng hình tượng này.

Những cấp độ tiến hóa của cương thi

Khi mới trở thành cương thi các xác chết được gọi là “Bạch Cương Thi” chúng sợ mọi thứ như nước,ánh nắng mặt trời, gà, chó và người… Chúng gần như vô hại.


Nhưng khi, các bạch cương thi hút được máu cừu và gà chúng sẽ trở thành những hắc cương thi, chúng sẽ tấn công và hút máu con người khi ngủ.

Sau khi hút máu được nhiều người, các hắc cương thi tiến hóa thành những cương thi nhảy như chúng ta thường thấy trong phim.

Tuy nhìn điệu bộ của chúng khá hài hước nhưng chúng cũng giống như các nhân vật Ma Cà Rồng trong các bộ phim điện ảnh phương tây.

Những cương thi này sẽ giết người để hút sinh khí duy trì sự sống, biến con người trở thành cương thi qua một vết cắn.


Sau 100 năm Cương Thi Nhảy tiến hóa thành Cương Thi Bay chúng di chuyển với tốc độ của gió, có thể trèo cây và các công trình cao một cách dễ dàng.

Chúng hút tinh khí của con người và động vật mà không để lại bất cứ dấu vết nào.

Cương Thi Bay sau 100 năm sẽ tiến hóa thành những Hạn Bạt có sức mạnh khủng khiếp, có khả năng biến hình và gây hạn hán. Thời xưa, khi hạn hán người dân đều nghĩ là do Hạn Bạt gây ra.

Sau hàng ngàn năm hay chục ngàn năm những Hạn Bạt sẽ trở thành một sinh vật có sức mạnh vô biên, không ai có thể đối phó được với chúng.


Nếu muốn diệt cương thi hãy dùng pháp kiếm để đâm vào tim. Khi phát hiện xác cương thi, cách đơn giản nhất chỉ có là hỏa táng.

Các đạo sĩ ngày trước thường biến xác chết thành cương thi sau đó dùng bùa chú để dẫn dắt cương thi trở về quê quán theo ý của người nhà.

Họ thường đi vào ban đêm, tránh để người dân nhìn thấy sẽ mất linh nghiệm. Muốn làm điều này họ phải có một Pháp Đăng dẫn đường.

Theo Soha

Cách đây đúng 60 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu.

Ngày này được xem là ngày tôn vinh các Y, Bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế và Bộ Y tế đã lấy ngày 27 tháng 2 là ngày truyền thống của ngành. Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định ngày 27 tháng 2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/02
 

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/02

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều:
- Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.
Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.
- Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang.
Vì vậy , cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. "Lương y phải như từ mẫu", câu nói ấy rất đúng.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/02
Ngày 27/2/1955 Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế
- Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng.
Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây".
Do ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, năm 1985 Đảng và Nhà nước ta đã quyết định lấy ngày 27/2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam. Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc đã có biết bao thế hệ cán bộ, nhân viên ngành y tế đã có mặt trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc để phục vụ sức khỏe bộ đội và nhân dân, kể cả trực tiếp cầm súng đánh giặc giữ nước. Đã có không ít người đã để lại một phần cơ thể mình nơi chiến trường, mang trong mình những căn bệnh quái ác do chất độc hóa học của chiến tranh, thậm chí nhiều người đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường mà không bao giờ trở lại, tiêu biểu như liệt sỹ- bác sỹ Đặng Thùy Trâm.
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ và nhân viên ngành y tế tiếp tục học tập, nghiên cứu khoa học và cứu chữa người bệnh, đóng góp xứng đáng vào phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện. Có rất nhiều giáo sư, bác sĩ đã được nhà nước vinh danh phong tặng là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, chiến sỹ thi đua như: giáo sư tiến sỹ Tôn Thất Tùng, giáo sư Đặng Văn Ngữ, giáo sư Hoàng Đình Cầm, giáo sư Lê Thế Trung, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch....Đó là những tấm gương sáng về đạo đức, tinh thần vì nước, vì dân, sống hết mình vì người bệnh , xứng đáng là tấm gương sáng để các thế hệ sau noi theo và phát huy để phục vụ tốt hơn nữa trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Theo Khỏe và Đẹp

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.