Một nhóm các nhà khoa học tại Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về tần suất nói dối trên 1.000 người dân Mỹ trưởng thành. Trong đó, các thành viên tham gia được yêu cầu liệt kê số lần họ đã nói dối trong 24h qua.
Những sự thật không tin nổi về lời nói dối của con người
Một người nói dối trung bình 1,65 lần/ngày
Theo kết quả của nghiên cứu đăng trên chuyên san Human Communication Research năm 2010 tổng hợp từ 3 cuộc khảo sát nhỏ, tần suất nói dối trung bình của một người là 1,65lần/ngày.
Trẻ bắt đầu nói dối từ khi 6 tháng tuổi
Nghiên cứu của khoa tâm lý Đại học Portsmouth (Anh) trên 50 trẻ em và bố mẹ chúng cho thấy trẻ bắt đầu "nói dối" ngay từ khi mới được 6 tháng tuổi.
Theo đó, trẻ giả vờ khóc hoặc cười để thu hút sự chú ý của người lớn. Đến khoảng tháng thứ 8, chúng bắt đầu hình thành những hành vi phức tạp hơn như giấu việc tham gia những hoạt động bị cấm hoặc cố làm cha mẹ xao nhãng. Khi trẻ 2 tuổi, hành vi này phát triển phức hơn nữa để chống đối những hình phạt của cha mẹ.
Phụ nữ nói dối thông minh và trót lọt hơn đàn ông
Cuộc khảo sát tiến hành bởi Susan Shapiro Barash, tác giả cuốn Little White Lies, Deep Dark Secrets cho thấy 80% thành viên tham gia thừa nhận phụ nữ nói dối thông minh hơn và trót lọt hơn đàn ông.
Trong đó, 75% phụ nữ thừa nhận họ hay nói dối ở nơi làm việc để giữ vị trí, 75% cho biết họ thường nói dối bạn trai, chồng hoặc người thân trong gia đình khi đề cập tới chuyện tiền bạc.
Nói dối qua điện thoại phổ biến hơn
Nghiên cứu của Đại học Cornell (Mỹ) cho thấy con người có xu hướng nói dối nhiều hơn khi giao tiếp qua điện thoại, thay vì email hoặc gặp mặt trực tiếp. 37% thành viên tham gia nói dối khi giao tiếp qua điện thoại. Tỷ lệ này ở nhóm gửi tin nhắn là 21%, email là 14% và gặp mặt trực tiếp là 27%.
Theo các nhà khoa học, giao tiếp qua điện thoại vẫn thuộc loại giao tiếp ngôn từ, trong khi đó email hoặc tin nhắn là loại giao tiếp phi ngôn từ, bởi vậy 2 người nói chuyện không phải tiếp nhận trực tiếp cảm xúc của đối phương, đồng thời cũng rất ít khi bắt gặp câu hỏi phải trả lời ngay lập tức như khi nói chuyện điện thoại.
Tần suất nói dối của đàn ông gấp 2 lần phụ nữ
Theo cuộc khảo sát tiến hành bởi hãng phim 20th Century Fox Home Entertainment khi ra mắt bộ phim Lie to me Season 1, trung bình một tuần, nam giới nói dối 42 lần với người yêu, vợ, sếp và đồng nghiệp. Như vậy, tần suất nói dối của họ là 2.184 lần/năm và khoảng 126.672 lần trong một đời người.
Ngược lại, phụ nữ nói dối nhiều nhất 3 lần/ngày, như vậy tần suất nói dối của họ là 1.092 lần/năm và 68.796 lần trong một đời người.
Câu nói dối phổ biến nhất: “Không có gì. Anh/em vẫn ổn”
Cũng theo cùng cuộc khảo sát của hãng Fox trên 2.000 nam và nữ giới, lời nói dối phổ biến nhất của cả 2 giới là: “Không có gì. Anh/em vẫn ổn!”.
Với riêng từng giới thì đàn ông thường nói dối về lần nhậu nhẹt gần đây nhất của họ hoặc một mực khẳng định rằng vợ/người yêu của mình không hề béo. Trong khi đó, phụ nữ lại có xu hướng giấu giếm chuyến đi mua sắm gần đây nhất của mình.
Phụ nữ nói dối trung bình 3 lần/ngày với chồng, đồng nghiệp hoặc sếp của họ
Một nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta có xu hướng nói dối những người thân quen với mình nhất. Vậy nên, có lẽ không có gì bất ngờ khi một nghiên cứu cho rằng phụ nữ nói dối trung bình 3 lần/ngày với chồng, đồng nghiệp hoặc sếp của họ. Đôi khi những lời nói dối trong các mối quan hệ thân quen lại làm cho mối quan hệ này trở nên dễ chịu hơn.
Đàn ông nói dối trung bình 6 lần/ ngày với vợ, đồng nghiệp của sếp của họ
Có một bất ngờ khá thú vị khi con số nói dối trung bình/ngày của đàn ông lại cao gấp đôi phụ nữ. Trung bình, đàn ông nói dối 6 lần/ngày với vợ, đồng nghiệp hoặc sếp của họ.
31% số người được hỏi từng nói dối trên hồ sơ
Có rất nhiều người đã nói dối và ghi những điều không đúng sự thật lên hồ sơ của mình nhằm tìm kiếm những công việc tốt hơn. Những lời nói dối này thường liên quan đến kinh nghiệm làm việc, nơi làm cũ, kỹ năng…Trung bình có 31% mọi người đã nói dối trên hồ sơ của mình.
Máy phát hiện nói dối không phát hiện ra việc nói dối
Trái ngược với niềm tin của nhiều người, những chiếc máy phát hiện nói dối thực sự chưa chắc đã phát hiện được việc nói dối. Chức năng chính của nó là để đo lường mức độ lo lắng, thường là cao hơn khi chúng ta nói dối.
Chiếc máy này có thể phát hiện nói dối chuẩn xác với những người thiếu kinh nghiệm. Nhưng với những người nói dối thành thạo và có thể kiểm soát được mức độ lo lắng thì chiếc máy này trở nên vô dụng.
Chỉ có 12% số người trưởng thành thừa nhận nói dối 'thường xuyên’
Nhìn lại con số 60% mỗi người trong chúng ta nói dối ít nhất 1 lần trong cuộc trò chuyện kéo dài 10 phút, thì có thể thấy con số 12% số người trưởng thành thừa nhận thường xuyên nói dối là rất khiêm tốn. Con số này thể hiện rằng, có khá ít người dám thừa nhận rằng mình thường nói dối.
Theo Khoa Học