Latest Post

Tình yêu là thứ tình cảm cao đẹp thiêng liêng của con người. Trong Phật giáo, tình yêu được biểu hiện dưới nhiều góc độ rất nhân văn.

Phật đã dạy rằng, “có hiểu mới có thương”, từ bi phải gắn liền với trí tuệ. Không hiểu thì không thể có sự yêu thương sâu sắc, không hiểu cũng không thể có tình yêu thương đích thực, nói cách khác, tình thương yêu cần được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết. Mỗi người đều có những nỗi niềm riêng, hạnh phúc riêng và cả sự đau khổ riêng. Nếu không hiểu thì sẽ giận hờn, trách móc, ảnh hưởng xấu tới chuyện tình cảm. Nếu không hiểu thì sự yêu thương của mình sẽ làm cho người khác cảm thấy khó chịu, phiền toái. Nếu không hiểu sẽ làm cho người mình yêu thương phải đau khổ suốt đời. Trong cuộc đời này, người ta thường vô tình mà làm khổ nhau.
Tình yêu theo lòi Phật dạy, vừa là trí tuệ, vừa là nhân ái.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Yêu ai là phải làm cho người ta bớt khổ
Trong cõi đời này, đôi khi người ta thường nhân danh tình yêu mà làm khổ nhau. Yêu mà chẳng thương thì yêu để làm gì?
Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.
Chính vì thế, trót yêu ai rồi, thì hãy thương lấy người ta nữa, đừng nhân danh tình yêu khiến người ta áp lực, người ta đau khổ.
Tình yêu phải có đủ bốn từ: Từ, bi, hỷ, xả
"Từ" là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
"Bi" là khả năng khiến đối phương không còn khổ nữa. Tình yêu đích thực chỉ có thể làm người ta hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Thứ ái tình mà lúc nào cũng chìm đắm trong đau khổ và nước mắt thì không phải tình yêu thực sự.
"Từ bi" chính là khả năng mang lại hạnh phúc cho nhau, cứu rỗi nhau khỏi những nỗi đau trần tục. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
"Hỷ" là niềm vui, tình yêu chân thật sẽ mang lại niềm vui cho con người. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
"Xả" là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Nói cách khác, là việc mình sẵn sàng được sống vì người khác. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
Theo Phunutoday

Lí do nào khiến bạn đã "ở hiền" mà chưa thấy "gặp lành", trong khi bao kẻ "xấu xa" khác lại hạnh phúc đến thế?

Một người nọ, cảm thấy mình đã cố gắng tu tâm tích đức, sống lương thiện chăm chỉ mà cuộc đời vẫn “lận đận” chẳng đi đến đâu, liền đến gặp một bậc thầy để tìm hiểu nguyên do. Người đó hỏi: “Tại sao những người ở hiền như con lại chẳng gặp lành, còn nhiều người ác hơn mà sống quá sung sướng vậy?”

Người thầy từ tốn trả lời:

“Một người cảm thấy khổ trong lòng, chắc chắn vẫn còn mang giữ những ác ý nào đó. Người không giữ ác ý, tâm sẽ không thống khổ. Vì vậy, con thấy mình khổ là do con chưa thực sự là người thiện lương, còn những người con nghĩ là ác lại chưa chắc đã là người ác. Vì người ác sẽ không thể sống vui vẻ thực sự”.

Không phục, người nọ liền đáp: “Tại sao con lại là người ác ý, thưa thầy? Con đã sống rất lương thiện mà?”

chuyen dang suy ngam tai sao o hien ma chang gap lanh phunutodayvn

"Ở hiền mà không gặp lành, có thể vì con hiền... chưa đủ". Ảnh: minh họa

Thầy trả lời:

“Con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con còn tồn tại điều ác. Con hãy nói ta nghe những nỗi khổ của mình, ta sẽ nói con biết đó là điều ác nào”.

Như được cởi tấm lòng, người nọ liền nói liền một mạch về những nỗi khổ anh ta cảm thấy trong đời. Làm việc chăm chỉ, mà tiền lương chẳng đáng là bao, nhà cửa chật hẹp, khiến anh ta luôn chịu cảnh thấy thua thiệt so với người khác. Trong khi có những kẻ, văn hóa chẳng có, trình độ không đến đâu, lại có được cả đống tiền bên người. Anh ta tự thấy mình là trí thức, mà mức sống hiện tại thật không xứng đáng, người thân cũng chẳng nghe lời anh ta khuyên bảo, khiến anh cảm thấy vô cùng khó chịu và không phục.

Bậc thầy lại một lần nữa mỉm cười và giải thích với anh:

“Con đã có thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và gia đình, thậm chí có cả nhà để ở, chứ không phải lưu lạc lang thang ngoài đường xó chợ - thế nhưng vì còn ác tâm tham lam đối với tiền tài và của cải, nên con vẫn muốn có thêm nữa, mà không có được thì cảm thấy khổ.

Con nghĩ đến những người trình độ chưa bằng mình mà không phục, như vậy là còn ác tâm đố kị. Tự cho mình có văn hóa nên phải được sung sướng, như vậy là ác tâm ngạo mạn.

Muốn người thân nhất nhất nghe theo lời mình, trong khi biết rõ mỗi người một tính, một tình, cũng giống như muốn cưỡng cầu tư tưởng của họ, áp đặt suy nghĩ của họ, chính là con đã hẹp hòi thiếu rộng lượng, đó cũng là ác tâm.

Bởi vì trong lòng con còn bao nhiêu ác tâm đó, nên cũng giống như những gánh nặng, đè lên trái tim khiến con thấy khổ. Nếu có thể loại trừ những ác tâm này, nỗi khổ của con cũng trở thành nhẹ tựa lông hồng”.

 Người thầy tiếp tục giảng giải: “Con đủ sống, những người giàu kia cũng đủ sống; con có nhà cửa, không đói rét, họ cũng có nhà cửa, không đói rét. Về bản chất con và họ đâu có khác gì nhau? Nhưng vì lòng đố kị, con luôn so sánh và muốn mình phải hơn người, chính vì vậy tâm hồn mới không thanh thản được”.

Trong cuộc đời, vẫn có nhiều lúc chúng ta nghĩ sao kẻ kia ăn ở như vậy, mà rốt cuộc lại có cuộc đời sung sướng hơn chúng ta. Đó là suy nghĩ nên loại bỏ. Đôi khi, người ác trong mắt ta chưa chắc đã ác như ta tưởng. Thấy người giàu có, vui vẻ, nên mong cho người thêm giàu có, vui vẻ, chứ không phải mong họ sa sút, lụn bại. Như thế mới là lương thiện đích thực.

Người lương thiện không phải là người cho đi để mong chờ điềm lành, mà là người cho đi không mong chờ điều gì. Người lương thiện cũng không phải người gieo nhân tốt mong gặp quả tốt, mà là người chỉ đơn giản có tấm lòng muốn làm điều tốt mà thôi.

Ví như muốn có người yêu mình thật lòng, thì phải yêu người khác thật lòng trước. Mà một khi đã yêu, ai còn đòi hỏi đối phương có phải thật lòng hay không? 

Người kia sau khi nghe bậc thầy giảng giải thì ngồi im lặng hồi lâu. “Xưa nay vẫn cho mình là một người lương thiện, nhưng hóa ra trong tâm hồn con còn có một người xấu xa như vậy…”

Vì vậy, đôi khi bạn cảm thấy mình đã ở hiền mà chẳng gặp lành, hãy thử suy nghĩ xem, liệu bạn có đang bị dòng đời này cuốn vào ác tâm nào không?

Theo Phunutoday

Trong cuộc đời này, nhìn được ai là quý nhân để gắn bó đã khó, nhìn được ai là tiểu nhân để tránh xa lại càng khó hơn…

Dưới đây là 6 kiểu “tiểu nhân” và dấu hiệu nhận biết để bạn tránh khỏi bị làm hại:

1. Chuyên gia “thêu dệt”
Những người như thế này chuyện dựa vào chuyện thị phi, tin đồn để dựng chuyện, nói xấu, ly gián mọi người nhằm trục lợi cho bản thân. Đặc điểm của những “chuyên gia” này là gần như chuyện gì cũng biết, hỏi đến ai cũng có thể nói vanh vách về người đó, nhưng đều là những thông tin không có căn cứ nào cụ thể, mà chỉ là suy diễn, đoán mò. Không chỉ thế, họ còn lặp đi lặp lại thông tin vô căn cứ đó với thái độ “có vẻ đáng tin cậy” để tạo dư luận, khiến mọi người tin vào lời nói của mình. Những kẻ thích “từ bé xé ra to” này, nếu bạn không dè chừng tránh xa sẽ có ngày gặp họa vì cái miệng của họ.
dau hieu nhan biet 6 loai tieu nhan ban nen tranh xa phunutodayvn
"Sông sâu chẳng đo được lòng người". Ảnh: minh họa
2. Cáo mượn oai hổ
Trong một tổ chức, lãnh đạo là người nắm “quyền sinh quyền sát” trong tay. Hiểu được điều này, đôi khi vì những ý đồ cá nhân, kẻ tiểu nhân sẵn sàng “tranh thủ”, lơi dụng cấp trên để làm lợi cho mình. Họ thường rất để ý đến ý tứ, sở thích cũng như tâm lý của lãnh đạo; tranh thủ nói xấu, tìm cách hạ thấp hình ảnh người khác trong mắt cấp trên để có thể dựa dẫm, mượn “oai” sếp. Đặc điểm của những người này là biết rất rõ “gu” của sếp, từng lời nói, hành động của họ đều có khuynh hướng xuôi theo mong muốn của lãnh đạo chứ ít khi dám phản đối, đóng góp vì lợi ích chung của tổ chức.
3. “Cuốn theo chiều gió”
Dù có thể trong lòng họ có cách nghĩ và quan điểm độc lập, nhưng bề ngoài, họ luôn biết cách chọn “phe” nào cảm thấy có lợi hơn cho mình. Giống như “tắc kè hoa” – bạn sẽ thấy họ lúc xanh lúc đỏ, lúc… trong suốt không biết đằng nào mà lần. Nhìn qua có thể bạn chỉ nghĩ họ là người ba phải, thiếu chính kiến, nhưng cứ thử xảy ra việc gì động chạm đến lợi ích của họ xem, bạn sẽ thấy họ “biến đổi 180 độ” ngay.
4. Vắt chanh bỏ vỏ
Những mối quan hệ bạn bè của họ, thoạt nhìn có vẻ thân thiết, nhưng thực tế tất cả chỉ “mang tính tham khảo”. Họ chỉ kết bạn với những người ưu tú, nổi trội, hoặc ít nhất cũng là những người có thứ mà họ đang cần. Đến lúc không còn cần đến người đó nữa, họ sẵn sàng vứt bỏ mối quan hệ để tìm đến những người khác thích hợp hơn. Những người “tiểu nhân” như thế này thậm chí dám hy sinh cả người thân của mình để đạt được mục đích.
5. Thừa nước đục thả câu
Thủ đoạn tiểu nhân thì có rất nhiều, nhưng lợi dụng khuyết điểm của người khác làm lợi thế cho mình là một thủ đoạn phổ biến nhất. Những người này luôn trong trạng thái “chờ thời cơ” để có thể hạ bệ bạn bất cứ lúc nào – mặc dù bề ngoài vẫn tươi cười xởi lởi như không có âm mưu toan tính gì. Gặp những người như thế này, tốt nhất là bạn nên tránh xa, còn không phải cực kì cẩn trọng đừng để những hành động thân thiện của họ khiến bạn thiếu đề phòng, rồi “sa bẫy” lúc nào không hay.  

6. Đạo đức giả

Nếu như những loại tiểu nhân đã nói trên đều sẽ để lộ bản chất không sớm thì muộn, những người đạo đức giả lại có thể tồn tại lâu dài với hình ảnh đẹp đẽ trong mắt người khác. Họ “diễn” đạt đến mức đôi khi bạn không thể phân biệt được là họ có thật lòng hay không. Bề ngoài, họ tỏ ra nhân từ, thật thà, rộng lượng, lúc nào cũng quan tâm và nói tốt về mọi người. Vì mục đích của mình, họ sẵn sàng nhẫn nhịn, chịu “đau khổ tạm thời”, cư xử với ai đó hết lòng để đổi lại sự tin tưởng. Nhưng đôi khi bạn sẽ cảm thấy họ “vừa nóng vừa lạnh”, trong lúc lơ đãng như biến thành con người khác, vì mục đích của họ là gì thì chỉ có họ mới biết được.
Đối với những người nguy hiểm như thế này, bạn tuyệt đối phải lý trí, kiên quyết chứ không được mềm lòng.
Theo Phunutoday

Daniel Ally là một diễn giả, chuyên gia kinh doanh quốc tế và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy tại Mỹ. Lớn lên trong một gia đình nghèo khó, Ally tự nhủ mình phải trở nên thật giàu. Ở tuổi 24, anh đã kiếm được triệu USD đầu tiên. Trên Entrepreneur, anh đã chia sẻ quan điểm của bản thân về người giàu và người nghèo.

Giàu có là một sự lựa chọn. Bill Gates từng nói: "Sinh ra nghèo khó không phải lỗi của bạn. Nhưng chết đi mà vẫn nghèo thì đúng là lỗi thật". Chẳng có lý do gì bạn phải nghèo cả. Của cải ngoài kia đang đợi bạn, nhưng bạn phải là người quyết định có muốn nó xuất hiện trong đời mình hay không.

Trong một thời gian khá dài, tôi vật lộn với niềm tin rằng mình có thể giàu có. Và nó chỉ thành hiện thực khi tôi nhận ra sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động của người giàu và người nghèo.

1. Người nghèo luôn nghi ngờ

Có đồng nghiệp từng nói với tôi rằng: "Những công nhân kia lúc nào cũng chỉ chực gian lận tiền của anh lúc anh không để ý mà thôi". Anh ấy nghĩ rằng ai cũng muốn tiền của mình và tất cả những người ngoài đó đều chống lại anh ta.

Người giàu luôn tin tưởng

Có điều khá ngạc nhiên là rất nhiều người giàu luôn mở cửa xe và cổng nhà mình. Họ có xu hướng tin tưởng những người họ gặp (dĩ nhiên là có lý do) và cho người khác cơ hội để là chính mình.

2. Người nghèo tìm ra lỗi

Người nghèo thường tìm lỗi thay vì giải pháp. Và quá trình này sẽ kết thúc bằng việc họ đổ lỗi cho môi trường, hoàn cảnh, công việc, thời tiết, Chính phủ và sẽ luôn có một danh sách những lời bào chữa tại sao không thành công.

10-dieu-nguoi-giau-nghi-khac-nguoi-ngheo
Người giàu cho rằng giàu có là một sự lựa chọn. Ảnh: Reuters

Người giàu tìm kiếm thành công

Người giàu hiểu rằng mọi chuyện đều có lý do. Họ sẽ không chờ mọi chuyện xảy đến với mình, mà nhận vai trò dẫn dắt và tạo ra chúng. Họ sẽ đặt hết lời bào chữa sang một bên vì phải làm những việc quan trọng hơn.

3. Người nghèo luôn giả sử

Ví dụ, nếu muốn tiếp cận một người nổi tiếng, họ sẽ nói: "Chắc họ không có thời gian nói chuyện với tôi đâu". Tức là, họ còn chẳng thử cố gắng để xem mình có làm được điều đó hay không.

Người giàu sẽ đặt câu hỏi

Họ sẽ nghĩ ra các tình huống như: "Nếu mình viết thư cho Tổng thống và ông ấy trả lời thì sao nhỉ?". Khi bắt đầu hỏi chúng, là bạn đã tiết kiệm rất nhiều sự đấu tranh cho bản thân rồi. Sức mạnh nằm trong tay những người biết hỏi đúng.

4. Người nghèo nói "bọn họ"

Trong một cửa hàng bách hóa, người phụ nữ ở quầy thu ngân nói: "Họ chẳng bao giờ có đủ nhân viên cả. Tôi chẳng biết họ bị sao nữa". Rõ ràng, người phụ nữ này không đặt mình vào vị trí sở hữu công việc và có trách nhiệm với nó. Cô ấy đã tách bản thân ra khỏi công việc đang trả lương cho mình.

Người giàu nói "chúng tôi"

Tại một trong những nhà hàng ưa thích của tôi, người phục vụ giới thiệu: "Chúng tôi rất hân hạnh khi nướng món món này trên lửa thật cho ngài". Sự tự hào và biết cách làm chủ của cậu ấy khiến tôi khá ấn tượng và tip một khoản kha khá. Chắc chắn là anh sẽ giàu hơn nếu đầu tư hơn và những thứ mình tin tưởng.

5. Người nghèo thích thứ rẻ nhất

Tôi từng đi mua sắm với một người bạn mà chỉ mua khi thấy đồ rẻ nhất. Họ sẽ lao tới những nơi đang xả hàng và chọn những đồ thậm chí còn chẳng muốn. Họ mua chỉ vì nó rẻ. Thật không may là, họ không bao giờ mặc chúng từ khi mua nó.

Người giàu thích thứ tốt nhất

Người giàu sẵn sàng đi xa thêm một chút để tìm đồ chất lượng cao. Họ không ràng buộc bản thân vào giá cả. Người giàu thích các dịch vụ có tổ chức và sẽ không bao giờ hài lòng với những đồ vô giá trị hay không sử dụng được

6. Người nghèo nghĩ tiền quan trọng hơn thời gian

Hàng triệu người trên thế giới đang đánh đổi thời gian quý báu của họ để lấy tiền. Bạn luôn có thể lấy lại 500 USD. Nhưng không thể lấy lại 50 giờ được đâu.

Người giàu biết thời gian quan trọng hơn tiền

Người giàu không bao giờ đổi thời gian lấy tiền. Họ sẽ tìm kiếm những trải nghiệm có thể thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của mình. Sự nghiệp của họ tập trung nhiều hơn vào việc làm điều mình yêu và giúp đỡ những người khác, thay vì chỉ chăm chăm vào tiền.

7. Người nghèo cạnh tranh với nhau

Khi một người nghèo nhìn thấy cơ hội, anh ta sẽ tìm hiểu xem người khác làm thế nào và cạnh tranh với họ. Thường thì, anh ta sẽ không bao giờ cân nhắc cách khác để làm nó. Thay vào đó, anh đóng đinh với suy nghĩ cái người khác làm chính là tốt nhất rồi, và mình chỉ có thể bắt chước.

Người giàu sáng tạo

Người hàng xóm của tôi đã rất thất vọng khi thấy dòng Porsche mình thích không có màu xanh lá. Thế là họ quyết định tự tạo ra chiếc xế màu xanh cho mình với những chi tiết kỹ thuật chưa từng có

8. Người nghèo than thở, kết tội và chỉ trích

Phần lớn người nghèo có tư duy nghèo di truyền. Các thành viên trong gia đình họ đã gieo vào đầu họ quan niệm rằng mọi thứ đều sai và chẳng cái gì đúng cả.  

Người giàu biết cách khen ngợi và tận hưởng

Người giàu biết rằng họ có nhiều đặc quyền, nhưng không lấy đó làm hiển nhiên. Chính vì họ biết cách trân trọng những gì đang có, họ có thể tạo ra nhiều hơn nữa.

9. Người nghèo tìm lời khuyên nghiệp dư

Họ thường nghe ý kiến của người người quen, tin vào mọi thứ mình nghe thấy mà chẳng ngờ vực hay kiểm chứng. Họ coi ý kiến cá nhân là sự thật và ngừng nghiên cứu khi đã hài lòng với câu trả lời.

Người giàu tìm lời khuyên từ chuyên gia

Người giàu học được cách luôn nghĩ cho bản thân. Nếu không thể hiểu được vấn đề nào đó, họ sẽ đi tìm ý kiến chuyên gia. Thông thường, họ sẽ phải trả tiền cho việc này và nhận được kha khá phương án để lựa chọn.

10. Người nghèo có TV lớn, người giàu có thư viện lớn

Đúng như diễn giả nổi tiếng Jim Rohn từng nói, người nghèo sử dụng thời gian rảnh rỗi để không phải suy nghĩ và tìm đến thứ gọi là "giải trí". Trong khi đó, người giàu được giáo dục và đọc rất nhiều sách. Họ sử dụng kiến thức theo cách có lợi cho mình. Thay vì tham gia các hoạt động giải trí, họ muốn tìm hiểu bản thân và thế giới mình đang sống. Trên thực tế, khi thư viện của bạn lớn lên, căn nhà của bạn cũng thế. Cứ tin tôi đi!

Theo VNE

Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa. Phật dạy tu khẩu nghiệp là tu nửa đời người.

Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa.
Một là chuyện không nói có, chuyện có nói không
Hai là Nói lời hung ác
Ba là nói lưỡi đôi chiều
Bốn là nói lời thêu dệt.
Nhưng trong cuộc sống hằng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như:
Năm là ăn uống cầu kỳ
Sáu là phê bình, khen chê
Bảy là rêu rao lỗi của mọi người (Tứ chúng), toàn là những điều tổn phước và tội phải đoạ vào địa ngục, cũng như làm mích lòng, gây mâu thuẫn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi.
Đức Phật dạy rằng “Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người”
 
Nó sẽ gây ra nhiều hối hận cho con người trong cuộc sống sau khi nói ra.
Tác dụng của lời nói có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi những tâm trạng buồn; lời nói nhã nhặn, lời khuyến tấn đúng thời, đúng lúc có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương và từ đó dần dần sẽ làm thay đổi những hành vi, những việc làm bất thiện.
Ngược lại, lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời, trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.
Hãy thận trọng với ác nghiệp
Ác khẩu, ác ngữ là lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa,… là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp.
Đương nhiên, nói nặng lời, hoặc lớn tiếng trong chừng mực nào đó không phải là ác ngữ, nhất là trong quá trình giáo dục con cái của cha mẹ, giáo huấn học trò của thầy cô.
Đức Phật dạy rằng “Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người”
 
Trong kinh Phật có bài học đạo lý rằng: Có người nghe Đức Phật rất từ bi, rất có đạo hạnh, nên cố ý đến mắng nhiếc Đức Phật. Nhưng khi chửi mắng, Đức Phật đều lặng thinh, chẳng đáp.
Khi người ấy mắng nhiếc xong, Phật hỏi: "Ông đem lễ vật tặng người khác, người ấy không nhận thì lễ vật ấy cuối cùng sẽ thuộc về ai?" Người ấy đáp rằng, lễ vật vẫn là của ông ta.
Đức Phật liền nói "Nay ông mắng nhiếc ta, nhưng ta không nhận, ông tự mang vào thân ông vậy. Cũng giống như âm vang là do nương theo tiếng mà có, như bóng do hình mà thành, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ nói lời mắng nhiếc, ác ngữ!”
Có thể thấy rằng nếu ai đó cảm thấy cuộc đời nhiều đau khổ, không vui vẻ, chẳng bình yên, tức là chính người đó cần phải điều chỉnh lại lời nói, cho vừa dễ nghe, cho vừa dễ thương. Tại sao như vậy? Bởi vì, chính người đó cũng muốn nghe những lời nói dễ nghe, dễ thương như vậy. Hoặc là, người đó cần phải điều chỉnh lại âm thanh, sắc thái giọng nói sao cho vừa đủ nghe, sao cho để khỏi làm phiền lòng người khác ở xung quanh đang cần sự yên tĩnh, để tâm hồn được thanh tịnh, hay để được nghỉ ngơi thoải mái.
Hậu quả khó lường…
Như vậy, với những người thường dùng lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa,… trong cuộc sống hàng ngày của họ, trước hết, chính bản thân của người ấy đã thể hiện lối sống thiếu phẩm chất, đạo đức, văn minh trong lời nói, trong giao tiếp và dẫn đến hạ thấp uy tín của tự thân, những người xung quanh sẽ dần dần xa lánh họ.
Đức Phật dạy rằng “Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người”
 
Những người thân của họ ít nhiều cũng ảnh hưởng lây bởi những lời ác ngữ này, nếu là bậc cha mẹ thường dùng ác ngữ đối với con cái thì những đứa trẻ này sẽ tiếp nhận và trong quá trình trưởng thành cũng sẽ ảnh hưởng những tính chất bất thiện này.
Một đứa bé được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường có nhiều tố chất bất thiện thì khi trưởng thành chắn chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều về tố chất đó.
Còn nếu là con cái thường nói những lời thô bạo, thâm độc,… thì chắc chắn cha mẹ, thầy cô giáo không khỏi nao lòng.
Nhất là, trong xã hội hiện nay, một số bạn trẻ online trên mạng xã hộifacebook, twitter,… thường dùng những lời lẽ ác ngữ, thô tục, xúc phạm đến người khác không phải là không có.
Có thể các bạn cho rằng những lời nói này không chỉ một người nào cụ thể, không trực tiếp một ai, thì sẽ không sợ nguy hại.
Nhưng thực tế rất nguy hiểm, không chỉ viết những lời ác ngữ, mà thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành, ủng hộ những lời ác ngữ đều nguy hiểm cả, vì nhiều lần làm như vậy chính không ai biết xấu hổ, không ai kiểm soát, không ai khuyến tấn nên lâu ngày dài tháng sẽ trở thành một thói quen.
Mà Phật giáo gọi điều này là nghiệp, mà đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế, một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khó lường.
Có nhiều loại nói dối : Nói dối vì đùa vui, nói dối với mục đích lừa phỉnh, nói dối để khoe khoang, nói dối vì sợ hãi khiếp nhược, nói dối để thu lợi bất chính, v.v…Tùy theo mục đích của nói dối mà tạo ra nghiệp tội nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp nói dối với mục đích cứu khổ, độ sinh, giải cứu nguy nan tính mạng cho chúng sinh, cho người và vật thì mới không phạm tội.
Theo Khỏe và Đẹp

Hiện nay, tình yêu công sở nở rộ, các cặp đôi làm chung một chỗ, có chung một nghề không phải là hiếm. Nhưng với 3 chòm sao ghét tình công sở dưới đây thì tuyệt đối không bao giờ xuất hiện kiểu tình cảm này đâu nhé!

Nhân Mã

Mặc dù là người phóng khoáng và khá thoải mái trong mọi vấn đề nhưng chòm sao Nhân Mã rất chú trọng sự riêng tư và tự do cá nhân. Họ không thích chuyện tình yêu của mình bị đem ra bàn tán, thảo luận, truyền từ người nọ đến người kia, yêu thương hay giận hờn thì cả công ty đều biết, rất phiền phức.


Nhân Mã tuyệt đối không bao giờ xuất hiện kiểu tình cảm này đâu nhé! (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, người làm cùng chỗ thì không thể nào tránh khỏi bị nhòm ngó, lại còn lúc nào cũng kè kè bên nhau, làm gì, đi đâu cũng bị đối phương kiểm soát, không thoải mái chút nào. Tình cảm chẳng mấy chốc mà nhạt nhẽo, mất hứng thú.

Ma Kết

Chòm sao nghiêm túc Ma Kết cho rằng, công sở chỉ là nơi để làm việc, không phải chốn yêu đương. Họ quy củ, nghiêm khắc, lý trí và đặc biệt coi trọng sự nghiệp. Người yêu cứ quanh ra quẩn vào trong khi họ đang bận rộn sẽ khiến họ mất tập trung, giảm hiệu quả, ảnh hưởng tới tương lai.

Hơn nữa, nếu phát sinh vấn đề trong khi làm việc chung thì khẳng định Ma Kết sẽ “vì đại nghĩa diệt thân”, người yêu có lỗi hay mắc khuyết điểm cũng bị phê bình thẳng thắn như người khác. Tình cảm vì thế mà rạn nứt, đôi bên cãi cọ.

Bạch Dương

Tính tình táo bạo lại quá thẳng thắn nên chòm sao Bạch Dương rất có thể trong lúc bồng bột, tức giận mà nói năng thiếu suy nghĩ, xúc phạm tới đối phương. Nếu chỉ nói với nhau ở bên ngoài thôi thì không sao, nhưng nói ở nơi làm việc của cả hai thì to chuyện rồi, mặt mũi còn đâu nữa.

Nhất là, chòm sao nóng tính như Bạch Dương thì khả năng bột phát khi xử lý công việc là cực cao, đồng nghiệp có thể thông cảm chứ người yêu thì khó lắm đấy. Vì thế, tình cảm xuống dốc không phanh, ai có thể chịu được khi bị người yêu mắng như tát nước vào mặt cơ chứ.

Vậy nên, chòm sao này sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc lựa chọn người yêu trong môi trường mang tính chung đụng này.

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.