Latest Post

Tờ Business Insider vừa công bố danh sách những quốc gia giàu nhất thế giới dựa theo nghiên cứu của Global Finance Magazine.
Theo nghiên cứu và phân tích của Global Finance Magazine, các quốc gia nhỏ đang chiếm ưu thế trong danh sách các nước giàu có nhất trên thế giới trong năm 2015. So với 1 năm trước, 3 nước giàu nhất hành tinh không thay đổi là Quatar, Luxembourg và Singapore.
Dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới World Bank và Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Global Finance Magazine đã xếp hạng những quốc gia giàu nhất dựa trên sức mua tương đương trên bình quân đầu người. Nghiên cứu này cũng tính cả đến chỉ số lạm phát của các nước để có sự so sánh về mức sống giữa các quốc gia.
Theo thống kê, trong số 25 quốc gia giàu nhất thế giới có 12 quốc gia thuộc châu Âu. Nước Mỹ xếp thứ 9 và Canada xếp thứ 20, giảm so với các năm trước đó. Điều bất ngờ là nước Anh không có mặt trong top 25. Quốc gia này đứng thứ 27 với GDP bình quân theo đầu người là 39.224 USD.

10. Thuỵ Sỹ

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 56.815 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 56.815 USD

9. Mỹ

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 57.045 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 57.045 USD

8. Hong Kong (Trung Quốc)

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 57.676 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 57.676 USD

7. UAE

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 67.201 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 67.201 USD

6. Na Uy

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 67.619 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 67.619 USD

5. Kuwait

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 71.600 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 71.600 USD

4. Brunei

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 80.335 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 80.335 USD

3. Singapore

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 84.82 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 84.821 USD

2. Luxembourg

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 94.167 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 94.167 USD

1. Quatar

GDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 146.011 USDGDP bình quân theo đầu người năm 2015 là 146.011 USD
Theo VTV

Tu dưỡng bản thân là điều con người ai cũng hướng đến trong cuộc sống này. Muốn an nhiên, muốn hạnh phúc và viên mãn, hãy học theo 20 điều đại tu nhà Phật dưới đây.

Tu dưỡng lớn nhất của đời người là khoan dung
Mỗi cá nhân một con người đều hy vọng mình là một người có phong độ trong đối nhân xử thế, đều mong rằng bản thân tu dưỡng thành những thói quen tốt. Vậy như thế nào gọi là tu dưỡng lớn nhất? Chính là khoan dung. “Nghiêm dĩ luật dĩ, khoan dĩ đãi nhân – nghĩa là:  Lấy nghiêm khắc làm kỉ luật cho mình, lấy khoan dung rộng lượng để đối xử với người”, chúng ta đối đãi với người cần phải khoan hậu, cần phải bao dung, cho dù người khác đối đãi bạn tử tế hay không tử tế, bạn đều có thể bao dung, đây mới là tu dưỡng lớn nhất đời người của con người sinh ra trong cuộc sống này.
Thu hoạch lớn nhất của đời người là biết đủ
Ai chẳng mong muốn mình gặt hái được thành quả, có thu hoạch tốt nhất. Nhưng thế nào mới là thu hoạch lớn nhất, phải chăng cứ nhiều tiền nhiều của?
Nắm giữ lớn nhất của đời người là lòng biết ơn
Theo bạn, người giàu có nhất là gì, nghèo khổ nhất là gì? Giàu nghèo chỉ là phù du, khi về cõi chết đâu có ai nắm giữ được đâu, tất cả sẽ là cát bụi. Chỉ có tình người, lòng biết ơn mới khắc ghi đời đời. Người có khả năng cảm ơn, trân quý phước đức mới nắm giữ được cuộc sống lớn nhất.
Mỹ đức lớn nhất của đời người là từ bi
Không ít người nghĩ rằng, mỹ đức lớn nhất của đời người là ở dung mạo xinh đẹp, có thật nhiều tiền của, tài năng. Họ đã nhầm, bởi từ bi mới là mỹ đức lớn nhất.
Trong cuộc đời mỗi con người, thà có thể không xinh đẹp, không có tài cán, học vấn nhưng không thể không có lòng từ bi. Từ tâm mới là phẩm chất, là mỹ đức, là đức hạnh chân chính.
Niềm vui lớn nhất của đời người là pháp lạc
Nhiều người luôn mong tìm niềm vui bằng những cảm quan từ vật ngoài thân xung quanh mình, ví dụ như một câu nói tán thưởng – khen ngợi liền hoan hỷ vui mừng cả nửa ngày, nhưng những hoan hỷ vui mừng đó một hồi là đã qua đi rồi; bạn hy vọng đạt được niềm vui từ những đồng tiền vàng, nhưng những đồng tiền vàng ấy cũng như nước chẩy, một thoáng là dùng hết; bạn hy vọng đạt được niềm vui trong những chuyến du lịch đó đây, nhưng ngàn dặm vạn lý nháy mắt một cái cũng qua đi, hân hoan cũng sẽ tiêu tan mất. Duy có một loại  niềm vui lâu bền mãi, đó là Pháp lạc. Pháp lạc sẽ là niềm vui của tinh thần, của tri thức, của ý kiến, của quan điểm, của tu hành, và có thể bảo lưu theo mình trọn đời liền thân, mãi không thất lạc.
Tâm bệnh lớn nhất của đời người là ích kỷ
Con người vốn bằng xương bằng thịt, thân thể khó tránh khỏi bệnh tật, già nua và cái chết. Kỳ thực tâm bệnh trên tâm lý càng lớn, vậy tâm bệnh trên tâm lý là gì? Đó là ích kỷ, chỉ vì mình. Người bởi do ích kỷ, chỉ mong lợi mình, tấm lòng không khoáng đạt, tâm không đại lượng, khó tiến triển thành tựu, tự mình không thể thăng hoa cảnh giới tư tưởng. Vì thế một người ngoài chú ý giữ gìn sức khỏe để không phải thống khổ  bệnh tật, còn cần phải chữa khỏi tâm bệnh của chính mình.
Sai lầm lớn nhất của đời người là tà kiến
Tà kiến – nhìn nhận sai lệch sẽ khiến người ta dễ phạm sai lầm. Nếu là sai lầm trên sự việc cụ thể, vẫn có thể sửa chữa được. Nhưng nếu sai từ trong nhận thức, tà kiến về tư tưởng lại chính là sai lầm lớn nhất của đời người.
Phiền não lớn nhất của đời người là dục vọng
Thế giới sa bà vốn chứa đựng nhiều đau khổ, sầu não, nhưng đã là người ai cũng phải đối mặt và đi xuyên qua nó, không ai là ngoại lệ, nên ai nấy đều trải qua đầy đủ phiền não, thống khổ.
Ví như mọi người đều có dục vọng, ham muốn về tiền tài, mỹ sắc, cao lương mỹ vị, quyền lực, danh vị để bản thân có những mối quan hệ đẳng cấp trong đời. Dục vọng như núi cao, khi chưa thỏa mãn liền cảm thấy phiền não. Vì thế, phiền não lớn nhất của đời người là dục vọng.
Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
Thường người luôn không tự mình đối xử hữu ái với chính mình, biến bản thân thành kẻ thù của chính mình, kỳ thực kẻ thù lớn nhất của đời người không phải là người khác, là chính mình. Bởi kẻ thù từ bên ngoài thì còn dễ nhận biết, dễ phòng bị, trái lại là chính mình không dễ nhận thức được chính mình, không dễ minh bạch, không dễ khống chế, kìm chế tự thân. Chúng ta thường đối với những tham muốn của bản thân mãi không thôi, cứ tham muốn hết thứ này đến thứ khác không ngừng nghỉ, khắp chốn nơi nơi vẫy mời toàn sai lầm tội lỗi, nào những phiền muộn cùng oán hận, tự mình rước tai họa, cứ ở đó tự biến mình thành kẻ thù của chính mình, tính khí và những sân hận có hóa giải cũng không nổi, vì thế kẻ thù lớn nhất của đời người chúng ta là chính mình. Và vì thế cần phải chiến thắng được chính mình đó là chiến thắng lớn nhất của đời người.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Đáng thương lớn nhất trong đời người là vô tri, kém hiểu biết
Không có tiền, không có thế lực, địa vị hay nghề nghiệp... chưa phải là nỗi bất hạnh, sự đáng thương lớn nhất của đời người. Vô tri, kém hiểu biết, không thấu hiểu lý, không nhận ra chân tướng thế gian, không nhẫn rõ quan hệ nhân ngã, không thấy hết luật nhân quả hay nhân duyên trong đời mới thực sự là đáng thương lớn nhất của đời người.
Thất bại lớn nhất của đời người là khinh mạn
Cái gọi là “Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn” – nghĩa là: khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích, được thêm cho, tự mãn thì bị mất đi, chuốc lấy tổn hại, một người nếu như tự cao tự đại, tự ngã ở trên cao, cho dù đi tới bất cứ đâu đều không nhận được sự đón chào, cho nên thất bại lớn nhất của con người sinh ra trên nhân thế này là kiêu ngạo, khinh thường. Nguồn năng lượng lớn nhất nhất của đời người là niềm tin.
Sự kém hiểu biết lớn nhất của đời người là oán trách
Bản thân kém hiểu biết, không thấy được đạo lý, không thấu tình đạt lý, khi gặp điều không như ý bèn quay ra oán trời trách đất, oán than con người thế gian không giúp đỡ, oán trách cả xã hội, bạn bè, thân quyến.
Đó chính là sự kém hiểu biết nhất trong cuộc đời mỗi con người. Sao không tự soi trách mình trước mà còn oán than bạn bè, họ hàng thân thuộc, trút giận lên mọi thứ xung quanh.
Lỗi lầm lớn nhất của đời người là xâm phạm
Xâm phạm hay chiếm đoạt tiền tài, phúc lộc, sinh mệnh của người khác chính là lỗi lầm lớn nhất của đời người. Vì lợi ích bản thân mà xâm phạm, chà đạp lên người khác chẳng khác gì lấy oán báo ơn, bị dục vọng làm mờ mắt.
Phiền nhiễu lớn nhất của đời người là thị phi
Có câu “Thị phi triểu triểu hữu, bất thính tự nhiên vô”, có nghĩa: chuyện thị phi luôn sẵn có, không để tai lắng nghe, ắt nó sẽ như không.
Vì thị phi mà bao người khổ não, gieo rắc bao nỗi oán hận, lầm than. Làm người cần học cách lắng nghe có chọn lọc, nghe những điều hay lẽ phải, không chuyển tiếp thị phi, không tranh đấu tới lui thì cuộc sống mới bớt muộn phiền, oán than.
Hy vọng lớn nhất của đời người là bình an
Mọi người đều mong muốn theo đuổi tiền tài và danh vọng. Tuy nhiên nếu có được danh vọng, tiền tài, nhưng lại mất đi sự bình an, thế thì cuộc sống chưa chạm tới hy vọng, mất đi ý nghĩa. Cho nên bình an là hy vọng lớn nhất của đời người, cái gọi là bình an chính là một phước lành.
Can đảm lớn nhất của đời người là tự mình nhận sai
Làm người cần có dũng khí. Dũng khí không phải là đấu đá, tranh giành nhau, cũng không phải là tính toán so bì, tranh chấp cao thấp. Dũng khí lớn nhất chính là tự mình nhận ra sai lầm. Người can đảm nhất chính là người dám làm dám chịu, dám nhận và sửa sai.
Nguồn năng lượng lớn nhất của đời người là niềm tin
Chúng ta thường nói phát triển nguồn năng lượng, năng lượng không nhất định chỉ là khoáng sản ở trong lòng núi, hay châu báu dưới đáy biển, cũng không nhất định là năng lượng của ánh sáng mặt trời hay không khí thiên nhiên, nguồn năng lượng lớn nhất của đời người chính là niềm tin. Bởi vì bên trong niềm tin có ẩn chứa kho báu và của cải vật chất, ở đó có công đức và tiền tài phúc lành.
Thiện tâm lớn nhất của đời người là lợi ích chúng sinh
Mọi việc làm, dù lớn hay nhỏ nhưng có tâm hướng thiện, đều là việc làm tốt, ban phát lợi ích cho chính bản thân mình cũng như chúng sinh.
Thiện tâm, lòng hảo tâm không chỉ dừng lại với người thân quen, bạn bè, họ hàng xung quanh mà nó là tình người, cả nhân loại.
Tiền vốn lớn nhất của đời người là tôn nghiêm
Người vì người mà đến, đó chính là tôn nghiêm, ví thử cái gì cũng có thể hy sinh, tuy nhiên sau cùng khi sự hy sinh chạm tới ngưỡng cửa bứt rứt, đắn đo trong tâm thì tốt hơn hết vẫn là cần bảo lưu giữ lại một chút tôn nghiêm cho mình, vì thế mỗi một người cần làm người tôn nghiêm đối với chính mình, tôn trọng trân quý nó, bảo hữu tôn nghiêm.
Ưu tư lớn nhất của đời người là sinh – tử
Sinh – tử là hai việc đại sự lớn nhất trong cuộc đời con người, nó cũng là mối ưu lo lớn nhất. Sinh thời mưu đồ tranh danh đoạt lợi, “nhĩ ngu ngã tác” – ngươi lừa đảo người bịp bợm tráo trở với nhau để thủ lợi; Một khi lâm vào cảnh vô thường chợt ập đến, nỗi sợ về tài phúc, ái tình, sự nghiệp đều sẽ chớp mắt thành không. Vì thế ưu lo lớn nhất của cuộc đời chính là luôn luôn lo lắng ưu tư không biết sinh thời, tử thời.
Theo Khỏe và Đẹp

Tình yêu là thứ tình cảm cao đẹp thiêng liêng của con người. Trong Phật giáo, tình yêu được biểu hiện dưới nhiều góc độ rất nhân văn.

Phật đã dạy rằng, “có hiểu mới có thương”, từ bi phải gắn liền với trí tuệ. Không hiểu thì không thể có sự yêu thương sâu sắc, không hiểu cũng không thể có tình yêu thương đích thực, nói cách khác, tình thương yêu cần được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết. Mỗi người đều có những nỗi niềm riêng, hạnh phúc riêng và cả sự đau khổ riêng. Nếu không hiểu thì sẽ giận hờn, trách móc, ảnh hưởng xấu tới chuyện tình cảm. Nếu không hiểu thì sự yêu thương của mình sẽ làm cho người khác cảm thấy khó chịu, phiền toái. Nếu không hiểu sẽ làm cho người mình yêu thương phải đau khổ suốt đời. Trong cuộc đời này, người ta thường vô tình mà làm khổ nhau.
Tình yêu theo lòi Phật dạy, vừa là trí tuệ, vừa là nhân ái.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Yêu ai là phải làm cho người ta bớt khổ
Trong cõi đời này, đôi khi người ta thường nhân danh tình yêu mà làm khổ nhau. Yêu mà chẳng thương thì yêu để làm gì?
Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.
Chính vì thế, trót yêu ai rồi, thì hãy thương lấy người ta nữa, đừng nhân danh tình yêu khiến người ta áp lực, người ta đau khổ.
Tình yêu phải có đủ bốn từ: Từ, bi, hỷ, xả
"Từ" là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.
"Bi" là khả năng khiến đối phương không còn khổ nữa. Tình yêu đích thực chỉ có thể làm người ta hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Thứ ái tình mà lúc nào cũng chìm đắm trong đau khổ và nước mắt thì không phải tình yêu thực sự.
"Từ bi" chính là khả năng mang lại hạnh phúc cho nhau, cứu rỗi nhau khỏi những nỗi đau trần tục. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
"Hỷ" là niềm vui, tình yêu chân thật sẽ mang lại niềm vui cho con người. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.
"Xả" là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Nói cách khác, là việc mình sẵn sàng được sống vì người khác. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
Theo Phunutoday

Lí do nào khiến bạn đã "ở hiền" mà chưa thấy "gặp lành", trong khi bao kẻ "xấu xa" khác lại hạnh phúc đến thế?

Một người nọ, cảm thấy mình đã cố gắng tu tâm tích đức, sống lương thiện chăm chỉ mà cuộc đời vẫn “lận đận” chẳng đi đến đâu, liền đến gặp một bậc thầy để tìm hiểu nguyên do. Người đó hỏi: “Tại sao những người ở hiền như con lại chẳng gặp lành, còn nhiều người ác hơn mà sống quá sung sướng vậy?”

Người thầy từ tốn trả lời:

“Một người cảm thấy khổ trong lòng, chắc chắn vẫn còn mang giữ những ác ý nào đó. Người không giữ ác ý, tâm sẽ không thống khổ. Vì vậy, con thấy mình khổ là do con chưa thực sự là người thiện lương, còn những người con nghĩ là ác lại chưa chắc đã là người ác. Vì người ác sẽ không thể sống vui vẻ thực sự”.

Không phục, người nọ liền đáp: “Tại sao con lại là người ác ý, thưa thầy? Con đã sống rất lương thiện mà?”

chuyen dang suy ngam tai sao o hien ma chang gap lanh phunutodayvn

"Ở hiền mà không gặp lành, có thể vì con hiền... chưa đủ". Ảnh: minh họa

Thầy trả lời:

“Con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con còn tồn tại điều ác. Con hãy nói ta nghe những nỗi khổ của mình, ta sẽ nói con biết đó là điều ác nào”.

Như được cởi tấm lòng, người nọ liền nói liền một mạch về những nỗi khổ anh ta cảm thấy trong đời. Làm việc chăm chỉ, mà tiền lương chẳng đáng là bao, nhà cửa chật hẹp, khiến anh ta luôn chịu cảnh thấy thua thiệt so với người khác. Trong khi có những kẻ, văn hóa chẳng có, trình độ không đến đâu, lại có được cả đống tiền bên người. Anh ta tự thấy mình là trí thức, mà mức sống hiện tại thật không xứng đáng, người thân cũng chẳng nghe lời anh ta khuyên bảo, khiến anh cảm thấy vô cùng khó chịu và không phục.

Bậc thầy lại một lần nữa mỉm cười và giải thích với anh:

“Con đã có thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và gia đình, thậm chí có cả nhà để ở, chứ không phải lưu lạc lang thang ngoài đường xó chợ - thế nhưng vì còn ác tâm tham lam đối với tiền tài và của cải, nên con vẫn muốn có thêm nữa, mà không có được thì cảm thấy khổ.

Con nghĩ đến những người trình độ chưa bằng mình mà không phục, như vậy là còn ác tâm đố kị. Tự cho mình có văn hóa nên phải được sung sướng, như vậy là ác tâm ngạo mạn.

Muốn người thân nhất nhất nghe theo lời mình, trong khi biết rõ mỗi người một tính, một tình, cũng giống như muốn cưỡng cầu tư tưởng của họ, áp đặt suy nghĩ của họ, chính là con đã hẹp hòi thiếu rộng lượng, đó cũng là ác tâm.

Bởi vì trong lòng con còn bao nhiêu ác tâm đó, nên cũng giống như những gánh nặng, đè lên trái tim khiến con thấy khổ. Nếu có thể loại trừ những ác tâm này, nỗi khổ của con cũng trở thành nhẹ tựa lông hồng”.

 Người thầy tiếp tục giảng giải: “Con đủ sống, những người giàu kia cũng đủ sống; con có nhà cửa, không đói rét, họ cũng có nhà cửa, không đói rét. Về bản chất con và họ đâu có khác gì nhau? Nhưng vì lòng đố kị, con luôn so sánh và muốn mình phải hơn người, chính vì vậy tâm hồn mới không thanh thản được”.

Trong cuộc đời, vẫn có nhiều lúc chúng ta nghĩ sao kẻ kia ăn ở như vậy, mà rốt cuộc lại có cuộc đời sung sướng hơn chúng ta. Đó là suy nghĩ nên loại bỏ. Đôi khi, người ác trong mắt ta chưa chắc đã ác như ta tưởng. Thấy người giàu có, vui vẻ, nên mong cho người thêm giàu có, vui vẻ, chứ không phải mong họ sa sút, lụn bại. Như thế mới là lương thiện đích thực.

Người lương thiện không phải là người cho đi để mong chờ điềm lành, mà là người cho đi không mong chờ điều gì. Người lương thiện cũng không phải người gieo nhân tốt mong gặp quả tốt, mà là người chỉ đơn giản có tấm lòng muốn làm điều tốt mà thôi.

Ví như muốn có người yêu mình thật lòng, thì phải yêu người khác thật lòng trước. Mà một khi đã yêu, ai còn đòi hỏi đối phương có phải thật lòng hay không? 

Người kia sau khi nghe bậc thầy giảng giải thì ngồi im lặng hồi lâu. “Xưa nay vẫn cho mình là một người lương thiện, nhưng hóa ra trong tâm hồn con còn có một người xấu xa như vậy…”

Vì vậy, đôi khi bạn cảm thấy mình đã ở hiền mà chẳng gặp lành, hãy thử suy nghĩ xem, liệu bạn có đang bị dòng đời này cuốn vào ác tâm nào không?

Theo Phunutoday

Trong cuộc đời này, nhìn được ai là quý nhân để gắn bó đã khó, nhìn được ai là tiểu nhân để tránh xa lại càng khó hơn…

Dưới đây là 6 kiểu “tiểu nhân” và dấu hiệu nhận biết để bạn tránh khỏi bị làm hại:

1. Chuyên gia “thêu dệt”
Những người như thế này chuyện dựa vào chuyện thị phi, tin đồn để dựng chuyện, nói xấu, ly gián mọi người nhằm trục lợi cho bản thân. Đặc điểm của những “chuyên gia” này là gần như chuyện gì cũng biết, hỏi đến ai cũng có thể nói vanh vách về người đó, nhưng đều là những thông tin không có căn cứ nào cụ thể, mà chỉ là suy diễn, đoán mò. Không chỉ thế, họ còn lặp đi lặp lại thông tin vô căn cứ đó với thái độ “có vẻ đáng tin cậy” để tạo dư luận, khiến mọi người tin vào lời nói của mình. Những kẻ thích “từ bé xé ra to” này, nếu bạn không dè chừng tránh xa sẽ có ngày gặp họa vì cái miệng của họ.
dau hieu nhan biet 6 loai tieu nhan ban nen tranh xa phunutodayvn
"Sông sâu chẳng đo được lòng người". Ảnh: minh họa
2. Cáo mượn oai hổ
Trong một tổ chức, lãnh đạo là người nắm “quyền sinh quyền sát” trong tay. Hiểu được điều này, đôi khi vì những ý đồ cá nhân, kẻ tiểu nhân sẵn sàng “tranh thủ”, lơi dụng cấp trên để làm lợi cho mình. Họ thường rất để ý đến ý tứ, sở thích cũng như tâm lý của lãnh đạo; tranh thủ nói xấu, tìm cách hạ thấp hình ảnh người khác trong mắt cấp trên để có thể dựa dẫm, mượn “oai” sếp. Đặc điểm của những người này là biết rất rõ “gu” của sếp, từng lời nói, hành động của họ đều có khuynh hướng xuôi theo mong muốn của lãnh đạo chứ ít khi dám phản đối, đóng góp vì lợi ích chung của tổ chức.
3. “Cuốn theo chiều gió”
Dù có thể trong lòng họ có cách nghĩ và quan điểm độc lập, nhưng bề ngoài, họ luôn biết cách chọn “phe” nào cảm thấy có lợi hơn cho mình. Giống như “tắc kè hoa” – bạn sẽ thấy họ lúc xanh lúc đỏ, lúc… trong suốt không biết đằng nào mà lần. Nhìn qua có thể bạn chỉ nghĩ họ là người ba phải, thiếu chính kiến, nhưng cứ thử xảy ra việc gì động chạm đến lợi ích của họ xem, bạn sẽ thấy họ “biến đổi 180 độ” ngay.
4. Vắt chanh bỏ vỏ
Những mối quan hệ bạn bè của họ, thoạt nhìn có vẻ thân thiết, nhưng thực tế tất cả chỉ “mang tính tham khảo”. Họ chỉ kết bạn với những người ưu tú, nổi trội, hoặc ít nhất cũng là những người có thứ mà họ đang cần. Đến lúc không còn cần đến người đó nữa, họ sẵn sàng vứt bỏ mối quan hệ để tìm đến những người khác thích hợp hơn. Những người “tiểu nhân” như thế này thậm chí dám hy sinh cả người thân của mình để đạt được mục đích.
5. Thừa nước đục thả câu
Thủ đoạn tiểu nhân thì có rất nhiều, nhưng lợi dụng khuyết điểm của người khác làm lợi thế cho mình là một thủ đoạn phổ biến nhất. Những người này luôn trong trạng thái “chờ thời cơ” để có thể hạ bệ bạn bất cứ lúc nào – mặc dù bề ngoài vẫn tươi cười xởi lởi như không có âm mưu toan tính gì. Gặp những người như thế này, tốt nhất là bạn nên tránh xa, còn không phải cực kì cẩn trọng đừng để những hành động thân thiện của họ khiến bạn thiếu đề phòng, rồi “sa bẫy” lúc nào không hay.  

6. Đạo đức giả

Nếu như những loại tiểu nhân đã nói trên đều sẽ để lộ bản chất không sớm thì muộn, những người đạo đức giả lại có thể tồn tại lâu dài với hình ảnh đẹp đẽ trong mắt người khác. Họ “diễn” đạt đến mức đôi khi bạn không thể phân biệt được là họ có thật lòng hay không. Bề ngoài, họ tỏ ra nhân từ, thật thà, rộng lượng, lúc nào cũng quan tâm và nói tốt về mọi người. Vì mục đích của mình, họ sẵn sàng nhẫn nhịn, chịu “đau khổ tạm thời”, cư xử với ai đó hết lòng để đổi lại sự tin tưởng. Nhưng đôi khi bạn sẽ cảm thấy họ “vừa nóng vừa lạnh”, trong lúc lơ đãng như biến thành con người khác, vì mục đích của họ là gì thì chỉ có họ mới biết được.
Đối với những người nguy hiểm như thế này, bạn tuyệt đối phải lý trí, kiên quyết chứ không được mềm lòng.
Theo Phunutoday

Daniel Ally là một diễn giả, chuyên gia kinh doanh quốc tế và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy tại Mỹ. Lớn lên trong một gia đình nghèo khó, Ally tự nhủ mình phải trở nên thật giàu. Ở tuổi 24, anh đã kiếm được triệu USD đầu tiên. Trên Entrepreneur, anh đã chia sẻ quan điểm của bản thân về người giàu và người nghèo.

Giàu có là một sự lựa chọn. Bill Gates từng nói: "Sinh ra nghèo khó không phải lỗi của bạn. Nhưng chết đi mà vẫn nghèo thì đúng là lỗi thật". Chẳng có lý do gì bạn phải nghèo cả. Của cải ngoài kia đang đợi bạn, nhưng bạn phải là người quyết định có muốn nó xuất hiện trong đời mình hay không.

Trong một thời gian khá dài, tôi vật lộn với niềm tin rằng mình có thể giàu có. Và nó chỉ thành hiện thực khi tôi nhận ra sự khác biệt trong suy nghĩ và hành động của người giàu và người nghèo.

1. Người nghèo luôn nghi ngờ

Có đồng nghiệp từng nói với tôi rằng: "Những công nhân kia lúc nào cũng chỉ chực gian lận tiền của anh lúc anh không để ý mà thôi". Anh ấy nghĩ rằng ai cũng muốn tiền của mình và tất cả những người ngoài đó đều chống lại anh ta.

Người giàu luôn tin tưởng

Có điều khá ngạc nhiên là rất nhiều người giàu luôn mở cửa xe và cổng nhà mình. Họ có xu hướng tin tưởng những người họ gặp (dĩ nhiên là có lý do) và cho người khác cơ hội để là chính mình.

2. Người nghèo tìm ra lỗi

Người nghèo thường tìm lỗi thay vì giải pháp. Và quá trình này sẽ kết thúc bằng việc họ đổ lỗi cho môi trường, hoàn cảnh, công việc, thời tiết, Chính phủ và sẽ luôn có một danh sách những lời bào chữa tại sao không thành công.

10-dieu-nguoi-giau-nghi-khac-nguoi-ngheo
Người giàu cho rằng giàu có là một sự lựa chọn. Ảnh: Reuters

Người giàu tìm kiếm thành công

Người giàu hiểu rằng mọi chuyện đều có lý do. Họ sẽ không chờ mọi chuyện xảy đến với mình, mà nhận vai trò dẫn dắt và tạo ra chúng. Họ sẽ đặt hết lời bào chữa sang một bên vì phải làm những việc quan trọng hơn.

3. Người nghèo luôn giả sử

Ví dụ, nếu muốn tiếp cận một người nổi tiếng, họ sẽ nói: "Chắc họ không có thời gian nói chuyện với tôi đâu". Tức là, họ còn chẳng thử cố gắng để xem mình có làm được điều đó hay không.

Người giàu sẽ đặt câu hỏi

Họ sẽ nghĩ ra các tình huống như: "Nếu mình viết thư cho Tổng thống và ông ấy trả lời thì sao nhỉ?". Khi bắt đầu hỏi chúng, là bạn đã tiết kiệm rất nhiều sự đấu tranh cho bản thân rồi. Sức mạnh nằm trong tay những người biết hỏi đúng.

4. Người nghèo nói "bọn họ"

Trong một cửa hàng bách hóa, người phụ nữ ở quầy thu ngân nói: "Họ chẳng bao giờ có đủ nhân viên cả. Tôi chẳng biết họ bị sao nữa". Rõ ràng, người phụ nữ này không đặt mình vào vị trí sở hữu công việc và có trách nhiệm với nó. Cô ấy đã tách bản thân ra khỏi công việc đang trả lương cho mình.

Người giàu nói "chúng tôi"

Tại một trong những nhà hàng ưa thích của tôi, người phục vụ giới thiệu: "Chúng tôi rất hân hạnh khi nướng món món này trên lửa thật cho ngài". Sự tự hào và biết cách làm chủ của cậu ấy khiến tôi khá ấn tượng và tip một khoản kha khá. Chắc chắn là anh sẽ giàu hơn nếu đầu tư hơn và những thứ mình tin tưởng.

5. Người nghèo thích thứ rẻ nhất

Tôi từng đi mua sắm với một người bạn mà chỉ mua khi thấy đồ rẻ nhất. Họ sẽ lao tới những nơi đang xả hàng và chọn những đồ thậm chí còn chẳng muốn. Họ mua chỉ vì nó rẻ. Thật không may là, họ không bao giờ mặc chúng từ khi mua nó.

Người giàu thích thứ tốt nhất

Người giàu sẵn sàng đi xa thêm một chút để tìm đồ chất lượng cao. Họ không ràng buộc bản thân vào giá cả. Người giàu thích các dịch vụ có tổ chức và sẽ không bao giờ hài lòng với những đồ vô giá trị hay không sử dụng được

6. Người nghèo nghĩ tiền quan trọng hơn thời gian

Hàng triệu người trên thế giới đang đánh đổi thời gian quý báu của họ để lấy tiền. Bạn luôn có thể lấy lại 500 USD. Nhưng không thể lấy lại 50 giờ được đâu.

Người giàu biết thời gian quan trọng hơn tiền

Người giàu không bao giờ đổi thời gian lấy tiền. Họ sẽ tìm kiếm những trải nghiệm có thể thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của mình. Sự nghiệp của họ tập trung nhiều hơn vào việc làm điều mình yêu và giúp đỡ những người khác, thay vì chỉ chăm chăm vào tiền.

7. Người nghèo cạnh tranh với nhau

Khi một người nghèo nhìn thấy cơ hội, anh ta sẽ tìm hiểu xem người khác làm thế nào và cạnh tranh với họ. Thường thì, anh ta sẽ không bao giờ cân nhắc cách khác để làm nó. Thay vào đó, anh đóng đinh với suy nghĩ cái người khác làm chính là tốt nhất rồi, và mình chỉ có thể bắt chước.

Người giàu sáng tạo

Người hàng xóm của tôi đã rất thất vọng khi thấy dòng Porsche mình thích không có màu xanh lá. Thế là họ quyết định tự tạo ra chiếc xế màu xanh cho mình với những chi tiết kỹ thuật chưa từng có

8. Người nghèo than thở, kết tội và chỉ trích

Phần lớn người nghèo có tư duy nghèo di truyền. Các thành viên trong gia đình họ đã gieo vào đầu họ quan niệm rằng mọi thứ đều sai và chẳng cái gì đúng cả.  

Người giàu biết cách khen ngợi và tận hưởng

Người giàu biết rằng họ có nhiều đặc quyền, nhưng không lấy đó làm hiển nhiên. Chính vì họ biết cách trân trọng những gì đang có, họ có thể tạo ra nhiều hơn nữa.

9. Người nghèo tìm lời khuyên nghiệp dư

Họ thường nghe ý kiến của người người quen, tin vào mọi thứ mình nghe thấy mà chẳng ngờ vực hay kiểm chứng. Họ coi ý kiến cá nhân là sự thật và ngừng nghiên cứu khi đã hài lòng với câu trả lời.

Người giàu tìm lời khuyên từ chuyên gia

Người giàu học được cách luôn nghĩ cho bản thân. Nếu không thể hiểu được vấn đề nào đó, họ sẽ đi tìm ý kiến chuyên gia. Thông thường, họ sẽ phải trả tiền cho việc này và nhận được kha khá phương án để lựa chọn.

10. Người nghèo có TV lớn, người giàu có thư viện lớn

Đúng như diễn giả nổi tiếng Jim Rohn từng nói, người nghèo sử dụng thời gian rảnh rỗi để không phải suy nghĩ và tìm đến thứ gọi là "giải trí". Trong khi đó, người giàu được giáo dục và đọc rất nhiều sách. Họ sử dụng kiến thức theo cách có lợi cho mình. Thay vì tham gia các hoạt động giải trí, họ muốn tìm hiểu bản thân và thế giới mình đang sống. Trên thực tế, khi thư viện của bạn lớn lên, căn nhà của bạn cũng thế. Cứ tin tôi đi!

Theo VNE

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.