Những nguyên tắc lịch sự nên biết khi đi ăn
Không nên đến sớm quá khi được mời tới nhà ai đó ăn tiệc...
Hiểu biết các quy tắc ứng xử lịch sự giúp bạn dễ dàng tạo được ấn tượng tốt với mọi người. Bạn có thể tham khảo những liệt kê dưới đây của Bright Side để không trở thành người thô lỗ trong mắt người khác.
Trong quán ăn
1. Nam giới mở cửa, để phụ nữ vào trước, sau đó giúp phụ nữ cởi áo khoác. Nếu bàn đã được đặt trước, nam giới nên tìm bàn và dẫn bạn đồng hành của mình đến đó.
2. Cười, nói quá to hay nhìn chằm chằm vào những thực khách khác đều vô cùng mất lịch sự.
3. Người mời là người trả tiền cho bữa ăn. Tuy nhiên, nếu đó là cuộc gặp tình cờ và bàn ăn chưa được đặt trước thì mỗi người nên tự trả tiền cho phần ăn của mình. Trong trường hợp muốn trả riêng, nên nhờ người phục vụ làm các hóa đơn riêng lẻ để đỡ mất thời gian tính toán.
4. Nếu người được bạn mời muốn tự trả tiền ăn của họ thì cũng không cần thiết phải làm ầm ĩ. Sẽ lịch sự hơn khi bạn để họ được tự làm theo mong muốn của họ.
Tại bàn ăn
5. Khi đi ăn hàng, bạn sẽ được đưa dao, muỗng... phù hợp với các món ăn đã đặt, bạn không cần phải tự chọn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi lấy thức ăn, hãy nhờ người phục vụ giúp đỡ.
6. Hãy cất điện thoại đi. Sẽ rất khiếm nhã khi bạn gọi điện đàm phán công việc trước mặt những người khác.
7. Luôn cố gắng đúng giờ cho mọi cuộc gặp mặt. Bào chữa đến muộn vì tắc đường có vẻ không thuyết phục và không công bằng với những người phải chờ bạn. Có thể chấp nhận được nếu bạn đến muộn 15 phút. Bất kỳ sự muộn giờ nào đều cần phải gọi điện và giải thích. Nếu biết chắc rằng mình sẽ đến muộn, đừng đợi đến sát giờ mới gọi, hãy báo trước để người đi ăn cùng bạn biết.
Khi trò chuyện
8. Trong các cuộc nói chuyện lịch sự, không nên nói về các vấn đề cá nhân, mối quan hệ công sở, con cái, bệnh tật, thói quen hay sở thích...
9. Những người lịch sự ít nói về người thân của mình, họ không ngồi lê đôi mách.
10. Nghe cũng là một kỹ năng quan trọng như nói. Giữ im lặng khi nghe nhưng bạn cũng cần nhìn vào người nói và nói xen vào khi thích hợp. Điều này chứng tỏ bạn đang theo sát cuộc nói chuyện.
11. Sẽ là khiếm nhã khi cắt ngang lời người khác, kể cả khi bạn đã nghe câu chuyện nhiều lần rồi.
Khi được mời đến ăn tiệc ở nhà ai
12. Không nên đến sớm quá, bởi bạn có thể thấy chủ nhà đang dọn bàn hay bữa ăn vẫn đang được nấu nướng.
13. Chỉ dắt theo trẻ nhỏ nếu chúng được mời, bởi vì không phải chỗ nào cũng phù hợp với bọn trẻ. Nhìn chung bạn có thể mang theo bạn bè, người thân, miễn là bạn phải báo với chủ nhà trước.
14. Sẽ là bất lịch sự nếu bạn từ chối món ăn. Bạn nên nếm thử bất kỳ món ăn nào khi được mời. Nếu bạn đang ăn kiêng, tốt nhất không nên nhận lời mời ăn tối. Nếu cần thiết phải đến dự, bạn nên đề nghị bớt món ăn của mình hoặc để nguyên thức ăn trên đĩa.
Hiểu biết các quy tắc ứng xử lịch sự giúp bạn dễ dàng tạo được ấn tượng tốt với mọi người. Bạn có thể tham khảo những liệt kê dưới đây của Bright Side để không trở thành người thô lỗ trong mắt người khác.
Trong quán ăn
Ảnh: insideretail
1. Nam giới mở cửa, để phụ nữ vào trước, sau đó giúp phụ nữ cởi áo khoác. Nếu bàn đã được đặt trước, nam giới nên tìm bàn và dẫn bạn đồng hành của mình đến đó.
2. Cười, nói quá to hay nhìn chằm chằm vào những thực khách khác đều vô cùng mất lịch sự.
3. Người mời là người trả tiền cho bữa ăn. Tuy nhiên, nếu đó là cuộc gặp tình cờ và bàn ăn chưa được đặt trước thì mỗi người nên tự trả tiền cho phần ăn của mình. Trong trường hợp muốn trả riêng, nên nhờ người phục vụ làm các hóa đơn riêng lẻ để đỡ mất thời gian tính toán.
4. Nếu người được bạn mời muốn tự trả tiền ăn của họ thì cũng không cần thiết phải làm ầm ĩ. Sẽ lịch sự hơn khi bạn để họ được tự làm theo mong muốn của họ.
Tại bàn ăn
5. Khi đi ăn hàng, bạn sẽ được đưa dao, muỗng... phù hợp với các món ăn đã đặt, bạn không cần phải tự chọn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi lấy thức ăn, hãy nhờ người phục vụ giúp đỡ.
6. Hãy cất điện thoại đi. Sẽ rất khiếm nhã khi bạn gọi điện đàm phán công việc trước mặt những người khác.
7. Luôn cố gắng đúng giờ cho mọi cuộc gặp mặt. Bào chữa đến muộn vì tắc đường có vẻ không thuyết phục và không công bằng với những người phải chờ bạn. Có thể chấp nhận được nếu bạn đến muộn 15 phút. Bất kỳ sự muộn giờ nào đều cần phải gọi điện và giải thích. Nếu biết chắc rằng mình sẽ đến muộn, đừng đợi đến sát giờ mới gọi, hãy báo trước để người đi ăn cùng bạn biết.
Khi trò chuyện
8. Trong các cuộc nói chuyện lịch sự, không nên nói về các vấn đề cá nhân, mối quan hệ công sở, con cái, bệnh tật, thói quen hay sở thích...
9. Những người lịch sự ít nói về người thân của mình, họ không ngồi lê đôi mách.
10. Nghe cũng là một kỹ năng quan trọng như nói. Giữ im lặng khi nghe nhưng bạn cũng cần nhìn vào người nói và nói xen vào khi thích hợp. Điều này chứng tỏ bạn đang theo sát cuộc nói chuyện.
11. Sẽ là khiếm nhã khi cắt ngang lời người khác, kể cả khi bạn đã nghe câu chuyện nhiều lần rồi.
Khi được mời đến ăn tiệc ở nhà ai
12. Không nên đến sớm quá, bởi bạn có thể thấy chủ nhà đang dọn bàn hay bữa ăn vẫn đang được nấu nướng.
13. Chỉ dắt theo trẻ nhỏ nếu chúng được mời, bởi vì không phải chỗ nào cũng phù hợp với bọn trẻ. Nhìn chung bạn có thể mang theo bạn bè, người thân, miễn là bạn phải báo với chủ nhà trước.
14. Sẽ là bất lịch sự nếu bạn từ chối món ăn. Bạn nên nếm thử bất kỳ món ăn nào khi được mời. Nếu bạn đang ăn kiêng, tốt nhất không nên nhận lời mời ăn tối. Nếu cần thiết phải đến dự, bạn nên đề nghị bớt món ăn của mình hoặc để nguyên thức ăn trên đĩa.
Theo VNE