Khám phá cực thú vị về nguồn gốc tháng Chạp
Có khi nào bạn tự hỏi, vì sao tháng 12 âm lịch được gọi là tháng Chạp và người Việt kiêng kỵ thế nào trong tháng cuối cùng của năm này?
Xưa nay, người Việt vẫn quen gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp, tháng "Củ mật", nhưng chưa hẳn ai cũng tỏ tường ý nghĩa và nguồn gốc của những cách gọi dân gian thú vị này.
Vì sao tháng 12 âm lịch gọi là tháng Chạp?: Tên gọi này thực chất bắt nguồn từ tiếng Hán. Người Trung Quốc xưa thường gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tức tháng cuối mùa đông) hoặc “Lạp nguyệt”.
Người Việt đã đọc chệch từ “Lạp” thành “Chạp” và tháng Chạp ra đời từ chính cách gọi này.
Gọi tháng Chạp là tháng “củ mật”, vì sao?: Trên thực tế, “củ mật” trong cách gọi này không phải là một loại củ như củ khoai, củ sắn... mà là từ Hán Việt và mang ý nghĩa sâu xa. “Củ mật” ở đây nếu phân tích kỹ càng, thì “củ” là kiểm soát, “mật” là cẩn mật, cẩn thận, vậy tóm lại “củ mật” là từ Hán Việt mang nghĩa “kiểm soát cẩn thận”
Sở dĩ người xưa có quan niệm độc đáo này là bởi tháng 12 âm lịch, tức tháng cuối cùng trong năm thường xảy ra nhiều trộm đạo, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích.
Cũng theo Wikipedia, cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả người không lương thiện vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia. Ngoài ra "tháng củ mật" vì theo quan niệm của dân ta cho rằng đây là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường cho là… đen và đắng như Củ Mật...
Những kiêng kỵ dân gian trong tháng Chạp: Người Việt xưa thường quan niệm, tháng Chạp là tháng dễ gặp “tai bay vạ gió”, vì vậy, bất kể làm việc gì cũng cần thận trọng, tính toán thiệt hơn. Theo dân gian, trong tháng 12 âm lịch, nên kiêng kỵ những việc này để tránh rước vận xui.
Một là, không kê giường và gương đối diện với cửa phòng, bởi cách bài trí này phạm lỗi sai nghiêm trọng về phong thủy, khiến tà khí luẩn quẩn trong nhà.
Hai là, tránh cãi cọ, mâu thuẫn, đặc biệt là cãi cọ vào sáng sớm. Đặc biệt, chớ gây mất hòa khí trong gia đình, kẻo gia đạo bất ổn.
Ba là, cần dọn dẹp nhà cửa trước thềm năm mới, chớ để nhà bừa bộn, tránh ngủ ở nơi ẩm thấp, dễ nhiễm tà khí.
Bốn là, cây dâu tằm, cây bạch đàn, hoa huệ... là những loại cây không nên trồng trong sân nhà dịp cuối năm, kẻo rước vận xui vào nhà.
Xưa nay, người Việt vẫn quen gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp, tháng "Củ mật", nhưng chưa hẳn ai cũng tỏ tường ý nghĩa và nguồn gốc của những cách gọi dân gian thú vị này.
Xưa nay, người Việt vẫn quen gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp, tháng "Củ mật", nhưng chưa hẳn ai cũng tỏ tường ý nghĩa và nguồn gốc của những cách gọi dân gian thú vị này.
Vì sao tháng 12 âm lịch gọi là tháng Chạp?: Tên gọi này thực chất bắt nguồn từ tiếng Hán. Người Trung Quốc xưa thường gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tức tháng cuối mùa đông) hoặc “Lạp nguyệt”.
Người Việt đã đọc chệch từ “Lạp” thành “Chạp” và tháng Chạp ra đời từ chính cách gọi này.
Gọi tháng Chạp là tháng “củ mật”, vì sao?: Trên thực tế, “củ mật” trong cách gọi này không phải là một loại củ như củ khoai, củ sắn... mà là từ Hán Việt và mang ý nghĩa sâu xa. “Củ mật” ở đây nếu phân tích kỹ càng, thì “củ” là kiểm soát, “mật” là cẩn mật, cẩn thận, vậy tóm lại “củ mật” là từ Hán Việt mang nghĩa “kiểm soát cẩn thận”
Sở dĩ người xưa có quan niệm độc đáo này là bởi tháng 12 âm lịch, tức tháng cuối cùng trong năm thường xảy ra nhiều trộm đạo, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa đạo chích.
Cũng theo Wikipedia, cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả người không lương thiện vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia. Ngoài ra "tháng củ mật" vì theo quan niệm của dân ta cho rằng đây là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường cho là… đen và đắng như Củ Mật...
Những kiêng kỵ dân gian trong tháng Chạp: Người Việt xưa thường quan niệm, tháng Chạp là tháng dễ gặp “tai bay vạ gió”, vì vậy, bất kể làm việc gì cũng cần thận trọng, tính toán thiệt hơn. Theo dân gian, trong tháng 12 âm lịch, nên kiêng kỵ những việc này để tránh rước vận xui.
Một là, không kê giường và gương đối diện với cửa phòng, bởi cách bài trí này phạm lỗi sai nghiêm trọng về phong thủy, khiến tà khí luẩn quẩn trong nhà.
Hai là, tránh cãi cọ, mâu thuẫn, đặc biệt là cãi cọ vào sáng sớm. Đặc biệt, chớ gây mất hòa khí trong gia đình, kẻo gia đạo bất ổn.
Ba là, cần dọn dẹp nhà cửa trước thềm năm mới, chớ để nhà bừa bộn, tránh ngủ ở nơi ẩm thấp, dễ nhiễm tà khí.
Bốn là, cây dâu tằm, cây bạch đàn, hoa huệ... là những loại cây không nên trồng trong sân nhà dịp cuối năm, kẻo rước vận xui vào nhà.
Xưa nay, người Việt vẫn quen gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp, tháng "Củ mật", nhưng chưa hẳn ai cũng tỏ tường ý nghĩa và nguồn gốc của những cách gọi dân gian thú vị này.
Theo Kiến Thức