Khám phá phong tục Tết Nguyên đán của người Việt
Theo phong tục Tết Nguyên đán, vào chiều 30 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị một mâm cỗ mặn để mời ông bà tổ tiên về ăn tết...
Tết Nguyên đán được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Trải hàng ngàn năm, người Việt vẫn giữ gìn những phong tục Tết Nguyên đán mang đậm bản sắc và đầy tính nhân văn.
Thăm mộ tổ tiên
Nổi tiếng với truyền thống "uống nước nhớ nguồn", từ hàng ngàn năm nay, người Việt vẫn giữ phong tục thăm mộ tổ tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Từ 23 tới 30 tháng Chạp hàng năm, các gia đình người Việt lại tề tựu đông đủ để cùng nhau viếng thăm và quét dọn mồ mả của tổ tiên. Khi tới thăm mộ, người Việt luôn mang theo hương đèn và hoa quả để làm lễ mời tổ tiên về ăn tết với con cháu.
Lễ cúng ông công ông táo
Dân gian quan niệm rằng, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày tiễn thần Bếp (hay còn gọi là ông Táo) về trời. Trong ngày này, các gia đình thường thu dọn nhà cửa và bếp núc sạch sẽ để khi lên thiên đình, ông Táo sẽ báo cáo những điều tốt đẹp trong năm cũ và cầu xin một năm mới may mắn, bình an hơn.
Theo truyền thuyết thì hàng năm, ông Táo đều cưỡi cá lên chầu trời. Chính vì vậy, lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp sẽ được đặt trong bếp và không thể thiếu những con cá chép.
Lễ rước Ông Bà
Theo phong tục Tết Nguyên đán, vào chiều 30 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị một mâm cỗ mặn để mời ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Người con trưởng sẽ thắp hương và dâng lễ lên bàn thờ để cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều phước lành trong năm mới. Tiếp sau đó, các thành viên khác cùng chắp tay cung kính thỉnh vong linh tổ tiên về ăn Tết.
Tục hái lộc đầu xuân
Vào đêm giao thừa, người Việt thường đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an và những điều tốt đẹp sẽ đến với mình và người thân. Sau đó, người ta sẽ hái một nhành lộc ở một cây nào đó để mang về nhà. Theo quan niệm, nếu cành lộc càng tươi tốt thì năm mới gia chủ sẽ càng gặp nhiều may mắn.
Tục xông nhà đầu xuân
Một phong tục Tết Nguyên đán được các thế hệ người Việt gìn giữ từ hàng trăm năm nay là xông nhà ngày tết. Người ta tin rằng, tương lai của chủ nhà trong cả năm mới sẽ chịu ảnh hưởng bởi người xông nhà đầu năm. Chính vì vậy, chủ nhà thường chọn những người quen biết và hợp tuổi để xông nhà với mong muốn cả gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn và thuận lợi trong cả năm mới.
Phong tục chúc tết và mừng tuổi
Tục chúc Tết là một nét đẹp văn hóa đã được người Việt duy trì hàng trăm đời nay. Vào dịp Tết, mọi người gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp nhất như sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng và may mắn sẽ đến với những người thân xung quanh.
Một tục lệ nữa không thể thiếu trong ngày Tết chính là mừng tuổi. Người châu Á quan niệm rằng, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Do đó, các bậc ông bà và cha mẹ thường tặng con cháu bằng những bao lì xì đỏ chót với lời chúc may mắn, thành công.
Phong tục xuất hành
Người Việt tin rằng, chuyến xuất hành đầu tiên dịp năm mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự may mắn và tình trạng trong cả năm của gia chủ. Chính vì vậy, tùy theo tuổi tác của chủ nhà, người ta sẽ lựa chọn giờ xuất hành và hướng đi thích hợp với mong muốn năm mới sẽ gặp nhiều điều thuận lợi và thuận buồm xuôi gió.
Những điều kiêng kị trong năm mới
Theo phong tục Tết Nguyên đán của người Việt thì sự may mắn hay xui xẻo của cả một năm sẽ phụ thuộc vào hành vi trong những ngày đầu năm. Do đó, người Việt luôn duy trì những điều kiêng kị trong ngày Tết như: kiêng việc quét nhà vào mùng 1 để tài lộc không bị cuốn đi theo rác, kiêng làm vỡ đồ, to tiếng, xô xát...
Trong năm mới, người ta cũng kiêng việc tặng dao nhọn hay thuốc men bởi những vật này bị xem là dấu hiệu của xung khắc và bệnh tật. Ngoài ra, những lời thô tục, nặng nề, than thở, khóc lóc hay gương soi trong những ngày tết cũng là dấu hiệu của sự đổ vỡ trong gia đình.
Mặc nguyên một cây màu trắng hoặc đen cũng là điều cần tránh bởi theo quan niệm thì đây là màu của tang tóc, sẽ mang đến những điều không may mắn cho năm mới.
Tết Nguyên đán được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Trải hàng ngàn năm, người Việt vẫn giữ gìn những phong tục Tết Nguyên đán mang đậm bản sắc và đầy tính nhân văn.
Thăm mộ tổ tiên
Nổi tiếng với truyền thống "uống nước nhớ nguồn", từ hàng ngàn năm nay, người Việt vẫn giữ phong tục thăm mộ tổ tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Từ 23 tới 30 tháng Chạp hàng năm, các gia đình người Việt lại tề tựu đông đủ để cùng nhau viếng thăm và quét dọn mồ mả của tổ tiên. Khi tới thăm mộ, người Việt luôn mang theo hương đèn và hoa quả để làm lễ mời tổ tiên về ăn tết với con cháu.
Lễ cúng ông công ông táo
Dân gian quan niệm rằng, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày tiễn thần Bếp (hay còn gọi là ông Táo) về trời. Trong ngày này, các gia đình thường thu dọn nhà cửa và bếp núc sạch sẽ để khi lên thiên đình, ông Táo sẽ báo cáo những điều tốt đẹp trong năm cũ và cầu xin một năm mới may mắn, bình an hơn.
Theo truyền thuyết thì hàng năm, ông Táo đều cưỡi cá lên chầu trời. Chính vì vậy, lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp sẽ được đặt trong bếp và không thể thiếu những con cá chép.
Tiễn ông Táo về trời là một trong những phong tục Tết Nguyên đán quen thuộc của người Việt. Ảnh: Internet
Lễ rước Ông Bà
Theo phong tục Tết Nguyên đán, vào chiều 30 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị một mâm cỗ mặn để mời ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Người con trưởng sẽ thắp hương và dâng lễ lên bàn thờ để cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều phước lành trong năm mới. Tiếp sau đó, các thành viên khác cùng chắp tay cung kính thỉnh vong linh tổ tiên về ăn Tết.
Tục hái lộc đầu xuân
Vào đêm giao thừa, người Việt thường đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an và những điều tốt đẹp sẽ đến với mình và người thân. Sau đó, người ta sẽ hái một nhành lộc ở một cây nào đó để mang về nhà. Theo quan niệm, nếu cành lộc càng tươi tốt thì năm mới gia chủ sẽ càng gặp nhiều may mắn.
Tục xông nhà đầu xuân
Một phong tục Tết Nguyên đán được các thế hệ người Việt gìn giữ từ hàng trăm năm nay là xông nhà ngày tết. Người ta tin rằng, tương lai của chủ nhà trong cả năm mới sẽ chịu ảnh hưởng bởi người xông nhà đầu năm. Chính vì vậy, chủ nhà thường chọn những người quen biết và hợp tuổi để xông nhà với mong muốn cả gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn và thuận lợi trong cả năm mới.
Phong tục chúc tết và mừng tuổi
Tục chúc Tết là một nét đẹp văn hóa đã được người Việt duy trì hàng trăm đời nay. Vào dịp Tết, mọi người gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp nhất như sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng và may mắn sẽ đến với những người thân xung quanh.
Một tục lệ nữa không thể thiếu trong ngày Tết chính là mừng tuổi. Người châu Á quan niệm rằng, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Do đó, các bậc ông bà và cha mẹ thường tặng con cháu bằng những bao lì xì đỏ chót với lời chúc may mắn, thành công.
Phong tục xuất hành
Người Việt tin rằng, chuyến xuất hành đầu tiên dịp năm mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự may mắn và tình trạng trong cả năm của gia chủ. Chính vì vậy, tùy theo tuổi tác của chủ nhà, người ta sẽ lựa chọn giờ xuất hành và hướng đi thích hợp với mong muốn năm mới sẽ gặp nhiều điều thuận lợi và thuận buồm xuôi gió.
Những điều kiêng kị trong năm mới
Theo phong tục Tết Nguyên đán của người Việt thì sự may mắn hay xui xẻo của cả một năm sẽ phụ thuộc vào hành vi trong những ngày đầu năm. Do đó, người Việt luôn duy trì những điều kiêng kị trong ngày Tết như: kiêng việc quét nhà vào mùng 1 để tài lộc không bị cuốn đi theo rác, kiêng làm vỡ đồ, to tiếng, xô xát...
Trong năm mới, người ta cũng kiêng việc tặng dao nhọn hay thuốc men bởi những vật này bị xem là dấu hiệu của xung khắc và bệnh tật. Ngoài ra, những lời thô tục, nặng nề, than thở, khóc lóc hay gương soi trong những ngày tết cũng là dấu hiệu của sự đổ vỡ trong gia đình.
Mặc nguyên một cây màu trắng hoặc đen cũng là điều cần tránh bởi theo quan niệm thì đây là màu của tang tóc, sẽ mang đến những điều không may mắn cho năm mới.
Theo Kiến Thức