Latest Post

Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh. 

Ký tự đặc biệt của 12 chòm sao



Các truyền thuyết về 12 chòm sao

Dương cưu - Aries - Bạch dương (March 21 - April 19)



Athamas, vua xứ Croneus có con trai Phrixus và con gái Helle với người vợ đầu Nephele. Như các vì vua khác ham mê nhan sắc, khi chán vợ, Athamas đuổi Nephele đi để cưới Ino, con gái của Cadmus vua xứ Thebes. Có 2 con với nhà vua, Ino ghen với con của Nephele và tìm cách để con mình kế vị ngôi báu. Lúc đó bắp là mùa màng chính của xứ Croneus cho người và thú vật.

Ino làm cho bắp không nảy mầm bằng cách kín đáo thuyết phục phụ nữ của vương quốc rang nó lên trước khi gieo trồng đồng thời hối lộ cho nhà tiên tri được nhà vua sai đi hỏi các vị thần về hiện tượng này để ông ta nói dối rằng hai con của Nephele chính là nguồn gốc hiểm họa. Nhà vua phải tế thần họ thì mùa màng mới trở lại. Thương con, nhưng để cứu vương quốc, nhà vua nghe theo lời khuyên này. May mắn, lo cho sự an toàn của con, Nephele đã phái một người bảo vệ đội lốt con cừu có lông bằng vàng gọi là Aries (Bạch Dương) do thần Zeus tặng cho bà.

Ngày tế lễ đến, con cừu thúc Phrixus và Helle ngồi trên và bỏ chạy băng qua đại dương nhưng chẳng may Helle bị rơi chết ở biển (nơi nàng chết được gọi là Hellesponte). Phrixus sống sót và cưới con gái của vương triều Colchis. Để cảm ơn Zeus, chàng tế lễ con cừu và treo bộ lông cừu ở vị trí đặc biệt tại Colchis. 

Bộ lông vàng của chú cừu đực này về sau trở thành báu vật khuynh thành của vương quốc Colchis, nơi hai anh em được che giấu suốt đời thoát khỏi Ino. Chính vì bộ lông ấy mà Jason, người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã tìm kiếm trong suốt hành trình truy tìm bộ lông cừu vàng nổi tiếng của mình, được kể rất kỹ trong câu chuyện về cuộc viễn chinh của nhóm thủy thủ tàu Argo.

Vì ơn huệ đó, Zeus đã đưa con cừu có bộ lông màu vàng lên thành một chòm sao, do đó mới có chòm sao Bạch Dương như ngày nay.

Kim ngưu - Taurus (April 20 - May 20)



Zeus, chúa tể của của các vị thần có tật mê phụ nữ, cả con người lẫn thần thánh. Nhưng vì bị vợ Hera theo dõi dữ quá nên ông thường thay đổi dạng thành thú vật để có thể đến với người đàn bà mình chọn một cách dễ dàng. Ngày nọ, Zeus để mắt đến người tớ gái xinh đẹp Europa khi nàng đang chơi đùa với bạn bè ngoài bờ biển. Để các cô gái không sợ hãi, ông biến thành con bò trắng Taurus (Kim Ngưu) và dùng vẻ đẹp của con vật làm mê mẩn Europa. Khi nàng ham chơi với con thú, xa dần bạn bè, Zeus nằm xuống cho nàng cưỡi lên lưng lao vào biển cả bất chấp lời kêu cứu của nàng. Đến đảo Crete, Zeus hiện nguyên hình, nhận Europa làm tình nhân và nàng sinh cho ông ba con trai. Zeus treo ảnh con bò trên thiên đường, nơi nó đại diện cho tình yêu, sức mạnh và vẻ đẹp.

Song sinh - Gemini - Song tử (May 21 - June 20)



Hai anh em song sinh Castor và Pollux là con của Zeus, chúa tể trong tất cả mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, và nữ hoàng của thành Sparta. Đó là hai đứa trẻ trung hậu, rất dũng cảm và cùng nhau nổi danh khi lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc hành trình của nhóm thủy thủ tàu Argo vĩ đại, và trong biết bao cuộc phiêu lưu khác.

Bất kể khi nào, hai anh em luôn luôn tìm cách giúp đỡ lẫn nhau. Trong một trận đánh, Castor bị tử trận sau một vết thương rất đau đớn. Trong nỗi buồn vô hạn, Pollux đã cố gắng tự sát theo anh. Nhưng khác với Castor, Pollux được thừa hưởng dòng máu của cha là Zeus, nên là một chiến binh bất tử. Khi không còn cách nào nữa, cậu bé thốt lên lời khóc "Hãy để con chết thay Castor, thưa cha!".

Zeus thương tiếc vô cùng, đã đồng ý cho họ thay phiên nhau mỗi người được sống một ngày và đưa họ cùng bay lên bầu trời. Hai anh em hóa thành chòm sao Gemini, mỗi một ngày một người sẽ được sống trên thiên đàng và là ngôi sao được tỏa sáng, ngôi sao còn lại không sáng vì người kia lúc ấy đang ở trần gian. Cũng kể từ đó chòm sao Song Sinh được coi là biểu tượng cho tình bạn, tình anh em.

Cự giải - Cancer (June 21 - July 22)



Con cua trong chòm Cancer vốn là bạn của quái vật biển cả Hydra. Câu chuyện về chú cua này xuất hiện trong truyền thuyết về mười hai chiến công của Hercules thời kỳ chàng phải làm nô lệ cho Eurystheus, vì phạm tội giết vợ con mình trong một cơn điên do nữ thần Hera gây nên. Lần này Hercules buộc phải xóa sổ thế giới của Hydra ở Lerna. Vào lúc quái vật có nhiều đầu Hydra xông tới và quấn lấy Hercules, lần lượt từng cái đầu ghê sợ ấy bị Hercules cắt, đối với Hydra, tình thế thật là thê thảm.

Nhìn người bạn của mình liều lĩnh mãi trong tuyệt vọng, chú cua bật khóc "Bạn Hydra của ta khổ quá!" và gan góc dùng những chiếc càng tấn công Hercules. Nhưng trước người anh hùng vĩ đại nhất của thần thoại Hy Lạp, chẳng có cơ hội nào cho chú cua cả, và chú bị chế ngự ngay lập tức. Nhìn thấy tình bạn này, các vị thần rất cảm động và đã đưa bức tranh ba nhân vật lên thành một chòm sao trên thiên đàng.

Không phải chòm sao nào cũng được tượng trưng bởi một con vật, họ còn là những nữ thần hay những anh hùng trong thần thoại.

Sư tử - Leo (July 23 - August 22)



Chòm sao Sư Tử đại diện cho một con ác quỷ tên Nemea Lion. Trong thần thoại Hy Lạp, Hercules, người anh hùng xuất hiện trong rất nhiều thần thoại Hy Lạp, nhận lệnh từ vua Eurystheus thành Tiryns phải thực hiện mười hai nhiệm vụ vô cùng hiểm nghèo, mà sau này đã trở thành truyền thuyết mười hai chiến công của Heracles. Nhiệm vụ đầu tiên trong số ấy là chế ngự một con sư tử chuyên ăn thịt người ở rừng rậm Nemea.

Eurystheus muốn chàng đưa da con vật về thành phố để chứng minh chàng đã hoàn thành nhiệm vụ. Hercules tìm con sư tử và thử giết nó bằng cung tên, rồi sau đó bằng gươm, nhưng tên bị lớp da sư tử chặn lại, gươm thì gãy. Vốn là một con sư tử siêu phàm, bất tử với một tấm thân không hề sợ kiếm cung. Hercules bị nó ôm lấy cổ và ghì chặt trên đôi tay với toàn bộ sức mạnh khủng khiếp. Thế cùng, chàng đành phải dùng sức mạnh tự thân để giết nó.

Sau đó, chàng lột da con sư tử và đến giao cho Eurystheus. Euystheus sợ bỏ chạy khi nhìn thấy xác con sư tử. Nhà vua bảo Hercules bỏ nó bên ngoài cổng thành. Heracles dùng da sư tử làm áo khóac và dùng đầu sư tử làm mũ. Linh hồn sư tử được đặt lên bầu trời tức chòm sao Leo. Người Ai Cập thờ phụng sư tử vì Mặt trời nằm ở chòm sao này vào thời gian diễn ra các trận lụt bồi đắp phù sa của sông Nil.

Xử nữ - Virgo (August 23 - September 22)



Chòm sao Xử Nữ là hình ảnh của một nữ thần. Xử Nữ là biểu tượng của sự trong trắng, thuần khiết và phì nhiêu.

Theo thần thoại Hy Lạp, trong “Thời đại vàng”, các nam thần và nữ thần sống trên Trái đất chung với con người (toàn đàn ông). Mọi việc thay đổi khi kỷ nguyên Olympia bắt đầu. Zeus, chúa tể của các vị thần xem con người là sinh vật hạ đẳng. Prometheus, một người Titan bảo vệ cho loài người, đã chống lại Zeus. Ông ăn cắp cả lửa của Olympia và giao nó cho con người.

Tức giận, Zeus xích Prometheus trên đỉnh dãy Caucasus. Để trả thù, Zeus phái Pandor, người đàn bà đầu tiên xuống trần. Người Hy Lạp cổ tin rằng, người phụ nữ là nguồn gốc của sự độc ác và rắc rối. Chiếc hộp của Pandora là biểu tượng cho việc loài người bị hư hỏng do đàn bà. Trong hộp có những hạt giống của tham lam, thù hận, ghen ghét…

Sau khi loài người đã bị nhiễm đầy đủ các tính xấu này, số thần thánh còn lại trên Trái đất lập tức chuyển đến thiên đường. Astraea là vị thần cuối cùng ra đi. Nàng là con gái của Zeus và Themis, đồng thời là chị của Pudicitia tức thần khiêm tốn. Astraea là nữ thần của đức hạnh và công lý, dù sống trên thiên đường nàng vẫn hy vọng có ngày trở lại trái đất. Chòm sao Virgo là biểu tượng của nàng.

Tiêu chuẩn về thực phẩm sạch là giấy chứng nhận cấp cho người sản xuất trong việc đảm bảo một số tiêu chí về canh tác và sản xuất sạch, đủ để được phép dán nhãn thực phẩm sạch khi bán trên thị trường.

Một số tiêu chuẩn người tiêu dùng cần biết

-  Tiêu chuẩn GAP(Good Agricultural Practices): Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt.

Theo tài liệu của FAO 2003 - GAP là “các quá trình thực hành canh tác chế biến tại trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội và kết quả là an toàn và chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm”. Mỗi quốc gia thường có một bộ tiêu chuẩn, nguyên lý và quy định thực hiện GAP khác nhau, của Việt Nam gọi là VietGAP còn của khu vực châu Âu được đưa lên thành GlobalGAP. Đây là hai tiêu chuẩn GAP được dùng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.

Khi tham gia các tiêu chuẩn này, người làm nông nghiệp phải chấp nhận một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt trong quá trình sản xuất của họ, từ lúc chuẩn bị chuồng trại, đất, hạt giống, dụng cụ… cho đến lúc thu hoạch và đóng gói.

-  Tiêu chuẩn ISO 14001: Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường.

ISO 14001 được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý để giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh những cam kết của mình về các vấn đề môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng rộng rãi cho mọi công ty, tổ chức, nhà sản xuất trên toàn thế giới. Đối với thực phẩm thì nó không hẳn là một tiêu chuẩn chứng nhận về chất lượng mà chỉ chứng nhận nơi sản xuất thực phẩm đó thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường mà thôi.



-  Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ

Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ liên quan đến việc tư liệu sản xuất và nguyên liệu sản xuất của toàn bộ hệ thống canh tác phải là các sản phẩm hữu cơ Tiêu chuẩn này giúp loại bỏ các loại cây, con giống biến đổi gien và các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn hóa học. Trên thế giới hiện nay có 3 tiêu chuẩn organic khó nhất là USDA Organic của cục nông nghiệp Mỹ, EU Organic Farming của liên minh châu Âu, và Organic JAS của Nhật Bản. Theo đó các quy định của Mỹ và Châu Âu chỉ chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ với các sản phẩm có thành phần hữu cơ trên 97%.


Hiện nay ở Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là các tiêu chuẩn VietGAP và GlogalGAP, các tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ vô cùng hiếm và chủ yếu chỉ tìm được ở các sản phẩm nhập khẩu. Tiêu chuẩn ISO 14001 mang mục đích tham khảo nhiều hơn, nhất là cho các loại thực phẩm chế biến vì nó có liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng nhiều hơn là ở phương diện trồng trọt, sản xuất.


Tổng hợp

Thực phẩm sạch là những thực phẩm không chứa chất bẩn là các chất hóa học độc hại từ thuốc bảo vệ thực vật, các kim loại nặng trong đất, trong nguồn nước, các loại vi sinh vật hay bụi bẩn có trong không khí…

Sản phẩm được công nhận là thực phẩm hữu cơ khi được áp dụng 4 yếu tố là kỹ thuật sản xuất nghiêm ngặt, khi thu hoạch phải đảm bảo không có chứa chất độc hại, môi trường sản xuất phải đảm bảo an toàn cho người lao động, có thể truy tìm nguồn gốc nhanh và dễ dàng.


Đồng thời thỏa mãn 4 yêu cầu là không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại, chất kích thích tăng trưởng, chất gây biến đổi gen.




1. Các loại thực phẩm sạch

 Thực phẩm sạch là cách gọi chung của 3 loại gồm thực phẩm không ô nhiễm, thực phẩm sinh thái và thực phẩm hữu cơ.

Thực phẩm không ô nhiễm là loại có quy trình sản xuất nghiêm ngặt, để sản phẩm cuối cùng làm ra đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định cụ thể của cơ quan chức năng. Được cấp giấy chứng nhận là thực phẩm không ô nhiễm. Loại thực phẩm này không chứa chất gây ô nhiễm, hoặc chất này được khống chế ở giới hạn cho phép để không gây hại cho sức khỏe con người.

Thực phẩm sinh thái còn được gọi là thực phẩm xanh, là những loại được sản xuất trong điều kiện môi trường không có chất ô nhiễm và tuân theo các quy trình của các cơ quan chuyên môn.

Cuối cùng là thực phẩm hữu cơ, được sản xuất và chế biến theo quy trình nghiêm ngặt của sản phẩm hữu cơ, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Thực phẩm hữu cơ nghiêm cấm sử dụng các chất hóa học có trong các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng….Ngay từ khâu lựa chọn con giống, cây giống để đưa vào nuôi chồng cũng đã hết sức nghiêm ngặt, những giống bị biến đổi gen hoặc không thuần chủng thì sẽ bị loại bỏ. Sản phẩm sau khi được thu hoạch không được sử dụng bất cứ chất bảo quản nào để kéo dài thời gian sử dụng.
Thịt sạch 

2. Mức độ an toàn và thành phần dinh dưỡng của thực phẩm sạch

 Mỗi loại thực phẩm sạch có một mức độ an toàn khác nhau, nhưng đảm bảo nhất vẫn là thực phẩm hữu cơ. Khi sử dụng những thực phẩm này bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn của nó so với các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán ngoài chợ.

Không những vậy thực phẩm sạch tạo cảm giác ngon miệng hơn rất nhiều so với thực phẩm thông thường vì giữ được độ tươi ngon và hương vị tự nhiên nhất.

Tuy nhiên về thành phần dinh dưỡng của chúng thì theo các nghiên cứu khoa học, thực phẩm sạch không hề có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với thực phẩm thường hay có bất cứ tác dụng đặc biệt nào với sức khỏe.

Tuy nhiên, sử dụng thực phẩm sạch bạn có thể hạn chế được tỷ lệ mắc phải các bệnh nguy hiểm như khi dùng loại thực phẩm không rõ nguồn gốc được bán ngoài chợ, đó chính là tác dụng lâu dài cho sức khỏe mà loại thực phẩm này mang lại.

Vì sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy sử dụng thực phẩm sạch thường xuyên trong các bữa cơm gia đình.


Bạn nên tìm đến các cửa hàng thực phẩm sạch uy tín để mua được những sản phẩm tốt nhất, với giá cả hợp lý nhất.

3. Một số tiêu chuẩn thực phẩm sạch nên biết

-        Tiêu chuẩn GAP(Good Agricultural Practices): Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt.

-        Tiêu chuẩn ISO 14001: Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường.

-        Tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ

>> Tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn thực phẩm sạch


Tổng hợp

Rau hữu cơ là loại rau được trồng một cách tự nhiên với tiêu chuẩn 6 không không phun thuốc, không phân hóa học, không thuốc diệt cỏ, không chất kích thích, không sử dụng sản phẩm biến đổi gen và không hóa chất bảo quản

Người trồng rau hữu cơ được đào tạo chuyên sâu về cách trồng, chăm sóc và bảo quản rau, Đất trồng và nguồn nước tưới được lựa chọn không bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen…), không bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).



Giá trị dinh dưỡng của rau hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác.

- Tỷ lệ hợp chất chống oxi hoá trong trái cây và rau quả hữu cơ >= 40% so với loại bình thường (theo các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle Anh quốc).

- Chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể hơn (sắt, kẽm, v.v..).

Cách nhận biết rau hữu cơ

1. Màu xanh trung thực

Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, màu xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).

2. Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận

Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.

3. Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc

Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).

4. Lâu héo, rất dễ bảo quản

Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như "rau hóa học" phun nước vào là cây sẽ hỏng.

5. Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)

Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.


Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân cũng dùng phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng.

Phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn

Về mức độ an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng và người sản xuất, rau hữu cơ an toàn hơn do không sử dụng phân hóa học, các loại thuốc trừ sâu hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng.

Trong khi đó, rau an toàn được sử dụng các loại phân và thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhưng trong ngưỡng an toàn. Hàm lượng dinh dưỡng trong rau hữu cơ cũng cao hơn do thời gian sinh trưởng dài ngày hơn.

>> Rau an toàn là gì


Mùi vị, so với rau an toàn thì rau hữu cơ có mùi đậm đà, tự nhiên hơn do khả năng tích lũy dinh dưỡng trong một thời gian đủ dài, còn rau an toàn sinh trưởng ngắn hơn bởi tác động của các loại phân hóa học. Tuy nhiên, màu sắc của rau hữu cơ không đẹp mắt, đồng đều như rau an toàn.

Tổng hợp

Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm được tiêu chuẩn sau: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.



Tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rau sạch

Chọn đất: Vùng đất trồng rau sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen...), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).

Giảm lượng phân đạm bón cho các loại rau xanh vì phân đạm chứa nitrat. Khi ăn vào, nitrat sẽ chuyển thành nitrit, chúng kết hợp với các amin tạo nên các nitro amin gây bệnh, làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến các hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u, nhất là các em gái rất dễ bị ngộ độc với nitrat. Lượng nitrat trong rau phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật canh tác. Bón càng nhiều phân hóa học thì lượng nitrat càng lớn. Bón các loại phân đạm có chứa nitrat thì lượng nitrat cao hơn bón các loại phân urê, sulfat đạm. Bón lót sớm, đúng lúc thì lượng nitrat thấp, bón muộn quá trước khi thu hoạch thì lượng nitrat trong rau cao. Bón phân hóa học đúng quy định, kết hợp với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp làm giảm nitrat trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại.
Không tưới rau bằng phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các loại nước đã bị nhiễm bẩn.

Không phun thuốc trừ sâu, vì thuốc trừ sâu có chứa nhiều gốc hóa học như DDT, 666, thủy ngân... gây độc hại cho cơ thể. Phun thuốc trừ sâu bừa bãi làm độc tố tồn dư trong đất cao và nguy hại hơn nữa là chúng hòa tan vào các nguồn nước sinh hoạt cho người sử dụng. Hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ hoai, mục, phân vi sinh tổng hợp, ứng dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và với rau nói riêng đang được khuyến khích. Với thuốc trừ sâu, không nên mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc.


Không nên thu hoạch ngay sau khi bón phân, hoặc nhất là khi mới phun thuốc trừ sâu. Mỗi loại thuốc đều có thời gian phân giải, phân hủy an toàn khác nhau, cho nên thời gian thu hoạch cũng khác nhau. Tuyệt đối không được thu hoạch rau ngay sau khi phun thuốc trừ sâu. Phải bảo đảm đủ thời gian phân hủy sau khi phun, tưới mới được thu hoạch và mang bán.

Điều kiện sản xuất rau an toàn: 

Bao gồm 10 bước quy định theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Chọn đất trồng

- Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau.

- Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m.

- Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.

2. Nguồn nước tưới

- Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.

- Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị).

- Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

3. Giống

- Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch.

- Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.

- Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh.

4. Phân bón

- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau.

- Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới.

- Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated Pest Management)

- Luân canh cây trồng hợp lý.

- Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.

- Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).

- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.

- Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.

- Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.

- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
* Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.

* Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.

* Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).

* Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch.

6. Sử dụng một số biện pháp khác

- Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.

- Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

7.Thu hoạch

- Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.

- Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.

8. Sơ chế và kiểm tra: Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, Ở đây rau sẽ được phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.

9. Vận chuyển: Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn.


10. Bảo quản và sử dụng: Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20oC và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.


Tổng hợp

Dịch vụ kế toán được hiểu là một hoạt động dịch vụ, dịch vụ đó làm kế toán cho Doanh nghiệp. 

Tại Việt nam, hoạt động này xuất hiện nhiều mà các đối tượng cung cấp dịch vụ là những đối tượng phải được có sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước mới được phép thực hiện.




Dịch vụ kế toán là một loại hình dịch vụ vừa là pháp lý và vừa là tác nghiệp kỹ thuật. Nó đòi hỏi tuân thủ những yếu tố kỹ thuật (báo cáo lập như thế nào, tính toán như thế nào) và yếu tố pháp lý (phải làm ra những báo cáo đó dựa trên các cơ sở pháp lý nào). Kết hợp với việc dịch vụ là một bên thứ ba, thế nên quá trình này khá phức tạp, vì làm thế nào để hài lòng khách hàng đồng thời không vi phạm những tiêu chuẩn dịch vụ vốn đang dựa trên những cơ sở pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định! Để thực hiện dịch vụ kế toán (hay dịch vụ thuế cũng vậy), người làm dịch vụ phải có "Chứng chỉ hành nghề Kế toán" hay "Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế[1]". Người có Chứng chỉ Hành nghề Thuế được làm dịch vụ khai thuế và Đại lý Thuế nhưng không được quyền làm hành nghề kế toán, người có Chứng chỉ hành nghề Kế toán thì được làm dịch vụ kế toán và dịch vụ khai thuế chứ không được làm Đại lý thuế.

Các công việc mà dịch vụ kế toán có thể làm

1. Thực hiện kê khai, đăng ký thuế ban đầu.
2. Thiết lập và xây dựng hệ thống sổ sách kế toán ban đầu.
3. Làm các thủ tục đóng thuế môn bài, đăng ký mua/In hóa đơn lần đầu.
4. Đứng tên nhân viên làm kế toán, kế toán trưởng cho doanh nghiệp.
5. Kiểm tra các chứng từ đầu vào, đầu ra cho phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Phân loại, sắp xếp, đóng chứng từ kế toán.
7. Thực hiện hạch toán và ghi sổ kế toán các chứng từ, các giao dịch theo quy định.
8. Lập các báo cáo thuế gửi cho cơ quan thuế hàng tháng, hàng quý và hàng năm theo quy định.
9. Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hàng năm.
10. Lập và in các lọai sổ sách kế toán theo quy định.
11. Thực hiện việc giao nhận chứng từ và sổ sách kế tóan với cơ quan thuế và quý công ty;
12. Tư vấn kế toán, thuế, lao động và hóa đơn chứng từ cho quý doanh nghiệp.
13. Làm việc và giải trình với cơ quan thuế thay cho doanh nghiệp trong phạm vi công việc đã thực hiện.
14. Thông báo cho quý doanh nghiệp số tiền thuế phải nộp khi có phát sinh.

Lợi ích của dịch vụ kế toán

 Dịch vụ kế toán giúp doanh nghiệp 

-  Tiết kiệm tiền bạc, chi phí
-  Báo cáo nhanh chóng 
-  Giảm stress cho giám đốc
-  Ổn định sản xuất kinh doanh

Dịch vụ kế toán giúp cho người làm kế toán  

- Tăng thu nhập
- Đam mê nghề nghiệp
- Tích lũy kinh nghiệm và kiến thức.

Quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán

a) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;


b) Có ít nhất 2 người có Chứng chỉ kiểm toán viên/chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp, trong đó Giám đốc doanh nghiệp phải là người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên.

Nhiệm vụ của kế toán dịch vụ

Cũng giống như nhiệm vụ chung của kế toán thì kế toán dịch vụ cũng cần phải thực hiện và phản ánh kịp thời các chi phí, nghiệp vụ phát sinh, tính giá thành sản xuất, xác nhận đúng đắn kết quả kinh doanh.

Đồng thời theo dõi, kiểm tra việc đảm bảo an toàn tài sản của DN.

Bên cạnh đó cũng phải quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức thực hiện, định mức sử dụng nguyên vật liệu, đẩy mạnh nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ cho DN.

Kế toán dịch vụ chiếm một vai trò khá lớn trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Hiểu được và nắm chắc các nghiệp vụ kế toán dịch vụ giúp cho kế toán thực tế xử lý tình huống được linh hoạt hơn rất nhiều.


Hy vọng bài viết trên đem lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích.


Tổng hợp

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.