Tết Trung Thu: Nguồn gốc và các phong tục thú vị
Tết Trung Thu là lễ hội truyền thống lớn thứ hai ở Trung Quốc, sau Tết Nguyên Đán, với nhiều phong tục bí ẩn có nguồn gốc hàng ngàn năm.
1. Nguồn gốc Tết Trung Thu
Tết Trung thu ở Trung Quốc bắt đầu trở nên phổ biến từ thời nhà Đường, khoảng thế kỷ VII – VIII. Một số truyền thuyết kể lại rằng, nguồn gốc của Tết Trung Thu gắn với nàng Dương Quý Phi – một trong tứ đại mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành.
Triều thần cho rằng vua Đường Huyền Tông vì chìm trong nữ sắc nên bỏ bê triều chính, khiến xã tắc loạn, dân chúng lầm than. Đường Huyền Tông buộc phải ban cho ái phi dải lụa trắng, trong nỗi tiếc thương vô hạn. Tương truyền, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vị vua nhà Đường được tiên nữ đưa lên trời gặp lại Dương Quý Phi. Về trần gian, ông đặt ra tết Trung Thu để tưởng nhớ đến người đẹp.
2. Cắt bánh trung thu
Trong quan niệm của Trung Hoa cổ đại còn tồn tại đến ngày nay, bánh Trung Thu là biểu tượng của sự đoàn tụ và gia đình hòa hợp. Loại bánh truyền thống được làm từ bột mì, nhân hạt sen và bột đường.
Mỗi năm, vào khoảnh khắc rằm Tháng Tám, người Trung Hoa cắt bánh Trung Thu với số miếng bằng đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều nhau thì gia đình càng hòa thuận.
3. Nghênh đón ánh trăng
Ngắm trăng vào Rằm Tháng Tám là phong tục lưu truyền ngàn đời của Trung Hoa cổ đại. Vào Tết trung Thu, người dân sẽ đổ ra đường, tìm đến những địa điểm dễ dàng chiêm ngưỡng ánh trăng nhất để nghênh đón trăng lên. Trong quan niệm truyền thống, ánh trăng là biểu hiện của sự sum vầy, trọn vẹn, của gia đình và quê hương.
Sau khi quay quần cùng ăn bánh Trung Thu, các gia đình sẽ sum vầy trên ban công, mái nhà, hay tìm đến các đỉnh núi, đỉnh tháp, chờ khoảnh khắc trăng lên.
Một số gia đình vẫn còn lưu lại truyền thống thờ ánh trăng: đặt những bàn thờ bày đủ loại trái cây trước cửa nhà, hướng về phía Mặt Trăng đang mọc để cầu yên ấm và an lành cho gia tộc.
4. Thả đèn lồng
Trong ngày lễ đặc biệt này, trẻ em sẽ tự tay làm hoặc được tặng những chiếc đèn lồng giấy đỏ đủ hình dáng: bông hoa, chú thỏ, cá, gấu…vô cùng đa dạng và đẹp mắt. Một số đèn lồng được treo trước nhà, trên cây tượng trưng cho may mắn. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng để thả ở các bờ sông, mang lời cầu nguyện đi xa.
Đèn lồng Khổng Minh là nét văn hóa đặc biệt của Trung Hoa cổ vẫn còn lưu truyền đến hiện tại. Khác với đèn hoa đăng hay đèn lồng treo, đèn Khổng Minh được chế tạo với kích cỡ lớn, dán giấy xung quanh màu đỏ hay vàng nhạt, thắp nến bên trong để thả bay lên không trung. Những lễ hội thả đèn Khổng Minh thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia. Khoảnh khắc thả đèn, bầu trời sáng rực rỡ, những ngọn đèn tựa những vì sao mang điều ước dâng đến thần linh.
5. Tặng quà Trung Thu
Những món quà nhỏ mang hàm ý lời chúc may mắn là một phong tục truyền thống đặc biệt vào tết Trung Thu ở Trung Hoa. Một vài thế kỷ trước trở lại, những món quà thường được tặng trong dịp lễ Trung Thu là tranh chữ, thơ, đèn lồng…, những món quà mang ý nghĩa tinh thần hơn là vật chất.
Ngày nay, món quà phổ biến để biếu tặng, thăm hỏi người thân, bạn bè hay đồng nghiệp là bánh Trung Thu, trái cây…
Người Trung Quốc gần đây có thói quen chuyển khoản một số tiền may mắn, tựa như lời chúc đoàn viên đến bạn bè, người thân xa xứ.
1. Nguồn gốc Tết Trung Thu
Tết Trung thu ở Trung Quốc bắt đầu trở nên phổ biến từ thời nhà Đường, khoảng thế kỷ VII – VIII. Một số truyền thuyết kể lại rằng, nguồn gốc của Tết Trung Thu gắn với nàng Dương Quý Phi – một trong tứ đại mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành.
Triều thần cho rằng vua Đường Huyền Tông vì chìm trong nữ sắc nên bỏ bê triều chính, khiến xã tắc loạn, dân chúng lầm than. Đường Huyền Tông buộc phải ban cho ái phi dải lụa trắng, trong nỗi tiếc thương vô hạn. Tương truyền, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vị vua nhà Đường được tiên nữ đưa lên trời gặp lại Dương Quý Phi. Về trần gian, ông đặt ra tết Trung Thu để tưởng nhớ đến người đẹp.
2. Cắt bánh trung thu
Ảnh: Internet.
Trong quan niệm của Trung Hoa cổ đại còn tồn tại đến ngày nay, bánh Trung Thu là biểu tượng của sự đoàn tụ và gia đình hòa hợp. Loại bánh truyền thống được làm từ bột mì, nhân hạt sen và bột đường.
Mỗi năm, vào khoảnh khắc rằm Tháng Tám, người Trung Hoa cắt bánh Trung Thu với số miếng bằng đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều nhau thì gia đình càng hòa thuận.
3. Nghênh đón ánh trăng
Ngắm trăng vào Rằm Tháng Tám là phong tục lưu truyền ngàn đời của Trung Hoa cổ đại. Vào Tết trung Thu, người dân sẽ đổ ra đường, tìm đến những địa điểm dễ dàng chiêm ngưỡng ánh trăng nhất để nghênh đón trăng lên. Trong quan niệm truyền thống, ánh trăng là biểu hiện của sự sum vầy, trọn vẹn, của gia đình và quê hương.
Sau khi quay quần cùng ăn bánh Trung Thu, các gia đình sẽ sum vầy trên ban công, mái nhà, hay tìm đến các đỉnh núi, đỉnh tháp, chờ khoảnh khắc trăng lên.
Một số gia đình vẫn còn lưu lại truyền thống thờ ánh trăng: đặt những bàn thờ bày đủ loại trái cây trước cửa nhà, hướng về phía Mặt Trăng đang mọc để cầu yên ấm và an lành cho gia tộc.
4. Thả đèn lồng
Trong ngày lễ đặc biệt này, trẻ em sẽ tự tay làm hoặc được tặng những chiếc đèn lồng giấy đỏ đủ hình dáng: bông hoa, chú thỏ, cá, gấu…vô cùng đa dạng và đẹp mắt. Một số đèn lồng được treo trước nhà, trên cây tượng trưng cho may mắn. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng để thả ở các bờ sông, mang lời cầu nguyện đi xa.
Ảnh: Internet.
Đèn lồng Khổng Minh là nét văn hóa đặc biệt của Trung Hoa cổ vẫn còn lưu truyền đến hiện tại. Khác với đèn hoa đăng hay đèn lồng treo, đèn Khổng Minh được chế tạo với kích cỡ lớn, dán giấy xung quanh màu đỏ hay vàng nhạt, thắp nến bên trong để thả bay lên không trung. Những lễ hội thả đèn Khổng Minh thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia. Khoảnh khắc thả đèn, bầu trời sáng rực rỡ, những ngọn đèn tựa những vì sao mang điều ước dâng đến thần linh.
5. Tặng quà Trung Thu
Những món quà nhỏ mang hàm ý lời chúc may mắn là một phong tục truyền thống đặc biệt vào tết Trung Thu ở Trung Hoa. Một vài thế kỷ trước trở lại, những món quà thường được tặng trong dịp lễ Trung Thu là tranh chữ, thơ, đèn lồng…, những món quà mang ý nghĩa tinh thần hơn là vật chất.
Ngày nay, món quà phổ biến để biếu tặng, thăm hỏi người thân, bạn bè hay đồng nghiệp là bánh Trung Thu, trái cây…
Người Trung Quốc gần đây có thói quen chuyển khoản một số tiền may mắn, tựa như lời chúc đoàn viên đến bạn bè, người thân xa xứ.