Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang?
Âu nói truyền miệng trên trong dân gian ai cũng biết nhưng có lẽ ít người hiểu được nguyên nhân của sự việc.
Chó và mèo đều là những con vật khá thân thiết với con người. Không chỉ có vị trí trong đời sống hằng ngày, chó và mèo còn mang ý nghĩa tâm linh quan trọng, trở thành những con vật tiêu biểu trong 12 con giáp.
Thực tế cho thấy, hai loài vật này luôn đối nghịch nhau, có những điểm khác biệt đến mức dân gian có câu: "ghét nhau như chó với mèo".
Tại sao lại có quan niệm: "chó đến nhà thì sang"
Trong văn hóa người Việt, chó là biểu tượng của lòng trung thành, chó đá được đặt tại cổng đình chùa, đền miếu, cổng làng, cổng nhà... để cảnh báo kẻ gian, ngăn trừ tà ma...
Có câu nói rằng “chó không chê chủ nghèo”, chủ cho thì ăn, nếu chủ không có thì nhịn, dù đi đâu xa nhưng chó vẫn luôn nhớ đường về nhà. Đặc biệt, khi chó đến nhà là nhà có kẻ canh nhà, giữ của, biểu hiện của thần giữ của nên sẽ giàu có.
Đặc biệt, giữa người và chó cũng có sự xung đột giữa hai nguồn sóng sinh học nên mới có chuyện, có người đi qua chó không cắn nhưng có người chó cắn rất dữ cho dù chủ đã canh giữ...
Các chuyên gia cũng cho biết, khoa học "hiện tại" đã có những xác nhận về trường trái đất, nút bức xạ... Qua quan sát người ta nhận thấy, con chó khoái các khu vực vị trí có bức xạ, trường khí tốt. Bởi vậy, những nơi chó nằm thường là nơi có trường khí tốt.
Do đó, trường khí tốt, thì bỗng nhiên có con chó lang thang đi qua thấy hấp dẫn quá xông vào ở.
Tại sao "Mèo đến nhà thì khó"?
Khác với giống chó, thậm chí mèo còn có những điểm trái ngược.
Mèo khi có ăn thì ở lại, không có ăn bỏ đi, sẵn sàng bỏ đi khi thích (mèo già hóa cáo). Chính việc bỏ đi của mèo, thể hiện sự mất của và người ta quan niệm mèo đến là mang điều xui, sự nghèo hèn...
Đồng thời tiếng keo “meo meo” cũng đồng âm với “nghèo” nên quan niệm Mèo đến nhà thì khó lại càng được tin tưởng.
Mèo cũng có giác quan thứ sáu nhưng khả năng linh cảm của chúng lại hay báo những tin xấu như trong nhà có người chết hay lang thang ở những bãi hoang. Chính những điều này cũng khiến người ta quan niệm về điềm dữ ở mèo.
Các chuyên gia cũng cho biết, khoa học "hiện tại" đã có những xác nhận về trường trái đất, nút bức xạ... Qua quan sát người ta nhận thấy, giống mèo rất khoái các khu vực có bức xạ hay trường khí xấu.
Quan điểm của từng dân tộc
Ở Việt Nam coi chó mang đến điều may mắn, thịnh vượng, mèo mang đến điều dữ. Nhưng ở Ai Cập, Trung Hoa cổ đại, mèo được coi là con vật báo điều lành.
Mặc dù không thể phủ nhận những yếu tố liên quan đến bản tính của hai loài vật này nhưng rõ ràng chuyện nghèo khó hay giàu sang phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của mỗi người, mỗi gia đình.
Lý giải quan niệm: “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang“? Ảnh minh họa.
Chó và mèo đều là những con vật khá thân thiết với con người. Không chỉ có vị trí trong đời sống hằng ngày, chó và mèo còn mang ý nghĩa tâm linh quan trọng, trở thành những con vật tiêu biểu trong 12 con giáp.
Thực tế cho thấy, hai loài vật này luôn đối nghịch nhau, có những điểm khác biệt đến mức dân gian có câu: "ghét nhau như chó với mèo".
Tại sao lại có quan niệm: "chó đến nhà thì sang"
Trong văn hóa người Việt, chó là biểu tượng của lòng trung thành, chó đá được đặt tại cổng đình chùa, đền miếu, cổng làng, cổng nhà... để cảnh báo kẻ gian, ngăn trừ tà ma...
Có câu nói rằng “chó không chê chủ nghèo”, chủ cho thì ăn, nếu chủ không có thì nhịn, dù đi đâu xa nhưng chó vẫn luôn nhớ đường về nhà. Đặc biệt, khi chó đến nhà là nhà có kẻ canh nhà, giữ của, biểu hiện của thần giữ của nên sẽ giàu có.
Đặc biệt, giữa người và chó cũng có sự xung đột giữa hai nguồn sóng sinh học nên mới có chuyện, có người đi qua chó không cắn nhưng có người chó cắn rất dữ cho dù chủ đã canh giữ...
Các chuyên gia cũng cho biết, khoa học "hiện tại" đã có những xác nhận về trường trái đất, nút bức xạ... Qua quan sát người ta nhận thấy, con chó khoái các khu vực vị trí có bức xạ, trường khí tốt. Bởi vậy, những nơi chó nằm thường là nơi có trường khí tốt.
Do đó, trường khí tốt, thì bỗng nhiên có con chó lang thang đi qua thấy hấp dẫn quá xông vào ở.
Tại sao "Mèo đến nhà thì khó"?
Khác với giống chó, thậm chí mèo còn có những điểm trái ngược.
Mèo khi có ăn thì ở lại, không có ăn bỏ đi, sẵn sàng bỏ đi khi thích (mèo già hóa cáo). Chính việc bỏ đi của mèo, thể hiện sự mất của và người ta quan niệm mèo đến là mang điều xui, sự nghèo hèn...
Đồng thời tiếng keo “meo meo” cũng đồng âm với “nghèo” nên quan niệm Mèo đến nhà thì khó lại càng được tin tưởng.
Mèo cũng có giác quan thứ sáu nhưng khả năng linh cảm của chúng lại hay báo những tin xấu như trong nhà có người chết hay lang thang ở những bãi hoang. Chính những điều này cũng khiến người ta quan niệm về điềm dữ ở mèo.
Các chuyên gia cũng cho biết, khoa học "hiện tại" đã có những xác nhận về trường trái đất, nút bức xạ... Qua quan sát người ta nhận thấy, giống mèo rất khoái các khu vực có bức xạ hay trường khí xấu.
Quan điểm của từng dân tộc
Ở Việt Nam coi chó mang đến điều may mắn, thịnh vượng, mèo mang đến điều dữ. Nhưng ở Ai Cập, Trung Hoa cổ đại, mèo được coi là con vật báo điều lành.
Mặc dù không thể phủ nhận những yếu tố liên quan đến bản tính của hai loài vật này nhưng rõ ràng chuyện nghèo khó hay giàu sang phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của mỗi người, mỗi gia đình.