Vị trí và ý nghĩa Tuổi Tuất (chó) trong 12 con giáp
Trong lịch pháp của người Trung Quốc, Chó vượt lên trên Hoàng Đạo với chòm sao Thiên Khuyển, trở thành con Thiên Cẩu mà trong cưới xin hôn nhân bao giờ người ta cũng chú ý tới giờ Thiên Cẩu phương, còn khi tế lễ thì người ta thường tránh giờ Thiên Cẩu hạ thực.
Truyền thuyết về con Chó
Ngày xửa ngày xưa Chó và Gà là hai loài động vật rất thân thiết với nhau, và có lẽ đây cũng là một điều đặc biệt. Khi con người biết phát minh ra lửa và cung tên, biết ăn thịt chín ngon hơn thịt sống, và khi đi săn các con vật, thú vật làm mồi cho mình, những con vật bé nhỏ, đặc biệt là những con mới được sinh ra, hoặc những con vật bị thương, chúng bị bắt sống vì một lý do nào đó, con người chưa ăn thịt đến chúng và đem nhốt chúng lại. Trong số những con vật bị nhốt lâu ngày, dần dần chúng quen với con người, và những con vật đó đã được con người thuần dưỡng, các con vật được loài người thuần dưỡng đầu tiên đó chính là con Chó, con Gà và con Lợn.
Tại sao con Chó lại được xếp hàng thứ 11 trong 12 con giáp? Thực ra thì nó có nguồn gốc rất xa xưa theo quan niệm của người Trung Quốc. Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng 10 chữ Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, và 12 chữ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ghép chúng lại với nhau để tính toán thời gian và năm tháng. Chữ đứng trước được gọi là Thiên Can; chữ đứng sau được gọi là Địa Chi. Thiên Can lần lượt được ghép với Địa Chi như sau: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi…
Một vòng Can Chi vừa tròn đúng 60 năm, còn được gọi là một Hội, hay còn được gọi là “Lục thập hoa giáp”. Thời bấy giờ, người biết chữ còn rất ít, Hoàng đế Hiên Viên – Thủy tổ của dân tộc Trung Hoa đã quyết định chọn hình vẽ của 12 động vật đạị biểu Địa Chi để tượng trưng cho tuổi ra đời của con người, gọi là 12 thuộc tướng hay tiêu sinh. Nhưng biết chọn loài động vật nào, vì vậy Hoàng đế bèn giao cho Thừa tướng, Thừa tướng nghĩ đi nghĩ lại bèn đưa ra một ý kiến: “Xin Bệ Hạ, hạ một thánh chỉ, lệnh sáng sớm ngày 1 tháng giêng, trăm loài thú đến xếp hàng trước điện Kim Môn, Bệ Hạ chọn 12 loài động vật đến trước là được, Hoàng đế nghe xong gật đầu tán thưởng.
Thánh chỉ của Hoàng đế giáng xuống trần gian, các loài động vật đều lên đường đến điện Kim Môn. Trong số các con vật lên đường đến điện Kim Môn thì có Gà và Chó, cũng theo truyền thuyết thì chúng vốn là bạn thân, cho nên khi biết tin Hoàng đế chọn 12 con vật làm thuộc tướng để tượng trưng cho tuổi ra đời của con người, thì Gà là con vật biết được tin trước Chó. Nghĩ đến Chó là bạn thân thiết với mình, cho nên gà đã đi thông báo với Chó và rủ Chó cùng lên điện Kim Môn. Các con vật đã lần lượt đến điện Kim Môn. Khi Chó đến nơi thì đã có 10 con vật đến trước nó, vì vậy mà Chó được xếp ở vị trí thứ 11, và xếp sau Chó ở vị trí cuối cùng là con Lợn
Vị trí và ý nghĩa của con Chó trong 12 con giáp
Trong 12 con giáp, con Chó (Tuất) là con vật đứng ở vị trí thứ 11. Chó là con vật phổ biến trong thần thoại của nhiều nước trên thế giới, và có lẽ nó là một trong những con vật được con người thuần hóa và cưu mang nuôi dưỡng khá sớm. Trong nhiều thần thoại, Chó đảm nhận chức năng thần dẫn hồn, đưa hồn người chết về cõi âm ty, điều này cũng gần nghĩa với quan niệm nuôi Chó đen (chó mực) ở nhiều vùng quê của Việt Nam.
Trong lịch pháp của người Trung Quốc, Chó vượt lên trên Hoàng Đạo với chòm sao Thiên Khuyển, trở thành con Thiên Cẩu mà trong cưới xin hôn nhân bao giờ người ta cũng chú ý tới giờ Thiên Cẩu phương, còn khi tế lễ thì người ta thường tránh giờ Thiên Cẩu hạ thực. Ở Trung Quốc, Chó còn là bạn trung thành thân thiết của nhiều vị Tu Tiên, Chó cũng trung thành với họ, cho tới khi họ đắc đạo. Một số bộ tộc ở Trung Quốc còn coi Chó là Tổ phụ và là biểu tượng điển hình để lọc những bùa yểm, để chỉ tính phù du của mọi vật trên thế gian.
Con Chó vừa lành vừa dữ, vừa là bạn, vừa là lính canh, đồng thời con Chó trong tâm trí của người Trung Quốc còn là tượng trưng cho cõi hỗn mang: Cõi hỗn mang là một con Chó khổng lồ, có mặt nhưng không nhìn thấy, có tai nhưng không nghe thấy, không có ngũ tạng mà vẫn sống. Khi dùng con Chó rơm để cúng tế thì cúng xong phải lập tức đốt đi, nếu không sẽ bị ác mộng dày vò. Còn ở Việt Nam, Chó cũng là con vật được thuần hóa từ rất sớm, và Chó cũng đi vào đời sống tâm thức của người Việt Nam qua rất nhiều ca dao, tục ngữ.
Trong 12 con giáp, Chó (Tuất), trong một vòng “Lục thập hoa giáp” ứng với các năm thứ tự như sau: Giáp Tuất, ứng với các đuôi số thứ tự trong bảng Can Chi là 14, 34, 54, 74 và 94; Bính Tuất, ứng với các đuôi số là 06, 26,46, 66 và 86; Mậu Tuất ứng với các đuôi số là 18, 38, 58, 78, và 98; Canh Tuất ứng với các đuôi số là 10, 30, 50, 70, và 90; Nhâm Tuất ứng với các đuôi số là 02, 22, 42, 62 và 82. Năm 2018, theo Can Chi gọi là năm Mậu Tuất, cứ 12 năm là một giáp thì đến năm 2030 sẽ là năm Canh Tuất… và đến năm 2078 sẽ là năm Mậu Tuất.
Truyền thuyết về con Chó
Ngày xửa ngày xưa Chó và Gà là hai loài động vật rất thân thiết với nhau, và có lẽ đây cũng là một điều đặc biệt. Khi con người biết phát minh ra lửa và cung tên, biết ăn thịt chín ngon hơn thịt sống, và khi đi săn các con vật, thú vật làm mồi cho mình, những con vật bé nhỏ, đặc biệt là những con mới được sinh ra, hoặc những con vật bị thương, chúng bị bắt sống vì một lý do nào đó, con người chưa ăn thịt đến chúng và đem nhốt chúng lại. Trong số những con vật bị nhốt lâu ngày, dần dần chúng quen với con người, và những con vật đó đã được con người thuần dưỡng, các con vật được loài người thuần dưỡng đầu tiên đó chính là con Chó, con Gà và con Lợn.
Tại sao con Chó lại được xếp hàng thứ 11 trong 12 con giáp? Thực ra thì nó có nguồn gốc rất xa xưa theo quan niệm của người Trung Quốc. Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng 10 chữ Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, và 12 chữ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ghép chúng lại với nhau để tính toán thời gian và năm tháng. Chữ đứng trước được gọi là Thiên Can; chữ đứng sau được gọi là Địa Chi. Thiên Can lần lượt được ghép với Địa Chi như sau: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi…
Một vòng Can Chi vừa tròn đúng 60 năm, còn được gọi là một Hội, hay còn được gọi là “Lục thập hoa giáp”. Thời bấy giờ, người biết chữ còn rất ít, Hoàng đế Hiên Viên – Thủy tổ của dân tộc Trung Hoa đã quyết định chọn hình vẽ của 12 động vật đạị biểu Địa Chi để tượng trưng cho tuổi ra đời của con người, gọi là 12 thuộc tướng hay tiêu sinh. Nhưng biết chọn loài động vật nào, vì vậy Hoàng đế bèn giao cho Thừa tướng, Thừa tướng nghĩ đi nghĩ lại bèn đưa ra một ý kiến: “Xin Bệ Hạ, hạ một thánh chỉ, lệnh sáng sớm ngày 1 tháng giêng, trăm loài thú đến xếp hàng trước điện Kim Môn, Bệ Hạ chọn 12 loài động vật đến trước là được, Hoàng đế nghe xong gật đầu tán thưởng.
Thánh chỉ của Hoàng đế giáng xuống trần gian, các loài động vật đều lên đường đến điện Kim Môn. Trong số các con vật lên đường đến điện Kim Môn thì có Gà và Chó, cũng theo truyền thuyết thì chúng vốn là bạn thân, cho nên khi biết tin Hoàng đế chọn 12 con vật làm thuộc tướng để tượng trưng cho tuổi ra đời của con người, thì Gà là con vật biết được tin trước Chó. Nghĩ đến Chó là bạn thân thiết với mình, cho nên gà đã đi thông báo với Chó và rủ Chó cùng lên điện Kim Môn. Các con vật đã lần lượt đến điện Kim Môn. Khi Chó đến nơi thì đã có 10 con vật đến trước nó, vì vậy mà Chó được xếp ở vị trí thứ 11, và xếp sau Chó ở vị trí cuối cùng là con Lợn
Vị trí và ý nghĩa của con Chó trong 12 con giáp
Trong 12 con giáp, con Chó (Tuất) là con vật đứng ở vị trí thứ 11. Chó là con vật phổ biến trong thần thoại của nhiều nước trên thế giới, và có lẽ nó là một trong những con vật được con người thuần hóa và cưu mang nuôi dưỡng khá sớm. Trong nhiều thần thoại, Chó đảm nhận chức năng thần dẫn hồn, đưa hồn người chết về cõi âm ty, điều này cũng gần nghĩa với quan niệm nuôi Chó đen (chó mực) ở nhiều vùng quê của Việt Nam.
Trong lịch pháp của người Trung Quốc, Chó vượt lên trên Hoàng Đạo với chòm sao Thiên Khuyển, trở thành con Thiên Cẩu mà trong cưới xin hôn nhân bao giờ người ta cũng chú ý tới giờ Thiên Cẩu phương, còn khi tế lễ thì người ta thường tránh giờ Thiên Cẩu hạ thực. Ở Trung Quốc, Chó còn là bạn trung thành thân thiết của nhiều vị Tu Tiên, Chó cũng trung thành với họ, cho tới khi họ đắc đạo. Một số bộ tộc ở Trung Quốc còn coi Chó là Tổ phụ và là biểu tượng điển hình để lọc những bùa yểm, để chỉ tính phù du của mọi vật trên thế gian.
Con Chó vừa lành vừa dữ, vừa là bạn, vừa là lính canh, đồng thời con Chó trong tâm trí của người Trung Quốc còn là tượng trưng cho cõi hỗn mang: Cõi hỗn mang là một con Chó khổng lồ, có mặt nhưng không nhìn thấy, có tai nhưng không nghe thấy, không có ngũ tạng mà vẫn sống. Khi dùng con Chó rơm để cúng tế thì cúng xong phải lập tức đốt đi, nếu không sẽ bị ác mộng dày vò. Còn ở Việt Nam, Chó cũng là con vật được thuần hóa từ rất sớm, và Chó cũng đi vào đời sống tâm thức của người Việt Nam qua rất nhiều ca dao, tục ngữ.
Trong 12 con giáp, Chó (Tuất), trong một vòng “Lục thập hoa giáp” ứng với các năm thứ tự như sau: Giáp Tuất, ứng với các đuôi số thứ tự trong bảng Can Chi là 14, 34, 54, 74 và 94; Bính Tuất, ứng với các đuôi số là 06, 26,46, 66 và 86; Mậu Tuất ứng với các đuôi số là 18, 38, 58, 78, và 98; Canh Tuất ứng với các đuôi số là 10, 30, 50, 70, và 90; Nhâm Tuất ứng với các đuôi số là 02, 22, 42, 62 và 82. Năm 2018, theo Can Chi gọi là năm Mậu Tuất, cứ 12 năm là một giáp thì đến năm 2030 sẽ là năm Canh Tuất… và đến năm 2078 sẽ là năm Mậu Tuất.