Latest Post

8 hướng trong phong thủy nhà ở đối ứng với 8 quẻ trong dịch lý, chỉ cần có đủ 8 hướng thì gia chủ sẽ bình yên, mạnh khỏe. Vì thế, trong năm 2018 nếu có cơ hội mua nhà, xây nhà hay để ý tránh những thiết kế trong nhà có nhiều ngóc ngách.

Kết cấu và hình dạng nhà kỳ dị

Theo đại cấm kỵ phong thủy nhà ở năm 2018, trong dịch lý học, hình vuông và hình chữ nhật chủ tĩnh, hình tròn và những hình dạng khác chủ động. Trong phong thủy nhà ở thích hợp tĩnh không ưa động. Cho nên, hình dạng và thiết kế cần phải vuông vắn mới phù hợp với phong thủy nhà ở.


 Ảnh minh họa.

Cửa đối với cửa

Trong phong thủy "lưỡng môn tương đối, tất hữu nhất thu thoái" tức nếu hai cửa đối với nhau chắc chắn sẽ có một cái bị đẩy lùi. Do mỗi cửa đều là nơi nạp khí cho nên trong nhà tốt nhất không nên bố trí các cửa đối với nhau sẽ làm ảnh hưởng đến việc nạp khí cũng nhưng sinh ra sát khí trong phong thủy, gây bất lợi cho từ trường phong thủy, khiến gia đạo bất ổn, vận thế không thuận.

Xung quanh sát khí nặng

Một căn nhà có phong thủy tốt tức là phải nằm trong một khu vực có môi trường và từ trường phong thủy ổn định. Nếu gần quanh nhà bạn có nghĩa trang, nhà xác, bệnh viên, bãi rác, trạm biến thế, nhà máy.... thì đều bị dính sát khí tương đối nặng.

Ánh sáng không đủ

Ánh mặt trời chính là năng lượng và nguồn sống của vạn vật, vì thế ánh sáng tự nhiên trong nhà vô cùng quan trọng. Ở các thành phố lớn, việc đảm bảo ánh sáng tự nhiên tương đối khó, vì thế cần phải chú trọng đến vấn đề trang trí màu sắc bắt sáng, dùng đèn điện hỗ trợ để ánh sáng trong nhà luôn đủ, dương khí luôn tràn ngập mới có tác dụng vượng gia vận, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ vận thế cho gia chủ.

Tường trong suốt

Trong các kiến trúc hiện đại việc sử dụng kính thay cho tường ngăn là điều thường thấy. Việc sử dụng kính trong xây dựng sẽ giúp bạn đạt được mục đích thẩm mỹ, tuy nhiên lại khiến bạn phạm phải lỗi "Tả" (tức cuồn cuộn chảy) trong phong thủy. Ngoài làm mất đi tính riêng tư mà còn ảnh hưởng đến tâm thần của gia chủ, hơn nữa lại khó có thể tụ tài.

Nhiều ngóc ngách trong phòng

8 hướng trong phong thủy nhà ở đối ứng với 8 quẻ trong dịch lý, chỉ cần có đủ 8 hướng thì gia chủ sẽ bình yên, mạnh khỏe. Vì thế, trong năm 2018 nếu có cơ hội mua nhà, xây nhà hay để ý tránh những thiết kế trong nhà có nhiều ngóc ngách, tức sẽ bị khuyết một hướng nào đó, điều này sẽ không có lợi cho vận thế của gia chủ.

(Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung trắc nghiệm vui cho bạn đọc).

Trong lịch pháp của người Trung Quốc, Chó vượt lên trên Hoàng Đạo với chòm sao Thiên Khuyển, trở thành con Thiên Cẩu mà trong cưới xin hôn nhân bao giờ người ta cũng chú ý tới giờ Thiên Cẩu phương, còn khi tế lễ thì người ta thường tránh giờ Thiên Cẩu hạ thực.

Truyền thuyết về con Chó



Ngày xửa ngày xưa Chó và Gà là hai loài động vật rất thân thiết với nhau, và có lẽ đây cũng là một điều đặc biệt. Khi con người biết phát minh ra lửa và cung tên, biết ăn thịt chín ngon hơn thịt sống, và khi đi săn các con vật, thú vật làm mồi cho mình, những con vật bé nhỏ, đặc biệt là những con mới được sinh ra, hoặc những con vật bị thương, chúng bị bắt sống vì một lý do nào đó, con người chưa ăn thịt đến chúng và đem nhốt chúng lại. Trong số những con vật bị nhốt lâu ngày, dần dần chúng quen với con người, và những con vật đó đã được con người thuần dưỡng, các con vật được loài người thuần dưỡng đầu tiên đó chính là con Chó, con Gà và con Lợn.

Tại sao con Chó lại được xếp hàng thứ 11 trong 12 con giáp? Thực ra thì nó có nguồn gốc rất xa xưa theo quan niệm của người Trung Quốc. Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng 10 chữ Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, và 12 chữ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ghép chúng lại với nhau để tính toán thời gian và năm tháng. Chữ đứng trước được gọi là Thiên Can; chữ đứng sau được gọi là Địa Chi. Thiên Can lần lượt được ghép với Địa Chi như sau: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi…

Một vòng Can Chi vừa tròn đúng 60 năm, còn được gọi là một Hội, hay còn được gọi là “Lục thập hoa giáp”. Thời bấy giờ, người biết chữ còn rất ít, Hoàng đế Hiên Viên – Thủy tổ của dân tộc Trung Hoa đã quyết định chọn hình vẽ của 12 động vật đạị biểu Địa Chi để tượng trưng cho tuổi ra đời của con người, gọi là 12 thuộc tướng hay tiêu sinh. Nhưng biết chọn loài động vật nào, vì vậy Hoàng đế bèn giao cho Thừa tướng, Thừa tướng nghĩ đi nghĩ lại bèn đưa ra một ý kiến: “Xin Bệ Hạ, hạ một thánh chỉ, lệnh sáng sớm ngày 1 tháng giêng, trăm loài thú đến xếp hàng trước điện Kim Môn, Bệ Hạ chọn 12 loài động vật đến trước là được, Hoàng đế nghe xong gật đầu tán thưởng.

Thánh chỉ của Hoàng đế giáng xuống trần gian, các loài động vật đều lên đường đến điện Kim Môn. Trong số các con vật lên đường đến điện Kim Môn thì có Gà và Chó, cũng theo truyền thuyết thì chúng vốn là bạn thân, cho nên khi biết tin Hoàng đế chọn 12 con vật làm thuộc tướng để tượng trưng cho tuổi ra đời của con người, thì Gà là con vật biết được tin trước Chó. Nghĩ đến Chó là bạn thân thiết với mình, cho nên gà đã đi thông báo với Chó và rủ Chó cùng lên điện Kim Môn. Các con vật đã lần lượt đến điện Kim Môn. Khi Chó đến nơi thì đã có 10 con vật đến trước nó, vì vậy mà Chó được xếp ở vị trí thứ 11, và xếp sau Chó ở vị trí cuối cùng là con Lợn

Vị trí và ý nghĩa của con Chó trong 12 con giáp

Trong 12 con giáp, con Chó (Tuất) là con vật đứng ở vị trí thứ 11. Chó là con vật phổ biến trong thần thoại của nhiều nước trên thế giới, và có lẽ nó là một trong những con vật được con người thuần hóa và cưu mang nuôi dưỡng khá sớm. Trong nhiều thần thoại, Chó đảm nhận chức năng thần dẫn hồn, đưa hồn người chết về cõi âm ty, điều này cũng gần nghĩa với quan niệm nuôi Chó đen (chó mực) ở nhiều vùng quê của Việt Nam.

Trong lịch pháp của người Trung Quốc, Chó vượt lên trên Hoàng Đạo với chòm sao Thiên Khuyển, trở thành con Thiên Cẩu mà trong cưới xin hôn nhân bao giờ người ta cũng chú ý tới giờ Thiên Cẩu phương, còn khi tế lễ thì người ta thường tránh giờ Thiên Cẩu hạ thực. Ở Trung Quốc, Chó còn là bạn trung thành thân thiết của nhiều vị Tu Tiên, Chó cũng trung thành với họ, cho tới khi họ đắc đạo. Một số bộ tộc ở Trung Quốc còn coi Chó là Tổ phụ và là biểu tượng điển hình để lọc những bùa yểm, để chỉ tính phù du của mọi vật trên thế gian.

Con Chó vừa lành vừa dữ, vừa là bạn, vừa là lính canh, đồng thời con Chó trong tâm trí của người Trung Quốc còn là tượng trưng cho cõi hỗn mang: Cõi hỗn mang là một con Chó khổng lồ, có mặt nhưng không nhìn thấy, có tai nhưng không nghe thấy, không có ngũ tạng mà vẫn sống. Khi dùng con Chó rơm để cúng tế thì cúng xong phải lập tức đốt đi, nếu không sẽ bị ác mộng dày vò. Còn ở Việt Nam, Chó cũng là con vật được thuần hóa từ rất sớm, và Chó cũng đi vào đời sống tâm thức của người Việt Nam qua rất nhiều ca dao, tục ngữ.

Trong 12 con giáp, Chó (Tuất), trong một vòng “Lục thập hoa giáp” ứng với các năm thứ tự như sau: Giáp Tuất, ứng với các đuôi số thứ tự trong bảng Can Chi là 14, 34, 54, 74 và 94; Bính Tuất, ứng với các đuôi số là 06, 26,46, 66 và 86; Mậu Tuất ứng với các đuôi số là 18, 38, 58, 78, và 98; Canh Tuất ứng với các đuôi số là 10, 30, 50, 70, và 90; Nhâm Tuất ứng với các đuôi số là 02, 22, 42, 62 và 82. Năm 2018, theo Can Chi gọi là năm Mậu Tuất, cứ 12 năm là một giáp thì đến năm 2030 sẽ là năm Canh Tuất… và đến năm 2078 sẽ là năm Mậu Tuất.

Chó là con vật rất gần gũi, thậm chí là bầu bạn thân thiết của con người. Chó dũng cảm, trung thành, đặc biệt là có trí thông minh, tiếp thu nhanh… đấy là những phẩm chất mà hiếm con vật nào có được.

Năm mới 2018 là năm Mậu Tuất (năm con chó), chúng ta hãy cùng xem lại đôi điều về loài vật thông minh này cũng như biểu tượng con chó trong phong thủy.


Các linh vật được làm theo từng năm.

Nguồn gốc loài chó

Chó thuộc loài động vật ăn thịt có thính giác và khứu giác rất phát triển. Theo phân tích AND, thời gian chó sói tiến hóa thành chó nhà từ hơn 13 vạn năm trước và đã gắn bó rất thân thiết với cuộc sống con người. Nhưng quan điểm chung lại cho rằng, chó trở thành bạn thân thiết của con người cách đây mới hơn 1 vạn năm.

Chúng ta phải thừa nhận một cách chắc chắn rằng chó là một con vật “đa năng”: chó giữ nhà, chó cảnh, chó săn, chó thể thao, chó nghiệp vụ… Trong chó nghiệp vụ lại được đào tạo chuyên sâu hơn như chó phát hiện, phòng trừ mối sử dụng trong ngành cứu hộ đê điều; chó cảnh sát giúp phát hiện ma tuý, săn bắt tội phạm; chó làm các dịch vụ bảo vệ; chó cứu hộ trong các tình trạng khẩn cấp như động đất, thiên tai, bão lũ…; chó săn bắt mồi, chim chóc… Không thể kể hết những công vịêc mà chó có thể giúp đỡ hoặc thay thế con người.
Tục thờ chó khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, và có ở hầu khắp thần thoại các dân tộc ở Đông Nam Á lục địa. Ban đầu tục này xuất phát từ các dân tộc chăn nuôi gia súc khu vực Tây Nam Á, với vai trò canh giữ đàn gia súc. Sau đó có thể người Ấn–Âu từ thời đồng thau đã mang vào Đông Á truyền thống chăn nuôi cùng với tín ngưỡng thờ chó. Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Trung Cận Đông, hình tượng chó, kẻ canh giữ gia súc đã sớm chuyển thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ.

Chó có linh giác rất mạnh

Không ít người nuôi chó đã từng chứng kiến có lúc chó dừng phắt lại, toàn thân cứng ngắc, mắt nhìn chăm chăm vào một điểm trống không, lông dựng đứng, bắt đầu từ cổ, rồi lan dần xuống lưng cho đến cả toàn thân. Nó bắt đầu gầm gừ nho nhỏ, nhiều khi rên lên những tiếng sợ hãi. Dù chúng ta cố sức lôi đi, nó cũng cưỡng lại, như bị thôi miên bởi một sức mạnh vô hình nào đó. Đột nhiên, cũng bất ngờ như khi hiện tượng trên bắt đầu; phản ứng cứng ngắc dịu dần; nó trở lại bình thường, và tiếp tục đi, tựa như cái vật vô hình nó vừa nhìn thấy đã di chuyển chỗ khác. Đây là một sự kỳ bí chưa ai giải thích được.

Người ta còn tin tưởng chó có giác quan thứ sáu, có nhiều khả năng vượt trội loài người như biết đường tìm về nhà xa cả vài trăm cây số dù đường đi chưa từng quen thuộc bao giờ; tiên đoán được động đất, bão tố, hoặc những tai họa thiên nhiên. Trước khi bão tố hay động đất, người ta thấy chó trở nên bứt rứt, lè lưỡi thở hồng hộc, chạy quanh trong nhà, đôi khi nó rên rỉ, hoặc run rẩy một cách đau đớn, hú những tiếng thê thảm. Sự đau đớn càng gia tăng khi động đất hay bão tố càng gần.

Giới khoa học tin rằng chó rất nhạy cảm trước sự thay đổi áp lực của khí quyển trước trận bão, hoặc cảm được từ điện trong không khí, cũng như nghe được những âm thanh có tần số mà thính giác của loài người không bắt nổi. Chó còn có khả năng phát hiện luồng từ tính địa cầu trong môi trường chung quanh, từ đó nó định hướng để tìm về nhà chủ, dù cách rất xa và đường lạ.

Biểu tượng chó trong phong thủy



Trong văn hóa Á Đông chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất và một trong những con vật thuộc lục súc. Tục thờ chó đá cũng có từ xa xưa, nhân gian thường gọi với vẻ đầy tôn kính là thần Cẩu hay Thạch Cẩu. Vậy tượng chó phong thủy có ý nghĩa gì trong đời sống chúng ta? Trong quan niệm của người Việt thì chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, mang đến thuận lợi và nhiều niềm vui (mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu).

Trong nét văn hóa và tâm linh của một số dân tộc, con chó là động vật thân thiết gắn bó từ rất lâu đời với người chủ nói riêng và con người nói chung, những đức tính của chó được tôn vinh như trung thành, thông minh, quan tâm đến chủ… nó là bạn gần gũi của con người, chó canh gác nhà cửa cho con người, vì thế có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo.

Tương truyền, chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải “nuôi” chó đá. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ.

Hiện nay, ở nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, thậm chí thờ và kính cẩn gọi là cụ Thạch, Thần cẩu, quan lớn Hoàng Thạch.

Chó trấn cửa thường được đặt thế nào?

Trong phong thuỷ, có quan niệm chó cũng là vật để hóa giải sát khí trong nhà, để cầu mong sự tốt lành, tránh điều dữ, nên chó được dùng để trấn cửa. Việc dùng chó trấn cửa thường chỉ dùng số lượng từ 1 đến 2 con và tuân theo một số nguyên tắc sau:

Tượng chó không dùng trấn ở cửa chính: Trấn thủ ở cửa lớn thông thường người ta dùng tượng sư tử, nên tượng chó thường dùng để trấn ở cửa ngách và đặt tượng chó ở nơi gần cửa, đầu chó hướng ra cửa và kỵ đặt ở phương Đông Nam.

Đặt tượng chó thường phụ thuộc theo phương vị để chọn màu: Nếu đặt ở phương Bắc thì chọn chó đen, nếu ở phương Tây thì chọn chó trắng, phương Nam thì chọn chó màu vàng sẫm.

Tranh chó trong phong thủy sử dụng thế nào?

Bên cạnh việc dùng tượng chó đá để trấn cửa, thì tranh chó treo trong nhà cũng được xem là một phương pháp về phong thủy. Giống như dùng tượng chó, việc dùng tranh chó phong thủy cũng tuân thủ những nguyên tắc sau:

Hướng treo: Treo ở hướng chính Đông, Đông Bắc, chính Nam là những vị trí tương hợp. Hoặc treo ở hướng Tây Bắc là phương vị chính của loài này. Không nên treo tranh này ở hướng Đông Nam của ngôi nhà vì đó là phương vị tương khắc của loài chó. Để đạt được múc đích đề phòng trộm cắp nên treo bức tranh trang trí có hình con chó đầu hướng vào cửa chính.

Cách treo: Trong nhà chỉ nên treo một bức tranh, vì được người xưa quan niệm việc treo nhiều trong nhà khó có được sự bình yên.

Tuổi treo: Theo phong thủy, những người tuổi Mão, Dần, Ngọ (mèo, hổ, ngựa) tương hợp với loài chó, thích hợp để treo bức tranh này. Ngược lại những người tuổi Thìn, Dậu, Sửu, Mùi (rồng, gà, trâu, dê) tương khắc với loài chó, không nên treo bức tranh này.

Người tuổi chó hợp với những tuổi gì?

Dần, Ngọ và Tuất được xem là tam hợp, tức tuổi chó rất hợp với tuổi Dần (hổ) và Ngọ (ngưa). Bởi vì, theo luật thuận hợp hay khắc kỵ của Ngũ Hành thì: Dần có hành Mộc, Ngọ có hành Hỏa và Tuất có hành Thổ, cho nên chúng ta phân tách từng cặp tuổi chỉ thấy tuổi Ngọ được tương sanh với tuổi Dần và tuổi Tuất như sau:

Cặp Dần và Ngọ có Hành Mộc (Dần) sinh hành Hỏa (Ngọ), cho nên được tương sinh. Bởi vì, hành Mộc bị sinh xuất và hành Hỏa được sinh nhập.

Cặp Ngọ và Tuất có Hành Hỏa (Ngọ) sinh hành Thổ (Tuất), cho nên được tương sinh. Bởi vì, hành Hỏa bị sinh xuất hành Thổ được sinh nhập.

Trong khi, hành Mộc (Dần) khắc hành Thổ (Tuất) cho nên bị tương khắc. Bởi vì, hành Mộc được khắc xuất và Thổ bị khắc nhập. Do vậy, cặp tuổi Dần và Tuất xem như Không Được Tương Hợp, chỉ có tuổi Ngọ được Tương hợp cả tuổi Dần và tuổi Tuất mà thôi hay nói khác đi, tuổi Ngọ được Nhị Hợp cả tuổi Dần và tuổi Tuất.

Ngoài ra, tuổi Tuất nằm trong nhóm tứ hành xung là: Thìn, Tuất, Sửu và Mùi, bởi vì chúng nó khắc kỵ nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta xét kỹ thì chúng nó khắc kỵ trực tiếp từng cặp: Thìn và Tuất - Sửu và Mùi.

Thói quen thường rất khó bỏ nhưng những thói quen xấu sau đây thì nhất định bạn phải bỏ nếu không muốn tiền tài đi mất, sức khỏe tiêu tan và gặp nhiều điều xui xẻo trong cuộc sống.

Chọn lựa đồ ăn

Lúc ngồi ăn cơm chung với người khác, đừng nóng vội ăn một cách “vồ vập” giống như đã rất lâu rồi chưa được ăn.

Nếu một người cứ mải lựa chọn đồ ăn mình thích, không để ý đến cảm nhận của những người ngồi xung quanh thì thể hiện rằng đây là người tham lam, ích kỷ, gặp lợi ích thì đến, gặp khó khăn thì bỏ chạy.

Người như vậy sẽ khiến người khác chán ghét và muốn lảng tránh. Xét về tướng số thì người này cả đời sẽ trở nên túng thiếu nghèo khó giống như có “quỷ đói” theo đuổi.

Cắn móng tay

Đây là thói quen xấu nhiều người mắc phải, ngoài trừ việc nhiều mầm bệnh lây nhiễm vào cơ thể qua móng tay thì hành động của bạn sẽ khiến nhiều người thấy ghê sợ.


Tất nhiên họ sẽ không muốn lại gần một người có thói quen đáng sợ như vậy.

Bẻ ngón tay trước mặt người lớn

Bạn hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn đang giao tiếp với người lớn mà lại bẻ ngón tay gây ra tiếng động thì sẽ thế nào? Đây là một hành động bị đánh giá rất mất lịch sự mà bạn cần sửa đổi ngay lập tức.

Có ghế không ngồi, ưa thích ngồi xổm

Người mà kể cả khi có ghế để ngay bên cạnh cũng không ngồi, thích ngồi xổm là người thiếu tự tin, cuộc sống nghèo túng, không khá giả. Tính cách của người này đa phần đều là “hậu tri hậu giác” (ý nói là một việc gì đó mọi người biết hết rồi thì mãi sau người này mới biết), không nhạy bén, hành vi chậm chạp.

Cổ nhân miêu tả người này bằng một câu là: “Dù có bánh từ trên trời rơi xuống người cũng không nhặt được!” Nếu là đàn ông thì cả đời nghèo khó, là phụ nữ thì hết ăn lại nằm, lười biếng.

Ngồi rung đùi

Thói quen này thường xuất hiện không chỉ ở nam giới mà ở cả nữ giới. Cổ nhân cho rằng, thói quen này là rất không tốt. Nếu nam giới có thói quen rung đùi, anh ta sẽ rất khó có thể trở nên giàu có và thành đạt.



Còn phụ nữ mà hay rung đùi thì thường gặp khó khăn trong vấn đề tình cảm và khiến người khác có cái nhìn phản cảm, không duyên dáng. Đặc biệt là những người lớn tuổi khi nhìn nhận một người nào đó cũng đều để ý đến thói quen này.

Ngáp vặt liên tục khi đang giao tiếp

Việc bạn ngáp vặt liên mồm trong khi đang giao tiếp là một hành động cực xấu. Người đối diện sẽ cảm thấy bạn đang chán, không có thành ý nói chuyện. Đảm bảo dù bạn có ý đấy hay không thì lần sau người ta cũng sẽ tránh việc phải giao tiếp với bạn.

Người có thói quen này thường không nhận được sự cảm tình của người khác, vì thế họ rất ít có cơ hội phát triển, thể hiện mình.

Cơm không nâng bát

Một người khi ăn cơm, tay không nâng bát lên hay đặt tay ở bên cạnh bát mà cúi đầu xuống bàn ăn thì người xưa cho rằng người này sẽ khổ cả đời.

Cổ nhân cho rằng: “Khi ăn là phải để thức ăn theo miệng chứ không phải để miệng theo thức ăn”. Người có thói quen là khi ăn vừa chúc đầu xuống bát, vừa đặt tay lên đùi rung thì nên bỏ ngay thói quen này.

Để ảnh người ấy làm hình nền điện thoại

Không ít người thường lấy hình của người mình yêu làm hình nền máy tính hoặc điện thoại. Tuy nhiên, việc này có thể làm ảnh hưởng xấu đến tình cảm của cả hai.

Theo phong thủy, do màn hình máy tính hay điện thoại luôn ở trạng thái lúc sáng lúc tối, bị chuông báo cuộc gọi tới. Những điều này thường gây sự bất ổn, làm ảnh hưởng tới “an khí” của người đó.

Không giữ cho đôi chân sạch sẽ

Đôi khi bạn dẫm phải nước thải hay vật bẩn mà không biết rồi cứ thế “mang” chúng về nhà, dần “gom góp” những loại trường khí xấu, khí dơ tập trung vào chủ nhân, thậm chí ảnh hưởng đến cả vận thế của gia đình bạn.

Để bỏ đi thói quen xấu này, bạn nên chú ý hơn khi đi đường và chùi giày, lau chùi giày dép chân tay thật kĩ lúc về nhà có thể giảm bớt vận xấu cho bạn và những người thân trong gia đình.

Để móng tay quá ngắn

Theo dân gian, độ dài của ngón tay út nếu vượt quá đường đốt tay trên cùng của ngón áp út chính là đại diện cho một cuộc sống sung túc, đầy đủ không phải lo đến cơm áo gạo tiền.
Vì vậy, không nên cắt quá ngắn móng tay, đặc biệt là móng của ngón út để tránh gây tổn hại đến vận may của bạn.

Chụp ảnh "check-in" trước khi ăn

Món ăn dọn ra, thay vì chuyên tâm thưởng thức, nhiều người lại lôi điện thoại ra chụp đủ góc độ của món ăn rồi đăng lên các mạng xã hội, vô hình trung, bạn đang đem chia những phúc lộc của mình cho những người khác. Điều này dĩ nhiên chẳng tốt cho bạn chút nào!

Rửa mặt qua loa

Nhiều người có thói quen rửa mặt qua loa. Điều này tưởng chừng bình thường nhưng lại gây hại. Trên khuôn mặt con người, trán là bộ phận được liệt vào ngũ quan diện tướng. Nếu khi rửa mặt mà chỉ dùng khăn lau trán hay vỗ nước cho ướt thôi thì vận tốt của bạn ngày hôm đó sẽ nằm trong trạng thái “say ngủ”.

Treo quá nhiều hình tượng Phật

Một số người rất tín ngưỡng vào Phật và thỉnh về rất nhiều pháp bảo nhà Phật treo trong xe, để cầu bình an khi đi lại.

Tuy nhiên, xe thường di chuyển, bầu không khí xung quanh xe luôn ồn ào, có quá nhiều tạp âm, vô tình làm “kinh động”, gây hiệu ứng ngược lại!

Để tiền ở túi sau

Đàn ông rất hay để ví tiền ở túi quần phía sau. Thói quen này cũng ảnh hưởng đến tài vận và phúc lộc của chủ nhân. Túi quần phía sau nằm ở vị trí khá thấp và có chút không “thanh tân”, thậm chí còn hay bị “áp bức” khi bạn ngồi chẳng hạn.

Nếu tiền bạc được cất giữ nơi này lâu ngày, tài vận của bạn không những không thể tăng lên mà còn có thể đi xuống. Vì vậy, tốt nhất là thay đổi thói quen để tiền ở túi sau hoặc chỉ để vài tờ tiền lẻ ở túi quần sau để giữ được “tài khố” của mình.

Lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch được các gia đình thực hiện vào khoảng 23h ngày 30 Tết đến 1h mồng 1 Tết. Trong đó, lễ cúng Giao thừa ngoài trời phải làm trước lễ cúng trong nhà...

Vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, các gia đình Việt Nam thường cúng lễ ngoài trời và trong nhà. Lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình. Lễ cúng được thực hiện vào khoảng 23h ngày 30 Tết đến 1h mồng 1 Tết.

Trong ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, các gia đình làm hai lễ: một lễ cúng Giao thừa trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Trong đó, lễ cúng Giao thừa ngoài trời phải làm trước lễ cúng trong nhà. Điều này xuất phát từ việc tục xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Đến khi hết năm, vị thần này bàn giao công việc cho vị thần kia. Do vậy, người dân tổ chức cúng tế để tiễn đưa Thần cũ, đón rước Thần mới.

Thời điểm bàn giao công việc giữa 2 vị Hành khiển cùng các Phán quan (giúp việc cho Hành khiển) diễn ra hết sức khẩn trương, nhanh chóng. Người dân làm lễ "Tống cựu nghênh tân" các vị Hành khiển và Phán quan giữa năm cũ và năm mới ở ngoài trời (sân, cửa) trước khi làm lễ trong nhà.

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời và bài khấn theo "Văn khấn nôm truyền thống''

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời thường gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn, nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng... Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay.

Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc. Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.

Có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. Năm nào thì khấn danh vị của quan Hành khiển và của Phán quan năm ấy. Năm 2018 là năm Mậu Tuất nên năm nay các gia đình sẽ khấn danh: Việt vương Hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.


Mâm cỗ cúng Giao thừa. 

Văn khấn lễ giao thừa ngoài trời theo "Văn khấn nôm truyền thống'':

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần
Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Cự Tào Phán quan.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Bính Thân với năm Đinh Dậu, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà: ………, ấp/khu phố: ……….., xã/phường: ……….., quận/huyện: ......................, tỉnh/thành phố: ........................

Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Mâm cúng Giao thừa trong nhà và văn khấn:

Mâm cúng Giao thừa trong nhà thường bao gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo. Mâm cỗ cúng có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay.

Sau khi bày biện lễ đủ, gia chủ đốt đèn, nến, thắp hương và thành kính cầu khấn. Khi cúng, các thành viên trong gia đình cùng đứng trước ban thờ. Khi thắp hương, chỉ cần cắm mỗi bát một nén hương và cắm thẳng, không được cắm nghiêng.

Văn khấn lễ giao thừa trong nhà theo "Văn khấn nôm truyền thống'':

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy các cụ tổ tiên nội - ngoại chư vị tiên linh

Nay là phút giao thừa năm Bính Thân với năm Đinh Dậu, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà: ………, ấp/khu phố: ……….., xã/phường: ……….., quận/huyện: ......................, tỉnh/thành phố: ........................
Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

Dự đoán ngày mới 13/2/2018 của 12 con giáp: Công việc của tuổi Tý tương đối bình ổn, muốn có được thành tích tốt cần phải chủ động tích cực tìm kiếm cơ hội hơn nữa.




Theo dự đoán ngày mới 13/02/2018 cho 12 con giáp của tác giả Đổng Dĩnh Lâm được đăng tải trên trang Sina (Trung Quốc), công việc của tuổi Tý tương đối bình ổn, muốn có được thành tích tốt cần phải chủ động hơn nữa. Tài vận: Mọi khoản đầu tư trước đã bắt đầu cho thu nhập. Tình cảm: Cần thêm chút lãng mạn cho tình cảm thăng hoa. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Tây, kỵ hướng Bắc. Màu sắc vượng vận: Màu trắng. Quý nhân: Tuổi Dậu.

Cũng theo dự đoán ngày mới cho 12 con giáp, công việc của tuổi Sửu tương đối thuận lợi, gặp khó khăn sẽ có người trợ giúp, mọi việc đều suôn sẻ. Tài vận: Có cơ hội tốt để đầu tư tài chính. Tình cảm: Một ngày tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Bắc, kỵ hướng Nam. Màu sắc vượng vận: Màu đỏ. Quý nhân: Tuổi Tỵ.

Tuổi Dần: Công việc: Vận thế bình thường, tuy chưa có gì khởi sắc nhưng vẫn cần phải tiếp tục cố gắng mới có được thành tích tốt hơn nữa. Tài vận: Đầu tư không có cơ hội, cần phải thận trọng không mất cả chì lẫn chài. Tình cảm: Những bạn đơn thân vẫn chưa có cơ hội để thay đổi hiện trạng, nên tập trung tâm sức vào công việc. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Nam, kỵ hướng Tây. Màu sắc vượng vận: Màu vàng. Quý nhân: Tuổi Tuất.

Tuổi Mão: Công việc: Con giáp này muốn thay đổi hiện trạng cần phải tích cực, chủ động hơn nữa. Tài vận: Có việc cần phải chi tiêu nhiều tiền bạc, đừng vay mượn. Tình cảm: Cần chú ý tránh cãi vã để ảnh hưởng đến tình cảm của hai bên. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Tây Bắc, kỵ hướng Đông Bắc. Màu sắc vượng vận: Màu xanh lam. Quý nhân: Tuổi Hợi.

Tuổi Thìn: Công việc: Các mối quan hệ vượng phát, làm việc gì cũng thuận. Tài vận: Nhờ sự thông minh, nhạy bén của mình mà có được cơ hội kiếm tiền tốt. Tình cảm: Ngọt ngào, thắm thiết. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Bắc, kỵ hướng Tây Nam. Màu sắc vượng tài: Màu trắng. Quý nhân: Tuổi Thân.

Tuổi Tỵ: Công việc: Nhờ sự hợp tác của đồng nghiệp mà mọi việc đều suôn sẻ, thuận lợi. Tài vận: Khả năng nắm bắt cơ hội đầu tư tốt, tiền bạc rủng rỉnh. Tình cảm: Nếu có điều gì cần chia sẻ nên chia sẻ, đó cũng là cách tôn trọng đối phương. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Tây, kỵ hướng Đông Bắc. Màu sắc vượng vận: Màu trắng. Quý nhân: Tuổi Dậu.



Tuổi Ngọ: Công việc: Có một số biến động, có thể phải đi công tác, điều động công việc mới, chuẩn bị tâm thế đối mặt tránh bị động. Tài vận: Khó có cơ hội cầu tài. Tình cảm: Dễ có nghi ngờ cãi vã, giận hờn. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Đông, kỵ hướng Tây. Màu sắc vượng vận: Màu đỏ, màu xanh. Quý nhân: Tuổi Dần.

Tuổi Mùi: Công việc: Dễ bị lãnh đạo phê bình, đồng nghiệp không ủng hộ mà ảnh hưởng đến công việc. Tài vận: Khó có cơ hội cầu tài, cần tập trung vào công việc. Tình cảm: Đào hoa xấu vượng, nên thận trọng. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Nam, kỵ hướng Bắc. Màu sắc vượng vận: Màu sắc vượng vận: Màu xanh lam, màu đen. Quý nhân: Tuổi Hợi.

Tuổi Thân: Công việc: Có cơ hội tốt, nhưng cần phải chọn đối tác phù hợp. Tài vận: Không có cơ hội cầu tài, không nên cưỡng cầu. Tình cảm: Dễ có nghi ngờ cãi vã khiến tình cảm căng thẳng. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Đông Nam, kỵ hướng Tây Bắc. Màu sắc vượng vận: Màu vàng, màu trắng gạo. Quý nhân: Tuổi Thìn.

Tuổi Dậu: Công việc: Cần phát huy tính sáng tạo trong công việc, có cơ hội nhất định phải phát huy. Tài vận: Con đường kiếm tiền duy nhất là cần phải chăm chỉ, nghiêm túc làm việc. Tình cảm: Những bạn đơn thân đừng vì sợ cô đơn mà vội vàng bước vào một mối tình mới, cần suy nghĩ cho kỹ rồi mới quyết định. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Đông Bắc, kỵ hướng Tây. Màu sắc vượng vận: Màu vàng, màu trắng. Quý nhân: Tuổi Thìn.

Tuổi Tuất: Công việc: Có không gian phát triển công việc, có cơ hội để phát huy sở trường của mình. Tài vận: Bình thường, không có cơ hội cầu tài. Tình cảm: Những bạn đơn thân chưa có cơ hội để thay đổi hiện trạng, cố gắng tập trung vào công việc. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Đông, kỵ hướng Tây. Màu sắc vượng vận: Màu đỏ. Quý nhân: Tuổi Tỵ.

Tuổi Hợi: Công việc: Duy trì được sự ổn định, chú ý chọn người hợp tác, đề phòng tiểu nhân đâm sau lưng. Tài vận: Không có cơ hội cầu tài, đừng cưỡng cầu. Tình cảm: Những người đã có người yêu hoặc gia đình nên giữ khoảng cách nhất định với bạn khác giới, tránh dính vào những phiền phức không đáng có. Hướng vượng tài: Xuất hành hướng Đông Bắc, kỵ hướng Tây Nam. Màu sắc vượng vận: Màu trắng. Quý nhân: Tuổi Dậu. 

(Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung trắc nghiệm vui cho bạn đọc).

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.