5 nhân vật đầy bí hiểm trong Tam Quốc diễn nghĩa
Bên cạnh những nhân vật lừng danh như Khổng Minh, Tào Tháo, Lưu Bị…Tam Quốc diễn nghĩa cũng hội tụ nhiều nhân vật huyền bí với tài năng xuất chúng nhưng thường chọn cho mình cách sống nhàn hạ, không màn đến thế sự.
1. Lâu Tửu Bá
Lâu Tửu Bá là một nhân vật tài năng nhưng ít được nhắc đến trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tên tuổi của ông gắng liền với chiến công vang dội của Tào Tháo.
Chuyện kể rằng, khi Tào Tháo cầm quân chinh phạt Mã Siêu và đóng quân ở sông Vị, thế trận giằng co khiến đôi bên khó phân được thắng bại. Chính trong lúc bế tắc đó, Lâu Tửu Bá xuất hiện và mách nước cho Tào Tháo cách dụng binh phải dựa vào thiên thời, địa lợi. Đồng thời, Tửu Bá cũng đưa ra kế sách giúp Tào Tháo tưới nước đóng băng đắp thành, khiến quân Tào chỉ trong một đêm đã xây dựng được thành lũy kiên cố. Từ đó, Tào Tháo có cơ hội đánh bại được quân Mã Siêu.
Về sau, để nhớ ơn Lâu Tửu Bá, Tào Tháo đã ban thưởng và hậu tạ nhưng Tửu Bá không nhận và tiếp tục cuộc phiêu lưu khắp chân trời của mình.
2. Vu Cát
Vu Cát là người Lang Nha (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sống ở cuối thời Đông Hán. Ông được biết đến như một người đạo sĩ chuyên chế tạo nước phép để trị bệnh cho dân lành.
Vào thời điểm đó, tiểu bá vương Tôn Sách biết được chuyện Vu Cát dùng nước phép nên vô cùng tức giận. Ông không tin có người đạo sĩ lạ thường, sợ sẽ làm loạn trong dân chúng nên quyết định ra lệnh phải giết chết Vu Cát. Mặc dù Trương Chiêu và mẹ của Tôn Sách ra sức ngăn cản không nên giết nhưng bất thành.
Về sau, Tôn Sách ở trong cung thường hay gặp Vu Cát hiện về trừng mắt nhìn mình. Vì giết Vu Cát nên ngày ngày Tôn Sách đều bị ám ảnh, thường xuyên đập phá đồ đạc trong hoàng cung. Một thời gian sau, Tôn Sách cũng phát bệnh mà chết.
3. Hoa Đà
Hoa Đà là danh y nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán. Ông từng có dịp du học bên ngoài, nghiên cứu y thuật, không quan tâm đến chuyện làm quan. Nói đến Hoa Đà là nói đến một vị cao nhân với y thuật tinh thông, ông được người đời ưu ái đặc cho biệt danh “Thánh thủ ngoại khoa”.
Ông từng phát minh ra “ma phi tán”, loại thuốc dùng để gây tê trong phẫu thuật được ghi chép sớm nhất trong lịch sử y học của nhân loại. Ngoài ra, Hoa Đà cũng viết cuốn bí kíp “Ngũ Cầm Hí” phỏng theo các động tác của các loài vật như: Hổ, hươu, gấu, khỉ.
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Hoa Đà đã từng trị thương cho Chu Thái bên Đông Ngô, giải độc cho Quan Vũ ở Kinh Châu và đã để lại câu chuyện cạo xương trị độc. Về sau bởi vì chẩn đoán ra trong não của Tào Tháo của khối u, cần phải mở não làm phẫu thuật. Tào Tháo nghi ngờ cho rằng Hoa Đà mượn cớ để hại mình nên đã tống giam ông vào ngục. Cuối cùng, Tào Tháo đã thật sự bị mắc bệnh đó mà chết.
4. Mạnh Tiết
Trong “7 lần bắt Mạnh Hoạch”, Gia Cát Lượng đã được người anh của Man Vương Mạnh Hoạch, tự hiệu là “Vạn An ẩn giả” giúp đỡ.
Mạnh Hoạch khởi binh tạo phản, Mạnh Tiết nhiều lần khuyên can, nhưng Mạnh Hoạch không để ý, ông đành phải ẩn cư trong rừng sâu. Khi Gia Cát Lượng dẫn quân chinh phạt, quân sĩ vì uống phải nước sông câm mà bị mất tiếng. Mạnh Tiết đã lấy nước của suối An Lạc giúp Gia Cát Lượng giải trừ kiếp nạn này, lại dạy quân Thục ngậm lá giới diệp vân hương để tránh độc khí.
Về sau, Gia Cát Lượng muốn tâu với thiên tử về việc lập Mạnh Tiết lên làm vua xứ Nam Man nhưng Mạnh Tiết từ chối. Gia Cát Lượng bèn lấy vàng và tơ lụa ra tặng nhưng Mạnh Tiết vẫn từ chối không nhận
5. Quản Lộ
Ông là thuật sĩ nước Ngụy thời Tam quốc. Từ năm lên 9 tuổi, ông luôn thích ngẩng đầu quan sát các ngôi sao trên bầu trời. Sau khi trưởng thành, ông tinh thông “Chu Dịch”, giỏi về bói toán, tướng thuật, học ngôn ngữ của loài chim. Tương truyền rằng trong mỗi một lời nói của ông, đều sâu sắc tựa như “xuất thần nhập hóa”.
Quản Lộ là thuật sĩ nổi tiếng trong lịch sử, được người đời sau tôn sùng và phong là tổ sư của bói toán và xem tướng. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm, trong đó có Chu Dịch Thông Linh Quyết, Chu Dịch Thông Linh Yếu Quyết, Phá Táo Kinh, Chiêm Ki… “Tam quốc chí – phương kĩ truyện đã xếp thuật bói toán của Quản Lộ ngang hàng với y thuật của Hoa Đà, thanh nhạc của Đỗ Quỳ, tướng thuật của Chu Kiến Bình, tướng mộng của Chu Tuyên.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa có kể rằng Quản Lộ đã coi bói cho Tào Tháo và tiên đoán chính xác về việc xảy ra hỏa hoạn ở Hứa Đô và sẽ mất một viên tướng ở núi Định Quân. Về sau, những lời này đều ứng nghiệm.
1. Lâu Tửu Bá
Lâu Tửu Bá là một nhân vật tài năng nhưng ít được nhắc đến trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tên tuổi của ông gắng liền với chiến công vang dội của Tào Tháo.
Chuyện kể rằng, khi Tào Tháo cầm quân chinh phạt Mã Siêu và đóng quân ở sông Vị, thế trận giằng co khiến đôi bên khó phân được thắng bại. Chính trong lúc bế tắc đó, Lâu Tửu Bá xuất hiện và mách nước cho Tào Tháo cách dụng binh phải dựa vào thiên thời, địa lợi. Đồng thời, Tửu Bá cũng đưa ra kế sách giúp Tào Tháo tưới nước đóng băng đắp thành, khiến quân Tào chỉ trong một đêm đã xây dựng được thành lũy kiên cố. Từ đó, Tào Tháo có cơ hội đánh bại được quân Mã Siêu.
Lâu Tửu Bá.
Về sau, để nhớ ơn Lâu Tửu Bá, Tào Tháo đã ban thưởng và hậu tạ nhưng Tửu Bá không nhận và tiếp tục cuộc phiêu lưu khắp chân trời của mình.
2. Vu Cát
Vu Cát là người Lang Nha (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sống ở cuối thời Đông Hán. Ông được biết đến như một người đạo sĩ chuyên chế tạo nước phép để trị bệnh cho dân lành.
Vào thời điểm đó, tiểu bá vương Tôn Sách biết được chuyện Vu Cát dùng nước phép nên vô cùng tức giận. Ông không tin có người đạo sĩ lạ thường, sợ sẽ làm loạn trong dân chúng nên quyết định ra lệnh phải giết chết Vu Cát. Mặc dù Trương Chiêu và mẹ của Tôn Sách ra sức ngăn cản không nên giết nhưng bất thành.
Về sau, Tôn Sách ở trong cung thường hay gặp Vu Cát hiện về trừng mắt nhìn mình. Vì giết Vu Cát nên ngày ngày Tôn Sách đều bị ám ảnh, thường xuyên đập phá đồ đạc trong hoàng cung. Một thời gian sau, Tôn Sách cũng phát bệnh mà chết.
3. Hoa Đà
Hoa Đà là danh y nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán. Ông từng có dịp du học bên ngoài, nghiên cứu y thuật, không quan tâm đến chuyện làm quan. Nói đến Hoa Đà là nói đến một vị cao nhân với y thuật tinh thông, ông được người đời ưu ái đặc cho biệt danh “Thánh thủ ngoại khoa”.
Ông từng phát minh ra “ma phi tán”, loại thuốc dùng để gây tê trong phẫu thuật được ghi chép sớm nhất trong lịch sử y học của nhân loại. Ngoài ra, Hoa Đà cũng viết cuốn bí kíp “Ngũ Cầm Hí” phỏng theo các động tác của các loài vật như: Hổ, hươu, gấu, khỉ.
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, Hoa Đà đã từng trị thương cho Chu Thái bên Đông Ngô, giải độc cho Quan Vũ ở Kinh Châu và đã để lại câu chuyện cạo xương trị độc. Về sau bởi vì chẩn đoán ra trong não của Tào Tháo của khối u, cần phải mở não làm phẫu thuật. Tào Tháo nghi ngờ cho rằng Hoa Đà mượn cớ để hại mình nên đã tống giam ông vào ngục. Cuối cùng, Tào Tháo đã thật sự bị mắc bệnh đó mà chết.
4. Mạnh Tiết
Trong “7 lần bắt Mạnh Hoạch”, Gia Cát Lượng đã được người anh của Man Vương Mạnh Hoạch, tự hiệu là “Vạn An ẩn giả” giúp đỡ.
Mạnh Hoạch khởi binh tạo phản, Mạnh Tiết nhiều lần khuyên can, nhưng Mạnh Hoạch không để ý, ông đành phải ẩn cư trong rừng sâu. Khi Gia Cát Lượng dẫn quân chinh phạt, quân sĩ vì uống phải nước sông câm mà bị mất tiếng. Mạnh Tiết đã lấy nước của suối An Lạc giúp Gia Cát Lượng giải trừ kiếp nạn này, lại dạy quân Thục ngậm lá giới diệp vân hương để tránh độc khí.
Mạnh Tiết.
Về sau, Gia Cát Lượng muốn tâu với thiên tử về việc lập Mạnh Tiết lên làm vua xứ Nam Man nhưng Mạnh Tiết từ chối. Gia Cát Lượng bèn lấy vàng và tơ lụa ra tặng nhưng Mạnh Tiết vẫn từ chối không nhận
5. Quản Lộ
Ông là thuật sĩ nước Ngụy thời Tam quốc. Từ năm lên 9 tuổi, ông luôn thích ngẩng đầu quan sát các ngôi sao trên bầu trời. Sau khi trưởng thành, ông tinh thông “Chu Dịch”, giỏi về bói toán, tướng thuật, học ngôn ngữ của loài chim. Tương truyền rằng trong mỗi một lời nói của ông, đều sâu sắc tựa như “xuất thần nhập hóa”.
Quản Lộ là thuật sĩ nổi tiếng trong lịch sử, được người đời sau tôn sùng và phong là tổ sư của bói toán và xem tướng. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm, trong đó có Chu Dịch Thông Linh Quyết, Chu Dịch Thông Linh Yếu Quyết, Phá Táo Kinh, Chiêm Ki… “Tam quốc chí – phương kĩ truyện đã xếp thuật bói toán của Quản Lộ ngang hàng với y thuật của Hoa Đà, thanh nhạc của Đỗ Quỳ, tướng thuật của Chu Kiến Bình, tướng mộng của Chu Tuyên.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa có kể rằng Quản Lộ đã coi bói cho Tào Tháo và tiên đoán chính xác về việc xảy ra hỏa hoạn ở Hứa Đô và sẽ mất một viên tướng ở núi Định Quân. Về sau, những lời này đều ứng nghiệm.