Trực giác là gì? Có nên tin vào trực giác?
Có bao giờ bạn linh tính một điều gì đó và nó trở thành sự thật? Bạn thường dùng lý trí hay trực giác khi đưa ra quyết định? Sau đây là giải thích của tiến sĩ thần kinh học Valerie Van Mulukom.
Thử tưởng tượng giám đốc một công ty lớn công bố một quyết định quan trọng và giải thích rằng trực giác của ông mách bảo như vậy. Hẳn các nhân viên của ông sẽ đón nhận điều này trong sự ngạc nhiên. Theo lẽ thường thì phải cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ chứ sao lại dùng trực giác?
Thật ra, trực giác (hay cảm xúc/linh tính) không phải là những phản ứng "vớ vẩn" bạn nên phớt lờ hoặc điều chỉnh lại bằng logic. Bản thân nó là đánh giá của những gì bạn đã trải nghiệm hoặc tư duy trước đó. Theo cách hiểu này, trực giác cũng là một dạng xử lý thông tin.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não là một cỗ máy dự báo lớn. Nó thường xuyên so sánh thông tin cảm nhận và trải nghiệm mới với kho kiến thức và ký ức lưu trữ để dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Các nhà khoa học gọi đó là "cấu trúc xử lý dự báo". Nó đảm bảo rằng bộ não luôn sẵn sàng đối phó với tình huống hiện tại theo cách tốt nhất. Nếu một sự sai lệch xảy ra (không đúng với dự báo), não sẽ tự động cập nhật lại mô hình nhận thức.
Nói tóm lại, trực giác xuất hiện khi bộ não của bạn ghi nhận một sự trùng hợp hoặc khác biệt (giữa mô hình nhận thức và kinh nghiệm hiện tại), nhưng nó chưa kịp chạm tới nhận thức tỉnh táo.
Ví dụ, bạn đang lái xe trên một con đường nông thôn vắng vẻ trong đêm tối, bỗng thình lình trực giác mách bảo bạn phải đánh lái lệnh sang bên đường. Đi tới một chút, bạn nhận ra bạn vừa tránh được một ổ voi khổng lồ.
Bạn thở phào vì đã lắng nghe trực giác và tránh được một tai nạn. Còn trên thực tế, chiếc xe chạy trước bạn đằng xa cũng thực hiện một động tác đánh lái tương tự, bạn bắt chước một cách vô thức nhưng không nhận ra.
Khi bạn có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định, bộ não càng có nhiều thông tin hơn để đối chiếu với trải nghiệm mới. Khi đó trực giác sẽ đáng tin cậy hơn. Cũng giống như sự sáng tạo, trực giác có thể được cải thiện bằng kinh nghiệm.
Trong tài liệu tâm lý học, trực giác được xem là một trong hai chế độ tư duy chính, song song với lý luận phân tích. Một cái xảy ra tự động, nhanh và trong tiềm thức, cái còn lại chậm chạp, theo logic, tỉnh táo và thận trọng.
Một nghiên cứu gần đây phát hiện rằng không có sự tương quan giữa hai lối tư duy và chúng có thể xảy ra đồng thời. Trong bất cứ tình huống nào, trực giác hoặc logic - một trong hai sẽ áp đảo bên còn lại.
Thật ra, hai lối tư duy có thể bổ khuyết cho nhau rất tốt. Nhiều công trình khoa học đỉnh cao có thể bắt đầu bằng một manh mối trực giác, giúp cho nhà khoa học hình thành nên ý tưởng và lý thuyết đột phá trước khi chứng minh nó bằng những thí nghiệm và phân tích kỹ lưỡng.
Thêm nữa: Trực giác hay bị xem là vụng về và không chính xác, lối tư duy phân tích cũng có thể tai hại không kém. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng suy nghĩ quá mức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ra quyết định của bộ não.
Bạn cứ để ý, lắm lúc chúng ta không biết tại sao chúng ta quyết định như vậy, nhưng chúng ta vẫn muốn có những lý giải cho quyết định của mình.
Nếu trực giác hữu dụng như vậy, chúng ta có nên tin vào nó 100%? Câu trả lời hơi phức tạp.
Vì trực giác dựa trên quá trình xử lý nhanh, tự động và mang tính tiến hóa, nó rất dễ rơi vào bẫy, chẳng hạn như thành kiến nhận thức. Để khắc phục, bạn có thể làm quen với những thành kiến sơ đẳng (trong nhận thức) để tránh nó về sau này.
Tương tự như vậy, do trực giác là một công cụ tư duy cổ xưa, nó có thể đâm ra "lỗi thời".
Tưởng tượng bạn đứng trước một đĩa bánh donut, bạn cảm thấy thèm ăn nhưng có lẽ cơ thể bạn không cần một lượng chất béo và đường nhiều đến vậy. Nhưng nếu bạn sống vào thời kỳ săn bắn ngày xưa, dự trữ thêm năng lượng là một bản năng tốt.
Vậy thì, trong mỗi tình huống cần đưa ra quyết định, hãy cân nhắc xem trực giác của bạn có đánh giá đúng sự kiện. Nó có liên quan đến thành kiến nhận thức? Bạn có nhiều kinh nghiệm về tình huống này không?
Nếu đó là thành kiến và bạn không quen thuộc với nó, hãy dựa vào tư duy logic, ngược lại, hãy tin vào bản năng.
Trong một thời gian dài, trực giác bị đánh giá thấp hơn lối tư duy logic - (Ảnh: BBC).
Thử tưởng tượng giám đốc một công ty lớn công bố một quyết định quan trọng và giải thích rằng trực giác của ông mách bảo như vậy. Hẳn các nhân viên của ông sẽ đón nhận điều này trong sự ngạc nhiên. Theo lẽ thường thì phải cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ chứ sao lại dùng trực giác?
Thật ra, trực giác (hay cảm xúc/linh tính) không phải là những phản ứng "vớ vẩn" bạn nên phớt lờ hoặc điều chỉnh lại bằng logic. Bản thân nó là đánh giá của những gì bạn đã trải nghiệm hoặc tư duy trước đó. Theo cách hiểu này, trực giác cũng là một dạng xử lý thông tin.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não là một cỗ máy dự báo lớn. Nó thường xuyên so sánh thông tin cảm nhận và trải nghiệm mới với kho kiến thức và ký ức lưu trữ để dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Các nhà khoa học gọi đó là "cấu trúc xử lý dự báo". Nó đảm bảo rằng bộ não luôn sẵn sàng đối phó với tình huống hiện tại theo cách tốt nhất. Nếu một sự sai lệch xảy ra (không đúng với dự báo), não sẽ tự động cập nhật lại mô hình nhận thức.
Nói tóm lại, trực giác xuất hiện khi bộ não của bạn ghi nhận một sự trùng hợp hoặc khác biệt (giữa mô hình nhận thức và kinh nghiệm hiện tại), nhưng nó chưa kịp chạm tới nhận thức tỉnh táo.
Ví dụ, bạn đang lái xe trên một con đường nông thôn vắng vẻ trong đêm tối, bỗng thình lình trực giác mách bảo bạn phải đánh lái lệnh sang bên đường. Đi tới một chút, bạn nhận ra bạn vừa tránh được một ổ voi khổng lồ.
Bạn thở phào vì đã lắng nghe trực giác và tránh được một tai nạn. Còn trên thực tế, chiếc xe chạy trước bạn đằng xa cũng thực hiện một động tác đánh lái tương tự, bạn bắt chước một cách vô thức nhưng không nhận ra.
Khi bạn có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định, bộ não càng có nhiều thông tin hơn để đối chiếu với trải nghiệm mới. Khi đó trực giác sẽ đáng tin cậy hơn. Cũng giống như sự sáng tạo, trực giác có thể được cải thiện bằng kinh nghiệm.
Trong tài liệu tâm lý học, trực giác được xem là một trong hai chế độ tư duy chính, song song với lý luận phân tích. Một cái xảy ra tự động, nhanh và trong tiềm thức, cái còn lại chậm chạp, theo logic, tỉnh táo và thận trọng.
Một nghiên cứu gần đây phát hiện rằng không có sự tương quan giữa hai lối tư duy và chúng có thể xảy ra đồng thời. Trong bất cứ tình huống nào, trực giác hoặc logic - một trong hai sẽ áp đảo bên còn lại.
Thật ra, hai lối tư duy có thể bổ khuyết cho nhau rất tốt. Nhiều công trình khoa học đỉnh cao có thể bắt đầu bằng một manh mối trực giác, giúp cho nhà khoa học hình thành nên ý tưởng và lý thuyết đột phá trước khi chứng minh nó bằng những thí nghiệm và phân tích kỹ lưỡng.
Thêm nữa: Trực giác hay bị xem là vụng về và không chính xác, lối tư duy phân tích cũng có thể tai hại không kém. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng suy nghĩ quá mức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ra quyết định của bộ não.
Bạn cứ để ý, lắm lúc chúng ta không biết tại sao chúng ta quyết định như vậy, nhưng chúng ta vẫn muốn có những lý giải cho quyết định của mình.
Bạn có cảm giác thèm ăn cái bánh donut, nhưng thực tế cơ thể bạn không cần nhiều đường và chất béo như vậy - (Ảnh: Donut Bouquets).
Nếu trực giác hữu dụng như vậy, chúng ta có nên tin vào nó 100%? Câu trả lời hơi phức tạp.
Vì trực giác dựa trên quá trình xử lý nhanh, tự động và mang tính tiến hóa, nó rất dễ rơi vào bẫy, chẳng hạn như thành kiến nhận thức. Để khắc phục, bạn có thể làm quen với những thành kiến sơ đẳng (trong nhận thức) để tránh nó về sau này.
Tương tự như vậy, do trực giác là một công cụ tư duy cổ xưa, nó có thể đâm ra "lỗi thời".
Tưởng tượng bạn đứng trước một đĩa bánh donut, bạn cảm thấy thèm ăn nhưng có lẽ cơ thể bạn không cần một lượng chất béo và đường nhiều đến vậy. Nhưng nếu bạn sống vào thời kỳ săn bắn ngày xưa, dự trữ thêm năng lượng là một bản năng tốt.
Vậy thì, trong mỗi tình huống cần đưa ra quyết định, hãy cân nhắc xem trực giác của bạn có đánh giá đúng sự kiện. Nó có liên quan đến thành kiến nhận thức? Bạn có nhiều kinh nghiệm về tình huống này không?
Nếu đó là thành kiến và bạn không quen thuộc với nó, hãy dựa vào tư duy logic, ngược lại, hãy tin vào bản năng.
Theo Tuổi Trẻ