Lão Tử và 7 triết lý để đời về cuộc sống
Lão Tử là một nhân vật đầy bí ẩn trong lịch sử triết học Trung Hoa. Sự tồn tại của ông vẫn gây nhiều tranh cãi, nhưng những triết lý sâu sắc mà Lão Tử để lại vẫn còn đúng cho đến ngày nay.
1. Người hiểu đạo giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.
Chúng ta thường nhìn vào những thành tựu to tát mà quên đi những hành động nhỏ bé. Triết lý của Lão Tử giản dị mà sâu sắc, những rắc rối lớn đều nảy sinh từ mầm mống nhỏ, vậy nên người biết bắt tay vào giải quyết vấn đề từ khi nó chưa trở nên to tát.
Bởi thế, có những người ta tưởng như họ làm việc rất nhàn nhã, nhẹ nhàng, nhưng thực chất là do họ biết nhận thấy vấn đề và sắp xếp để hoàn thành công việc hợp lý mà thôi.
2. Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng cương cường.
Ngoài triết lý 'lấy nhu thắng cương', câu nói này còn ẩn chứa một bài học: Càng có nhiều càng dễ mất, càng lên cao càng ngã đau, khi đối thủ đắc ý nhất cũng là lúc lộ ra nhiều sơ hở nhất.
3. Ba mươi nan hoa cùng qui vào một cái bánh xe, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được.
Vậy ta tưởng cái "hữu" (nan hoa, chén bát) có lợi cho ta mà thực ra cái "vô" mới làm cho cái "hữu" có ích.
Câu nói này có thể áp dụng vào rất nhiều trường hợp khác nhau. Trong sáng tạo, đó là khoảng trống để ngỏ để người thưởng thức tác phẩm tự mình suy ngẫm thay vì người nghệ sĩ tự phô bày tất cả. Sâu xa hơn, triết lý của ông còn thể hiện rằng nếu không có những khuyết thiếu thì ta sẽ không nhìn ra chỗ đủ đầy.
4. Ngọn lửa cháy sáng gấp đôi thì cũng nhanh lụi tàn gấp hai lần ngọn lửa bình thường
Câu nói này ngoài ý 'cái gì dễ đến thì dễ đi', còn cho thấy rằng bất kỳ điều gì cũng cần phải đánh đổi.
Ta muốn thăng tiến hay kiếm tiền nhanh chóng, ta có thể phải đánh đổi chất lượng sản phẩm, sức khỏe hay thậm chí là lương tâm.
Bởi vậy, trong bất cứ việc gì, muốn đạt được sự thỏa mãn ta đều phải cân nhắc điều gì mới là quan trọng nhất với bản thân mình.
5. Người lãnh đạo giỏi nhất là người khiến ta tưởng rằng không hề có lãnh đạo, người nói ít nhưng mỗi hành động đều đạt được mục đích và khi đó, những người trong tập thể sẽ nói ‘Chúng ta đã cùng nhau hoàn thành rất tốt’.
Có vô vàn lý tưởng khác nhau về việc thế nào là một người lãnh đạo giỏi, nhưng triết lý của Lão Tử cho thấy một góc nhìn mới mẻ về lãnh đạo - đó không nhất thiết phải là người ăn to nói lớn, chứng tỏ được vị thế của mình, mà quan trọng nhất là có thể hướng tập thể đến với cái đích chung.
6. Đi càng nhiều thì biết càng ít
Tưởng chừng mâu thuẫn với câu nói vẫn quen thuộc với mỗi chúng ta - 'Đi một ngày đàng học một sàng khôn' - nhưng thực chất triết lý của Lão Tử lại bổ sung rất sâu sắc cho câu nói ấy.
Càng đi nhiều, trải nghiệm nhiều và hiểu biết nhiều hơn, ta sẽ càng thấy mình nhỏ bé và còn vô số điều cần học hỏi. Điều Lão Tử hướng đến, không phải là việc biết nhiều, mà chính là suy nghĩ rằng điều mình biết chỉ là hạt cát trong sa mạc.
7. Kẻ chiến thắng người khác là mạnh mẽ, kẻ chiến thắng chính mình là vĩ đại
Không phải bất cứ sự so sánh với một 'con nhà người ta' nào khác, mà chính là những rào cản bên trong chính mỗi con người mới là 'đối thủ' mạnh mẽ nhất.
Lão Tử đề cao việc tìm hiểu sâu vào trong tâm tư mình, hiểu rõ điều mình muốn, điều cần nắm giữ và điều cần buông tay để có thể vượt lên chính bản thân.
Chỉ cần có thể ung dung tự tại là chính mình, không phải là người trên tầm ai cũng không cần là nạn nhân của bất cứ ai, đó chính là cốt lõi trong triết lý của Lão Tử.
1. Người hiểu đạo giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.
Chúng ta thường nhìn vào những thành tựu to tát mà quên đi những hành động nhỏ bé. Triết lý của Lão Tử giản dị mà sâu sắc, những rắc rối lớn đều nảy sinh từ mầm mống nhỏ, vậy nên người biết bắt tay vào giải quyết vấn đề từ khi nó chưa trở nên to tát.
Bởi thế, có những người ta tưởng như họ làm việc rất nhàn nhã, nhẹ nhàng, nhưng thực chất là do họ biết nhận thấy vấn đề và sắp xếp để hoàn thành công việc hợp lý mà thôi.
2. Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng cương cường.
Ngoài triết lý 'lấy nhu thắng cương', câu nói này còn ẩn chứa một bài học: Càng có nhiều càng dễ mất, càng lên cao càng ngã đau, khi đối thủ đắc ý nhất cũng là lúc lộ ra nhiều sơ hở nhất.
3. Ba mươi nan hoa cùng qui vào một cái bánh xe, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được.
Vậy ta tưởng cái "hữu" (nan hoa, chén bát) có lợi cho ta mà thực ra cái "vô" mới làm cho cái "hữu" có ích.
Câu nói này có thể áp dụng vào rất nhiều trường hợp khác nhau. Trong sáng tạo, đó là khoảng trống để ngỏ để người thưởng thức tác phẩm tự mình suy ngẫm thay vì người nghệ sĩ tự phô bày tất cả. Sâu xa hơn, triết lý của ông còn thể hiện rằng nếu không có những khuyết thiếu thì ta sẽ không nhìn ra chỗ đủ đầy.
4. Ngọn lửa cháy sáng gấp đôi thì cũng nhanh lụi tàn gấp hai lần ngọn lửa bình thường
Câu nói này ngoài ý 'cái gì dễ đến thì dễ đi', còn cho thấy rằng bất kỳ điều gì cũng cần phải đánh đổi.
Ta muốn thăng tiến hay kiếm tiền nhanh chóng, ta có thể phải đánh đổi chất lượng sản phẩm, sức khỏe hay thậm chí là lương tâm.
Bởi vậy, trong bất cứ việc gì, muốn đạt được sự thỏa mãn ta đều phải cân nhắc điều gì mới là quan trọng nhất với bản thân mình.
5. Người lãnh đạo giỏi nhất là người khiến ta tưởng rằng không hề có lãnh đạo, người nói ít nhưng mỗi hành động đều đạt được mục đích và khi đó, những người trong tập thể sẽ nói ‘Chúng ta đã cùng nhau hoàn thành rất tốt’.
Có vô vàn lý tưởng khác nhau về việc thế nào là một người lãnh đạo giỏi, nhưng triết lý của Lão Tử cho thấy một góc nhìn mới mẻ về lãnh đạo - đó không nhất thiết phải là người ăn to nói lớn, chứng tỏ được vị thế của mình, mà quan trọng nhất là có thể hướng tập thể đến với cái đích chung.
6. Đi càng nhiều thì biết càng ít
Tưởng chừng mâu thuẫn với câu nói vẫn quen thuộc với mỗi chúng ta - 'Đi một ngày đàng học một sàng khôn' - nhưng thực chất triết lý của Lão Tử lại bổ sung rất sâu sắc cho câu nói ấy.
Càng đi nhiều, trải nghiệm nhiều và hiểu biết nhiều hơn, ta sẽ càng thấy mình nhỏ bé và còn vô số điều cần học hỏi. Điều Lão Tử hướng đến, không phải là việc biết nhiều, mà chính là suy nghĩ rằng điều mình biết chỉ là hạt cát trong sa mạc.
7. Kẻ chiến thắng người khác là mạnh mẽ, kẻ chiến thắng chính mình là vĩ đại
Không phải bất cứ sự so sánh với một 'con nhà người ta' nào khác, mà chính là những rào cản bên trong chính mỗi con người mới là 'đối thủ' mạnh mẽ nhất.
Lão Tử đề cao việc tìm hiểu sâu vào trong tâm tư mình, hiểu rõ điều mình muốn, điều cần nắm giữ và điều cần buông tay để có thể vượt lên chính bản thân.
Chỉ cần có thể ung dung tự tại là chính mình, không phải là người trên tầm ai cũng không cần là nạn nhân của bất cứ ai, đó chính là cốt lõi trong triết lý của Lão Tử.
Theo Gia đình mới