Khám phá tại sao con người lại hay nói dối
Rất nhiều người trong chúng đang nói dối với tần suất thường xuyên, ở khắp mọi nơi, trong mọi cuộc hội thoại bởi hiệu quả tạm thời mà hành động này mang lại.
Chúng ta thường nói dối để giữ thể diện, để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác, để gây ấn tượng với đối phương, trốn tránh trách nhiệm, che dấu hành vi sai trái, ngăn chặn xung đột và còn nhiều lý do khác nữa. Và chúng ta nói dối rất nhiều.
Sự lừa dối khiến doanh nghiệp và chính phủ nhiều quốc gia phải trả giá bằng hàng tỷ USD. Nó cũng khiến các mối quan hệ bị hủy hoại, phá vỡ đi những gì chúng ta quan tâm và thậm chí là cướp đi sinh mạng của nhiều người. Càng nhiều chất trắng trong não hoặc càng thông minh thì khả năng nói dối của một người lại càng lớn.
Chúng ta thường nói dối để giữ thể diện, để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác.
Bella DePaulo - một nhà tâm lý học tại Đại học Virginia đã xác nhận rằng cả nam giới và nữ dối đều nói dối khoảng 20% trong tổng số các cuộc trao đổi kéo dài từ 10 phút trở lên. Phụ nữ thường có những lời dối trá vị tha hơn để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác trong khi đàn ông nói dối về bản thân nhiều hơn.
DePaulo cho rằng, đàn ông nói dối thường xuyên hơn phụ nữ và thường là để gây ấn tượng. Trong một cuộc nói chuyện điển hình giữa 2 chàng trai thì nó chứa đựng số lần nói dối về bản thân họ nhiều hơn gấp 8 lần so với lời nói dối về người khác.
Bộ não hoạt động như thế nào khi chúng ta nói dối?
Trong não bộ của con người, có 3 phần quan trọng được kích thích khi chúng ta nói dối. Đầu tiên là thùy trán. Đây là nằm ở phía trước của não, là thùy lớn nhất trong bốn thùy chính của vỏ đại não. Bộ phận này có khả năng che giấu sự thật nhờ vào việc nó chứa hầu hết những nơ ron nhạy cảm với dopamine trong vỏ đại não. Dopamine lại có mối liên hệ với những nhiệm vụ về trí nhớ ngắn hạn, lên kế hoạch và động cơ của con người.
Thứ hai là hệ thống limbic. Đây là một tập hợp các cấu trúc não nằm trên đỉnh thân não và dưới vỏ não, có liên quan đến nhiều cảm xúc cũng như động lực của con người. Chính vì liên quan đến cảm xúc nên hệ thống limbic sẽ khiến lo lắng tăng lên khi chúng ta nói dối bởi bản thân có cảm giác tội lỗi. Nó khiến con người căng thẳng khi nói dối và đôi khi khiến chúng ta cảm thấy như có mối nguy hiểm sắp ập tới.
Bộ phận thứ 3 của não được kích thích khi chúng ta nói dối là thùy thái dương. Đây là cơ quan nằm ở bên dưới rãnh bên ở cả hai bán cầu đại não tham gia vào việc xử lý tín hiệu từ các giác quan thành các thông tin có ý nghĩa. Cơ quan này bị kích thích khi chúng ta nói dối bởi nó chịu trách nhiệm lưu trữ ký ức và hình thành ký ức mới.
Ngoài ra, khi chúng ta nói dối thì võ não trước cũng được kích thích để giúp giám sát các lỗi trong quá trình thực hiện hành vi này. Không chỉ vậy, vỏ não trước cũng hoạt động vì nó có nhiệm vụ kiểm soát hành vi của chúng ta. Tóm lại, bộ não của con người sẽ thực sự bận rộn khi chúng ta nói dối.
Như vậy, có thể thấy khi chúng ta nói dối, bộ não sẽ thật sự bận rộn và rất mệt mỏi. Để mang lại cảm giác yên bình hơn cho bản thân, bạn nên nói ra sự thật vì khi đó hệ thống limbic sẽ không còn bị căng thẳng.
Nói dối tại nơi làm việc
Nam giới bị phát hiện đang nói dối nhiều hơn nữ giới.
Chúng ta có thể bắt gặp việc nói dối của con người phổ biến nhất là tại nơi làm việc. Theo một nghiên cứu mới thực hiện năm 2020 của Zety thì trong số hơn 1.000 người Mỹ được khảo sát, 96% thú nhận từng nói dối để không phải làm việc ở công sở. Dưới đây là kết quả sơ lược của cuộc khảo sát:
Những lời nói dối phổ biến nhất tại công sở gồm cảm thấy ốm yếu (84%), gia đình có người cấp cứu (65%), có lịch hẹn gặp bác sĩ (60%), gia đình có người chết (31%).
Trung bình, một người đã sử dụng 7 lý do khác nhau để không phải làm việc vào những dịp khác nhau.
Chỉ 27% số người đã từng nói dối để nghỉ làm cảm thấy hối hận.
41% số người từng nói dối để nghỉ làm cho biết mình sẽ tiếp tục nói dối.
91% những người nói dối để rời khỏi văn phòng không bao giờ bị phát hiện hành vi của mình.
Cũng theo nghiên cứu của Zety, nam giới bị phát hiện đang nói dối nhiều hơn nữ giới. Đối với những người bị phát hiện hành vi của mình, 70% cho biết cảm thấy hối hận. Với những người không cảm thấy hối hận khi nói dối thì 59% trong số này khi được hỏi cho biết họ sẽ không tái phạm.
Trong vai trò là người lãnh đạo, nếu muốn giảm mức độ nói dối ở nơi làm việc, trước tiên cần phải xem cảm giác của nhân viên hiện tại đang như thế nào. Bạn cần tìm hiểu xem việc nói thật ở nơi làm việc có ổn không, việc không thành công trong công việc có ổn không, có ổn không khi chỉ làm việc ở mức bình thường?
Để làm được điều này, bạn cần thực hiện việc khảo sát về mức độ hứng thú với công việc của nhân viên, vào đầu mỗi cuộc họp cũng nên kiểm tra xem mọi người đang có cảm xúc như thế nào và tạo các nhóm hỗ trợ nếu một nhân viên nào đó cần sự trợ giúp.
Vậy cuối cùng thì tại sao chúng ta lại nói dối? Câu trả lời đơn giản là vì hiệu quả tạm thời mà nó mang lại.
Con người thường có xu hướng hài lòng và hãnh diện nếu lời nói dối về bản thân được người khác tin tưởng. Tuy nhiên, có lẽ bạn nên ngừng việc dối trá lại và tập nói thật nhiều hơn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên đơn giản và dễ chịu hơn rất nhiều.