Bệnh béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá nhiều trong cơ thể vượt quá giới hạn cho phép, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đồng thời ảnh hưởng xấu đến ngoại hình và vóc dáng.




Nguyên nhân gây ra béo phì là gì?

Khẩu phần và thói quen ăn uống

Do chế đô ăn uống cung cấp năng lượng vượt quá như cầu , vận động đi lại ít làm cho lượng năng lượng dư thừa nhiều gây cân nặng cơ thể tăng lên . Hoặc do các thói quen khác như ăn nhiều cơm , tinh bột vào buổi tối , hoặc ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng : đường mật , nước ngọt , thit mỡ , dầu mỡ , ..thích ăn các món xào rán cũng là những thói quen không tốt dẫn đến nguy cơ bị béo phì .

Hoạt động thể lực

 Hoạt động thể lực rất tốt cho cơ thể con người , giúp tiêu hao , giảm năng lương . Tuy nhiên có một vấn đề khác đối với những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc thay đổi và lối sống thay đổi , hoạt động thể lực giảm nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều chất giàu năng lượng họ thường dễ bị béo .

Yếu tố di truyền  

Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành viên khác là rất lớn . Tuy nhiên yếu tố này còn liên quan đến chế độ ăn uống chung của toàn hộ gia đình đó.

Yếu tố kinh tế

Ở một số nước đang phát triển , kinh tế còn nghèo , tỉ lệ béo ở tầng lớp nghèo thường thấp . Nguyên nhân là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế trong khi đó hoạt động tiêu hao năng lượng tăng cao cho nên họ ít dẫn đến bị tình trạng béo phì . Tuy nhiên yếu tố này cũng gặp trên một số nước phát triển khác khi sự thiếu ăn không còn phổ biến thì tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo do nguyên nhân họ ít học , trình độ nhận thức về thói quen ăn uống và sức khỏe hạn chế nên dẫn đến hiện tượng ăn uống không hợp lí , thừa chất dẫn đến hiện tượng béo phì tăng cao .




Béo phì gây ra những tác hại gì tới sức khỏe con người?

Bệnh béo phì có thể sẽ gây ra các hậu quả như sau:

- Bệnh tim: Mỡ bọc lấy tim, làm cho tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp mạch vành, cản trở máu đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim.

- Bệnh Tăng huyết áp.

- Rối loạn lipid máu: Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Người béo bụng dễ bị rối loạn lipid máu.

- Bệnh Tiểu đường: Béo phì toàn thân và béo bụng là yếu tố nguy cơ cho tiểu đường type 2. Phụ nữ béo phì có nguy cơ tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với người bình thường.

- Bệnh đột quỵ: Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não. Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì đột quỵ có thể xảy ra với người có BMI thấp hơn (25,0-29,9).

- Giảm khả năng sinh sản: Ở người béo phì, mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, hàng tháng
trứng không lớn lên và chín rụng được, chất lượng trứng kém, rối loạn kinh nguyệt. Mỡ quá nhiều sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh. Béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, khó thụ tinh, dễ sẩy thai. Cần lưu ý khi mãn kinh, một số phụ nữ dễ tăng béo bụng.

- Giảm chức năng hô hấp: Mỡ tích ở cơ hoành, làm cơ hoành kém uyển chuyển, sự thông khí giảm, gây khó thở, khiến não thiếu ôxy, tạo hội chứng Pickwick (ngủ cách quãng suốt ngày đêm, lúc ngủ lúc tỉnh). Ngừng thở khi ngủ cũng là vấn đề hay gặp ở người béo phì nặng, nhất là khi béo bụng và có cổ quá bự.

- Tăng viêm xương khớp: Các khớp chịu đựng sức nặng quá mức sẽ dễ đau. Lượng axit uric ở người béo tăng, dễ gây bệnh gút. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, khi BMI tăng, lượng axit uric huyết thanh tăng theo.

-Ung thư: Nam giới béo phì dễ bị ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng.

- Bệnh đường tiêu hoá: Người béo phì dễ bị bệnh túi mật, có bất thường về gan, gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột bị cản trở, gây trĩ.

- Đối với trẻ em, chứng béo phì cũng có tác hại rất lớn. Những trẻ này dễ bị béo phì khi trưởng thành; nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao (bệnh mạch vành: gấp đôi; xơ vữa mạch máu: gấp 7; tai biến mạch não: gấp 13 lần).




Phân loại béo phì

Theo tuổi

Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng thành (thể phì đại): số lượng tế bào mỡ không tăng, béo phì do gia tăng sự tích tụ mỡ trong mỗi tế bào. Điều trị bằng giảm glucid thường có kết quả.

Béo phì thiếu niên (thể tăng sản – phì đại): vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng tế bào mỡ, thể béo phì này khó điều trị hơn.

Theo sự phân bố mỡ

Béo phì dạng nam (béo phì kiểu bụng, béo phì kiểu trung tâm) (androide obesity = male pattern): phân bố mỡ ưu thế ở phần cao trên rốn như: gáy, cổ, mặt, vai, cánh tay, ngực, bụng trên rốn.

Béo phì dạng nữ (gynoid obesity = female pattern): phân bố mỡ ưu thế phần dưới rốn đùi, mông, cẳng chân.


Béo phì hỗn hợp: mỡ phân bố khá đồng đều. Các trường hợp quá béo phì thường là béo phì hỗn hợp.

Cách chẩn đoán béo phì

1. Lâm sàng

Béo phì trên lâm sàng biểu hiện sự tăng cân được xác định bằng phương pháp đo nhân trắc (anthropometry) lâm sàng:

Chỉ số khối cơ thể (BMI) (bảng 1 và bảng 2).

Công thức Lorenz (Trọng lượng thực/trọng lượng lý tưởng) x 100%

+ > 120-130%: tăng cân

> 130 % : béo phì

Độ dày của nếp gấp da: phản ánh lớp mỡ dưới Có thể đo bằng compar, ở nhiều vị trí. Trên lâm sàng thường đo ở cánh tay (cơ tam đầu), giữa vai và đùi. Trung bình, độ dày nếp gấp cơ tam đầu là 16,5 đối với nam và 12,5 đối với nữ.

Chỉ số cánh tay đùi: 0,58 đối với nam, 0,52 đối với nữ.

Chỉ số vòng bụng vòng mông: < 0,9 đối với nam, <0,85 đối với nữ.

2. Cận lâm sàng

Siêu âm: đo độ dày mô mỡ tại vị trí muốn xác định như cánh tay, đùi, bụng…

Chụp cắt lớp tỷ trọng: xác định được lượng mỡ phân bố ở da và các tạng.


Impedance Metri: đo lượng mỡ hiện có và lượng mỡ lý tưởng của cơ thể từ đó tính ra lượng mỡ dư thừa.

Các phương pháp điều trị béo phì

Tiết thực giảm trọng lượng

Tiết thực giảm carbohydrat: Cambridge diet: cung cấp đầy đủ yếu tố vi lượng, giảm glucid, giảm cân có hiệu quả, không gây tai biến.

Nhịn đói để giảm cân là nguy hiểm. Khi đói, mỡ và protid sẽ bị dị hóa nhiều, thiếu muối, thiếu các yếu tố vi lượng. Vì vậy, dễ tổn thương các cơ quan.

Chia nhiều bữa (ít nhất 3 bữa).

Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ và hoa quả.

Hạn chế bia – rượu.

Tăng cường tập luyện-vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng

Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.

Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c.

Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.

Thời gian tập luyện-vận động thể lực khoảng 60 đến 75 phút mỗi ngày, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…

Thay đổi hành vi (Behavitor modification)

Thuốc giảm béo

Sibutramine (meridia): ức chế tái hấp thụ Norepinephrine, serotonin, dopamin vào hệ thần kinh, dẫn đến tăng nồng độ của chúng trong máu gây chán ăn.

Orlistat (Xenical): ức chế men lipase làm cho mỡ không hấp thu được tại hệ tiêu hóa.
Lưu ý, không bao giờ giảm cân bằng các thuốc lợi tiểu, hormon giáp, riêng thuốc làm giảm lipide nói chung không nên cho ngay lúc đầu.


Một số điều trị đặc biệt khác


Tổng hợp

Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.